logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 24/02/2012 lúc 09:58:04(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Bạn nghĩ thế nào? Tốt hay xấu?
Mong các bạn đóng góp ý kiến vấn đề trên

Sửa bởi quản trị viên 06/04/2012 lúc 11:26:44(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 09:31:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người khôn nên làm đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi : Đảng ủy XXX
Đồng kính gửi : Chi bộ XXX

Tôi tên là : Nguyễn Chí Đức
Sinh ngày : 13/09/1976
Ngày vào đảng : 28/12/2000 ; chính thức : 28/12/2001
Ngày viết đơn : 13/09/2012 ; ngày ra khỏi Đảng : ?
Nơi kết nạp : Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội ; Nơi ra khỏi đảng : ?

Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8 năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng.

Vì sao lại như vậy?

Bởi vì dòng chảy xã hội không khô cứng như những cuốn sách lý luận giáo điều, thực tế không đẹp như những áng văn thơ mỹ miều ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin. Có những bất công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ.

Hằng năm, theo thông lệ mỗi người đảng viên phải viết bản tự kiểm điểm. Mỗi lần như vậy, tôi đều viết cơ bản giống như nhiều đồng chí khác cho có chiếu lệ. Nhưng có lúc tôi tự hỏi:

Những nỗ lực và thành tựu mà ĐCSVN đã đóng góp cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay phải chăng chỉ đi lại con đường của những người theo chủ nghĩa dân tộc, các đảng phái Quốc Gia khác đã từng lựa chọn trong quá khứ thậm chí trước khi cả ĐCSVN ra đời như trường hợp của nhà cách mạng Phan Bội Châu?

Tại sao trên toàn thế giới ở các quốc gia nếu có đảng Cộng Sản hoạt động thì thực tế cho thấy những đảng này chỉ có chỗ đứng khiêm tốn trên chính trường? Có đảng Cộng Sản nào có khả năng cầm quyền để lập chính phủ mới sau mỗi mùa bầu cử trong hệ thống chính trị có sự ganh đua đảng phái?

Trên đây chỉ là đơn cử một vài suy nghĩ trong quá trình tự nhận thức lại của tôi mà không dám bày tỏ cùng ai. Còn về mặt tổ chức, thời gian gần đây tôi tự nhận thấy mình có những hành động, phát ngôn, bài viết, gặp gỡ một số đối tượng trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng. Mặc dù đã được Đảng ủy, chi bộ “giáo dục” và chiếu cố nhưng tôi cảm thấy thực sự mình không còn phù hợp để đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN nữa. Nếu sự việc còn tiếp tục kéo dài thì điều đầu tiên tôi tự làm khổ và không sống thành thật với lương tâm của chính mình. Ngoài ra gián tiếp, tôi còn gây rắc rối cho những người xung quanh, những người mà tôi rất quí mến.

Đó là lý do tôi viết lá đơn này!

Tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét và chấp thuận cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt.

Ban đầu, tôi có ý định nhân việc viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN như một hành động “tự sát chính trị” nhằm góp ý nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình kinh tế Việt Nam rất bết bát, niềm tin của dân chúng dành cho Đảng xuống rất thấp, biểu tình xảy ra tứ tung, bên ngoài thì ngoại bang hăm he đe đọa bờ cõi nhưng xét thấy điều này vượt quá khuôn khổ của một lá đơn xin ra khỏi Đảng. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều cựu tướng lãnh, lão thành cách mạng, trí thức tên tuổi có nhiều cống hiến cho chế độ đã viết thư ngỏ/phát biểu nhằm bày tỏ thiện chí xây dựng Đảng nhưng đều hoài công vô ích thì ý kiến của một đảng viên tầm thường như tôi chỉ tổ lố bịch thêm.

Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được.

Những gì mà tôi được trưởng thành và học hỏi khi sinh hoạt ở các chi bộ Đảng qua các thời kỳ về đức tính kỷ luật, tự giác, bảo mật, tinh thần đồng đội không bao giờ tôi quên. Cũng như không bao giờ tôi quên và phủ nhận những tấm gương tiền bối của ĐCSVN dù nổi tiếng hay bình dân (chủ yếu thời kháng chiến chống Pháp) tuy đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin nhưng động cơ sâu thẳm và đầu tiên là yêu nước Việt Nam, thâm tâm họ cũng mong muốn đất nước được tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ của họ rất can đảm dấn thân không hề vụ lợi, sợ hãi ngục tù, phần lớn cuối cuộc đời họ vẫn giữ được đức tính trong sạch, giản dị. Đó là những yếu tố căn bản cho người thanh niên có ý định góp phần cải tạo xã hội, tham gia các hoạt động chính trị nói chung.

Tôi xin chân thành cảm ơn và cũng là lần cuối cùng nói lời cảm ơn tới các đồng chí!

Hà nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012
Người làm đơn


(Đã ký tên và gửi đến nơi có thẩm quyền)


NGUYỄN CHÍ ĐỨC
Source: donghailongvuong

Đảng Cộng sản Việt Nam


ĐƠN TỰ NGUYỆN RA KHỎI ĐẢNG


Nha Trang, ngày 22 tháng 09 năm 2011


Kính gửi:


- Chi bộ Trung tâm Tin học (CenIT) - Đảng bộ Viễn thông Khánh Hoà (VNPT Khánh Hoà)


Tôi là Tô Hoài Nam – sinh ngày 02/3/1971, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Trung tâm Tin học (CenIT) thuộc Viễn thông Khánh Hoà, thẻ đảng số “48.020074”.


Nay tôi làm đơn gửi Chi bộ và Đảng bộ về việc tự nguyện ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam như sau:


Năm 2005, sau quá trình phấn đấu, học tập lịch sử và Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam, tôi tin tưởng vào lý tưởng và tổ chức đảng, nên đã tự nguyện xin đứng vào hàng ngũ của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 28/3/2005, tôi được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quyết định kết nạp vào đảng. Quyết định khi đó đối với tôi là một vinh dự, và tôi ý thức rằng trách nhiệm của tôi cũng nhiều hơn, nặng hơn khi trở thành đảng viên – như lời tuyên thệ khi vào đảng.


Sau hơn 6 năm sinh hoạt đảng, tôi thấy mình đã không thể đạt được các mục tiêu khi vào tổ chức này:


1- Tôi từng nghĩ “Vào đảng thì mọi đảng viên có trách nhiệm xây dựng nhà nước pháp quyền” như các nghị quyết của đảng đã nêu:


Nhưng vụ đại uý công an Phạm Hải Minh (Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạp vào mặt người biểu tình yêu nước bị đảng và cơ quan nhà nước các cấp bỏ qua, không xét xử kỷ luật công minh, tạo điều kiện cho lực lượng công an có thêm nhiều hành vi bạo lực quá mức với người biểu tình chống xâm lược trong tháng 8/2011 và những người dân khác. Mặc dù tôi và nhiều người đã kiến nghị lên lãnh đạo đảng và Bộ Công an yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ này để lập lại kỷ cương phép nước (2 bản kiến nghị đính kèm theo đây).


Tôi không còn tin mình có thể tham gia xây dựng nhà nước thượng tôn pháp luật, dù tôi đứng chân trong đảng cầm quyền.


