logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/05/2014 lúc 06:02:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đầu tháng Năm là thời gian thường làm cho tôi nhớ về miền tây Pennsylvania ở đông bắc nước Mỹ, nơi tôi đã nhận làm quê hương trong hơn mười năm sau cơn bão của thời cuộc 30 tháng Tư, 1975. Nói cho đúng, tôi không hẳn nhớ không khí mùa xuân ấm áp, nhớ hình ảnh cây táo, cây đào trổ bông trồi lá sau một mùa đông băng giá, mà nhớ về một người nay đã khuất bóng.

Ở California đã gần ba mươi năm, vậy mà mỗi đầu tháng Năm đến là tôi lại có những giây phút chạnh nghĩ đến ông Wes Stitely ở một miền ngoại ô xa xôi trong ký ức. Vợ chồng ông sống khiêm tốn trong một ngôi nhà nhỏ cao hai tầng, xinh xắn trong một thửa đất rộng. Mẹ và hai anh em chúng tôi sống tạm trú, chấp vá trong gian nhà thuê đối diện nhà ông.

Ở thửa đất bên kia đường là nơi tôi thường lẽo đẽo theo ông Wes để trồng trọt, làm vườn, cưa cây, đóng ván. Ông là thợ mộc chuyên nghiệp làm việc cho xưởng Westinghouse và chuẩn bị cho ngày về hưu. Tôi là một đứa trẻ ở tuổi mới lớn, vừa rời một quê hương đang chìm trong thù hận, áp bức thời hậu chiến. Trong hai năm sống ở nơi ấy, tôi được ông Wes thương như một đứa cháu ruột. Đi đâu, làm gì ông cũng dắt tôi theo để chỉ dẫn, chia sẻ những mẩu chuyện, kinh nghiệm đời thường của ông.

Rời xa vùng ngoại ô Pittsburgh hơn hai mươi năm, tôi trở về thăm ông Wes lần đầu vào một ngày còn lạnh giá giữa tháng Tư, 2005. Như thể chờ được gặp tôi một lần chót, sau ngày hội ngộ trong căn phòng ấm cúng, ông mất vào đầu tháng Năm, đúng ngày sinh nhật của ông, thọ 85 tuổi. Vài tháng sau, vợ ông cũng theo chồng về một cõi khác, ra đi yên bình như trong cuộc sống thầm lặng, khiêm cung của họ.

Sáng nay tôi nhớ đến ông Wes khi đang chăm chút những viên đất trong garage, tưới nước cho những hạt mầm được gieo bên trong mấy viên đất ấy. Vài viên đã có hạt nẩy mầm, vài viên còn y nguyên như hôm trước, chưa thấy có mầm nào đẩy lên khỏi mặt đất. Tôi đã gieo trồng những hạt giống ớt ba màu và ớt Anaheim.

Thời của ông Wes không có mấy viên đất bán cho mấy “nông gia” tài tử như tôi, ông chắc chắn cũng không biết gì về mấy trái ớt ba màu cay ác ôn của người Việt Nam mình. Ở thửa vườn sau nhà ông, hai ông cháu chúng tôi từng trồng rau xà-lách Romain, xà-lách …, cà chua cherry, cà chua big boy, vài loại rau củ khác, và ớt chuông màu xanh, đỏ, nhưng hoàn toàn không có ớt ba màu hay ớt Anaheim dài ngoằng cay không thua ớt hiểm mà tôi đang ươm mầm.

Vườn của ông Wes khá rộng, đủ cung cấp rau cho cả xóm ăn, còn dư cà chua để đóng vào lọ thủy tinh ăn dần suốt mùa đông. Đến mùa thu, những người trong xóm được ông Wes gọi đến cho hái hằng trăm trái lê chín ngọt trên cành. Mặc dù không dư dả tiền bạc, cũng hiếm khi đi nhà thờ với vợ (may ra một năm một lần vào dịp lễ Phục Sinh), ông lại sống với lòng rất nhân từ, rộng lượng. Biết ai cần thứ gì là ông tìm cách cho họ trong khả năng của ông.

