logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 06:37:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (20.05.2014) – Sài Gòn – 21h40′ ngày 17/5/2014 tôi vào khu vực nhập cảnh tại sân bay Tân sơn nhất sau hơn 23 tiếng (kể cả thời gian quá cảnh tại Nhật Bản) bay từ Washington DC – Thủ đô Hoa Kỳ về Sài Gòn – Việt Nam. Lúc ấy tại sân bay có hơn 200 hành khách gồm người Việt Nam và người nước ngoài đang đứng xếp hàng đợi làm thủ tục nhập cảnh. Anh nhân viên cầm quyển hộ chiếu của tôi cho vào máy soi, nhìn tới nhìn lui rồi gọi điện thoại cho ai đó. Khoảng chưa đầy một phút đã có hơn 20 công an các loại bao gồm cả quân phục lẫn thường phục nhảy bổ vào người tôi, vồ lấy tôi. Hành động của họ chẳng khác nào một bầy sư tử đã rình rập con mồi từ trước đó rồi đến lúc cùng nhau đồng loạt tấn công nhảy vào cắn xé con mồi.

Tôi ngơ ngác không biết phản ứng thế nào để được an toàn chỉ biết nắm chặt tay vào thanh chắn ở khu vực làm thủ tục nhập cảnh và luôn miệng kêu to bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh): “công an đánh người”, “police beating people”, “vui lòng giúp tôi”, “please help me”, “chụp hình giùm tôi cảnh này”, “take this photo to me” …, còn bầy sư tử thì mặc sức hả hê cắn xé, đứa đè đầu, đứa kẹp cổ, đứa chụp chân bên này, đứa ghì chân bên kia, đứa bẻ quật tay tôi ra sau lưng, … Chúng lôi tôi đi như lôi một con vật, trong đám ấy có đứa to béo mang quần jean áo thun xanh lơ vung chân đá mạnh vào mạn sườn tôi hai phát làm tôi oằn người ra vì đau đớn. Hai cú đá đủ mạnh để thân mình tôi rơi ra khỏi những cánh tay của hàng chục đứa công an đang khiêng tôi. Tôi đau quá, mô hôi đổ ra ướt hết cả áo quần, còn cái ba lô tôi mang trên lưng thì bị gãy luôn cái cán. Tôi bò dậy nhìn thấy kẻ đã vừa đá tôi, tôi nhìn hắn rồi nói: “mày biết rồi tao là nhà báo tao sẽ nêu hình ảnh dã man của mày lên báo chí”, hắn định nhảy vào đánh tôi tiếp nhưng lúc ấy ông Lê Đình Vinh người mà tôi được biết sau khi ông ấy giới thiệu là người phụ trách ca trực an ninh sân bay lúc này vào can ngăn. Bọn người ấy tống tôi vào một căn phòng khuất sâu bên trong rồi lần lượt mỗi lần vài tên vào chưởi bới khủng bố đe dọa tôi.

Bọn chúng chưởi bới khủng bố đe dọa chán rồi thì có hai người mang thường phục (không bảng tên) mà sau này tôi được biết là Nguyễn Trần Nguyên và Lê Tiến Hoàng, khi hai người ấy yêu cầu tôi làm việc thì tôi yêu cầu được làm việc với người có thẩm quyền và yêu cầu lệnh/giấy tờ yêu cầu tôi làm việc. Lúc ấy ông Lê Đình Vinh vào phòng nói ông ấy là người thuộc bộ phận an ninh sân bay và sẽ chịu trách nhiệm về buổi làm việc hôm nay. Còn hai người Nguyễn Trần Nguyên và Lê Tiến Hoàng thuộc bên bộ công an sẽ làm việc với tôi về một số vấn đề liên quan đến việc tôi sang Hoa Kỳ tham dự hội nghị ngày tự do báo chí thế giới vừa qua. Tôi bị khủng bố, bị đá đau nên toàn thân tôi rã rời, mắt lờ đờ, mệt, đói và khát cháy cổ họng… viên an ninh Nguyễn Trần Nguyên luôn miệng kêu tôi ngồi dậy ngay ngắn tỉnh táo để làm việc với họ. Toàn thân tôi rã rời với trận đòn của các anh thì làm sao tôi có đủ tỉnh táo để làm việc với các anh (tôi xin trình bày bằng dạng đối thoại, và những người ngồi nói chuyện với tôi trong phòng thì tôi sẽ xưng hô Anh – Tôi cho phải đạo)

