logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/05/2014 lúc 10:06:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Nguyễn Hữu Vinh - chủ trang web Basam.info
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.

Vụ bắt giữ blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có gây e ngại cho những bloggers đang vận động tự do báo chí cho Việt nam hay không, mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa Kính Hòa và ba bloggers đến từ Việt nam.

Kính Hòa: Các bạn khách mời của diễn đàn hôm nay có hai người đã từng tham gia diễn đàn là anh Ngô Nhật Đăng và anh Nguyễn Đình Hà, hôm nay chúng ta có thêm anh Lê Thanh Tùng. Cả ba thuộc nhóm bloggers và nhà báo độc lập đến Hoa Kỳ vận động cho một nền tự do báo chí tại Việt nam. Thưa các bạn, hai ngày qua có tin một blogger nổi tiếng là anh Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều phối trang tin Ba Sàm bị bắt. Các bạn đón nhận thông tin đó như thế nào?

Lê Thanh Tùng:Tôi cũng có quen anh Vinh ở ngoài đời, tôi biết anh là người hăng hái trong việc đưa tin và các phong trào đấu tranh chống Trung quốc xâm lược Trường sa, Hoàng sa của Việt nam. Khi nghe tin anh Vinh bị bắt thì chúng tôi không bất ngờ vì nghĩ nó thế nào cũng xảy ra. Nhưng điều bất ngờ là tại sao anh bị bắt trước buổi đối thoại về nhân quyền giữa chính phủ Hoa kỳ và chính phủ Việt nam. Hôm qua trong buổi họp báo tại Quốc hội Hoa kỳ thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng có nêu lên chuyện này, và anh có kiến nghị rõ ràng rằng phải xóa bỏ điều luật mơ hồ mà chính quyền Việt nam đã dùng để bắt anh Vinh. Đó là những cảm nhận đầu tiên khi nghe tin một người bạn và cũng là người anh của tôi bị bắt.

Lê Thanh Tùng: Theo tôi thì chẳng những anh Nguyễn Hữu Vinh mà còn đối với các bloggers và nhà báo độc lập khác thì chuyện bị bắt bây giờ hay nay mai cũng là bình thường. Bên cạnh chuyện đối thoại nhân quyền như anh Ngô Nhật Đăng vừa nói thì tôi cũng thấy có chuyện trong những ngày qua Trung quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt nam. Vậy việc bắt anh Ba Sàm có phải chăng là để kéo sự chú ý của mọi người ra khỏi sự việc liên quan tới Trung quốc?

Kính Hòa: Mình điểm lại sự kiện một chút, Trung quốc kéo giàn khoan vào ngày 2/5, còn anh Ba Sàm bị bắt ngày nào?

Lê Thanh Tùng:Vào ngày 5/5. Nhân đây tôi cũng xin nói là theo một số nguồn tin đáng tin cậy thì Trung quốc đã hoạt động giàn khoan này từ trước đó lâu. Từ đó chúng ta thấy chưa chắc đã có sự liên hệ giữa hai vụ này. Mà chúng ta phải đặt câu hỏi là tại sao nó hoạt động lâu như vậy mà bây giờ công luận mới biết.
Kính Hòa: Đó là một chủ đề khác nữa, hôm nay thì chúng ta bàn đến chuyện một người, có thể nói là đồng nghiệp của các bạn bị bắt. Mình quay lại câu hỏi đầu tiên và hỏi bạn Hà.
UserPostedImage
Từ trái anh Kính Hòa, anh Nguyễn Đình Hà, anh Ngô Nhật Đăng, và anh Lê Thanh Tùng tại phòng thu RFA hôm 7 tháng 5, 2014. RFA
Nguyễn Đình Hà: Hôm qua cũng có người hỏi em là tại sao người ta lại bắt anh Ba Sàm vào thời điểm này, ngay trước đối thoại nhân quyền. Thì em trả lời vui rằng cái hệ điều hành của mình khác của họ, có khi họ hành động theo cái kiểu trái khoáy gì đó mà mình không thể nào hiểu nổi. Trong lúc đáng lẽ phải tạo hình ảnh đẹp thì họ lại tạo hình ảnh xấu, không thể hiểu được. Có thể sau này khi lịch sử được vén màn bí mật lên thì mình mới hiểu được cái nguyên do.

