logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/09/2012 lúc 08:50:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
CLB Nhà Báo Tự Do có tội hay không?
Sau mấy lần hoãn xử, ngày 24 tháng 9 tới đây, Tòa án thành phố HCM sẽ đưa những thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” được quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự.
UserPostedImage
LS Nguyễn Văn Đài

UserPostedImage
Ông Phan Thanh Hải (trái) và Nguyễn Văn Hải là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do

UserPostedImage
Bà Tạ Phong Tần bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004

Việc các cơ quan tư pháp của Việt Nam bắt giữ các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do đã gây ra sự quan ngại của tất cả các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền và chính phủ nhiều nước. Rất nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do.

Chính phủ nhiều nước cũng đã có hành động tương tự. Ngày 3 tháng 5 năm 2012, tổng thống Hoa Kỳ đã nêu tên blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) trong bài phát biểu nhân dịp ngày tự do báo chí quốc tế. Cơ quan đại diện ngoại giao của EU, Hoa Kỳ, Úc và nhiều nước khác, các cơ quan thông tấn quốc tế đang xin phép tham dự và theo dõi phiên tòa. Theo nguồn tin riêng cho biết chính phủ nhiều nước sẽ có hành động mạnh mẽ nếu các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do bị kết án.

Vụ án này có điều gì mà khiến cộng đồng quốc tế quan tâm đến vậy? Với vai trò của một luật sư đã hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nhiều năm, tôi đưa ra một số quan điểm về vụ án này:

Tuyên truyền chống Nhà nước?
Điều 69 Hiến pháp qui định công dân Việt Nam có “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Điều 4 Luật báo chí quy định “công dân Việt Nam được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; được góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó….”

Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”

Như vậy, theo các qui định của pháp luật Việt Nam và của Công ước quốc tế thì mọi công dân Việt Nam đều có quyền phát biểu quan điểm, ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới. Có quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với đảng Cộng sản và các cơ quan Nhà nước. Có quyền nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến trên báo chí hoặc bằng bất cứ hình thức tuyền truyền nào và thông qua mọi phương tiện đại chúng mà không phân biệt ranh giới quốc gia.

Các ý kiến, quan điểm của công dân về tình hình đất nước có thể là đồng tình, ủng hộ đảng Cộng sản, nhà nước, chính phủ hoặc công dân có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm phê phán, phản đối đảng Cộng sản, nhà nước và chính phủ. Công dân Việt Nam cũng có quyền nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đảng cầm quyền và chính phủ. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí là quyền chính trị của công dân, là vũ khí mà nhân dân lựa chọn đầu tiên để bày tỏ sự phản đối một cách ôn hòa khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm hoặc phản đối sự lãnh đạo, quản trị đất nước yếu kém của đảng Cộng sản. Và để nhân dân nói lên tiếng nói của mình khi lợi ích của quốc gia, dân tộc bị đe dọa. Quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy bất kể một người dân nào cũng có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về việc thay đổi hệ thống chính trị, thay đổi đảng cầm quyền bằng biện pháp hòa bình thông qua bầu cử. Vì một xã hội dân chủ và tiến bộ hơn. Họ cũng có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm rằng không có một đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi mãi với sự yếu kém cả về đạo đức và năng lực lãnh đạo.
Trong nhiều năm qua, đảng Cộng sản và chính phủ đã lãnh đạo và quản trị đất nước hết sức yếu kém. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm. Đến nay vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, tài nguyên rừng bị tàn phá…. Quản lý kinh tế yếu kém dẫn các tập đoàn như Vinashin, Vinalines,… gây thất thoát hàng tỷ Đô la. Chính quyền bất lực trong việc kiểm soát những hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm có chứa các chất độc hại cho sức khỏe của nhân dân được nhập khẩu và sản xuất trong nước. Không bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, thường xuyên để Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, bắn giết, bắt giữ, cướp tài sản của ngư dân.