A. Nguyên: Anh Tùng, tôi đề nghị anh ngồi dậy cho ngay ngắn để làm việc

Tôi: Tôi đang đau quá, có việc gì anh cứ nói

A. Nguyên: tôi đề nghị anh bỏ chân xuống cho lịch sự

Tôi: Tôi đang không thể ngồi vững được đây

A. Nguyên: Anh đi làm chính trị, làm dân chủ như thế bọn kia nó cho anh được mấy đồng

Tôi: uhm, buồn cười

A. Nguyên: Được vài trăm đồng bạc bẩn ấy mà anh bán rẻ bản thân và gia đình vợ con, cha mẹ thế sao

Tôi: Xin lỗi tôi đề nghị anh ăn nói lịch sự, anh đánh giá tôi thấp thế sao?

A.Hoàng: Anh Tùng, tôi đề nghị anh cho biết những thông tin cơ bản về anh

Tôi: Cám ơn anh Hoàng đã kịp vào cuộc để tôi tránh kiểu nói năng lộn xộn khiếm nhã của anh Nguyên

- Tên Lê Thanh Tùng, Đc…, SCMND…..

Lúc ấy chuông điện thoại tôi reo lên, tôi không biết là ai gọi, nhưng đoán chắc đó là cha Thoại. Tôi chỉ kịp bắt máy nói to câu “Cha ơi chúng nó bắt con và đánh con”, tôi chưa nói xong câu thì lập tức có người cướp ngay điệp thoại trên tay tôi, rồi tháo pin ra tắt máy luôn.

Tên Nguyên được thể chưởi luôn cha Thoại một trận, nào là đi đòi tự do tôn giáo mà thế hả, hãy xem gương Ngọc Lan kìa; Đi làm dân chủ đi làm chính trị mà thế hả, con VH nó sống thế nào chẳng lẽ anh không biết,…

A. Nguyên: Tôi hỏi anh, anh có biết con VH không?

Tôi: Tôi đề nghị anh ăn nói cho phải độ, tôi không biết người anh muốn hỏi là ai

A. Nguyên: Anh đi sang Mỹ, Việt Tân cho anh được bao nhiêu tiền

Tôi: Tôi chẳng nhận tiền của ai, anh xem thường tôi quá rồi đấy

A. Nguyên: Anh thất nghiệp hơn một năm nay, thế anh lấy đâu ra tiền mà đi Mỹ và phí chi tiêu sinh hoạt bên ấy?

Tôi: Chi phí cho chuyến đi và sinh hoạt phí do ban tổ chức lo cho tôi mà cụ thể là EFF

A. Nguyên: Anh có mang tiền đi theo người không?

Tôi: Anh nghĩ sao? chả nhẽ con người tôi thế này mà đi ra với hai bàn tay trắng

A. Nguyên: Anh đem đi bao nhiêu? và tiền ấy đâu ra?

Tôi: Tôi xin tiền vợ tôi, số tiền là 700 USD để phòng khi cần

A. Nguyên: Là người đàn ông, ngửa tay xin tiền vợ anh không thấy nhục sao?

Tôi: Theo anh thì thế nào là nhục?

A. Nguyên: Thì không đi làm mà xài tiền của vợ thì là nhục chứ sao

Tôi: Vậy khi anh đi làm anh có đưa tiền về cho vợ anh cất giữ không? hay là anh giữ riêng cho mình tiêu xài rồi không cần phải xin vợ? Vậy vợ anh lấy đâu ra tiền để lo cho cuộc sống gia đình và chăm lo cho việc học hành của các con anh? ….

A. Nguyên: Anh thấy đảng Việt Tân thế nào? anh đã gặp những ai thuộc đảng Việt Tân trên đất Mỹ?

Tôi: Tôi gặp ông Đỗ Hoàng Điềm là chủ tịch đảng Việt Tân, ông Hoàng Tứ Duy, cô Huỳnh Trang, cô Hồng Thuận và một số người khác mà tôi không biết tên, chúng tôi đã bắt tay nhau chào hỏi và chụp hình lưu niệm. Tôi thấy đảng Việt Tân thật tốt, họ lịch sự và rất giỏi.