Vậy, đến hôm nay, việc tiếp tục giữ thẻ đảng viên đảng Cộng sản không còn ý nghĩa với tôi nữa.


2- Tôi từng nghĩ “Vào đảng thì mọi đảng viên có trách nhiệm xây dựng đảng”:


Vì lẽ đó, tôi góp ý để mong đảng Cộng sản Việt Nam chấn chỉnh tư cách đảng viên (ngăn chặn đảng viên đánh người yêu nước), sửa đổi đường lối cho hợp lý hơn, có lợi hơn cho đất nước và cho đồng bào (“Trung Quốc không phải là ‘đồng chí’ của Việt Nam”- như bản kiến nghị đính kèm theo đây, “Không để Trung Quốc xác lập ‘biên giới mềm’ trên lãnh thổ Việt Nam”).


Nhưng từ đó đến nay, đảng và nhà nước lại vẫn có những quyết định mà tôi cho rằng trái ngược: Không xử lý nghiêm đảng viên phạm pháp; cấm đoán người dân biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn (gây hấn mang tính chất xâm lược); tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam rằng cần coi Trung Quốc là “đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt”.


Tại Chi bộ CenIT và Đảng bộ Viễn thông Khánh Hoà, các cấp uỷ cho rằng việc giải quyết các nội dung kiến nghị của tôi không thuộc phạm vi phải quan tâm, phải giải quyết của Chi bộ và Đảng bộ. Bên cạnh đó, có những ý kiến yêu cầu tôi: Nếu có gửi kiến nghị - như đã làm - thì đừng lấy danh nghĩa đảng viên, vì cho rằng quy định “19 điều đảng viên không được làm” không cho phép gửi kiến nghị đồng thời cho tổ chức đảng lẫn người ngoài đảng (dù tôi đã giải thích rằng vấn đề tôi nêu liên quan cả đảng viên lẫn người dân ngoài đảng và nếu giải quyết minh bạch đơn của tôi thì chỉ có lợi cho uy tín của đảng trước nhân dân).


Tôi từng quan niệm: Tổ chức đảng và chủ trương, đường lối của nó không chỉ là ý chí và trí tuệ của các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương mà của toàn thể các đảng viên. Nếu trách nhiệm xây dựng đảng của đảng viên là “im lặng để cho các cấp lãnh đạo đảng quyết định tất cả rồi đảng viên chỉ làm theo” thì tôi thấy mình chỉ nên giữ trách nhiệm công dân là thích hợp.


3- Tôi từng nghĩ “Vào đảng để có môi trường tốt hơn cho việc phấn đấu và cống hiến”:


Từ ngày vào tổ chức đảng đến nay, tôi chưa từng được hướng dẫn phấn đấu gì khác ngoài việc được nhắc nhở trách nhiệm hoàn thành công tác chuyên môn, đi họp để nghe và thực hiện các nghị quyết (chứ không phải học tập hay thảo luận góp ý các văn kiện đảng, ngoại trừ nghị quyết bên trong Chi bộ).


Mỗi khi tôi tham gia hoạt động xã hội bên ngoài phạm vi đó để cống hiến một vài ý kiến nhỏ bé của mình cho đảng, cho xã hội (ví dụ như: tán thành kiến nghị dừng dự án bauxite Tây Nguyên, bỏ tuyên truyền “Trung Quốc 4 tốt”, kỷ luật công an lạm quyền để giữ sự nghiêm minh của pháp luật) thì lập tức có sự cản trở ngay trong nội bộ tổ chức đảng cơ sở: Các đảng viên thờ ơ, dè bỉu “Rảnh quá! Đã có ‘người khác’ lo chuyện đó!” hay nói xa gần “Nên tập trung vào công việc chuyên môn!” (dù công việc chuyên môn của tôi không bị đánh giá thấp). Tổ chức đảng các cấp im lặng hoặc từ chối trả lời nội dung kiến nghị của tôi mà không nêu lý do hoặc vì lý do “không có chức năng, không có thẩm quyền”, chỉ tập trung xem xét cách gửi kiến nghị có vi phạm thủ tục hay không, tức là cứng nhắc về hình thức mà không cần quan tâm kết luận nội dung ý kiến của tôi đúng hay sai. Trong khi đó, tôi đã từng nghĩ tổ chức đảng và đảng viên phải quan tâm trước hết đến sự đúng – sai, tức là công tác định hướng tư tưởng, còn thủ tục hành chính chỉ là phần phụ trợ cho công tác đảng.


Việc tổ chức đảng quá coi trọng hình thức đã làm cho việc giải quyết các kiến nghị của tôi bị vô hiệu hoá, chậm tới mức bằng không giải quyết.


Tôi thất vọng về môi trường đảng mà tôi trải nghiệm. Với trải nghiệm đó, tôi tin rằng dù mình chỉ là công dân - công nhân đơn thuần, tôi cũng có thể đóng góp cho đất nước, cho nhân dân mà không cần mang danh nghĩa trách nhiệm đảng viên.


Còn có nhiều lý do, nhưng những lý do kể trên là đủ để quyết định: Tôi tự nguyện ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.


Đề nghị Chi bộ và Đảng bộ giúp tôi hoàn tất thủ tục quy định để tôi ra khỏi đảng theo nguyện vọng. Và cũng để tránh cho tôi và những người trong đảng tranh cãi mất thời giờ “Trách nhiệm đảng viên có cản trở trách nhiệm công dân hay không? Điều lệ và các quy định của đảng có mâu thuẫn với mục tiêu phục vụ dân, phục vụ Tổ quốc nhanh chóng, hiệu quả hay không?”


Kể từ sau khi đơn này được Chi bộ chấp nhận, về mặt danh nghĩa chính thức, tôi sẽ không còn chịu trách nhiệm về quan điểm, đường lối và sự quản lý của tố chức đảng Cộng sản Việt Nam nữa.


Người làm đơn

Tô Hoài Nam
UserPostedImage
Source: Blog Dân Làm Báo

Sửa bởi người viết 20/09/2012 lúc 10:07:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 10:22:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kẻ ngu mới gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp tan rã

BÚA LIỀM LÀ BIỂU TƯỢNG BỊ CẤM Ở BA LAN
Ba Lan là nước cấm mọi biểu tượng hay hành động cổ vũ hoặc những hoạt động liên quan tới chủ nghĩa cộng sản
UserPostedImage
Source: danchimviet.info

SAO ĐỎ VẪN LÀ BIỂU TƯỢNG BỊ CẤM Ở HUNGARY
(NCTG) Sao đỏ, như một biểu tượng của thể chế độc tài, vẫn tiếp tục bị cấm bởi Bộ Luật Hình sự Hungary, theo tuyên bố của Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp Rétvári Bence.

TÊN ĐƯỜNG PHỐ “CÓ YẾU TỐ CỘNG SẢN” SẼ BỊ CẤM Ở HUNGARY?
(NCTG) Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua, theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế độc tài, nhất là độc tài cộng sản.

