logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 30/05/2014 lúc 08:29:53(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Tàu Việt Nam và Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa

Giới phân tích nói xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang đẩy Hà nội xích lại gần hơn với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, kể cả Nhật Bản và Philippines.

Theo bản tin của tờ South China Morning Post, những giải pháp của Hà nội bị hạn chế giữa lúc họ đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của quốc tế, và cùng lúc không muốn phương hại tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, một đối tác quan trọng về ý thức hệ và kinh tế.

Tờ báo dẫn lời Giáo sư Li Ming jiang của Đại học Quan hệ Quốc tế Singapore, nói rằng trong ngắn hạn Việt Nam và Hoa Kỳ có khả năng tăng cường hợp tác quân sự. Nhưng về lâu về dài, các vấn đề như tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ ngăn cản nỗ lực tạo dựng một quan hệ đối tác bền chặt hơn.

Việt Nam cũng đang chuẩn bị chung kết một thỏa thuận để Việt Nam nhận thêm tàu tuần tiễu của Nhật. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng ủng hộ Hà nội trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Wall Street Journal mới đây.

Sáng thứ Sáu, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời Nhật Bản lên đường sang Singapore để dự hội nghị an ninh 3 ngày. Theo dự kiến, tại đây ông sẽ đưa ra hình ảnh một nước Nhật như một lực đối trọng với sức mạnh đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các hãng tin AFP, Kyodo và AP tường thuật rằng trong một bài diễn văn quan trọng đọc vào tối hôm nay, Thủ Tướng Abe sẽ vạch ra viễn kiến của ông về những gì mà Nhật Bản có thể đóng góp cho nền hòa bình toàn cầu.

Các giới chức Nhật cho biết tại hội nghị Singapore, Thủ Tướng Abe cũng sẽ giải thích vì sao Nhật Bản đang tái xét những hạn chế về pháp lý đã được áp đặt bởi Hiến Pháp chủ hòa của nước ông, trong bối cảnh tình hình an ninh đang thay đổi.

Thủ Tướng Abe sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm nay, thứ Sáu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Hagel vào ngày thứ Bảy.

Các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa lúc trong nội địa Nhật Bản, đang có tranh cãi gay gắt hơn về liệu Nhật Bản có nên hành xử quyền tự vệ, và sửa đổi chính sách chủ hòa của Nhật Bản sau thời chiến, hay không.

Các động thái của Nhật Bản nhằm tháo gỡ các hạn chế để có khả năng bênh vực các đồng minh bị tấn công quân sự đang gây nhiều quan ngại tại Trung Quốc và Nam Triều Tiên.
Bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng sẽ thu hút sự chú ý tại hội nghị an ninh Singapore, trong bối cảnh các chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây đã áp sát một cách bất thường các máy bay của Lực lượng Tự Vệ Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Nguồn: cctv.com, cnn.com, theglobeandmail.com
chung  
#2 Đã gửi : 30/05/2014 lúc 08:39:25(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Trong tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Việt Nam cố tìm cách thắt chặt mối liên hệ với Hoa Kỳ

Vụ đánh chìm một tàu Việt Nam ngày hôm qua tại Biển Đông, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục leo thang. Việt Nam cáo buộc tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu của VN; Trung Quốc lại đổ lỗi cho Hà Nội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động của Trung Quốc trong các vùng lãnh hải đang tranh chấp.


Mỹ đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam ít nhất là bằng lời nói mặc dù Hà Nội (không giống như Nhật Bản và Philippines) không phải là đồng minh của Mỹ. Hôm qua, khi được hỏi quan điểm của Washington về những căng thẳng giữa Trung Quốc - Việt Nam hiện nay, phát ngôn viên Jen Psaki của Bộ Ngoại giao HK nói rằng "hành động khiêu khích ngày càng lớn từ phía Trung Quốc." Trước đó, Psaki mô tả vụ áp đặt giàn khoan dầu Trung Quốc như là một phần của "hành động đơn phương của Trung Quốc trong khu vực.” Mặc dù Mỹ duy trì tính trung lập về vấn đề chủ quyền, ý kiến đưa ra công luận của Mỹ cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa về việc Hoa Kỳ không chấp nhận việc Trung Quốc gia tang quyền kiểm soát khu vực tranh chấp.


Với sự thân thiện của Washington, Việt Nam thấy có cơ hội để củng cố vị trí của mình trong các tranh chấp bằng cách gần gũi hơn với Mỹ. Như Carl Thayer đã viết ngày hôm qua trên mục “điểm nóng” (flashpoint), Việt Nam có nhiều lựa chọn chiến lược trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc - và sự phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và các đồng minh khu vực của Mỹ dường như là chiến lược được lựa chọn.