Kính Hòa: Có một lời đồn đoán nữa là do cái nguồn gốc gia đình chính trị cao cấp của anh Vinh mà người ta nói rằng có một sự xung đột phe phái chính trị nào đó trong giai tầng lãnh đạo của đảng cộng sản. Các bạn có chia sẻ ý này không?

Lê Thanh Tùng:Không phải riêng anh, mà cả nhiều người ở Việt nam cũng thắc mắc. Họ hỏi rằng những người tham gia cuộc đấu tranh mà có nguồn gốc tạm gọi là công thần của chế độ, thậm chí đôi khi gọi là thái tử đảng nữa, thì liệu họ có thực tâm! Nhân đây tôi cũng muốn nhắn đến các bạn trẻ rằng trong chế độ độc trài thì không có ai là an toàn tuyệt đối cả. Hôm nay bạn có thể là bạn của lãnh tụ, là một công thần thì ngày mai bạn có thể vào tù rồi. Nhìn lại lịch sử một chút thì các bạn thấy là trong cuộc kháng chiến chống Pháp có nhiều trí thức có liên quan nhiều đến người Pháp mà đi theo kháng chiến, nhưng sau đó thì họ đều bị nghi ngờ. Cho nên tôi muốn nói rằng trong cuộc đấu tranh này chúng ta đừng bắt chước những người cộng sản mà nghi ngờ những người đã từng giây dưa với chế độ như là anh Ba Sàm, anh Cù Huy Hà Vũ, chị Tạ Phong Tần và nhiều người khác nữa…

Kính Hòa: Như anh Đăng là con của nhà thơ Xuân Sách

Lê Thanh Tùng:(cười) vâng ạ, bản thân tôi cũng bị nghi ngờ là anh ninh nằm vùng để phá hoại. Cho nên tôi phải đặt mình vào hoàn cảnh ấy mà xem là nó bình thường mặc dù cũng đau lòng.

Nguyễn Đình Hà Những tin ấy thì em không bao giờ để ý. Vì khi đã đấu tranh cho tự do thì bất cứ ai kể cả những người trong bộ máy mà cảm thấy mất tự do đều có quyền lên tiếng. Trong cuộc đấu tranh này chsng ta không nên nghi ngờ vì như thế sẽ làm mất sự đoàn kết.

Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng dành cho các bạn là các bạn là các bloggers, một đồng nghiệp bị bắt dù rằng anh ta có một vị trí cao như vậy, các bạn đang an toàn ở nước Mỹ, các bạn có nghĩ gì về sự an toàn trên đường về của mình không?

Lê Thanh Tùng:Tôi nghĩ đơn giản là mọi vuieejc đều có thể xảy ra. Khi tôi đang tìm đường sang Hoa Kỳ thì tôi muốn là 100% tôi phải đến được Washington DC. Nay tôi cũng muốn chắc là 150% là tôi phải về được quê nhà.

Lê Thanh Tùng: Chúng tôi đang được an toàn, tôi nghĩ là chuyện khi trở về chúng tôi bị công an bắt bớ sách nhiễu như thế nào đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi một blogger dám cất lên tiếng nói của mình nói lên mặt trái của xã hội, nói về tự do thông tin, tự do internet thì chuyện nhà cầm quyền độc tài họ sách nhiễu mình là hoàn toàn có thể. Chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý cho mình. Mọi người có quan ngại cho chúng tôi, nhưng tôi thấy trong quốc nội bây giờ, các bạn trẻ, nhất là các bloggers rất là can đảm dám đương đầu với những hành vi có thể có hại cho họ. Thời gian qua đã có nhiều bloggers đã bị ngồi tù.

Mà đối với dân tộc Việt nam hiện nay thì cái mác phản động có thể là một cái mác hot, và được ngồi tù cộng sản có thể là một….

Kính Hòa: (cười) vinh dự!

Lê Thanh Tùng: vinh dự (cười)

Lê Thanh Tùng:Xin bổ sung là cái chốn ấy bây giờ nhiều người tử tế quá thành ra cũng nên đến một lần để biết (cười)

Kính Hòa: (cười) còn người trẻ nhất.

