logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/06/2014 lúc 06:59:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mười mấy năm trước, bên cạnh nhà hàng tôi làm là cái tiệm cắt tóc chó của người Mỹ. Họ làm ăn khá, nhưng hết

hợp đồng thuê mướn mặt bằng thì chủ building đòi lên giá quá cao, nên họ dọn tiệm đi chỗ khác. Mặt bằng bên đó

chừng một ngàn square feet, với giá thuê năm ngàn đô la/ tháng. Tôi hỏi thăm ông chủ building giùm cho người bạn

mấy lần, rồi thôi.
Đến hôm có người Việt nam còn trẻ lắm, tôi thấy anh ta tra chìa khóa mở cửa căn tiệm trống ấy và đưa vào nhiều

vật liệu xây dựng. Nhưng tôi còn bận trực điện thoại bên nhà hàng nên chưa trò chuyện gì với anh ta. Và sau đó,

ngày ngày anh ta qua nhà hàng mua cơm chiên, mì xào về ăn trưa, ăn chiều, ăn tối. Anh ta tên là Quới, làm việc một

mình từ sáng sớm tới nửa đêm; anh ta xây dựng, lắp đặt một tiệm nail.
Tiếp xúc với người bạn trẻ chí thú làm ăn và khá hiểu biết về nhiều nghề làm tôi có lòng cảm mến. Quới hệch hạc,

siêng năng; không khéo tay mấy nhưng chịu học hỏi. Tôi cũng thích đọc sách về xây dựng, sửa chữa đủ thứ, và rất

muốn kiểm nghiệm kiến thức từ sách vở khi ứng dụng vào thực tế có đúng không? Chúng tôi trao đổi và trở thành

tâm đắc với nhau sau những lúc rỗi việc bên nhà hàng thì tôi chạy qua tiệm nail để giúp Quới một tay…
Một tháng sau, cái tiệm nail mới toanh – với phong cách lạ hơn những tiệm nail rập khuôn trong thành phố, đã chính

thức khai trương.
Nhưng sang tháng thứ hai thì chỉ có Quới là thợ chánh-ngồi ngáp ruồi. Hai cô thợ phụ là hai cô bé du sinh, đang học

nail nên đến ngồi đồng cho Quới để ai nhìn vào tiệm cũng thấy được tiệm có vài ba thợ đi tới đi lui…
Tôi thấy cách đầu tư xây dựng (build) tiệm thì Quới đúng rồi, nhưng đầu tư thương mại thì chắc hết vốn hay sao mà

để xìu xìu kiểu này thì khi hết ba tháng đầu không phải trả tiền rent. Quới sẽ gặp khó khăn với số tiền không nhỏ là

năm ngàn đôla/ tháng, lại còn điện nước…
Mới định lúc nào rảnh, ngồi góp ý với Quới về đầu tư kinh doanh, chứ để nó phá sản thì công trình của nó vô ích;

sáng kiến của mình cũng phí thôi. Nhưng một sáng đột ngột như hôm Quới đến khu thương mại này; người chủ

building cho thợ thay ổ khoá để xiết nợ, giữ lại hết đồ đạc bên trong vì Quới không trả tiền rent.
Hôm đó Quới đến tiệm và ra về vì không mở được cửa để mở tiệm. Nhưng không trở lại trong ngày, và cũng không

trở lại bao giờ.
Sang sáng hôm sau mới ồn ào, người chủ tiệm bán ghế nail cho Quới đã đến và nhất định đòi mở cửa để lấy giàn

ghế của mình về (vì Quới mua trả góp) và chưa trả được tháng nào – ngoài tiền đặt cọc. Trong khi ông chủ building

nhất định giữ hết lại để trừ tiền thuê, tiền điện nước mà Quới chưa trả… Nhưng sang sáng hôm sau nữa thì cảnh sát

tới làm việc vì cửa sau của tiệm nail bị cạy và giàn ghế (mấy chục ngàn) đã biến mất!
Không biết ông chủ building hay Quới đã ra tay? Và bàn tay thứ ba là trường hợp tôi đặt ra, vì tôi vẫn còn lòng tin ở

Quới là một người không đến nỗi đầu trộm đuôi cướp…
Nhưng anh Thanh, người làm chung với tôi bên nhà hàng, đã nói, “mày không biết gì về dân nail hết; vợ tao làm nail

nè! Thằng Quới nói thì mày phải biết tự giảm giá cho mày 50%, vì dân nail nói thách dữ lắm!”
Tôi còn phân vân thì anh Thanh tiếp lời, “theo nó nói, vợ chồng nó bỏ ra 15 ngàn để build cái tiệm nail phải không?

