logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/05/2014 lúc 06:07:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đứa con gái nghiêng đầu hỏi khẽ sau khi hân hoan kể cho bố nghe những gì mình đã làm cho mẹ trong ngày “Mother’s Day”.
“Hồi ở Việt Nam, ngày ‘Mother’s Day’ bố làm gì cho bà nội?”
“Thời đó, bên mình không ai biết đến ngày ấy con ạ!”
“Nếu vậy thì… có bao giờ bố tặng quà cho bà không?
Ông bố gật đầu trong ánh mắt đăm chiêu.
“Quà gì thế bố?
“Một món quà đặc biệt… con có muốn xem không?”
“Có, có…”
Cô gái hớn hở trả lời. Ông bố bước vào phòng rồi trở ra với một phong thư, giọng nói như nghẹn lại:
“Đây là món quà duy nhất bố dành cho bà. Nhưng… chẳng bao giờ bà đọc được”.
Nhìn những giọt lệ len dài theo khóe mắt của con, ông bố nhắm mắt, hình dung ra từng dòng chữ mà hơn từng ấy năm trôi qua vẫn còn in đậm trong trí nhớ của ông.
Thấm thoát đã mười hai năm hơn…

* * *

Tôi bị đánh thức bởi tiếng chuông reo inh ỏi giữa đêm thanh vắng. Nhoài người, nhắc vội chiếc điện thoại tôi nghe tiếng chị Hai nghẹn ngào trong khoảng âm thanh thật xa xôi:
- Em đó hả? Chị mới đưa mẹ vào bệnh viện cứu cấp, mẹ bị mệt và khó thở… bây giờ đang hôn mê.
Thêm vài lời trao đổi ngắn ngủi, tôi gác điện thoại với tâm trạng đầy lo âu. Giờ này, nhà tôi và các con vẫn đang ngủ say. Tôi bước ra phòng làm việc đầu óc miên man nghĩ về mẹ. Cách đây một tuần, có một đêm tôi bỗng nhớ mẹ vô cùng. Nỗi nhớ se thắt, bồn chồn làm tôi không ngủ được. Hôm qua lại mơ thấy người bạn – đã chết rồi – nằm mê man trên giường. Một nỗi lo sợ ghê gớm bỗng vây quanh tôi. Không lẽ đây là một điềm báo trước mẹ tôi sẽ… Với số tuổi tám mươi sáu, sức khỏe yếu đuối, mong manh, liệu tôi có còn nhìn thấy mẹ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy những câu thơ quen thuộc của Trần Trung Đạo lại hàm chứa tất cả nỗi xao động trong lòng tôi như hôm nay.
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như thể tiếng mưa rơi
Nếu mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Mẹ ơi! Mẹ sẽ khỏe lại. Con tin như vậy. Mẹ sẽ trở về nhà, ngồi ăn miếng trầu cay như thuở nào để chờ vợ chồng con và hai đứa cháu nội về thăm mẹ.
… Suốt ngày thứ bảy tôi lẩn quẩn trong nhà thờ với công việc cắt cỏ, dọn từng bao rác và không ngớt thầm thì cầu xin “Lạy Chúa! xin đừng đem mẹ con đi”. Dù rất mệt mỏi vì đêm qua không chợp mắt được một phút nào, nhưng tôi vẫn không muốn ở nhà với gương mặt ủ rũ sẽ làm mọi người trong gia đình lo âu. Hơn bao giờ hết, tôi sợ nhạc chuông điện thoại và giọng nói tắc nghẹn giữa tiếng khóc nức nở của chị tôi từ Việt Nam.
Và rồi…
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ ra phi trường để về thăm mẹ. Nhà tôi đang sắp sửa quần áo, chưa kịp xếp vào vali thì tin khủng bố từ tivi đã làm tôi choáng váng. Máy bay đâm vào tòa cao ốc. Lửa cháy ngùn ngụt. Gạch đá đổ xuống áo ào giữa dòng người tất tả chạy ngược xuôi trong cơn hỗn loạn. Chuyện gì đã xảy ra nơi đây và chuyện gì sẽ xảy ra ở bên kia trời quê hương cho mẹ tôi?
Chuyến đi của tôi bị đình trệ.
- Mẹ đã mê man ba ngày rồi, hồi sáng này mẹ tỉnh lại một chút và câu đầu tiên là hỏi em có về kịp không?
Tôi bật khóc. Mẹ ơi! Làm sao con có thể về bên cạnh mẹ ngay phút giây này? Cái phút giây con đang bình an ở nơi đây để xót xa nhìn hình ảnh tang tóc, điêu tàn của thành phố New York và lòng đau như cắt khi biết mẹ đang thoi thóp từng hơi thở. Đất nước này đang lâm nguy. Việc làm con chỉ còn đếm từng ngày. Và từng giờ sẽ trôi qua để rồi con sẽ mất mẹ. Chưa bao giờ những chuỗi âu lo đè nặng trên vai con như hôm nay. Xin Chúa cho con đừng gục xuống.
