logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 09:37:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 39 năm, nhưng có những sự thật chưa bao giờ được công khai. Đến nay, sự thôi thúc muốn tìm hiểu và giới thiệu đến độc giả một số sự kiện và vấn đề liên quan đến cuộc chiến này đã thúc đẩy đại tá Hà Mai Việt dành thời gian tra cứu các tài liệu và thực hiện quyển sử liệu “Việt Nam- Cội Nguồn Cuộc Chiến.”

Trước đây vào năm 2005, đại tá Hà Mai Việt đã ra mắt quyển sử liệu “Thép và Máu” là tác phẩm thứ ba, và cũng là tác phẩm đầu tiên đại tá viết một mình. Hai tác phẩm trước đại tá Hà Mai Việt viết chung với Thiếu Tướng Hoàng Lạc.

Nhật báo Viễn Đông (VĐ) xin gửi đến quý độc giả nội dung buổi trò chuyện với đại tá Hà Mai Việt xoay quanh quyển sử liệu mới nhất của ông, sẽ được giới thiệu ra mắt vào hôm nay, thứ Bảy, ngày 31-5-2014, vào lúc 1 giờ tại Community Room của Franklin-McKinley School District, San Jose (Bắc California) với sự tham dự của tác giả. Và tuần sau thứ Bảy, 7-6-2014, từ lúc 1 đến 5 giờ chiều sẽ có buổi ra mắt cuốn sử liệu này cùng sự tham dự của chính tác giả với đồng hương Nam California tại Phòng Họp của tòa soạn Việt Báo, số 14841 Moran Street, thành phố Westminster, CA 92683.


VĐ: Thưa đại tá Hà Mai Việt, chính xác thì điều gì đã khiến ông quyết định viết quyển sử liệu “Việt Nam-Cội Nguồn Cuộc Chiến”? Đại tá hãy cho biết ý nghĩa tên gọi của quyển sử liệu này?

Đại tá Hà Mai Việt: Lý do chính là theo lời chỉ dạy của tiền nhân, khi mình có khả năng, có cơ hội, thì hãy viết và để lại cái gì có ích cho đời sau. Cho nên tôi nghĩ ra một đề tài để viết. Đề tài này khác với những người khác đã từng viết về chiến tranh Việt Nam, đó là cội nguồn của cuộc chiến. Còn những người khác chỉ viết về cái ngọn, cái hoa, cái lá, cái cành mà thôi. Tôi muốn viết và để lại một sự thật của lịch sử về chiến tranh mà nó liên hệ tới Việt Nam, cho những thế hệ trẻ mai sau hiểu rõ hơn lý do vì sao nước ta có chiến tranh, nhiều khi không có ai biết được sự thật, tôi tham chiếu các sách vở mà sau nhiều năm hết chiến tranh rồi, đã được ghi lại, tôi chọn những sự thật đó để nói ra.

Tựa của quyển sách nói về nguồn gốc tại sao Việt Nam có chiến tranh, nó đi từ đâu mà ra. Nếu hiểu theo nghĩa đen, mỗi cái gốc có nhiều rễ lắm, rễ cái, rễ con, rễ to, rễ nhỏ, thành thử ra những điều mà tôi đề cập trong sách này có liên hệ đến các nước khác trong khu vực của mình. Nó có thể là rễ cái hay rễ con... Chữ “cội nguồn” nó bao gồm là một chùm rễ.


VĐ: Xin Đại Tá cho biết ông đã thực hiện quyển sách này từ năm nào và sau bao nhiêu năm thì hoàn tất? Xin ông hãy giới thiệu qua về nội dung cuốn sử liệu? Sách dày bao nhiêu trang, giá bán thế nào? Cách mua ra sao?
Đại Tá Hà Mai Việt: Nếu nói về thời gian, thì tôi đã đọc những tài liệu nhiều năm trời, từ 300- 400 cuốn sách, sau khi đọc hết những tài liệu tra cứu, tôi tổng hợp nó lại. Còn nếu nói về việc hạ bút viết, thì trên dưới 4 năm nay. Nhưng nếu tính thời gian nghiên cứu tài liệu và sưu tầm tài liệu để viết quyển sử liệu này, thì có từ hàng chục năm rồi. Tôi hoàn tất quyển sách vào dịp 30 tháng 4 năm 2014. Sách dài 380 trang, nội dung có 3 chương. Sách tổng kết lại những sự kiện chính, chứ không đi vào chi tiết.