Công của nó làm một tháng là 5 ngàn. Tổng cộng 20 ngàn. Ngay khi build xong đã có người trả nó 40 ngàn. Còn

tiền ghế thì ai sang tiệm người ấy sẽ tiếp tục trả góp hay trả hết, tùy… Bây giờ mày nhìn lại đi, nếu thằng Quới có thể

kiếm một tháng 20 ngàn dễ dàng như vậy thì ai đi làm thợ nail nữa, ai không đi build tiệm, tháng kiếm 20 ngàn còn

dễ hơn bác sĩ, kỹ sư.”
Với tôi chả có gì mất nên không có gì tiếc, chỉ tiếc anh bạn trẻ cần mẫn, siêng năng. Sao không xài vốn trời cho đó

để gầy dựng sự nghiệp. Vạn sự khởi đầu nan thì người làm ăn nào không hiểu; hơn nữa Quới từng nói với tôi,

“…nếu em chịu đựng được 3 tháng để build khách mới thì tiệm em đã trị giá 60 ngàn… trở lên.”
Tôi thật sự tiếc một người bạn trẻ đã bỏ lỡ cơ hội gầy dựng sự nghiệp; tiếc nhất là chuyển hướng kinh doanh từ

chân chính sang bất chính. Càng tiếc khi sau này, (không biết ông chủ building đã dàn xếp với người chủ giàn ghế

nail ra sao). Chỉ thấy một người Việt nam khác, đến mở cửa với tư cách chủ tiệm nail. Đólà chị Dung, chị làm ăn rất

khá với cái tiệm nail mang nhiều sáng kiến của tôi vào công sức thực hiện của Quới.

Tôi không gặp lại Quới từ đó cho đến bây giờ. Có lẽ may mắn lắm mới nhận ra nhau vì xưa tôi tròn người, nó gầy

bao nhiêu thì bây giờ ngược lại. Ngay khi nhận ra nhau tôi đã thấy không may vì không gặp sẽ tốt hơn; bởi giữ thân

tình cũ cũng khó mà trách khứ thì vô duyên. Nhưng hữu duyên thiên lý năng tương ngộ là lý giải ba phải nhất nhưng

đúng nhất cho hoàn cảnh chẳng đặng đừng của cả hai. Chúng tôi ngồi xuống bàn cà phê cho hết cuộc gặp ngoài ý

muốn. Người bạn trẻ đã tắt nụ cười hồn nhiên năm xưa, để những thoáng nhìn xa xăm của anh ta – nửa luyến tiếc;

nửa ân hận điều gì đó đã thuộc về quá khứ!
Hỏi chuyện vợ con với bạn bè đã lâu không gặp là vô tội vạ nhất! Nhưng nghe câu trả lời như gáo nước sôi dội vào

tô mì gói khi xưa -anh em làm chung với nhau tới nửa đêm, nó làm tôi nhũn ra, xoăn tít những sợi bột ngán chết luôn

nhưng người đói vẫn phải ăn để hoàn tất những ý tưởng điên rồ của tôi dạo đó. Quới nói về vợ con như gió như

mưa, qua đi…
“Vợ chồng em ly dị lâu rồi!”
“Vậy sao? Con em ở với em hay với mẹ nó?”
“Em gởi bà nội. Má em lo cho nó chứ em đâu lo nổi.”
“Rồi,… lấy vợ khác chưa?”
“…Chán quá anh ơi! Số em làm sao đó, con vợ trước cũng như con vợ sau. Cứ lợi dụng mình cho tới khi thấy hết

giá trị lợi dụng thì… thà cứ chẩu êm còn đỡ tức hơn là dựng chuyện tùm lum lên cho thêm phiền; làm phiền má em

là tức nhất.”
“Không phải chuyện qua rồi mới nói, nhưng anh còn nhớ thái độ và cách nói chuyện của vợ trước của em hồi đó!

Anh cho là những vợ chồng trẻ bây giờ… như vậy! Với riêng anh thì hơi chói tai. Còn vợ sau thì sao?”
“Anh còn nhớ vụ tiệm nail của em bị cạy cửa chứ gì?”
“Nhớ.”
“Không phải em mà cũng không phải ông chủ building đâu. Người ra tay là vợ trước của em đó!”
“Ghê vậy!”
“Tại em ngu thôi!”
“Mày ngu thì ai khôn. Làm gì mày cũng biết, lại siêng năng, chịu khó…”
“Em nghĩ là anh cũng giận em sau chuyện đó lắm. Dù không mắc mớ gì tới anh, nhưng công anh phụ em, ra ý kiến

cho em làm cũng đáng nói lắm chứ!
…Thiệt ra, vợ trước của em là du sinh. Nó muốn ở lại Mỹ luôn nên gài game em say xỉn. Hồi có bầu rồi thì… Em chỉ

nghĩ là trước sau cũng lấy vợ. Trong khi vợ trước của em đâu có tệ, chỉ là không ngờ được lòng người.
…Tụi em đi giũa nail và dành dụm được vài chục ngàn để build cái tiệm mà ra riêng. Không ngờ vợ trước của em

