logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/05/2014 lúc 09:59:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng Mười Một, 1991, sau khi Trung Cộng và Việt Cộng thực hiện bình thường hóa quan hệ, các nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng cộng sản liên tiếp đi thăm lẫn nhau, hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa. Hai nước cho là vì lý do địa lý, con người và chế độ chính trị, nên giới cầm quyền hai nước cần gần gũi, gắn bó với nhau vì cùng chung bốn chữ “tương.” “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, và vận mệnh tương quan.”

Trong tuyên bố chung, từ Tháng Hai, 1999, tổng bí thư Trung Cộng Giang Trạch Dân đã đề ra phương châm 16 chữ và tổng bí thư Ðảng CSVN Lê Khả Phiêu đã tán dương là “16 chữ vàng.”

“Ổn định lâu dài (trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (diện hướng vị lai), láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (toàn diện hợp tác),” đã xác định tư tưởng chỉ đạo về sự phát triển và quan hệ hai nước, và cùng ca tụng lẫn nhau 4 cái tốt là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Nhưng thật ra không phải đến bây giờ mà từ khi đảng CSVN được thành lập, đã dựa hẳn vào Trung Cộng, nhận vũ khí, lương thực để đánh miền Nam, cùng ca tụng thế “môi hở, răng lạnh” và địa dư “núi liền núi, sông liền sông!” Tố Hữu đã diễn ý của Hồ Chí Minh “sông liền sông, núi liền núi, hai mà một,” thành thơ:

“Bên này biên giới là nhà -
Bên kia biên giới cũng là quê hương!”

Vậy thì đâu còn cần phân chia ranh giới, dựng cột mốc làm chi, của ta cũng là của Tàu, chỉ tiếc là của Tàu chưa hẳn đã là của ta!

Trên Tạp Chí Da Màu - 2009, theo bài viết của Nguyễn Tất Trung, một cán bộ cộng sản 44 năm tuổi đảng (không liên hệ gì với Nguyễn Tất Thành), thì suốt đời Hồ Chí Minh luôn luôn coi nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc. Ông này cũng cho người Việt Nam còn “Tàu” hơn cả Tàu Tây Tạng, Tàu Tân Cương, Tàu Duy Ngô Nhĩ... vì nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc.

Theo bài viết này thì Mao Trạch Ðông là thần tượng của Hồ Chí Minh và ông này luôn luôn trung thành, thương yêu Trung Cộng, “bác” học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em, bác mặc áo “đại cán của Tàu,” yêu cầu đọc tên bác theo kiểu Tàu (người Việt gọi là ông Minh, chứ không gọi là ông Hồ), thậm chí trước lúc trút hơi thở cuối cùng, “bác” nói muốn nghe một bài hát Tàu và nhờ một y tá Tàu tên Vương Tinh Minh hát cho nghe. Nghe xong “bác” mới chịu ra đi.

Chúng ta đang nghi ngờ luận cứ của “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” nói ông này sau là người Tàu đóng vai, nhưng liệu những hành động của một người đứng đầu một nước có thể hành sử một cách mất quốc thể như thế không?
Ông Nguyễn Tất Trung này dùng hai chữ “giáng bút” để ca ngợi “chân lý của trí tuệ sáng ngời” của thiên tài bợ đỡ Chế Lan Viên trong hai câu thơ:

“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”

Xa hơn nữa, năm 1958, thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Ðồng đã gửi bản công hàm “Thưa đồng chí Chu Ân Lai,” để ghi nhận và tán dương bản tuyên bố, ngày 4 Tháng Chín, 1958, của Trung Cộng: “Tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển.” Và năm 1974, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã cho rằng nhờ bạn bè giữ hộ Hoàng Sa hơn là để vào tay “ngụy.” Bây giờ trên pháp lý Hoàng Sa có còn là của Việt Nam không? Chuyện đã lỡ!

Sau này Lê Duẩn đã “yêu cầu Phó Thủ Tướng Ðặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa,” Phạm Văn Ðồng cũng đã gửi đến Trung Cộng thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy, tuy nhiên, trước sau Bắc Kinh đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974.” “Lập trường trước năm 1974” chính là “Tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1958.” Theo Ðặng Tiểu Bình: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán... (đó) là lãnh thổ Trung Quốc.” (theo Huy Ðức)