A. Nguyên: Anh có được lời mời nào tham gia vào tổ chức Việt Tân hay tổ chức nào khác ở Mỹ không?

Tôi: Theo anh thì anh nghĩ sao? Anh thử đoán xem có tổ chức nào mời gọi tôi không?

A.Hoàng: Anh Tùng, anh cho tôi xin một số điểm về tiểu sử của anh, thông tin về gia đình của anh …

Tôi: Cám ơn anh Hoàng đã kịp kéo tôi ra khỏi vòng khủng bố tinh thần của A. Nguyên, anh Hoàng đã hỏi thì tôi xin nêu vài thông tin vậy: tôi…., vợ tôi…., các con tôi…., ba mẹ tôi…., các em tôi…..

Trong phòng lúc này có 2 anh cameraman cầm máy liên tục quay về phía tôi. Trước ống kính máy quay của họ tôi nói thật nhiều về hành động côn đồ mà họ đã hành hung trấn áp tôi lúc nãy, và những lời nói nhục mạ thiếu văn hóa mà A.Nguyên đã luôn miệng xúc xiểm đến tôi, và tôi củng đề nghị họ cất máy quay vì chưa được sự đồng ý của tôi.

A. Nguyên: Sang bên Mỹ anh có gặp Quốc Quân không?

Tôi: Tôi được biết là anh Lê Quốc Quân đang ở tù

A. Nguyên: Anh củng biết nhiều đấy, nhưng người mà tôi hỏi anh là Nguyễn Quốc Quân

Tôi: Tôi gặp nhiều người Việt hải ngoại bên ấy, tôi không biết rõ ai là Nguyễn Quốc Quân

A. Nguyên: Sang bên Mỹ tham dự buổi hội nghị Tự do báo chí thế giới anh phát biểu những gì?

Tôi: Tôi nói về vấn đề internet, Facebook ở Việt Nam, sự phát triển, những hạn chế của nó và hệ lụy của nó

A. Nguyên: Ngoài ra anh còn nói những gì?

Tôi: Thời gian hạn chế chỉ một phút nên bấy nhiêu đó là đã quá nhiều rồi

A. Nguyên: Buổi hội nghị có những tổ chức nào tham dự và bao nhiêu người

Tôi: Có hơn một trăm người đến tham dự, trong đó có những tổ chức mà tôi được nghe rõ hoặc nghe mang máng cơ bản sau:

- Các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ

- Đảng Việt Tân

- Đài RFA

- Tổ chức phóng viên không biên giới RSF

- Ủy ban bảo vệ Ký giả CPJ

- Ủy ban đối ngoại Hoa Kỳ

- EFF

- Access

- SBTN

- Nhiều tổ chức NGOs và báo đài khác….

A. Hoàng: Những dân biểu nào tham dự hội nghị

Tôi không nhớ hết tên mọi người nhưng có nhớ được vài người như:

- Bà Loretta Sanchez,

- Bà Zoe Lofgren,

- Ông Alan Lowenthal

- Ông Ed Royce

- Ông Scott Bussy

- …..

Đến khoảng 2h sáng có hai viên an ninh mặc sắc phục (tôi không nhớ tên) cầm vào tờ biên bản với nội dung lý do họ khống chế trấn áp bắt tôi vào phòng làm việc là do tôi không hợp tác với họ. Tôi xem qua rồi trả lại anh ấy và nói: “Các anh tiếc gì tờ giấy mời mà sao không mời tôi để tôi bước vào phòng làm việc với các anh một cách êm đẹp, mà ngược lại các anh sử dụng hàng chục con người để khống chế đánh đập tôi rồi khiêng tôi vào đây như khiêng một con vật. Thử hỏi các anh có biết xấu hổ khi cảnh đó xảy ra ngay trước mặt hơn 200 hành khách quốc tế đang làm thủ tục nhập cảnh hay không? Các anh đại diện cho ngành an ninh của Việt Nam mà các anh hành xử như côn đồ thế à? Các anh có nghe tôi gào lên bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh “công an đánh người”, “police beating people”, “vui lòng giúp tôi”, “please help me”, “chụp hình giùm tôi cảnh này”, “take this photo to me”.., ?” Anh ấy nói lại: “anh không ký thì chúng tôi sẽ tìm người làm chứng ký lên biên bản này”, rồi cầm biên bản đi ra khỏi phòng. Lúc ấy 2 cameraman cũng nháo nhào cầm máy quay trọn cảnh này, thầm nghĩ hành động dã man của an ninh vừa rồi đối với tôi ngay trước mặt hơn 200 hành khách đó nếu tôi cần bằng chứng thì là điều không khó, vậy mà anh ấy sao ngu ngơ lạ!