Chương 1 nói về “Sự nổi trôi theo vận nước”, mô tả những hoạt động chính trị nổi trôi theo đảng phái của các nhà ái quốc Việt Nam từ năm 1922 cho đến cuối thế chiế,. từ năm 1922 đã chớm nở ra các nhà cách mạng yêu nước cho đến khi Nhật đầu hàng.

Những sự thật đó được tóm lược trong chương 1, nói lên sự nổi dậy chống xâm lăng, chống đô hộ của những nhà ái quốc Việt Nam.

Chương 2 dành riêng nói về những diễn biến của thế chiến 2. Nói về sự tiến triển từ ngày đầu cho tới khi Nhật đầu hàng ở thế chiến 2. Chương này cũng viết một cách tóm lược, nhưng mục tiêu của chương này giải thích vì sao nói đến cội nguồn cuộc chiến Việt Nam mà nhắc đến thế chiến 2. Tôi tóm lược những diễn biến trong thế chiến 2, để độc giả nhận định được vai trò cũng như mục tiêu của cộng sản và tư bản, đồng thời độc giả cũng nhìn thấy được 2 siêu cường xuất hiện là Hoa Kỳ và Nga Xô.

Chương 3 là chương chính của quyển sách, nhiều trang hơn 2 chương đầu gộp lại. Chương này nói về nguồn gốc và diễn biến của chiến tranh lạnh Nga Xô và Hoa Kỳ. Phản ứng của Hoa Kỳ trong vai trò ngăn chặn cộng sản lan tràn ở Đông Nam Á, Đông Á. Trong chiến tranh lạnh này, có 2 điểm nóng, là Cao Ly và Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác biệt, nhiều người cứ hỏi, sao Việt Nam cũng phân chia làm đôi như Cao Ly, mà Việt Nam lại có cái kết tệ như vậy, trong khi Nam Cao Ly (Nam Hàn) vẫn giữ được. Thật ra do Cao Ly được Liên Hiệp Quốc đỡ đầu. Còn Việt Nam thì không được đỡ đầu của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam chỉ được Hoa Kỳ yểm trợ thôi mà không có ký kết một hiệp ước gì để bảo vệ miền Nam cả. Đó là sự khác biệt giữa Việt Nam và Cao Ly. Hoa Kỳ là xứ tự do nhưng có luật lệ. Tổng thống vẫn không có quyền cao hơn quốc hội. Cho nên đến giai đoạn cuối cùng, Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định chấm dứt chiến tranh, tổng thống cũng phải chịu thua thôi.

Chương 3 đề cập đến nhiều chuyện ly kỳ lắm. Trong đó cũng có nói đến Trung Cộng đã giúp Bắc Việt, giúp bao nhiêu và giúp thế nào nên Việt Nam bây giờ phải trả nợ.

Tôi nghĩ rằng tôi chỉ có thể tóm lược, đưa câu chuyện nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam, hy vọng trong tương lai, thế hệ trẻ Việt Nam tiếp nối sẽ tiếp tục tìm hiểu rộng rãi hơn và phát triển sâu hơn.

Giá bán sách trong buổi ra mắt sẽ là $20 mỹ kim một cuốn. Cách mua sách từ tác giả, điện thoại 1-281-433-8550. Email Vietmha@yahoo.com.


VĐ: Xin đại tá cho biết quyển sách sẽ được ra mắt độc giả tại những tiểu bang nào và ông có dự định “xuất ngoại” để giới thiệu quyển sách này không?

Đại tá Hà Mai Việt: Ra mắt đầu tiên tại San Jose, ngày 31 tháng 5 năm 2014, và sẽ ra mắt tại Nam California ngày 7 tháng 6 năm 2014, tại hội trường nhật báo Việt Báo. Sau đó sẽ ra mắt tại Houston, Texas nơi tôi đang sống và làm việc (chưa có ngày cụ thể).