Có lần ông dắt tôi đi theo để sửa vách nhà cho một người quen. Ông không nhận thù lao, còn tặng luôn vật liệu vì biết gia đình đó nghèo. Vậy mà trên đường về trong chiếc xe truck cũ Ford quen thuộc màu đỏ, ông vẫn móc bóp lấy cho tôi vài chục bạc, nói là trả tiền công trợ giúp của tôi, “my best helper” của ông. Không chỉ lúc đó, mà trong những ngày khác ông Wes thường kiếm việc vặt cho tôi làm, để có dịp đưa tiền giúp đỡ như thế. Ông biết mẹ tôi đi làm công không đủ tiền nuôi hai con, còn tôi chưa đủ tuổi đi làm, nên thường tạo dịp cho tôi có tiền xài vặt.

Ông nói với tôi không biết bao nhiêu lần một câu này, mỗi khi giải thích cho tôi biết tại sao ông giúp đỡ người khác mà không màng đến chuyện được trả công, để rồi có lúc bị vợ cằn nhằn là đi làm hết một cuối tuần mà không thấy mang đồng tiền nào về cho vợ. “Con đã sống ở Việt Nam thì con biết đó, ở đấy người ta chém giết nhau suốt nhiều năm dài chiến tranh. Ở mấy nơi khác trên thế giới hay ở nước này cũng vậy, chuyện khổ đau thì nhiều lắm. Thôi thì khi nào mình làm được điều gì tốt cho người khác thì mình ráng làm cho người ta vui, đừng nghĩ đến chuyện trả công. Thượng Đế luôn luôn biết lòng tốt của mình, đừng lo.”

Ngày ấy ông Wes cỡ tuổi tôi bây giờ, vậy mà sao ông thánh thiện quá, thường nghĩ đến người khác, trong khi tôi còn có lúc chần chừ, không muốn giúp vì sợ bị lợi dụng. Thế nên lúc tưới mấy viên đất ươm trồng những hạt giống ớt, tôi chợt nghĩ đến ông Wes và những ngày sống ở Pennsylvania.

Cũng lạ, đúng thời gian tôi nhớ đến ông Wes và đang ươm mấy hạt ớt thì một chuyện khác cũng nhắc tôi nghĩ đến hạt giống. Chuyện này do sư cô Như Thủy kể.

Sư cô không có chùa trú trì, chỉ là một du tăng hoằng pháp với thiên khiếu kể chuyện cho những ai được dịp may gặp cô. Trong hơn mười năm sống đời du tăng, sư cô Như Thủy đã đến những nơi có người Việt sinh sống, từ Mỹ qua Úc, Canada đến Đức. Được các Phật tử mời đi đâu thì cô đi đó, miễn là có người muốn nghe những lời Phật dạy qua những câu chuyện được cô thuật lại. Cô thường ưu tiên chọn những ngôi chùa của các ni, những nơi xa cộng đồng người Việt và thiếu chùa, ít có dịp cho các Phật tử được nghe pháp. Có lần chúng tôi ghé thăm một ngôi chùa duy nhất ở tiểu bang Idaho, và khám phá sư cô Như Thủy đã từng ghé chùa này và ở mấy tuần để dạy các ni, giảng cho các đồng hương muốn nghe đạo.

Lần trở về Quận Cam này, cô ghé chùa A Di Đà nằm khuất ở phố Little Saigon, và đó là nơi vợ chồng chúng tôi được nghe một câu chuyện về mấy hạt giống. Sư cô tình cờ đọc được câu chuyện này trên một tờ giấy báo mà người dân ở miền quê nghèo thường dùng để gói xôi. Một Phật tử đến nghe pháp và trao cô mẫu giấy báo ấy, và cô cũng không biết xuất xứ câu chuyện từ đâu ra.