Source: http://nhipcauthegioi.hu

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 10:31:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#4 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 12:52:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Đảng Cộng Sản Tồi Tệ Hơn Cả Găng-xtơ'
Ghi chú của Ban Biên Tập : Đại Kỷ Nguyên Thời báo đăng tải ở đây các bản dịch trực tiếp từ các tuyên bố thực hiện bởi những người Trung Quốc mà đã từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các tổ chức phụ thuộc của nó. Các tuyên bố này được gửi đến website thành viên của phiên bản Hoa ngữ của Đại Kỷ Nguyên, Dajiyuan. Phong trào từ bỏ, rút ra, hoặc thoái xuất ĐCSTQ, được gọi là "Tuidang" (Thoái Đảng) trong tiếng Hoa, được bắt đầu cuối năm 2004, ngay sau khi Đại Kỷ Nguyên phát hành "Chín Bài Bình Luận về ĐCS", một tuyển tập các bài bình luận khảo sát tỉ mỉ về bản chất và lịch sử của Đảng. Các tuyên bố đưa ra một ý tưởng hiếm có và ngay thẳng đang nảy nở. Người dân Trung Quốc đang quay lưng lại với ĐCS, chọn lựa lương tâm thay cho sự tiện nghi, và dẫn ra một cách hòa bình về tương lai của Trung Quốc, giải thoát khỏi sự cai trị của Đảng [Cộng sản].

Thông Cáo Của Nhóm 3 Người Rút Lui
Tôi đã vừa nhận ra ĐCSTQ xấu ác thế nào. ĐCS tồi tệ hơn cả găng-stơ; nó thối nát và áp bức dân chúng. Lần trước một cuộc họp mặt các thành viên Đảng diễn ra ở làng của tôi, ai đó nói rằng "Quốc Dân Đảng còn tốt hơn ĐCSTQ!", liền có nhiều người khác trả lời "Chúng ta tốt hơn hết là thoái xuất Đảng!".

Sau khi tôi gia nhập Đảng, tôi nhận ra rằng địa vị thành viên của tôi có các bổng lộc đi kèm. Bất cứ khi nào chúng tôi có hội họp, họ đều cho quà. Tôi chỉ trả 50 yuan (tiền Nhân dân tệ) cho phí thành viên 1 năm, nhưng họ cho tôi các thứ giá trị hơn 2000 yuan. (Tôi không có việc làm, nếu không thì phí thành viên sẽ cao hơn). Vào lúc đó tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ thoái xuất Đảng sau khi tôi nhận nhiều lợi ích từ Đảng. Tuy nhiên, giờ tôi vừa nhận ra rằng vấn đề hệ trọng là phải thoái xuất Đảng ngay, thế nên tôi đã quyết định rút lui ngay lập tức. Tôi kiên quyết rút lui khỏi ĐCSTQ xấu ác và các tổ chức liên đới với nó, như Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Tôi từ bỏ Đảng với bí danh "Hen Dang" (Hận Đảng), và tận hưởng cuộc sống an toàn từ giờ phút này trở đi.

Hen Dang
Tỉnh Sơn Đông (Shandong province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 3:45pm

Chỉ Khi Nào ĐCSTQ Diệt Vong, Người Dân Mới Có thể Tự Do
Người cha hơn 70 tuổi và tôi thoái xuất chế độ ĐCSTQ và các tổ chức của nó mà đã dùng bạo lực và lừa dối nhằm đứng trên cả chính phủ hợp pháp của đất nước. Đó là sự lừa dối lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Làm thế nào mà băng đảng của lưu manh và kẻ cướp này có thể phá hủy đất nước xinh đẹp của chúng ta trên quy mô này ! Chúng đã bòn rút và bán mất tất cả những tài nguyên giá trị mà tổ tiên chúng ta đã để lại. Đạo đức cao thượng một thời của Trung Hoa đã không thể còn được tìm thấy nữa. Sụp đổ cùng với những người Cộng sản Trung Quốc!

"Tian Nu" (Thiên Nộ) và cha của mình.
Tỉnh Hà Nam (Henan Province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 5:26pm

Tuyên Bố Từ Bỏ
Tôi đã gia nhập ĐCSTQ với những lý tưởng phục vụ nhân dân và hiến dâng bản thân cho đất nước. Nhiều thập kỷ sau đó, khi mà tôi dần nhận thức được bản chất xấu ác của ĐCSTQ, tôi thấy rằng mình đã bị lừa dối. Đặc biệt trong thập kỷ gần nhất, ĐCSTQ đã bức hại những người dân tốt và bình thường, và nó còn ủng hộ và thăng tiến cho một lượng lớn những quan chức đồi bại vào các vị trí quan trọng. Một đảng xấu ác từ trên xuống dưới. Giờ chúng ta vạch ra đường ranh giới giữa Đảng và chính chúng ta. Vì thế, chúng tôi long trọng tuyên bố chúng tôi thoái xuất ĐCSTQ.

Zhang Xiaoqiao, Zhang Xiaowen

Tỉnh Hồ Bắc (Hebei Province)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 11:42am

Tôi Rút Ra Khỏi Đoàn Thanh Niên
Sau khi tôi đến Hàn Quốc để học tập, tôi đã thấy nhiều sự thật mà tôi đã không thể thấy ở nhà. Tôi cảm thấy ĐCSTQ thật rất là hung ác. Nó đã tàn sát quá nhiều người vô tội. Mặc dù tôi đã gia nhập Đoàn thanh niên lâu lắm rồi, tôi vẫn muốn chính thức từ bỏ khỏi nó.

Juan Er
Nội Mông (Inner Mongolia)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 1:07pm

Thoái Xuất Khỏi Đảng Cộng Sản Càng Sớm Càng Tốt
Tôi là một cựu chiến binh của Đoàn Thanh niên trong hơn 20 năm. Sau quá nhiều thảm họa thiên nhiên và do con người xảy ra ở Trung Quốc, tôi cuối cùng đã nhận ra được ĐCS nó hung ác thế nào. Tôi sẽ không thể có tương lai tươi sáng nếu mà tôi vẫn còn là một thành viên của ĐCSTQ. Tôi muốn thoái xuất Đảng sớm nhất có thể ! Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi thoái xuất khỏi các tổ chức Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong.

Chen Xiaohe
Thượng Hải (Shanghai)
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 11:01am

Thông Cáo Của Nhóm 3 Người Rút Lui
Tôi đã hiểu nhiều về sự sai lầm của thuyết vô thần và các thảm họa mà nó đem đến. Vì thế tôi tình nguyện rút lui khỏi tất cả các tổ chức liên đới đến ĐCSTQ, bao gồm Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong. Tôi mong muốn tự chọn tương lai cho mình !

Xiaoyuan
Ngày 2 tháng Tám, 2012, 1:54pm

Tôi Muốn Thúc Đẩy Dân Chủ Cho Trung Quốc
Là một thành viên Đảng, tôi nhận ra một cách sâu sắc mặt đen tối của ĐCS. Mọi thứ mà Đảng làm đều không phải cho lợi ích của người dân mà là cho túi tiền của riêng nó. Các chuỗi sự kiện gần đây ở quốc nội giải thích tốt nhất cho sự giận dữ của công chúng. Vì thế tôi tuyên bố thoái xuất ĐCS và kiên quyết ủng hộ sự thiết lập thể chế dân chủ đa đảng và quốc hữu hóa quân đội Trung Quốc. Tôi sẵn lòng cống hiến bản thân nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ cho Trung Quốc.