Bất kể một công dân Việt Nam nào khi quan tâm đến vận mệnh của đất nước đều không khỏi bất bình trước sự lãnh đạo và quản trị đất nước yếu kém của đảng Cộng sản.

Như vậy, các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do đã dũng cảm khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình. Họ viết bài, đăng tải các bài viết, trả lời phỏng vấn để phê bình cách quản lý và điều hành đất nước của đảng Cộng sản và chính phủ. Họ không có mục đích chống đảng Cộng sản cũng như chính phủ Việt Nam (trong cáo trạng của VKS thành phố HCM đã viết rằng anh Nguyễn Văn Hải và chị Tạ Phong Tần không thừa nhận chống Nhà nước).

Những bài viết của họ, những ý kiến mà họ đăng tải chỉ phản ảnh một cách ôn hòa quan điểm đối lập của họ và của những người khác mà thôi. Và chỉ với mục đích giúp cho đảng Cộng sản nhận ra những sai lầm, thiếu sót để khắc phục nhằm lãnh đạo và quản trị đất nước tốt hơn.

Rõ ràng, các thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà Hiến pháp, pháp luật và Công ước quốc tế đã nghi nhận quyền của họ. Họ không phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật hình sự.

Giam người quá thời hạn
Điều 120 Bộ luật TTHS qui định: Thời hạn tạm giam không quá bốn tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Trong trường hợp cần phải ra hạn tạm giam để điều tra thì có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng;Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.”

Như vậy tổng thời hạn tạm giam tối đa mà Bộ luật TTHS cho phép là 20 tháng.

Khoản 6 Điều 120 qui định tiếp: “Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”

Blogger Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải bị bắt và tạm giam vào ngày 19 tháng 10 năm 2010. Và tính đến ngày 19 tháng 6 năm 2012 là tròn 20 tháng. Vậy theo qui định trên, ngày 19 tháng 6 năm 2012, Viện trưởng VKSNDTC phải ra quyết định trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải.

Theo các trạng của VKS thành phố HCM cho biết: Các trang blog cá nhân của blogger Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và trang web Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đều được đăng ký tại Hoa Kỳ và được các công ty của Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ.

Do vậy, những trang blog và website này cùng với nội dung được chúng chuyển tải đều phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ và được pháp luật của Hoa Kỳ cùng với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo vệ. Đồng thời Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam không có điều nào cấm công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ngoài. Pháp luật Việt Nam không điều chỉnh quan hệ này. Việc các cơ quan tư pháp của Việt Nam điều tra, truy tố và xét xử những công dân Việt Nam có những hoạt động báo chí được đăng ký tại Hoa Kỳ là không đúng.

Công bằng, văn minh
Để xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, trước hết, đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tích cực nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của mình về nhân quyền. Từ đó biết lắng nghe và chấp nhận những ý kiến, quan điểm đối lập. Điều này sẽ nâng cao bản lĩnh và tầm vóc của một đảng cầm quyền suốt hơn nửa thế kỷ đã qua. Việc chấp nhận và tôn trọng những người có quan điểm đối lập cũng chính là tôn trọng phẩm giá và các quyền con người bởi đó là nền tảng của tự do, hòa bình và công lý.

Điều thứ hai là đảng Cộng sản phải luôn luôn thể hiện là đảng có trí tuệ, đạo đức và văn minh bằng cánh tôn trọng và khoan dung với những người có quan điểm đối lập. Bởi thể hiện sự khoan dung với những người có quan điểm đối lập ngày hôm nay là khoan dung với chính mình ngày mai. Lòng khoan dung góp phần giúp cho mọi người, mọi quốc gia, dân tộc cùng chung sống hòa bình, hòa hợp.

Không thể có một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh nếu đảng cầm quyền luôn đối xử với những người có quan điểm đối lập bằng trái tim và bàn tay của những tên bạo chúa.

Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, cùng với cộng đồng quốc tế đang mong đợi sự khoan dung của đảng Cộng sản Việt Nam dành cho những thành viên của CLB Nhà Báo Tự Do. Đảng Cộng sản Việt Nam hãy trả tự do cho các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải ngay tại phiên tòa ngày 24 tháng 9 năm 2012 để đáp ứng sự mong đợi của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, cũng như của cộng đồng quốc tế.