Và điều tôi lo sợ đã đến. Mẹ tôi vĩnh viễn ra đi sau mười lăm ngày tỉnh tỉnh, mê mê ở bệnh viện. Mẹ đã đợi chờ mòn mỏi để rồi không bao giờ tôi về kịp nữa. Tôi vẫn nhớ hoài dáng mẹ ngồi co ro trước cửa với hai dòng lệ chảy dài trên má khi tôi quỳ xuống ôm mẹ giã từ để trở về Mỹ trong lần đầu tiên trở về thăm – đâu ngờ đó cũng là lần vĩnh biệt – Mẹ ôm đầu tôi vào ngực và hỏi:
- Chừng nào con về nữa?
Con vẫn muốn về nhưng rất sợ những buổi sáng chia tay như năm nào. Nhưng kể từ nay và mãi mãi đến ngày nhắm mắt con sẽ chẳng bao giờ còn được thấy mẹ khóc hay cười. Ba mươi năm, kể từ ngày ba nằm xuống, vai mẹ mỗi ngày gầy đi vì gồng gánh biết bao nỗi thương đau chia lìa. Con chợt nhớ lại một lời thơ:
Nắng mưa từ buổi tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon (*)
Và cũng kể từ đó con đã rời xa mẹ. Hết chinh chiến lại bị tù đày rồi lưu lạc nơi đất khách quê người. Mẹ mừng cho con vì thoát được cuộc đời tăm tối, nhưng lại tủi cho mình vì đứa con trai duy nhất mãi biền biệt phương xa. Con còn nhớ, có lần theo đoàn quân đi ngang thành phố, con xin phép chạy vội vào nhà thăm mẹ vài phút. Mẹ ôm con khóc mếu máo khi nhét vội vào túi con chai dầu xanh và nói: “Con đi ngoài trời đêm hôm mưa gió, ráng giữ gìn cho ấm kẻo bệnh hoạn không ai lo cho con”. Con cười cho cái lẩm cẩm của mẹ: “Con như vầy mà bệnh sao được, mẹ đừng lo.”
Nhớ hồi bé, khi học xong tiểu học, con phải đi học khá xa vì làng mình không có trường. Lần nào về mẹ cũng đưa con ra bến xe với đôi mắt đỏ hoe và lần nào con cũng đòi nghỉ học ở nhà. Những lúc đó mẹ cười trong nước mắt và nói: “Mười một tuổi rồi mà theo mẹ làm gì, ráng đi học để biết chữ với người ta. Mẹ sẽ dành cho con nguyên một nhánh quýt đường mà con thích”. Khi về nhà, việc đầu tiên là con chạy ngay ra vườn hái những trái quýt đường chín mộng ngọt lịm, nhưng khi nhìn thấy một đám cỏ chừng vài mét vuông mà ba để dành cho con, con lại nhăn nhó, phụng phịu. Ba muốn con tập làm việc để giúp đỡ gia đình, nhưng con lúc nào cũng thích những nhánh quýt đường hơn là đám cỏ. Quýt thì ăn nhanh, nhưng đám cỏ thì làm hoài không hết. Mẹ phải lén ba nhổ cỏ giúp con, nhưng khi có mẹ làm thì con biến mất theo đám bạn đi bắn chim. Con hư như vậy mà chưa lần nào mẹ rày la con. Ngoại trừ những lần con cằn nhằn vì mẹ muốn con phải luôn luôn làm vui lòng những người khách không mời từ dưới quê lên ở nhờ để trị bệnh. Lúc đó, nhà mình mới lên tỉnh còn nghèo và chật hẹp lắm mà hầu như tháng nào cũng có vài người đến tá túc. Mẹ luôn dạy dỗ con về lòng nhân hậu, lòng yêu thương và hy sinh, giúp đỡ người khác.
Mẹ ơi! Mẹ mất năm ngày rồi mà đến hôm nay con vẫn không muốn tin đó là sự thật. Con ngồi đây một mình trơ trọi. Chưa bao giờ con cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối như bây giờ. Ước gì con nhỏ lại như ngày xưa để còn được dựa vào cánh tay độ lượng của mẹ.
Giờ này chắc mẹ đang ở đâu đó với Chúa, hẳn mẹ thấy và biết con đang làm gì. Xin mẹ hãy cầu nguyện cho con luôn xứng đáng với tình yêu thương mẹ đã dành cho con. Cảm tạ Chúa đã cho con niềm tin để biết rằng sự ra đi của mẹ không phải là hết, “sự sống của mẹ không mất, nhưng chỉ đổi thay” như lời hát kinh cầu và con tin chính mẹ vẫn còn đang sống trong cuộc đời của con.

Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.