Việt Nam thần phục và sợ Trung Cộng không dám có một hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ như Nhật hay Philippines, không có đồng minh, ASEAN, Hoa Kỳ can thiệp cũng chỉ bằng tuyên bố. CSVN không được lòng dân, bao nhiêu người yêu nước chống Tàu còn nằm trong tù, vì ai chống Tàu đều bị kết tội “phản quốc.” Việt Nam hôm nay chỉ có một láng giềng, một ông bạn, một đồng chí, một đối tác quá tốt như thế, đã từng cho Việt Nam một bài học vì “tính phản phúc” thì bây giờ kêu ca với ai! Ðồng chí tốt đã cắt cáp, đuổi bắt, đánh đập ngư dân ngay trong vùng biển Việt Nam, mà không ai dám lên tiếng phản đối. Trước tình trạng tồi tệ như hôm nay, Việt Nam cũng không dám triệu hồi đại sứ, cắt đứt ngoại giao, tệ hơn nữa, theo New York Times, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xin sang Bắc Kinh gặp Cập Tận Bình nhưng bị từ chối.

Công nhân, con buôn Tàu tràn ngập Việt Nam. Chỉ với 10 công trình lớn dưới đây do nhà thầu Tàu đảm trách, và hàng nghìn cơ sở sản xuất của Tàu được phép kinh doanh, đã có bao nhiêu người Tàu đang bén rễ, nằm vùng trên đất Việt Nam:

1- Ðường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông.

2- Dự án xa lộ Hà Nội-Hải Phòng.

3- Ðường xa lộ Nội Bài-Lào Cai.

4- Bô xít Tây Nguyên.

5- Nhà máy gang thép Lào Cai.

6- Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I.

7- Nhiệt điện Mông Dương 2.

8- Nhà máy thủy điện Sông Bung 4.

9- Chung cư Golden Westlake.

10- Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu.

Phía Trung Cộng đã yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm tài sản cho người Tàu, nếu có bạo động, công an Việt Nam không giữ được tài sản và mạng sống của họ, thì chuyện gì sẽ ra. Máu người Tàu đã đổ, việc Trung Cộng dùng xe tăng, vũ khí, quân lính tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ kiều dân của mình là chuyện sẽ xảy ra không sao tránh được.

Ðất nước hiện nay lâm vào tình trạng “dầu sôi lửa bỏng,” nhưng ngay tại Hội Nghị 9 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng bế mạc vào ngày 14 Tháng Năm, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ phô trương chữ nghĩa, nói qua quít, tránh né:

“Tình hình Biển Ðông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc...”

Không biết cương quyết cách nào và từ lâu nay có cương quyết hay không, hay chỉ là một lũ hèn, “há miệng mắc quai.”
Mất độc lập, mất rừng, mất biển, họa mất nước đã gần kề!

Môi hở răng lạnh, nhưng có ngày không ngăn được răng cắn môi.

Bạn đâu không thấy, hóa ra là thù.
Tạp ghi Huy Phương

xuong  
#2 Đã gửi : 18/05/2014 lúc 10:00:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng trước mừng rỡ gặp nhau, nay chống nhau
HÀ NỘI (NV) - Mới tháng trước, sĩ quan tàu cảnh sát biển Việt Nam bắt tay sĩ quan tàu hải giám Trung Quốc khi hai bên tuần tra chung, nay hai tàu này đối phó với nhau ở chỗ giàn khoan HD981.

Theo một ký sự của hãng tin Bloomberg, thủy thủ đoàn của hai tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu CSB 8003 và CSB 2007 bắt tay, chụp hình kỷ niệm với thủy thủ đoàn hai tàu hải giám Trung Quốc khi hai bên cùng tuần tra chung theo sự thỏa thuận về tuần tra chung biên giới trên biển ở trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

UserPostedImage
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) xịt vòi rồng tàu cảnh sát biển Việt Nam trên khu vực tranh chấp trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. (Hình: AP Photo/Vietnam Coast Guard)


Hai bên trao đổi các khay trái cây và cùng nâng ly rượu chúc mừng tình hữu nghị. Bây giờ họ đang ở hai phía đối diện nhau vì cái giàn khoan HD981. Một trong hai tàu hải giám đó được nhận ra khi cùng các tàu hải giám và hải cảnh khác phối hợp với các tàu khác ngăn chặn các tàu của Việt Nam trong đó có tàu CSB 8003 muốn tiến về phía giàn khoan để đòi hỏi phải ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“Cả hai bên đều vui vẻ và đoàn kết,” Trung Tá Phan Duy Cường, tư lệnh phó Lực Lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, kể lại chuyện đã diễn ra ngày 15 Tháng Tư, và kéo dài suốt ba ngày trên Vịnh Bắc Bộ. “Chúng tôi nâng ly rượu chúc mừng nhau. Họ lên tàu chúng tôi, chúng tôi lên tàu họ.”