A. Nguyên: Ông Đỗ Hoàng Điềm phát biểu những gì trong hội nghị?

Tôi: Ông ấy phát biểu bằng tiếng Anh tôi không nhớ hết, nhưng đại khái ông ấy nói về nền báo chí của Việt Nam đang được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà cầm quyền và tình trạng tồi tệ về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bởi các cơ quan an ninh của nhà cầm quyền.

A. Nguyên: Những thành viên còn lại trong phái đoàn Việt Nam phát biểu những gì?

Tôi: Tôi không nhớ họ đã phát biểu những gì, nhưng thiết nghĩ họ cũng đã nói về vấn đề tự do báo chí vì đây là hội nghị ngày Tự do báo chí thế giới.

A. Nguyên: Anh có biết những người đến từ Việt Nam đó không?

Tôi: Ở Việt Nam tôi có nghe đến họ, nhưng tôi chưa có dịp gặp họ nên tôi không biết về họ.

A.Hoàng: Anh đi Mỹ từ cửa khẩu nào? ngày nào?

Tôi: Tôi đi qua cửa khẩu Mộc Bài ngày 19/04/2014.

A. Nguyên: Tại sao anh phải đi qua cửa khẩu Mộc Bài mà không đi qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất?

Tôi: Trước đó mấy ngày tôi được biết các anh đã chặn bắt và hành hung phóng viên Huyền Trang và vì tôi đã hứa với ban tổ chức là sẽ sang Mỹ tham gia hội nghị Tự do báo chí nên tôi tìm mọi cách để sang Mỹ cho bằng được.

A.Nguyên: Bên ngoài có rất nhiều người đang chờ đón anh, họ còn trương biểu ngữ lên nữa, tôi thật khâm phục anh.

Tôi: Vậy à, cám ơn anh đã cho tôi biết thông tin.

A.Hoàng: Ở Campuchia ai là người đón anh? Anh có gặp Trúc Hồ không?

Tôi: Không ai đón tôi ở Campuchia, tôi không gặp Trúc Hồ.

A. Nguyên: Trúc Hồ cho anh bao nhiêu tiền và tặng quà gì cho anh không? Mọi người đều được tặng Ipat hết mà

Tôi: Anh nghĩ như thế nào về tôi mà anh hỏi vậy? Anh đang xúc phạm tôi quá đáng rồi đó

A. Nguyên: Số má và tên tuổi của anh nổi như cồn, làm sao anh được nổi tiếng như vậy?

Tôi: Ha ha, tôi nổi tiếng ư? theo anh thì sao tôi được nổi tiếng như vậy?

A. Nguyên: Thì anh đi hoạt động chính trị, hoạt động dân chủ nên anh được nổi tiếng

Tôi: ha ha, anh đánh giá tôi cao quá, cám ơn anh.

A. Nguyên: Anh đến với con đường đấu tranh dân chủ như thế nào?

Tôi: Tôi chưa theo con đường đấu tranh dân chủ, tôi chỉ đi đòi công lý cho mình thôi, và chính các anh là những người đã dẫn tôi vào con đường này.

A. Nguyên: Ai là người dẫn anh vào con đường này?

Tôi: Công an các anh, mà cụ thể là PA67 đã đưa tôi vào con đường này.

