logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/06/2014 lúc 08:05:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một hội nghị quốc tế tổ chức trong bốn ngày về bạo lực tình dục trong chiến tranh được khai mạc tại London, chủ tọa bởi ngoại trưởng Anh William Hague và Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc Angelina Jolie.

Sự kiện lớn chưa từng thấy là kết quả của một chiến dịch rầm rộ kéo dài trong hai năm nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Ông Hague nói rằng hiếp dâm là một trong những “tội ác lớn hàng loạt” của thời hiện đại.

Ngoại trưởng Anh kêu gọi 140 quốc gia tham dự hội nghị đưa những hành động chống bạo lực tình dục vào chương trình đào tạo quân đội.

Đại diện từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ sẽ tham dự hội nghị được tổ chức tại Trung tâm ExCel ở London.

Phóng viên mảng Thời sự quốc tế Paul Adams của BBC nói rằng nhà tổ chức muốn biến sự kiện thành thời điểm để cả thế giới thức tỉnh và tuyên bố rằng bạo lực tình dục không phải là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh.

Quốc gia tham gia hội nghị bao gồm Bosnia, Cộng hòa Dân chủ Congo và Somalia, là những nước mà bạo lực tình dục xảy ra “trên diện rộng,” ông Hague nói với BBC trước hội nghị.

Ngoại trưởng Anh cho biết bạo lực tình dục được sử dụng một cách có hệ thống như là vũ khí chiến tranh trong thế kỷ 20 và 21.

Ông Hague đưa ra một dẫn chứng rằng có đến 50.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Bosnia hai thập niên trước, nhưng cho đến nay chưa ai bị trừng phạt.

“Những gì chúng ta đang nỗ lực trong tuần này là thống nhất một nghị định thư quốc tế để xác lập các tiêu chuẩn chứng minh và điều tra những tội phạm kiểu này, và cảnh báo rằng trong nhiều trường hợp công lý sẽ được thực thi và tội ác sẽ bị trừng phạt,” ông Hague nói vào sáng thứ Ba.

Trong vòng hai năm kể từ khi Ngoại trưởng Anh và Angelina Jolie bắt đầu chiến dịch nói trên, bản Tuyên bố Cam kết Chấm dứt Bạo lực Tình dục trong Xung đột đã được 141 quốc gia ủng hộ.

Mục đích hiện nay là tiến thêm những bước cụ thể hơn, và hỗ trợ nhiều hơn cho các nạn nhân, ông Hague nói.
UserPostedImage
Ngoại trưởng Anh William Hague cùng Angelina Jolie thăm nhiều vùng chiến sự

Ngoại trưởng Anh cho biết thêm rằng vấn đề này đã là “điều cấm kỵ” trong thời gian quá lâu, và bây giờ là lúc phải loại bỏ “vết nhơ và sự hổ thẹn gắn liền với nó”.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 10/06/2014 lúc 08:08:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 10/06/2014 lúc 08:09:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hội nghị tại Anh Quốc về bạo lực tình dục trong chiến tranh

Nữ tài tử Angelina Jolie và Ngoại trưởng Anh William Hague khai mạc hôm nay, 10/06/2014, tại Luân Đôn, một hội nghị thượng đỉnh lớn về bạo lực được dùng như vũ khí chiến tranh, để đánh động công chúng về một trong các hình thức bạo lực « dai dẳng nhất », nhưng đồng thời « bị coi nhẹ nhất » cho đến nay.
Đại biểu hơn 100 quốc gia tham gia hội nghị, trong đó các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, giới chức tôn giáo, giới chuyên gia quân sự, tư pháp, hiệp hội nhân đạo, thành viên xã hội dân sự.

Ngoài các trao đổi chính thức, thượng đỉnh này còn đưa ra một chương trình mở cho công chúng, với các hội thảo, triển lãm, phim câm, nhóm làm việc nhằm đánh động công chúng. Hội nghị thượng đỉnh tại Luân Đôn được một số phương tiện truyền thông đánh giá là "chưa từng thấy".

Tham dự hội thảo này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh đến việc các bạo lực tình dục được sử dụng trong chiến tranh, như một cách thức trấn áp, đe dọa, bạo lực tình dục một trong các hình thức bạo lực dai dẳng nhất, nhưng đồng thời bị coi nhẹ nhất cho đến nay.

Hội nghị thượng đỉnh nói trên nhằm mục đích trả lời câu hỏi làm thế nào để cải thiện hệ thống tư pháp quốc gia và quốc tế nhằm trừng phạt các thủ phạm. Việc đào tạo các quân nhân, trợ giúp các nạn nhân cũng là những vấn đề được nêu ra.

Tại Washington, trong lần giới thiệu cuộc thượng đỉnh nói trên vào tháng 2/2014, Ngoại trưởng Anh chia sẻ, chính bộ phim « Ở đất nước của máu và mật ong » (In the Land of Blood and Honey) (2011), nói về cuộc chiến Bosnia, do Angelina Jolie đạo diễn, đã khiến lãnh đạo ngoại giao Anh dấn thân vào cuộc chiến chống bạo lực tình dục trong chiến tranh. Theo Ngoại trưởng Anh, nếu không có bộ phim của Angelina Jolie, sẽ không có cuộc thượng đỉnh ngày hôm nay tại Luân Đôn.

Nữ tài tử và Ngoại trưởng Anh đã tới Bosnia hồi tháng 3/2014, để gặp các nạn nhân phụ nữ trong thời gian chiến tranh giữa các sắc tộc. Ít nhất 20.000 phụ nữ, chủ yếu là người theo đạo Hồi, đã bị cưỡng hiếp trong thời gian chiến tranh Bosnia. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có 33 thủ phạm bị tư pháp Bosnia trừng phạt và 30 người khác bị tòa án hình sự quốc tế khép tội.

Cưỡng hiếp trong chiến tranh là một hành động hết sức phổ biến, nhưng phải mãi đến tháng 12/1992, trước tình trạng cưỡng hiếp phổ biến trong thời gian nội chiến bùng phát tại Bosnie-Herzevogina (Nam Tư cũ), Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tuyên bố cần phải xếp các hành động này vào nhóm « tội ác chống nhân loại ».

Trong những năm gần đây, Liên Hiệp Quốc đã làm được khá nhiều việc để đánh động công luận và tiến hành các hoạt động chống bạo lực tình dục trong chiến tranh. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc thống nhất 13 đơn vị chuyên biệt trong một chương trình phối hợp : Stop rape now, nhằm cổ vũ và hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm ngăn ngừa bạo lực tình dục trong các xung đột và kịp thời trợ giúp các nạn nhân, cụ thể tại Cộng hòa Dân chủ Conggo và Liberia. Năm 2012, lần đầu tiên một báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ đích danh vai trò của một số nhóm vũ trang, như là những thủ phạm tàn bạo nhất của hình thức bạo lực này.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.