Yi Cheng
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 5:24pm

Tôi Từ Bỏ Lời Thề Đã Tuyên
Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi kiên quyết thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới với ĐCS, và tôi từ bỏ lời thề đã tuyên khi tôi gia nhập ĐCSTQ, Đoàn thanh niên, và Đội thiếu niên tiền phong. Các mục tiêu lập nên bởi những người Cộng sản Trung Quốc là một cái ba lô hoàn toàn đầy ắp dối trá. Nền tảng lý luận của ĐCSTQ là vô cùng lố bịch, thế nên nó lại là học thuyết đấu tranh được chủ trương bởi những người cộng sản. Tôi đã bị làm tổn thương sâu sắc bởi cả hai thứ đó. Chế độ độc tài một đảng không cho phép các tiếng nói đối lập ngoài trừ cơ quan ngôn luận của chính những người cộng sản. Làm sao mà những người dân bình thường có thể được dân chủ hay quyền công dân?

Feng Ye
Canada
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 9:45am

Khăn Quàng Đẫm Máu Của Đội Thiếu Niên Tiền Phong
Tôi đã không biết rằng ĐCS là một tổ chức vô cùng xấu ác. Hoặc cũng đã không nhận ra rằng cái gọi là Đội Thiếu niên tiền phong là một băng nhóm tà ác dùng để đánh bẫy trẻ em vô tội. Tôi đã thấy bộ mặt đê tiện của ĐCS sau khi cha tôi nói cho tôi sự thật. Tôi đã không biết được bao nhiêu sự tàn ác mà màu đỏ của những chiếc khăn quàng Đội Thiếu niên được nhuộm vào ! Tôi long trọng tuyên bố ở đây rằng tôi thoái xuất khỏi Đội thiếu niên tiền phong.

Zhou Xuanzhao
Tế Nam, Tỉnh Sơn Đông (Jinan, Shandong province)
Ngày 3 tháng Tám, 2012, 11:49pm
phai  
#5 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 01:02:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phản đối chế độ độc đảng

Ở Việt Nam vào thế kỷ 21, nhiều người bất đồng chính kiến phản đối chế độ độc đảng như Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Trội, Cù Huy Hà Vũ...
song  
#6 Đã gửi : 30/10/2012 lúc 09:09:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản
UserPostedImage

Một tín đồ Chính thống giáo Nga trong một nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Cộng sản, Stavropol, 30/10/2012. REUTERS/Eduard Korniyenko
Hôm nay, ngày 30/10/2012, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới thời Liên Xô. Họ bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo.
Tổ chức đứng ra làm lễ tưởng niệm là Hội bảo vệ nhân quyền mang tên Memorial. Hội này được thành lập bởi do viện sĩ li khai Andrei Sakharov và một số người chống đối dưới thời Xô viết. Các nhà tổ chức chọn ngày 30/10 bởi vì đây là Ngày Tù chính trị dưới thời Liên Xô. Ngày này được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 30/10/1974 bởi các nhà li khai từng bị giam tại các trại giam Mordovie và Oural.

Tại Kirovsk miền bắc Nga, chính quyền địa phương đã cấm tập hợp để hưởng ứng ngày kỉ niệm và cấm cả việc đặt một bản tưởng niệm ở một nơi gần một nghĩa trang cách xa trung tâm thành phố. Còn ở Boulouvo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà dưới thời Staline, 20.000 người bị chôn tập thể, một buổi cầu nguyện tôn giáo cũng đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm người.

Còn ngày hôm qua, ở Maxcơva tại quảng trường Loubianka, đối diện với trụ sở của cơ quan tình báo nga FSB tại Matxcơva, gần 1.000 người đã tập hợp để tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thời Staline.

Trong một bản thông cáo, Hội bảo vệ nhân quyền Memorial nêu rõ, năm nay lễ tưởng niệm có một ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì không chỉ để tưởng niệm nạn nhân dưới thời cộng sản, mà còn cho các tù chính trị của nước Nga hiện tại.

Source: RFI

Sửa bởi người viết 30/10/2012 lúc 09:10:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#7 Đã gửi : 30/10/2012 lúc 09:25:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tưởng nhớ nạn nhân bị đàn áp chính trị tại Nga
UserPostedImage
Photo: RIA Novosti
Source: Tiếng nói nước Nga

Sửa bởi người viết 30/10/2012 lúc 09:30:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#8 Đã gửi : 17/03/2013 lúc 10:10:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thời báo Ba Lan ‘xếp hạng’ Hồ Chí Minh

UserPostedImage
Hồ Chí Minh- Ảnh trên tờ Polska Times
Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.

Cũng như nhiều sự bình chọn trước đó của các trang mạng khác, các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt.

Những nhân vật của Polska Time như sau:

* 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia

* 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên

* 3 – Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam

*4 – Pol Pot, Campuchia, cầm quyền 1975-1979, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 – 2,4 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Campuchia

* 5 – Saddam Hussein, Irad, cầm quyền 1969-2003, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Kurd

*6 – Yahya Khan, Pakistan, cầm quyền 1969-1971, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 đến 12 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Bangladesh

*7 – Hideki Tojo, Nhật Bản, cầm quyền 1941-1944, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: hành quyết thường dân trong chiến tranh thế giới thứ II.

* 8 – Vladimir Lenin, Nga, cầm quyền 1917-1924, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: nội chiến ở Nga

* 9 – Hoàng đế Hirohito Nhật Bản, cầm quyền 1926-1989, chịu trách nhiệm về cái chết của 6 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát ở Nam Kinh

* 10 – Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc, cầm quyền 1928-1949, chịu trách nhiệm về cái chết của 10 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát tại Đài Loan vào năm 1947

* 11 – Adolf Hitler, Đức, cầm quyền 1933-1945, chịu trách nhiệm về cái chết của 17-20 triệu người; tội ác lớn nhất: Holocaust

* 12 – Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag

* 13 – Mao Trạch Đông, Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm về cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói lớn và Cách Mạng Văn Hóa.

Cũng cần nói thêm, Polska Times là tờ báo có số lượng truy cập khá lớn. Theo Alexa Ranking, lượng người đọc của tờ này đứng hạng thứ 30.000 trong số hàng chục triệu trang mạng trên toàn thế giới.

Source: Đàn Chim Việt
xuong  
#9 Đã gửi : 19/08/2013 lúc 11:18:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Độc đảng vẫn tốt’

UserPostedImage
Quyền quyết định các vấn đề tối cao ở Việt Nam nằm trong tay Quốc hội hay Bộ Chính trị?

Một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ đòi hỏi đa đảng – đáp lại cuộc vận động mới nhất để thành lập một đảng đối lập ở Việt Nam trong những ngày vừa qua.

Tuy nhiên, chưa thẩy báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận số một của Đảng, lên tiếng gì về chuyện này.

Trước đó, ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ của Đảng từng làm lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh, đã kêu gọi thành lập một đảng mới ở Việt Nam với tên gọi Đảng Dân chủ-Xã hội.

Ông Đằng đưa ra đề xuất này sau những ngày suy nghĩ trên giường bệnh – khi ông đang tĩnh dưỡng sau cơn trọng bệnh.