A. Nguyên: Công an đã đưa anh vào con đường đấu tranh như thế nào?

Tôi: Anh đã hỏi thì tôi trình bày chi tiết luôn, ngày 5/6/2011 tôi tình cờ được tham dự cuộc biểu tình chung với đồng bào Việt Nam tại Saigon để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam rồi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là tàu Bình Minh 02 và tàu Viking. Không biết vì sao công an đã để ý đến tôi lúc đó và vài tuần sau tôi bị công an mời lên đồn làm việc rồi ngày 18/10/2012 có 5 nhân viên công an ập vào công ty tôi nơi tôi đang làm việc bắt tôi đi như bắt một tên tội phạm ngay trước mặt nhiều người đang làm việc chung với tôi. Việc làm của công an đã gây hoang mang cho ban giám đốc và nhân viên trong công ty Bunge rồi sau đó ban giám đốc đã tìm lý do để cho tôi thôi việc. Tôi bị mất việc một cách đầy bất công, rồi từ đó có nhiều người quan tâm tới tôi. Cho nên nếu như anh nói tôi đã nổi tiếng thì tôi quả quyết chính công an các anh là những người đã làm cho tôi bị nổi tiếng.



Khoảng 5h sáng tôi mệt quá, mắt nhắm nghiền, thở thều thào, ngồi không nổi…. Anh Hoàng thấy thế thì nói “anh Tùng ơi, anh có làm việc nổi nữa không”? Tôi nói “mệt quá rồi anh ơi, anh cho tôi nghỉ chút”. Anh Hoàng nói “Tôi cũng đã khá mệt, chúng ta nghỉ chút đi”. Tôi thiếp đi một lúc rồi tỉnh dậy lúc khoảng 7h sáng, sau khi được anh công an dẫn đi vệ sinh xong thì anh Nguyên và anh Hoàng yêu cầu tôi tiếp tục làm việc.

A. Nguyên lại tiếp tục câu chuyện tuyên truyền nhảm nhí và châm chọt tôi bằng cách hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn chẳng hạn như tôi sang Mỹ được bọn phản động bên ấy cho được bao nhiêu tiền, những đồng tiền bẩn ấy do ai đưa cho anh? bọn chúng có hứa hẹn mời gọi anh tham gia vào tổ chức nào không? anh nghĩ gì về người đàn ông không lo chăm lo cho vợ con và gia đình mà suốt ngày đi theo bọn phản động rêu rao những luận điệu chống đối và phá hoại đường lối và chính sách của Đảng và Nhà Nước ….

Tôi: Anh xúc phạm tôi bấy nhiêu đó là quá đáng lắm rồi. Tôi thật buồn khi trong lực lượng công an có những người như anh. Tôi không thèm nói chuyện với anh nữa, còn bây giờ tôi thấy đói bụng rồi, hộp kẹo Chocolate mà tôi mang theo đã ăn hết từ đêm qua, còn lại mấy viên kẹo chewing-gum không đủ để làm cho tôi vơi đi cơn đói đang cồn cào. Tôi hỏi: “Các anh có gì ăn không, tôi đang quá đói?” A.Hoàng nói có một phần mì gói còn lại từ đêm qua, đã nguội lạnh rồi. Anh Hoàng đi lấy hộp mì gói đã nguội bên trên có mấy lát thịt bò. Mặc dù đã nguội lạnh nhưng vì quá đói nên tôi ăn hết phần mì gói một cách ngon lành, ăn xong tôi không quên lời cám ơn.

Khoảng 8h sáng ngày 18/05/2014 có ai đó liên tục gọi điện thoại cho anh Nguyên. Anh ấy đi ra đi vào trả lời điện thoại liên tục, rồi sau đó anh ấy đi đâu đó khá lâu.

Trong phòng còn lại một mình tôi với anh Hoàng. Anh Hoàng nói: “Tôi muốn chia sẻ với anh trên phương diện cá nhân một vài điều về hiện tình đất nước, mong anh lắng nghe để chúng ta cùng hiểu nhau hơn.” Tôi trả lời: “Vâng, tôi rất hân hạnh được nghe và cùng anh chia sẻ.”