Hiện nay tôi đã trên 80 tuổi rồi. Tôi không có dự định đi giới thiệu sách ra nước ngoài như cuốn “Thép và Máu” trước đây. Một chiến hữu tại Úc có phương tiện, sẽ cấp vé cho tôi đi và về, nhưng tôi chưa biết sức khỏe của mình có cho phép để đi hay không, nên vẫn chưa quyết định.


VĐ: Được biết ở Mỹ hiện nay đã có khoảng 30.000 cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam. Vậy điều gì khiến đại tá nghĩ rằng cuốn sách này khác với hàng chục ngàn cuốn sách còn lại về cuộc chiến tại Việt Nam?

Đại tá Hà Mai Việt: Chục ngàn cuốn sách thì muôn vẻ khác nhau. Mỗi quyển sẽ có vẻ đẹp riêng của nó. Bản thân tôi đã đọc trên 300 quyển sách viết về cuộc chiến Việt Nam. Có quyển sách, mình chỉ lấy được một điểm đáng chú ý thôi, chưa chắc đó là sự thật. Cho nên con số nhiều quyển sách không nói lên giá trị của sự thật cuộc chiến. Tôi vẫn trông chờ vào thế hệ sau sẽ tìm ra và bổ khuyết để viết thêm những tài liệu về cuộc chiến Việt Nam.

Thời điểm này quyển sử liệu của tôi ra, nó đứng 1 mình, những điều mà tôi viết trong cuốn sách này là những điều mà tôi đã suy nghĩ, sưu tầm và nghiên cứu để tìm ra sự thật có chứng minh và tôi nghĩ là đúng. Còn nếu người đọc thấy rằng không đúng, thì hãy sửa lại cho đúng. Rất mong những người hậu thế sau này sửa lại.

Tôi thấy cuốn sách của tôi hoàn toàn khác những cuốn sử liệu liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam, vì người ta thường nói đến cái hoa, cái trái, cái lá, cái cành, nhưng người ta không nói đến cái gốc, cái rễ, tôi đọc nhiều sách viết về chiến tranh Việt Nam, không thấy quyển nào nói đến gốc rễ của cuộc chiến Việt Nam. Nếu có nói, họ cũng chỉ nói âm thầm, chứ không nói rõ cho độc giả hiểu.


VĐ: Đại tá không phải là nhà viết sử chuyên nghiệp. Vậy khi viết quyển sử liệu “Cội nguồn cuộc chiến”, ông có những thuận lợi, những khó khăn gì khi thực hiện? Nó có khác biệt gì so với quyển sử liệu“Thép và Máu” trước đó của ông?

Đại tá Hà Mai Việt: Tôi không phải là sử gia, tôi viết là vì nhu cầu muốn để lại một sử liệu cho hậu thế. Tôi làm được chừng nào thì hay chừng đó thôi. Nhưng tôi bảo đảm những điều tôi nói trong quyển sử liệu này được cân nhắc cẩn thận và có giá trị, để góp thêm một tài liệu cho đời sau tra cứu viết tiếp về chiến tranh Việt Nam. Quý vị nào thường lên mạng lưới toàn cầu để đọc nhiều thông tin về cuộc chiến Việt Nam, có thể sẽ thấy những điều mình hay nói không phải đúng như trong quyển sách này.

Khó khăn khi thực hiện quyển sử liệu này là về phương tiện, khi hạ bút để viết, chấp nhận những thiệt thòi về cá nhân. Vì hiện nay đâu có ai ra mắt sách mà lấy lại đủ vốn, chứ nói gì đến tiền lời.