Quốc hội ở trên Đảng?Chỉ hai ngày sau, báo Quân đội nhân dân đã có phản hồi với bài xã luận ‘Đôi điều với tác giả ‘Viết trên giường bệnh’’ của tác giả ký tên là Trọng Đức.

Bài xã luận được đăng trong chuyên mục ‘Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình’ hôm Chủ nhật ngày 18/8.

"Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân."

Báo Quân đội nhân dân

Tác giả giãi bày cả thảy 4 điều muốn nói với ông Đằng, trong đó điều quan trọng nhất là điều thứ hai: bác bỏ đòi hỏi đa nguyên đa đảng của ông Đằng.

Lập luận chủ yếu của tác giả Trọng Đức để bảo quyền thống trị tuyệt đối của Đảng là quyền lực cao nhất ở Việt Nam là không phải của Đảng mà ‘thuộc về nhân dân thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội’.

“Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước,” bài xã luận viết, “Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân.”

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng lâu nay Quốc hội Việt Nam chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của Đảng và mặc dù Quốc hội trên danh nghĩa là do dân bầu nhưng những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội đều do Bộ Chính trị của Đảng quyết định.

Mặt khác, mặc dù Dự thảo Hiến pháp sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến người dân và vẫn chưa được Quốc hội thông qua nhưng tác giả bài xã luận đã khẳng định rằng ‘việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân’.
UserPostedImage
Mặc dù chính quyền nói 'phục vụ nhân dân' nhưng nông dân Việt Nam thường xuyên biểu tình đòi quyền lợi

Không rõ có phải tác giả dự đoán trước rằng Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam chắc chắn sẽ được thông qua hay không.

‘Dân chủ độc đảng’Một lập luận nữa mà bài xã luận đưa ra là ‘độc đảng vẫn dân chủ’ miễn là bản chất đảng cầm quyền phục vụ giai cấp nào.

Từ đó tác giả khẳng định bản chất chế độ độc đảng ở Việt Nam là ‘phục vụ nhân dân’.

“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động,” bài xã luận viết.

Tuy nhiên, những người bất đồng với chế độ cũng đã chỉ ra rằng chế độ độc đảng hiện nay ở Việt Nam, do nhân dân không có quyền kiểm soát thật sự, chỉ phục vụ cho lợi ích có tầng lớp thống trị nắm quyền hành trong tay.

"Đâu có phải cứ đa nguyên, đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập ở Việt Nam lúc này, có đúng như các 'nhà dân chủ' đã vẽ ra, là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn?"

Báo Quân đội nhân dân

Mặc khác, trong xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự chia rẽ giữa đa số người dân lao động có đời sống khó khăn với những cán bộ giàu có và nhiều đặc quyền đặc lợi.

“Đâu có phải cứ đa nguyên, đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập ở Việt Nam lúc này, có đúng như các "nhà dân chủ" đã vẽ ra, là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn?,” bài xã luận phản bác.

Ngoài ra tác giả Trọng Đức cũng nêu ra một số luận điểm rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là ‘bức tử’ những đảng khác’ và ‘nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của mình’ mà không hề đưa ra dẫn chứng chứng minh.

Bài xã luận chỉ đề cập đến ông Đằng là ‘tác giả Lê Hiếu Đằng’ mà không cho biết ông Đằng là ai. Bài báo cũng không hề một lần nhắc đến ông Đằng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 45 năm tuổi Đảng.
Theo BBC
xuong  
#10 Đã gửi : 15/09/2013 lúc 09:29:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cái giá của độc đảng
UserPostedImage
Đảng đề ra công thức nhân dân làm chủ nhưng vẫn phải để Đảng lãnh đạo
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam quyết bám giữ quyền lãnh đạo của mình là điều dễ hiểu.

Nhưng cái lý lẽ Đảng đưa ra mới khó hiểu.

Đảng nói rằng điều đó có lợi cho dân cho nước – đây là điều cần phải bàn lại.

Nhưng nó có lợi cho Đảng trước hết thì không có gì phải bàn cãi.

Thử động đến quyền lãnh đạo của Đảng xem. Sẽ biết!

Những ngày này, có lẽ ít ai biết rõ điều này hơn ông Lê Hiếu Đằng, người vừa kêu gọi thành lập đảng

đối lập.

Đánh người nằm bịnh
Đầu tiên các báo mang họ ‘nhân dân’ nhưng thân Đảng điểm mặt ông Đằng. Tiếp

đến các báo tỉnh báo thành, rồi báo ngành báo nghề đều ùa vào dập ông Đằng tới tấp.

Tôi nghĩ các nhà lý luận của Đảng đang cơn giận mà nói vậy chứ chưa suy xét kỹ nội tình câu chuyện

của ông Đằng.

Có câu: ‘Chim sắp chết cất tiếng nỉ non; người sắp chết nói lời thành thật’. Khi được ‘viết trong những

ngày nằm bịnh’ – mà là trọng bệnh có phần sống phần chết – thì tôi tin những lời ông Đằng viết ra là rút

gan rút ruột tận đáy lòng.
UserPostedImage
Quốc hội Việt Nam là của dân bầu nhưng sao lại toàn tuân theo lệnh Đảng?
Với một người đã lăn lộn trong lòng Đảng bao nhiêu năm, một người lúc nào cũng cảm nghĩ về tình hình

đất nước và trong khoảnh khắc thành thật nhất thì lời kêu gọi ‘thoái Đảng, lập đảng đối lập’ của ông thật

không thể coi thường.

Hơn nữa, lúc đó tính mạng còn không giữ được thì ham hố chi mà ‘mưu đồ chính trị’ với ‘vị kỷ cá nhân’?

Với lại, từ bỏ niềm tin, đi giết lòng mình thì có dễ không nhất là khi cả đời đã hy sinh vì nó?

Cho nên, nói sao chứ ông Đằng không thể hàm hồ được. Ắt hẳn ông đã suy xét cặn kẽ, cân nhắc thấu

đáo mọi bề trước khi đi đến quyết định làm Đảng tối tăm mặt mũi như thế.

Công và lợi
Theo báo Đảng thì sự lãnh đạo của Đảng nhân dân hoàn toàn ủng hộ còn lý do vì sao các

học giả đã ‘phân tích nát nước’. Còn gì để bàn cãi nữa?

Theo sự phân tích này, thì nguyên do chính Đảng độc quyền lãnh đạo là Đảng có công còn dân có lợi.

Công là Đảng đã ‘cứu nước cứu dân’ và sắp sửa làm cho ‘dân giàu nước mạnh’. Công lớn bằng trời nên

Đảng được độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam.


Sau khi bị dân Nhật truất quyền, Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đã trở lại mạnh mẽ

Về ‘cứu nước cứu dân’ thì Đảng Quốc đại (INC) bên Ấn Độ chắc không thua gì Đảng vì đã dẫn dắt nhân

dân Ấn Độ giành độc lập mà không tốn nhiều xương máu.

Về ‘dân giàu nước mạnh’ thì Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật chắc không phải hổ thẹn so với Đảng

vì đã đưa nước Nhật từ đống tro tàn thành cường quốc thế giới.

Ngay Campuchia sát bên, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) có công cứu nước khỏi họa diệt chủng lại

còn đưa đất nước phát triển ổn định cho đến nay.