Anh Hoàng chia sẻ vấn đề biển đảo và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc là vấn đề quan trọng, Đảng và Nhà Nước ta đang rất cẩn trọng trong mọi đối sách của mình. Bản thân tôi là người trong ngành an ninh, chúng tôi được họp hành và bàn bạc nhiều về vấn đề này. Việc dân chúng xuống đường biểu tình là việc làm tốt, cần phải được phát huy, tuy nhiên có nhiều kẻ cũng lợi dụng vấn đề này để làm chuyện này chuyện kia, ….

Khoảng 8h30’ anh Nguyên vào phòng có cầm theo quyển hộ chiếu của tôi, mà trước đó đã bị nhân viên an ninh sân bay thu giữ. Anh Nguyên để quyển hộ chiếu lên bàn rồi tiếp tục câu chuyện.

A.Nguyên: Anh Tùng có dám cam kết với chúng tôi là sẽ không tham gia đảng phải chính trị phá hoại an ninh quốc gia Việt Nam không?

Tôi: Việc này tôi đã làm vào năm 2011 với PA67.

A.Nguyên: Nhưng lúc này tôi muốn anh viết cam kết với tôi

Tôi: Thật buồn cười khi tôi phải viết cam kết với anh. Nếu anh muốn thì đề nghị anh cung cấp biểu mẫu do chính cơ quan có thẩm quyền ban hành có dấu mộc đỏ đóng hẳn hoi rồi tôi sẽ ký cho anh.

A.Nguyên: Sao anh nhát thế, có làm mà không dám chịu sao?

Tôi: Ha ha, anh nói sao nghe buồn cười quá

A. Hoàng: Anh Tùng có muốn đề xuất nguyện vọng gì không?

Tôi: Tôi chưa hiểu ý của anh

A. Hoàng: Thì anh có yêu cầu gì để bộ công an có thể giúp anh?

Tôi: Tôi muốn bộ công an không còn quấy rầy tôi nữa và đặc biệt không đến chỗ tôi làm việc để bắt tôi rồi làm cho tôi phải thất nghiệp.

A. Hoàng: Vậy anh viết ra giấy đi rồi tôi sẽ chuyển lên bộ công an.

Tôi: Tôi viết “Đề nghị bộ công an không cho người quấy rấy tôi, không đến chỗ tôi làm việc để bắt tôi rồi làm cho tôi phải thất nghiệp. Tôi sẽ tìm công ăn việc làm và mong muốn sớm có cuộc sống ổn định”

A.Nguyên: Anh không dám ký cam kết sao?

Tôi: Tôi chẳng có gì để cam kết với anh cả

Anh Hoàng nói với anh Nguyên: phần chất vấn đến đây đã xong.



Khoảng 9h sáng chuông điện thoại anh Nguyên lại reo, anh ra ngoài trả lời điện thoại. Lát sau anh trở vào gọi anh Hoàng cùng ra ngoài, tôi ngồi lại một mình trong phòng với anh lính gác cửa.

Lát sau anh Hoàng trở vào nói: “Thôi anh em mình ngồi đây cho đến 8h tối cho đủ 24 tiếng, vì ngoài kia người ta đang biểu tình và chúng tôi lo ngại khi thả anh ra thì anh có thể lãnh đạo cuộc biểu tình. Tôi nói với anh Hoàng “các anh đã đánh giá tôi quá cao, xin cám ơn anh”.

Anh Hoàng tựa lưng vào ghế mắt nhắm nghiền nói: “Tôi cũng đã rất mệt, tôi nghỉ một lúc. Anh cũng nên nghỉ đi.” Tới khoảng 11h anh Nguyên trở vào phòng, xếp đồ đạc của tôi bao gồm quyển hộ chiếu, mấy cái điện thoại và vài thứ lặt vặt vào cái túi xách rồi nói :“Anh mang hành lý đi theo tôi.” Tôi mang hành lý đi theo, có anh Hoàng cũng mang hộ tôi cái ba lô. Lúc ấy có khoảng 6 người cùng tống đạt tôi đi cửa hậu xuống bên dưới tầng trệt rồi họ đẩy tôi lên trên chiếc xe Inova và nói: “Các anh đây sẽ chở anh về.”