Giàn khoan HD981 được đặt tại tọa độ chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý, hoàn toàn nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên ký cam kết công nhận.

Những tranh cãi về vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974 phản ảnh sự lạnh nhạt giữa hai nước Cộng Sản anh em từng có những cố gắng xáp lại gần nhau hơn nữa những năm gần đây. Cả hai từng có những dấu hiệu, qua những cam kết bằng cả văn kiện đối tác chiến lược, trở thành đối tác tiềm năng mọi mặt hầu gia tăng ảnh hưởng chung ở khu vực.

“Chúng tôi đã hợp tác với nhau chỉ ít ngày trước mà bây giờ có một lằn ranh ngăn cách nhau,” ông Cường nói với ký giả trên tàu CSB 8003. Tàu này có thủy thủ đoàn 50 người, ở phía sau có cái chuồng nuôi 100 con gà làm thực phẩm tươi sống. “Tôi rất buồn,” ông nói. Cả hai tàu tuần tra chung đã từng kiểm tra các tàu đánh cá của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Phan Duy Cường được lệnh đi theo tàu CSB 8003 từ ngày 5 Tháng Năm, rời cảng Hải Phòng để tuần tiễu vùng biển phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Trong ba ngày, tàu của ông bị một số tàu hải giám Trung Quốc đuổi chạy năm lần khi tàu của ông định vượt qua vòng đai bảo vệ của lực lượng tàu Trung Quốc, tiến tới giàn khoan HD981.

Tàu Trung Quốc đến gần tàu của ông, lúc gần nhất chỉ khoảng 400 mét, hú còi thật lớn và ra lệnh phải đi khỏi. Theo ông cho biết, một số tàu khác của Việt Nam đã bị đâm hư hại và bị xịt vòi rồng khi muốn vượt qua. Ông cho biết cả hai bên đều dùng vòi rồng.

Theo ý kiến của ông Tan See Seng, một giáo sư tại trường đại học S. Rajatatnam Scholl of International Studies ở Singapore, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội xấu đi chính yếu không phải vì Bắc Kinh lựa chọn đấu đá với Việt Nam, nhiều phần là Bắc Kinh muốn cảnh cáo Hoa Kỳ đừng lấn ảnh hưởng sâu vào khu vực.

Theo ông dự đoán, cách cư xử bất bình thường của Trung Quốc là lo ngại Hoa Kỳ và các đồng minh của họ sẽ ngăn cản đường hải hành thương mại chiến lược của họ xuyên qua Biển Ðông.

Trung Quốc và Việt Nam đã có cuộc xung đột biên giới năm 1979 sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc VNCH năm 1974, làm thiệt mạng 74 binh sĩ miền Nam Việt Nam. Sau đó, lại chiếm một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa năm 1988, làm thiệt mạng 64 lính Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma mà Trung Quốc đang có dấu hiệu biến thành một căn cứ quân sự quan trọng nổi trên biển. Một số nguồn tin đặt nghi vấn Bắc Kinh có ý định xây phi trường quân sự tại đây.

Hồi tuần trước, theo lời ông Cường, radar của tàu CSB 8003 thấy có tới 60 tàu Trung Quốc trong khi phía Việt Nam chỉ có sáu tàu. Tàu của ông tiến gần đến khu vực cách giàn khoan khoảng 3 hải lý thì phải quay ngược trở ra và sau đó không còn dịp nào tới gần hơn.

“Lần đó, chúng tôi thấy tất cả những tàu đó đều bật đèn sáng choang,” ông Bùi Sơn, sĩ quan phụ trách súng đại bác của tàu, kể lại. “Ðèn nhiều như của một thành phố. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên tại sao lại có một số lượng tàu nhiều đến như thế trên vùng biển Việt Nam. Chúng tôi bị sốc.”

Trong khi ông Sơn nói, nhìn sang phía giàn khoan HD981 từ xa, người ta thấy nó như một tòa nhà vĩ đại với các tầng nổi có nhiều cần cẩu. Ban đêm, nó sáng choang và có thể nhìn từ khoảng cách xa đến 12 hải lý.

Tàu CSB 8003 từng nhìn thấy hai chiến hạm Trung Quốc trang bị hỏa tiễn chạy lòng vòng trong khu vực, trong khi máy bay Trung Quốc bay thấp trên đầu. Báo chí Việt Nam cho hay còn có cả tàu ngầm Trung Quốc được nhìn thấy ở khu vực.
Theo báo Người Việt


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.