Nói như Đảng thì INC, LDP và CPP phải triệt hết đảng khác, viết lại Hiến pháp để tiếm quyền lãnh đạo

hay sao?

Hoặc là họ không đủ ‘đỉnh cao trí tuệ’ như Đảng ta, hoặc là dân nước họ khó hơn dân ta nên họ không

làm được như Đảng chăng?

Cứ cho là có công thì được quyền lãnh đạo đi, vậy còn có tội thì sao?

Cải cách ruộng đất bao nhiêu người chết? Kinh tế tập trung bao cấp tàn phá đất nước như thế nào?

Tham nhũng làm mất bao nhiêu tiền thuế của dân? Rồi còn hàng tỉ đôla tiền thuế của dân chìm theo con

tàu Vinashin thì sao?

Chẳng phải ‘thế lực thù địch’ nào mà chính Đảng đã thừa nhận những ‘sai lầm khuyết điểm’ kể trên.

Chẳng lẽ vài lời xin lỗi, mấy giọt nước mắt, một số vị bị cách chức, một vài người đi tù là xong? Còn

Đảng chẳng hề hấn gì, vẫn cứ điềm nhiên tại vị.
Công lớn thì được thưởng to, tội nặng chỉ bị phạt nhẹ. Ai thông minh bằng Đảng đây?

Hơn nữa, theo lý mà suy, nếu dân thật sự trao quyền cho Đảng thì dân phải có quyền trừng phạt sai lầm

của Đảng chứ?

Thế mà dân chả làm gì được Đảng cả. Có chăng được Đảng xin lỗi đã là hạnh phúc lắm rồi.

Lời nói suông
Công bằng mà nói, ở vị trí lãnh đạo đất nước, Đảng cũng muốn dân giàu nước mạnh. Có

như thế Đảng mới chứng tỏ cái tài lãnh đạo của mình.

Cho nên câu nói ‘Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân’ trong chừng mực nào đó

cũng có thể xem là lời nói thật lòng.

Nhưng nếu vì thế mà cho rằng nên cho Đảng lãnh đạo thì chẳng khác nào đi dụ trẻ con.

Đảng chính trị nào không đặt mục tiêu vì dân vì nước? Tự dưng họ lập ra đảng phục vụ lợi ích riêng của

họ rồi để dân bầu được sao?

Đảng nói dân từng theo Đảng giành độc lập dân tộc. Nhưng Đảng cũng nói một Đảng hôm qua tốt thì

không có nghĩa hôm nay vẫn được dân tin.

Do đó, nếu không có gì đảm bảo Đảng chỉ vì và luôn vì lợi ích của dân thì đó chỉ là lời nói suông to

tướng.
Không chỉ nói suông mà thực tế dường như chứng minh điều ngược lại.

Câu chuyện về tiếng súng của Đoàn Văn Vươn là minh chứng rõ ràng về việc chế độ Đảng quyền vì dân

hay vì Đảng.

Chính quyền huyện Tiên Lãng thừa hiểu pháp luật nhưng họ vẫn cưỡng chế ngoài diện tích có quyết

định cưỡng chế, phá nhà khi không có quy định cho phá nhà. Họ sẵn sàng chà đạp lên pháp luật. Vì

sao? Vì pháp luật họ nắm trong tay và họ biết rằng người dân chả là gì trước chính quyền.

Một bên là người dân không có gì ngoài vũ khí tự tạo. Một bên là chính quyền với toàn bộ hệ thống quân

đội, công an, luật pháp, tòa án và bộ máy tuyên truyền.

Đoàn Văn Vươn thể hiện hình ảnh của một người dân đen đúng nghĩa trước một chính quyền quá uy

quyền.

Đảng nói Đảng cần toàn quyền để phục vụ nhân dân nhưng ai dám chắc Đảng không dùng quyền lực đó

để trấn áp dân?

Chẳng lẽ người nông dân bảo vệ mồ hôi xương máu của mình lại là thế lực thù địch?

Chẳng lẽ Đảng vì lợi ích toàn dân nên có xâm phạm lợi ích một người dân cũng chẳng sao?

Nếu chính quyền thật sự vì dân thì họ đã suy nghĩ khác và hành xử khác.

Nếu chính quyền thật sự vì dân thì đâu có cảnh hàng ngàn nông dân mất đất mất đai bỏ nhà bỏ cửa ăn

dầm nằm dề đi khiếu kiện từ ngày này qua tháng khác.

Chính quyền vì dân chắc không thể không hiểu rằng tiền bồi thường ăn tiêu dăm mười năm cũng hết,

còn nhà cửa, ruộng vườn là nơi sống và sinh kế cả đời người ta.

Hậu quả không nhỏ

Công bằng mà nói nếu Đảng không vì dân thì dân đã không theo Đảng trong công cuộc giành độc lập

trước đây.

Nhưng nay, nếu ai đó yêu cầu đưa hoạt động của Đảng vào quy củ bằng một đạo Luật thì Đảng nói

‘không cần thiết’. Trí tuệ đỉnh cao như thế thật khó ai bằng!

Về mặt thực tế, có những điều chứng minh ngược lời Đảng nói.

Về mặt lý thuyết, độc đảng dẫn đến những hậu quả không nhỏ mà không hiểu sao dù đã ‘phân tích nát

nước’ nhưng các nhà lý luận của Đảng vẫn không nhìn thấy.

Một đảng nắm quyền lực tuyệt đối thì liệu có cưỡng được cám dỗ muốn làm gì thì làm, nhất là làm lợi

cho bản thân, hay không?

Một Đảng không hề biết cạnh tranh là gì và sắp tới cũng không muốn cạnh tranh với ai liệu có luôn biết

phấn đấu hay không?

Một Đảng mà người dân không bầu nhưng vẫn nắm quyền thì liệu có hiểu được tâm tư nguyện vọng của

dân hay không?

Không phải các nhà tư tưởng Ánh sáng ở Pháp ở không vẽ chuyện ‘tam quyền phân lập’; không phải

những người sáng lập nước Mỹ rỗi hơi tự dưng tìm cách kiểm soát quyền lực.

Từ kinh nghiệm bản thân họ biết quyền lực không kiểm soát sẽ như thế nào.

Ai mà không vì lợi ích của bản thân? Ai mà chẳng muốn hô gió có gió, vẫy mưa được mưa? Ai đã nắm

được quyền lực rồi mà lại chịu nhả ra bao giờ?

Chỉ khi một đảng không ham muốn quyền lực, chỉ khi quyền lực được kiểm soát thì quyền lực đó mới

được sử dụng vì lợi ích của dân. Còn một đảng chăm chăm vào quyền lực thì không biết đảng đó sẽ

làm chuyện gì.

Bệnh không uống thuốc
Vậy còn một đảng luôn ‘phê và tự phê’ thì sao? Liệu có là Đảng tốt cho dân?

Ngày xưa, vào Đảng là gian khổ, là hy sinh, thậm chí bỏ mạng. Tôi tin đó là đảng cách mạng và có sức

mạnh.

Còn bây giờ, Đảng chễm chệ ngồi trên cao. Vào Đảng là có cơ lên chức nắm quyền, thêm tiền thêm

bạc. Đảng đã trở thành một nơi dễ tha hóa và mất sức chiến đấu.