Ngồi trên xe lúc đầu tôi có phần lo lắng vì trên xe có tới 6 thanh niên khỏe mạnh béo tốt ngồi kèm tôi. Họ chở tôi theo hướng đường Phan Đăng Lưu, trong đầu tôi lúc ấy nghĩ rằng có thể họ sẽ đưa tôi vào trại giam số 4 Phan Đăng Lưu nơi mà công an dùng để tạm giam những người thuộc diện phải điều tra.

Xe chạy hết đường Phan Đăng Lưu, tôi cho rằng họ sẽ đưa tôi về nhà thật rồi. Lát sau tôi nghe những người trên xe nói chuyện về nhà cửa đất cát trên khu vực địa bàn nơi tôi ở thì tôi biết rằng họ là công an thuộc Quận 9 và phường Tăng Nhơn Phú B, nơi gia đình tôi đang sinh sống. Họ không chở tôi về nhà mà đưa tôi vào đồn công an phường Tăng Nhơn Phú B. Họ nói: “Giờ trưa rồi anh ở lại ăn cơm với bọn em rồi vào phòng máy lạnh ngủ một giấc rồi chiều có người chở anh về tận nhà.”

Tôi hỏi họ: “Hôm nay là chủ nhật, phường ta có chuyện gì mà tiệc tùng linh đình thế”? Có vài anh em nói, “ngày mai 19/5 là ngày sinh nhật bác Hồ nên phường tổ chức tiệc mừng!”

Tôi ngồi ăn cơm với mấy anh em công an. Sau bữa cơm anh em chia sẻ với nhau vài điếu thuốc lá mà tôi đã mua từ Nhật Bản khi quá cảnh sân bay. Anh em nói chuyện rôm rẻ, có anh công an nói “con trai anh học cùng trường với con trai em, con anh học lớp Lá còn con em thì đang học lớp mẫu giáo nhỏ”, có anh công an khác lại nói “em nể phục 2 đứa con trai của anh, chúng còn nhỏ mà đã tự đạp xe đạp đi học một mình được rồi, có hôm thấy chúng đạp xe đi học ngoài đường em lo lắng quá nên gọi điện cho chị vì em sợ lỡ may tai nạn giao thông xảy ra thì tội nghiệm cho cháu”. Mình cảm động và bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến với các anh công an địa phương đã quan tâm tới gia đình tôi rồi chúng tôi cùng nhau vào phòng máy lạnh ngủ một giấc.

Tới 4h10’ chiều có anh công an gọi tôi dậy, chú ấy bảo anh ơi dậy em chở anh về. Tôi dậy thu dọn hành lý rồi được vài anh em công an phường chở về nhà. Về tới nhà họ trả lại điện thoại và hộ chiếu cho tôi kèm theo lời căn dặn tối nay anh đừng có ra khỏi nhà nhé.

Về nhà thấy đóng cửa, tôi nghĩ vợ và các con tôi đang đi đâu đó nên đóng cửa. Tôi lấy điện thoại gọi cho vợ thì biết được vợ và hai con tôi đang ở sân bay Tân Sân Nhất để đòi công an thả tự do cho tôi. Vợ tôi bắt được điện thoại thì vui mừng khôn xiết, vợ tôi trách móc tôi là về mà không cho biết trước để đến khi những người đọc tin trên mạng báo rồi mới biết.

Sau cuộc điện thoại cho vợ tôi, tôi gọi điện cho cha Thoại báo với cha là con đã về. Cha ngạc nhiên khi nghe tin công an địa phương chở tôi về nhà. Cha cho biết mọi người đã túc trực suốt đêm qua tại sân bay Tân Sơn Nhất để chờ đón tôi, mọi người đã tập trung đọc kinh cầu nguyện cho tôi suốt đêm.

Có nguồn tin cho rằng an ninh sân bay đã tung tin là tôi có liên quan đến việc buôn bán ma túy cùng với một bà tên Trần Thị Thanh nên an ninh sân bay đã tiến hành bắt giữ tôi.

Qua đây tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả quý cha DCCT, các anh chị em, người thân và bạn bè trong và ngoài nước đã quan tâm lo lắng cho tôi trong suốt thời gian qua, tôi xin tri ân tất cả.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.325 giây.