Nguyễn Đình Hà: Đối với em thì chuyến đi này là một cơ hội nên em quyết định phải đi, và cũng vì để cho tương lai của đất nước. Hôm qua có người hỏi em là em có sợ không thì em trả lời đơn giản là em không sợ. Mà em chỉ sợ là con cháu của em sẽ tiếp tục sống trong một xã hội tồi tệ thiếu dân chủ. Còn cái đường về của em thì em chắc chắn sẽ về Việt nam trong thời gian sớm nhất chứ không ở lại. Có người có hỏi em là tại sao không ở lại để học hành, cơ hội này khác. Em trả lời là em ở lại đây không làm được gì cả, mà em phải về để tiếp tục con đường em đã chọn. Trong cuộc đấu tranh này cần có nhiều người về nước, lực lượng trong nước đã mỏng, lại bị bao vây mà còn đi nữa thì chẳng làm được gì.

Kính Hòa: Xin cám ơn các bạn tham gia diễn đàn bạn trẻ hôm nay. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình lần sau.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 08/05/2014 lúc 10:10:28(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 08/05/2014 lúc 10:13:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nỗi sợ Ba Sàm
Anh Ba Sàm, tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, bị khám xét nhà khẩn cấp rồi bị bắt cùng cô Minh Thúy, người giúp anh trong việc điều hành mạng Anh Ba Sàm (ABS). Mạng ABS xuất hiện từ 5 năm nay, là mạng thông tin tự do có nhiều bạn đọc nhất, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên trong nước. Vì sao chính quyền CS lại bắt ABS vào lúc này, đúng dịp kỷ niệm Ngày tự do báo chí thế giới 3/5, ngay trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ sẽ diễn ra vào 12 và 13/5, khi VN sắp phải trả lời về những chất vấn và khuyến cáo về tôn trọng nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc? Có vẻ như việc này hơi lạ, trái khoáy, khó hiểu, ngay sau khi một số tù nhân chính trị được trả tự do trước thời hạn, như ông Nguyễn Hữu Cầu, anh Vi Đức Hồi, anh Nguyễn Tiến Trung, luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Có lẽ phải đi từ ABS là ai mới có thể gỡ ra đầu mối câu hỏi trên đây. Tôi có chút may mắn là hiểu khá rõ gia đình ABS, một thời quen khá thân với cha anh là ông Nguyễn Hữu Khiếu, một công thần của chế độ. Ông Khiếu sinh năm 1915, quê tại Triệu Phong, Quảng Trị, vào đảng CS từ khi 19 tuổi thời Pháp thuộc, bị bắt với án tù 12 năm rồi bị đày lên trại
Đak Mil, Kon Tum. Sau tháng 8/1945, ông là ủy viên Nội vụ (Công an) của chính quyền tỉnh Quảng Trị, rồi là giám đốc công an Liên khu 4 bao gồm cả 6 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh và Bình, Trị, Thiên. Sau đó ông là bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên hợp nhất. Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa III và khóa IV, đại biểu Quốc hội 3 khóa, là ủy viên Ban Thuờng vụ Quốc hội, từng là Bộ truởng Lao động, cuối cùng 2 khóa là đại sứ tại Liên xô, vị trí đứng đầu hàng ngũ các đai sứ. Ông mất năm 2005, thọ 90 tuổi. Theo tôi biết ông là một cán bộ CS có niềm tin ở lý tưởng (ảo tưởng) - ngày càng hiếm, sống thanh bạch, ngay thẳng (lại càng cực hiếm). Tôi đã 2 lần ghé thăm ông tại một biệt thự trên đường Phan Đinh Phùng - Cửa Bắc, rất giản dị, nay đã được sửa chữa tôn tạo thành một tư dinh khá lộng lẫy của thủ tuớng, từ thời Đỗ Muời đến thời Nguyễn Tấn Dũng hiện nay.