Còn thuận lợi là do từ xưa đến giờ tôi đọc rất nhiều sách về cuộc chiến Việt Nam, thành thử ra thời gian làm việc trên dưới 4 năm để hoàn thành quyển sách, nhưng thật ra thời gian tra cứu sách vở đã có trước đó lâu rồi. Nếu viết sử liệu thì cần phải có nhân chứng, quyển sách này đặc biệt nhân chứng đã chết hết, hoặc không tìm ra nhân chứng, chủ yếu tôi sử dụng những sử liệu của những người ngoại quốc, của Anh, Mỹ, Tàu, Pháp, Việt Nam... Đó là những sử liệu của nhiều tác giả, người ta nói nhiều lối khác nhau, nhiều góc cạnh khác nhau. Tôi đã căn cứ vào những tài liệu đó để viết. Từ tài liệu tham chiếu, trước năm 2000 và sau năm 2000 là 132 tài liệu khác nhau của ngoại quốc và Việt Nam.

Quyển sử liệu này viết về gốc rễ cuộc chiến Việt Nam, còn “Thép và Máu” thì viết về hoa, lá, cành của cuộc chiến Việt Nam. Quyển “Thép và Máu” sử dụng tài liệu là những nhân chứng sống rất nhiều.


VĐ: Trong khi viết bản thảo, ông có gửi cho bạn hữu xem để góp ý không? Và sau khi sách hoàn thành, ông có gửi cho ai hiệu đính lại không?

Đại tá Hà Mai Việt: Vì không muốn bị ảnh hưởng của người nào hết, do những bạn hữu không có tài liệu trong tay như tôi, nên tôi không gửi bản thảo cho ai xem qua, mà tôi chỉ căn cứ từ tài liệu của mình tra cứu để nhận định sự thật và viết ra. Tôi có gửi bạn hữu hiệu chính lại cho quyển sách, trong đó có sự hiệu chính của giáo sư Nguyễn Hứa Thảo (nguyên là giáo sư của trường Nguyễn Hoàng-Quảng Trị và Đồng Khánh- Huế).


VĐ: Điều gì gây ấn tượng nhất cho ông trong khi thực hiện quyển sách này? Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi cuốn sách được phát hành?

Đại tá Hà Mai Việt: Khi thực hiện quyển sử liệu này, do tuổi tác cũng cao, nên tôi chỉ mong trong quá trình thực hiện quyển sách đừng bị tai nạn gì về sức khỏe, cản trở quá trình hoàn thành quyển sách. Khi hoàn thành xong quyển sách, tôi vẫn còn hồi hộp chờ việc in ấn, sau khi in hoàn tất rồi, cầm cuốn sách trên tay, tôi mới thấy yên tâm, và hạnh phúc vì đã hoàn thành mục tiêu.


VĐ: Ông có định xuất bản cuốn sách này bằng tiếng Anh không?

Đại tá Hà Mai Việt: Cuốn “Thép và Máu” do tôi viết đã được dịch sang Anh Ngữ và được đưa vào sách quân sử thế giới và Hoa Kỳ. Để làm được điều này, tôi nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tối thiểu đến 3 người dịch và được một người Hoa Kỳ edit lại. Quyển sách mới này không dễ dàng chuyển ngữ, nhưng nếu có điều kiện thì tôi sẵn sàng làm, nhưng do không có phương tiện, vì tuổi tôi cao rồi, nên tôi không thể đi đó đây gặp gỡ những người trợ giúp dịch tài liệu này. Tôi cũng có mộng xuất bản sang Anh Ngữ quyển này, nếu có cơ hội thì sẽ thực hiện.


VĐ: Ông muốn chia sẻ thêm điều gì với độc giả của nhật báo Viễn Đông không?

Đại tá Hà Mai Việt: Mong độc giả sẽ có sự đồng ý hay thỏa mãn phần nào khi đọc quyển sử liệu này. Nếu sách có thiếu sót gì, rất mong nhận được sự góp ý của quý độc giả để xây dựng và bổ khuyết, nếu cái nào sửa được ngay trong lần tái bản sau thì tôi sẽ thực hiện, còn nếu không được thì tôi xin nhường lại công việc này cho người sau làm tiếp qua một tác phẩm sử liệu khác. Rất mong quý vị dành chút thời gian quý báu đến tham dự buổi giới thiệu sách của tôi.

VĐ: Xin cám ơn đại tá và kính chúc ông nhiều sức khỏe!
Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.