Thứ tư tuần trước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry qua điện thoại về các vụ đụng độ đang diễn ra ở Biển Đông. Ông Minh đưa ra chủ trương của Việt Nam và, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có sự đồng thuận đáng kể giữa Kerry và Minh. "NT. Kerry đánh giá cao tính tự chế và thiện chí của Việt Nam trong các biện pháp hòa bình và đối thoại," Bộ Ngoại Giao VN cho biết trong một bản tóm tắt cuộc nói chuyện.


Việt Nam và Mỹ cũng đã củng cố hợp tác trong các lĩnh vực khác, một quá trình được thúc đẩy do sự bất mãn của Hà Nội đối với các hành động của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp. Vào ngày 20-5, Việt Nam tuyên bố sẽ tham gia “Sáng kiến ​​an ninh về phổ biến vũ khí” (PSI), một hành động mà Mỹ hoan nghênh. Trong cuộc trò chuyện điện thoại với Kerry, ông Minh cũng nhấn mạnh quan hệ kinh tế gia tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và hứa sẽ tăng cường hợp tác trong tương lai. Việt Nam "sẵn sàng phối hợp với Mỹ để khai triển các biện pháp cụ thể để tiếp tục gia tăng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước".


Gia tăng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ hoàn toàn do cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu hiện nay. Việt Nam đã là một mục tiêu quan trọng của Mỹ trong chiến lược "tái cân bằng tại châu Á" từ đầu của chính quyền Obama. Trong khi Washington và Hà Nội đã nêu rõ sự phát triển quan hệ kinh tế và giữa người và người, vấn đề Biển Đông luôn luôn chỉ được nêu ra trong hậu trường. Trong lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Việt Nam năm 2010 Bà đã khẳng định lợi ích của Mỹ khi thấy những tranh chấp lãnh hải được giải quyết.


Kể từ đó, việc qua lại giữa các viên chức Mỹ - Việt Nam trở thành thói quen, mà đỉnh cao là Trương Tấn Sang thăm Washington tháng Bảy năm ngoái. Tại cuộc gặp gỡ này, ông Obama và ông Sang đã thông báo việc thành lập một "quan hệ đối tác toàn diện" giữa Mỹ và Việt. Như một phần của thỏa thuận này, hai nước hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và tái khẳng định sự ủng hộ cho hòa bình, đàm phán giải quyết tranh chấp hàng hải. Những tuyên bố tương tự về sự cần thiết cho hòa bình và an ninh ở Biển Đông đã thể hiện trong thông cáo chung tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Việt.


Hợp tác Mỹ - Việt Nam không chỉ giới hạn trong vấn đề Biển Đông, những tranh chấp nơi đây có thể là yếu tố lớn nhất thúc đẩy Hà Nội mong muốn có mối quan hệ hơn với Washington. Quyết định tham gia “sáng kiến ​​đa phương” do Mỹ hậu thuẫn, từ PSI, “Đối tác xuyên Thái Bình Dương” đầy tham vọng (TPP), được gắn với hy vọng duy trì quan hệ tốt với Mỹ như một cách để tự bảo vệ chống lại Trung Quốc của Việt Nam.


Hà Nội có nhu cầu quan hệ tốt với Mỹ như với Nga, một đối tác lâu đời nhưng giữ im lặng về vụ tranh chấp giàn khoan dầu hiện nay. Moscow đang chuẩn bị để cung cấp Hà Nội gia tăng thương mại và đầu tư, và kể cả tàu ngầm loại Kilo, nhưng hỗ trợ dường như không được công khai trong vụ tranh chấp với Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam đã tìm kiếm những đối tượng khác để giành sự ủng hộ quốc tế, và Washington là đối tác có tiềm năng nhất và tạo ảnh hưởng nhất.


Trong khi đó, từ quan điểm của Mỹ, gia tăng mối quan hệ với Việt Nam là một trong những cách hứa hẹn nhất để mở rộng "tái cân bằng lại châu Á" vượt qua khỏi mối liên hệ với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Những chỉ trích về sự “tái quân bình” (rebalance) lập luận rằng đó chỉ đơn thuần là một chiến lược cải thiện liên minh của Mỹ trước đây trong khu vực. Việc Washington gần gũi với Hà Nội sẽ dễ dàng bác bỏ những lời chỉ trích nói trên - mặc dù điều này sẽ không làm dịu bất kỳ sự lo lắng nào của Bắc Kinh.


29 tháng năm 2014

Shannon Tiezzi


Nguồn: thediplomat.com/2014/05/amid-south-china-sea-tensions-vietnam-seeks-closer-ties-with-us/
Người dịch: Bs Đỗ Văn Hội
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.