Khi nào vào Đảng không tự khắc sẽ có quyền hành, khi nào vào Đảng là phải làm sao để được dân bầu,

khi nào biết thắc thỏm lo âu sợ dân quay lưng thì các đảng viên mới tận tâm tận lực.

Có người nói đảng viên suy thoái chỉ là hiện tượng, nhưng suy thoái mãi không sửa được thì đã thành

bản chất mất rồi!

Không phải bây giờ mà mấy chục năm qua lúc nào cũng nghe chỉnh đốn Đảng.
Đảng đề ra công thức nhân dân làm chủ nhưng vẫn phải để Đảng lãnh đạo

Đơn giản con người tốt hay xấu không thể chỉ trông chờ vào ý thức bản thân được.

Căn bệnh suy thoái trong Đảng không phải không có thuốc chữa. Có điều liều thuốc này Đảng nhất định

không chịu uống.

Quyền lực của dân
Có người nói đa đảng là âm mưu muốn giành quyền lực của Đảng. Suy cho cùng, đa

đảng chính là trả quyền lực về cho nhân dân
Người dân thông qua lá phiếu sẽ thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Đảng nào giỏi thì dân

chọn để giao quyền. Đó là quyền mà người dân nhiều nước có từ lâu nhưng người dân Việt Nam chưa

được hưởng.

Người dân đổ mồ hôi xây dựng nên đất nước này, bỏ xương máu bảo vệ mảnh đất này thì chính người

dân chứ không phải bất kỳ đảng phái nào mới là chủ nhân của dải non sông gấm vóc này.

Đảng người ta được dân bầu lên nắm quyền, còn Đảng ta vừa cầm quyền vừa nơm nớp lo sợ bị người

dân lật đổ. Xem cái cách Đảng bao quanh mình bằng công an, quân đội, bằng bộ máy tuyên truyền

trong khi đảng người ta không phải làm như vậy thì thử hỏi ai chính đáng hơn ai?

Bao nhiêu tiền của của nhân dân, bao nhiêu nguồn lực của đất nước đã được chi tiêu vào mục đích bảo

vệ Đảng.

Xem ra cái giá của độc đảng không hề nhỏ. Số tiền đó mà đem đi đầu tư phát triển đất nước thì sẽ như

thế nào?

Chẳng lẽ nhân dân Việt Nam không xứng đáng tự quyết định vận mệnh của mình hay sao?

Đảng có công to nhường ấy, trí tuệ nhường ấy, tài năng nhường ấy, tâm huyết nhường ấy, uy tín nhường

ấy mà sợ dân không bầu cho Đảng sao?

‘Dân chủ độc đảng’
Ấy vậy mà không biết các lý thuyết gia của Đảng nặn kiểu gì thành ra ‘độc đảng vẫn dân chủ’ còn ‘đa

đảng chưa chắc đã dân chủ’.

Tôi chỉ nghĩ đơn giản là trong một gia đình mà chỉ một anh có toàn quyền còn những người khác không

được phép hó hé thì chắc chắn không phải là dân chủ.

Với lại, cuộc sống này vốn dĩ đã đa nguyên, trăm người mười ý không ai giống ai thì tại sao chỉ có tư

tưởng cộng sản mới được tồn tại còn những tư tưởng khác thì không?

Để giải thích cho cái ‘độc đảng dân chủ’ ấy, Đảng dùng đến ‘tính giai cấp’.

Tuy nhiên, dùng một khái niệm mà chỉ tồn tại trong phạm vi của Đảng Cộng sản để rồi đi đến kết luận về

tính dân chủ vốn là một giá trị phổ quát của loài người thì liệu có hợp lẽ?

Thử hỏi người dân các nước xem có ai cho mình thuộc giai cấp nào và có dùng ‘bạo lực cách mạng’ để

‘đấu tranh giai cấp’ hay không? Ngay ở Việt Nam bây giờ mà hỏi ai đó thuộc giai cấp bóc lột hay bị bóc

lột có khi người ta xem anh là người cõi nào mới xuống.

Đảng nói ở Mỹ dù Dân chủ hay Cộng hòa thì đều là của giai cấp tư sản và phục vụ lợi ích riêng giai cấp.

Nếu vậy người dân Mỹ bầu cho các đảng này làm gì? Còn Đảng Cộng sản của giai cấp bị bóc lột đó,

sao dân Mỹ họ không bầu?

Còn nếu nói đa đảng là của ‘giai cấp tư sản’ vậy thì ở Nga giải thích thế nào về việc Đảng Cộng sản

nước này có thể làm nên chuyện trong các kỳ bầu cử?
Đảng cảnh báo tranh chấp đảng phái ‘cản trở sự phát triển chung của xã hội’. Thế sao các nước phương

Tây phát triển nhanh thế? Không có ai săm soi thì tha hồ mà tự tung tự tác à? Lúc đó sự phát triển còn

bị cản trở hơn mấ́y lần.

Nếu Đảng cứ nhẫt quyết đòi độc quyền lãnh đạo đất nước thì trách nhiệm Đảng phải gánh vác lớn đến

thế nào chắc hẳn Đảng phải biết. Mọi thành bại của dân tộc, hưng vong của đất nước đều nằm trong tay

Đảng.

Điều thấy rõ là trong lúc thế giới phát triển vũ bão như hiện nay, Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu

hơn bao giờ hết.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 15/09/2013 lúc 09:37:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#11 Đã gửi : 12/01/2015 lúc 09:37:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế kỷ kết liễu độc tài

UserPostedImage

Những ngày của đầu năm 2015, tin tức về cái chết của Fidel Castro, nhà lãnh đạo cộng sản khét tiếng của Châu Mỹ Latin đang được lan truyền khắp nơi. Có thể đó chỉ là tin đồn. Có thể ông ta đã chết nhưng đảng cộng sản Cuba đang chọn tìm một thời điểm thích hợp để công bố, như số phận của nhiều nhà lãnh đạo cộng sản khác. Cũng có thể tin đồn đó chỉ là cách phản ánh một tâm thức chán ghét của của đám đông về nhân vật này. Nhưng điều quan trọng hơn, với những gì đang diễn ra ở Cuba, thì ý nghĩa tồn tại thể chất của nhà độc tài cộng sản 88 tuổi không còn quan trọng: Trong mắt loài người văn minh, Fidel Castro kể như đã chết.

Cũng giống như nhiều lãnh tụ cộng sản háo danh khác, Fidel Castro cũng thích nhảy múa cùng những huyền thoại của mình, để ông được "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Một trong những huyền thoại hay được sách vở Cuba tuyên truyền rầm rộ là ông đã phá vỡ được đến 638 vụ ám sát của CIA Mỹ tổ chức nhằm vào ông. Những vụ ám sát được công bố qua các phương thức như bỏ thuốc độc, nổ xì-gà... rất ư là 007. Với theo nhiều tài liệu phân tích của các sử gia, thì đa số là do các tổ chức Cuba phản kháng lưu vong tìm cách thực hiện. Nhưng điều đáng nói nhất, thì người dân Cuba ít được phép nhắc đến, đó là Fidel Castro đã cai trị dân tộc mình bằng máu và nước mắt hơn nửa thế kỷ.