Chuyện kể ở một quốc vương kia có một vị vua và hoàng hậu rất mực thương yêu người dân. Vì không có con để trao truyền ngôi vua, một hôm nhà vua mới hỏi ý các vị quân sư làm sao tìm được người nối ngôi. Sau một hồi bàn thảo, họ đề nghị vua triệu tập hết các trẻ em đến cung đình để trao mỗi em một hạt giống mang về nhà trồng. Đến vài tuần sau em nào siêng năng chăm sóc cây, trồng được một bông hoa tuyệt đẹp, có một không hai trên thế gian thì vua sẽ chọn em đó làm thái tử để truyền ngôi.

Vua và hoàng hậu đồng ý. Thế là con của các vị quan, người giàu sang, nông dân cũng như dân nghèo đều được mời đến cung đình để nhận hạt giống. Vua nói ai trồng được cây đẹp thì sẽ được chọn làm thái tử. Trong mấy tuần sau, với sự giúp đỡ của cha mẹ, các em chăm sóc hạt giống gieo trong chậu, chăm bón thường xuyên cho đến khi mầm đâm chồi thành những cây hoa tươi sắc.

Đến ngày chấm thi, hàng trăm em bưng chậu đến cho vua và hoàng hậu được xem ngắm. Hôm ấy cung đình đã mang bầu không khí tưng bừng của một ngày lễ hội, điểm với muôn sắc hoa tươi thắm. Thế rồi từng em mang chậu bông đến cho vua và hoàng hậu được xem. Mặc dù chậu nào cũng có kỳ hoa dị thảo xinh tươi, vua và hoàng hậu không chấm một ai. Họ chỉ xem cây rồi tỏ vẻ thất vọng. Đến cuối ngày, còn một em chưa mang chậu đến cho vua xem. Em này ngập ngừng, không muốn tiếp kiến vua và hoàng hậu. Khi bị ra lệnh mang chậu đến cho vua chấm điểm thì em òa khóc. Hoàng hậu hỏi tại sao con lại khóc thì em trả lời rằng sau khi nhận được hạt giống mang về nhà thì ngày nào em cũng chăm bón nhưng sao không thấy mầm nẩy lên. Giờ đây các em khác đều có chậu hoa xinh đẹp, còn em chỉ có cái chậu đất với hạt mầm không chịu nẩy. Nghe em nói xong, hoàng hậu ôm em vào lòng và tuyên bố với mọi người rằng em bé này chính là một thái tử mà nhà vua đang đi tìm.

Thấy các quân sư và dân chúng lộ vẻ ngạc nhiên, không hiểu sao vua và hoàng hậu lại chọn một đứa bé không trồng được cây. Hoàng hậu mới giải thích rằng em bé này là một đứa bé thật thà, có lòng chân chính mà vua đi tìm để nối ngôi. Hoàng hậu biết em chân thật vì khi phân phát hạt giống cho các em dự thi, vua và hoàng hậu trao những hạt giống đã được luộc chín, có nghĩa là không thể nào nẩy mầm. Vua nói rằng ngài cần một thái tử có lòng chân thật, không cần những kẻ tinh khôn, khéo léo hoặc thông minh.

Nhìn những mầm ớt đã nẩy thành cây con bé bỏng với hai cánh lá mong manh, và những viên đất chưa có một chút dấu hiệu nào có hạt giống sắp trồi lên, tôi nghĩ đến sự chân thật trong câu chuyện được kể rất ly kỳ của sư cô Như Thủy, và tấm lòng rộng lượng của ông Wes trong những ngày chúng tôi lui cui làm việc trong vườn rau của ông vào một đầu tháng Năm trong ký ức. Họ, và biết bao người khác, đã gieo trong tôi những hạt giống tốt. Nếu biết chăm sóc, tưới tẩm cho những mầm tốt ấy, tôi sẽ không phụ lòng những người đã đến với tôi như những vị bồ tát sống trong đời thường.
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.