ABS là con thứ của ông Khiếu, anh cả mất sớm. Vinh vào học Đại học Công an - Trường 500, gần thị xã Hà Đông. Nhưng Vinh rất khác người, không ưa được chiều chuộng, được ưu đãi, không kết thân với những thanh niên con ông cháu cha, không chạy theo hưởng thụ, ghét đặc quyền đặc lợi. Vinh có niềm tự tin, muốn sống tự chủ, tự luyện tư duy độc lập. Anh được phong thiếu tá, công tác tại Cục quản lý trại giam của Bộ Công an. Anh cho đó là thời gian anh học ở cuộc sống nhiều hơn ở trường học. Anh đọc sách chính trị, văn học của miền Nam bị thu giữ, thiêu hủy, cất riêng một số cuốn sách anh cho là quý ấy để đọc và nghiền ngẫm. Anh ham hỏi chuyện những tù cải tạo là viên chức, sỹ quan VN Cộng hòa, nhận ra nhiều nhân tài uyên bác quý hiếm đang đuợc “dạy dỗ’’ bởi những kẻ không mảy may có trình độ. Anh cho chất xám quý của xã hội bị lãng phí vô kể. Anh chán nghề công an, xin giải ngũ, sống tự lập. Anh lập tổ chức thám tử tư, rồi Cơ quan Điều tra và Bảo vệ, giúp những công dân bình thuờng giải quyết những bất công, phiền muộn, đau khổ trong xã hội. Rồi anh nhận ra lợi thế cứu rỗi cuộc đời này của thông tin trung thực, khi cuộc sống nghẹt thở do dối trá, lừa bịp, thành thảm họa dân tộc. Anh lao vào học sử dụng computer thuần thục rồi sáng tạo ra mạng Anh Ba Sàm.

Chính quyền độc đoán, quan liêu bảo thủ, tham nhũng không thích anh là điều dễ hiểu. Mạng ABS điểm tin hàng ngày gọn, phong phú, khách quan, kín đáo, định hướng tô đậm chủ đề dân quyền, dân chủ. Để biểu dương ý thức chống bành trướng, anh thu lượm tài liệu các trận chiến lịch sử, mở ra thêm mục’’ Chép Sử Việt’’ khơi dậy lòng yêu nước trong tuổi trẻ.

Qua vài nét khắc họa trên về ABS, có thể phỏng đoán khi chính quyền độc đảng đang cần dùng lực luợng công an làm công cụ bảo vệ đảng trung thành mù quáng duy nhất thì anh nguyên thiếu tá công an ABS ương bướng khó bảo lại là một tấm gương nguy hiểm cho cả đội ngũ công an. Cô Tạ Phong Tần, nguyên đại úy công an, tự chuyển thành blogger kiên cường đã là một tấm gương nguy hiểm. Gần đây đại tá công an Nguyễn Đăng Quang dám viết bài công khai có tít “Thủ phạm giết sống đảng CS’’, cho rằng kẻ đang giết chết đảng CS không phải là đế quốc, phản động nào hết, mà chính là bầy sâu bọ tham nhũng lúc nhúc từ trong xương tủy của đảng.

Chính quyền cần đe dọa những ai trong ngành công an đang có ý định bỏ ngành, bỏ nghề, bỏ đảng do nhận ra thân phận hẩm hiu của mình.

Một lý do không nhỏ là Bắc Kinh đang bực bội với Hà Nội, cau mày cảnh báo đàn em không được nhượng bộ phương Tây khi bị sức ép mạnh về dân chủ, nhân quyền, khi họ ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 vào hải phận VN. Điều này phản ánh tình hình có sự chia rẽ trong lãnh đạo, trong Bộ Chính trị ở VN, có một nhóm nhỏ muốn thỏa mãn có mức độ nào đó những yêu cầu của phương Tây, của Hoa Kỳ, của thế giới dân chủ, nhưng số đông giáo điều - bảo thủ vẫn còn muốn bám chặt TQ, do đánh giá TQ quá cao, do cùng chung bản chất CS. Họ không có đủ dũng khí chính trị, không có đủ công tâm để bẻ lái con tàu theo hướng dân chủ - pháp quyền, kết bạn thân thiết, liên minh toàn diện với thế giới dân chủ.

Do thái độ ỡm ờ không nhất quán như thế nên hay nảy sinh ra những hiện tượng mâu thuẫn, khó hiểu, tình hình nhập nhằng, giằng co, phức tạp. Việc “thả ra rồi lại bắt vào như chơi” đối với các blogger tự do có nguyên nhân là như thế.

Theo Blog của Nhà báo Bùi Tín
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.