Không chỉ riêng ở Cuba, mà ngay ở Việt Nam, các giáo viên dạy sử cũng được nhận lệnh gia công cho các huyền thoại này. Trong một giờ dạy về lịch sử quốc tế, tôi còn nhớ mình phải học thuộc lòng rằng Cuba như chỉ sinh ra từ Fidel Castro và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy dạy sử, mà tôi tin chắc rằng ông ta chưa bao giờ được một lần đặt chân đến Cuba, đã say mê thuyết phục những đứa học trò trung học chúng tôi rằng nơi đó là thiên đường, và Fidel là một kỳ nhân của thế gian khi cải tạo đất nước này sang hình thái xã hội chủ nghĩa.

Ở thiên đường đó, mà tôi cũng từng mơ màng trong suốt nhiều năm, có những điều thật trớ trêu. Hơn một triệu người dân Cuba không chấp nhận cộng sản, chọn cách ra đi đã hàng năm gửi về cho thân nhân của họ hơn 1 tỷ USD kiều hối, tương đương với 35% ngoại tệ thu về hàng năm của cả nước, giúp nền kinh tế này thoi thóp sống. Nơi quốc gia này, nhân viên nhà nước làm việc cho chính phủ, chỉ có được mức lương trung bình khoảng 15 USD/tháng nhưng phí điện thoại di động là 40 USD/ tháng. Tôi không có dịp gặp lại người thầy của mình để hỏi lại cảm giác của ông về những tin tức như năm 2014, người dân Cuba mới bắt đầu được đi du lịch nước ngoài mà không còn cần phải làm bản trả lời thẩm vấn nộp cho công an địa phương. Hoặc chỉ để nhìn lại ông, khi chìa cho ông bản tin chính báo chí Việt Nam đăng tải, rằng các phát minh của thế kỷ 20 như tivi màu, internet... người dân Cuba chỉ được chạm đến trong thế kỷ 21.

Năm 1961, sau một thời gian làm cách mạng lật đổ chế độ thân Mỹ của tổng thống Fulgencio Batista, Fidel Castro tuyên bố mình đi theo chủ nghĩa cộng sản, đưa đất nước này vào bóng đêm tăm tối của chế độ độc tài toàn trị. Dù được ca ngợi là thành tựu ở một vài lãnh vực như y khoa, kiểm soát tội phạm... nhưng đất nước Cuba cũng được nhắc đến về cuộc sống rên siết trong vòng vây của chế độ cộng sản. Một chế độ mà chính chủ tịch mới, ông Raul Castro đã phải thú nhận trước quốc hội vào tháng 4/2011, rằng « Hoặc là chúng ta sửa đổi, hoặc như thế là hết. Chúng ta không còn có thể đi men theo bờ vực thẳm, chúng ta sẽ chìm đắm, và cùng chìm theo ta là nỗ lực của bao nhiêu thế hệ ».

Triều đại bàn tay sắt của Fidel Castro vẫn còn được được mô tả trong bản báo cáo về nhân quyền năm 2009, qua lời của Rodolfo Bartelemí Coba, một nhà tranh đấu cho quyền con người, rằng "Chúng ta sống 24 giờ một ngày, mà vốn đã được chuẩn bị sẵn sàng để bị giam giữ". 10 ngày sau lời phát biểu này, ông Rodolfo cũng đã bị bắt đi mất tích.

Sự tàn bạo của chính quyền cộng sản Cuba, thông qua Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng (FAR) là đề tài kinh hoàng của những người vượt thoát khỏi Cuba. Theo hồ sơ của Hiệp hội Đồng hương Mỹ-Cuba (Cuban American National Foundation) thì từ sau khi Fidel Castro cầm quyền, đã có khoảng 12.000 đối lập chính trị bị bắn, chôn sống hoặc tra tấn đến chết. Nhưng các tài liệu ngoài tiếng Tây Ban Nha thì cho biết số lượng những nạn nhân này có thể lên đến 17.000 người, chỉ tính riêng từ năm 1959 đến 1990.

Một bản tin về chuyện ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Cuba vào 17/12/2014 vừa rồi, cũng như tin tức chủ tịch Raul Castro ký trả tự do cho 35 nhà đối lập trong danh sách 100 người được quốc tế đề nghị (8/1/2015), số người đào thoát khỏi Cuba vẫn tăng đến 117%. Dù tự do và thay đổi đang ở ngay trước mặt nhưng người dân Cuba đã không còn kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Họ làm mọi cách để chạm vào tự do ngay khi hàng rào kẽm gai vừa lỏng lẻo chứ không còn kiên nhẫn và cam chịu để chờ đến khi hàng rào đó sụp đổ. Không thể đợi Fidel chết và chế độ cộng sản Cuba sụp đổ trên bản đồ chính trị, người dân muốn tiễn đưa ngay cơn ác mộng của đời mình bằng hành động cụ thể nhất.

Khác với các nhân vật như đại tá Gaddafi hay tổng thống Mubarak, các nhà lãnh đạo cộng sản vẫn hay lên tiếng tố cáo sự tư hữu xa hoa của chế độ phương Tây, bày tỏ cuộc sống khiêm tốn của mình. Nhưng khi mọi thứ được phơi bày, người dân mới té ngửa khi biết rằng mọi thứ đều là dối trá. Chính các nhà lãnh đạo cộng sản là kẻ tham nhũng ghê sợ nhất, xa hoa nhất trên tấm lưng còng của tổ quốc mình. Theo tiết lộ từ cuốn La Vie Cachée de Fidel Castro (tạm dịch: Cuộc đời bí ẩn của Fidel), một nhân viên cận vệ của Fidel Castro kể rằng nhà lãnh tụ này chưa bao giờ từ bỏ lối sống tiện nghi tư bản mà ông ta vẫn hay lên truyền hình nguyền rủa nó. Juan Reinaldo Sánchez, người đã làm cận vệ riêng cho Fidel trong suốt 17 năm, sau đó đào thoát qua Mỹ, tiết lộ rằng dân cả nước Cuba không thể nào hình dung nổi cuộc sống sang trọng phung phí của Fidel. Thậm chí Fidel Castro còn quy hoạch một hòn đảo nhỏ thành của riêng cho mình, đảo Cato Piedra, nằm ở phía nam của Vịnh con Heo. Juan nói rằng nơi đó được Fidel Castro xây dựng như một vườn địa đàng, đầy những trại nuôi rùa biển và cá heo.

Thế kỷ 20 và 21 đã chứng kiến nhiều cuộc kết liễu độc tài. Từ Stalin đến Mao Trạch Đông... rồi Kim Chính Nhật đến Gaddafi... giờ thì đã rất gần với Fidel Castro, nhân vật bạo chúa được khoác áo người hùng trong vai diễn của lịch sử cộng sản thế giới. Như một quy luật không thể thay đổi: bất cứ chế độc tài nào rồi cũng phải ra đi, dù đi nhanh hay đi chậm. Thế kỷ như đang kết liễu những nhà độc tài, những nhà nước độc tài núp bóng vì nhân dân, vì tổ quốc. Những người như tôi cũng có dịp để kết liễu những bài học lịch sử nhồi sọ của mình, để ghi vào đó, một trang sử mới bằng tên của những người yêu nước Cuba đã chết cho quê hương của họ được tự do.
Tuấn Khanh (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.594 giây.