chỉ lợi dụng em biết làm đủ thứ cho mưu đồ lường gạt từ người bán ghế (spa) cho ngành nail, lường gạt tới bạn bè

thợ hùn hạp vốn liếng mở tiệm… Đâu phải sau cái tiệm đó là thôi. Cô ấy tiếp tục thúc giục em đi build tiệm ở nhiều

nơi khác nữa, và chẳng có cái nào thực sự để làm ăn, mà chỉ là cớ để lường gạt mọi người; cứ mỗi lần em build

tiệm thì cô ấy lường gạt được vài chục ngàn. Cho tới khi em không đồng ý lường gạt ai nữa, thì cô ấy bỏ cha con

em, ôm hết tiền (dù chỉ là tiền lường gạt được) của hai vợ chồng và trốn đi với người khác…”
“Anh cũng có biết về giới du sinh – một thời tạo thành dư luận khá ồn vì kẻ bênh vực; người chống đối. Nhưng kỳ

thực thì họ cũng có nhóm dốc sức ra học và làm việc để tạo dựng tương lai; có nhóm chỉ túm tụm ăn chơi, lường

gạt qua nhiều hình thức. Thậm chí anh biết cả ổ mãi dâm của nhóm du sinh hoạt động trong một căn apartment…
Với những người trẻ trong nước, họ đi tìm tương lai ở hải ngoại qua ngõ du học thì họ có tương lai; còn họ đi kiếm

tiền bất chấp thì chưa chắc có tiền vì ở hải ngoại cũng đầy ma quỷ chứ đâu phải chỉ có dân hiền, khờ cho họ lường

gạt.
- Vậy bây giờ, cô vợ cũ của em sao rồi?
“Giàu có một thời, rồi trắng tay, vì người lường gạt khác cao tay hơn cô ấy. Kết cuộc là em về Dallas lần này để

thăm cô ấy lần cuối. Vì bác sĩ nói chỉ sống được vài tháng nữa là cùng.”
- Tội nghiệp con em. Còn vợ sau cũng không ổn được hay sao?
“Số em mà. Vợ sau của em là người tử tế lúc đầu. Nhưng sống với nhau không lâu thì lộ nguyên hình là cô ấy chỉ

cần em bảo lãnh sang Mỹ với diện hôn thê. Khi có đủ giấy tờ để ở lại Mỹ thì trở mặt; cũng ôm hết tiền bạc bỏ trốn

như vợ trước của em. May là không có con để thêm khổ…”
- Mà sao mày cứ mắc nợ mấy em trong nước ra vậy? Một em chưa đủ sợ sao?
“Sợ rồi! Mình có thực tâm bao nhiêu thì khi hết giá trị lợi dụng…”
- Vậy bây giờ làm ăn gì?
“Em đi làm cho một tay build tiệm nail thứ dữ. Anh ấy có vốn nên build tiệm mấy trăm ngàn không hà. Em chỉ trông

coi thợ thầy cho anh ấy. Tháng cũng kiếm được bốn, năm ngàn. Em dành dụm cho con em. Con gái em cũng mười

mấy tuổi rồi!”
- Thôi thì duyên nợ đến cũng thử thêm một lần nữa chứ không lẽ còn trẻ quá mà sống một mình cũng buồn…
“Má em cũng nói như anh. Nhưng bây giờ em đi làm không biết ở thành phố nào, tiểu bang nào… cứ đi làm vậy thôi.

Chuyện vợ con thì nhiều khi em nghĩ, con gái nhà đàng hoàng, có ăn học thì ai lấy em? Còn người chịu lấy em thì

em lấy làm chi nữa cho thêm phiền. Đủ rồi!”
- …

Quới tạm biệt tôi, anh bạn trẻ vẫn bụi bụi như xưa, chỉ gương mặt già dặn hơn mười mấy năm trước, làm nụ cười

hồn nhiên của người ham mê công việc-có tính sáng tạo đã lợt lạt đi nhiều bởi nụ cười bây giờ không xả láng nữa;

Nụ cười mệt mỏi, chán chường của người hết giá trị lợi dụng thì bị đá đã hai lần trong đời. Nhưng xung quanh anh

vẫn tươi rói nhiều nụ cười của nhiều người đi tìm đối tác để lợi dụng mà anh là con mồi cũng còn bắt mắt lắm vì tài

năng và phong độ, tính hiền lành của anh ta rất dễ thuộc về người có lòng tham. Chỉ người không có lòng lợi dụng

người khác ở trên đời chưa chết hết; nhưng người đó đợi Quới ở đâu thì duyên phận còn thuộc về thiên cơ bất khả

lộ. Có lẽ tính ham coi bói và tin thầy bà của Quới là động cơ (động lực) giúp anh ta tồn tại mà chờ số phận…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.