Hãy đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích của đảng vì một nước Việt Nam công bằng, dân chủ và văn minh.
Source: LS Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội Gửi tới BBC

Sửa bởi người viết 23/09/2012 lúc 09:55:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 23/09/2012 lúc 09:56:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập
Bị quy tội tuyên truyền chống Nhà nước, ngày mai 24/09/2012, ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) , Phan Thanh Hải (AnhbaSaigon) và bà Tạ Phong Tần, sẽ ra tòa tại Sàigòn. Tại sao công luận quốc tế, từ các tổ chức nhân quyền cho đến phó thủ tướng Đức Philipp Rosler và tổng thống Mỹ Barack Obama đều đặc biệt quan tâm đến vụ này ?
RFI đặt câu hỏi với ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tai Franfurt, Đức.
UserPostedImage
Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày (G), Phan Thanh Hải - Anhbasaigon (T) và Tạ Phong Tần (DR)
Tại sao dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến phiên xử này?

Trường hợp Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần (blogger Công Lý và Sự Thật) và Phan Thanh Hải (blogger AnhBaSaigon) không chỉ được dư luận Việt Nam, mà còn được dư luận quốc tế quan tâm rất lớn. Các trường hợp này là cuốn truyện kể đầy đủ nhất về cách đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người bị họ xem là bất đồng chính kiến, nghĩa là chính quyền Việt Nam hoàn toàn không chấp nhận các nhân quyền căn bản như quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí như Việt Nam đã cam kết với quốc tế, mà cũng chẳng tôn trọng quyền xét xử công bằng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam càng vẽ ra hình ảnh của những blogger xấu xa thì mọi người càng thấy rằng, những người này chẳng làm cái gì sai, ngoài việc thực hiện các quyền mà mỗi con người đều phải có từ khi sinh ra, dù họ là người Việt Nam hay là người Pháp, Thái Lan cũng vậy.

Thế giới ngày nay công nhận internet cũng là một phương tiện truyền thông như bao phương tiện truyền thông truyền thống khác như báo chí, truyền hình, phát thanh. Đánh vào các blogger là những "nhà báo công dân“ như Điếu Cày, Công Lý và Sự Thật, AnhBaSaigòn là đánh vào giới làm báo và quyền tự do báo chí. Mà tự do báo chí là thước đo cho một xã hội tự do và tôn trọng nhân quyền. Ở rất nhiều nước, các chính quyền rất thận trọng khi đụng vào giới ký giả để không gây hiểu lầm rằng họ đàn áp quyền tự do báo chí. Chỉ có Việt Nam và một một số quốc gia có thái độ thù hằn với các phóng viên tự do. Đây là điều gây phẫn nộ cho dư luận quốc tế.

Tôi nhận xét rằng, mối quan tâm của dư luận quốc tế cần được xem là hậu quả của mối quan tâm của dư luận Việt Nam. Gia đình, bạn bè, người ủng hộ các nạn nhân này và các blogger Việt Nam đã đóng góp rất lớn trong việc đưa vụ này ra ánh sáng và lôi kéo sự ủng hộ của quốc tế.

Xét về luật quốc tế thì việc giam giữ 3 blogger này đã vi phạm thế nào?

Tôi đã đọc bản cáo trạng và kết luận điều tra của công an đối với 3 blogger này và nhận thấy các cáo trạng vi phạm thô bạo quyền tự do ngôn luận và báo chí. Điếu Cày, AnhBaSaigon và Tạ Phong Tần bị bắt và giam giữ vì họ là những thành viên của nhóm Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Phải xem họ là những nhà báo công dân (citizen journalist) hoạt động xây dựng một nền thông tin đa chiều cho nên việc đàn áp họ và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là đàn áp quyền tự do báo chí.

Chính quyền Việt Nam hiện không chấp nhận các nhà báo độc lập và báo chí tư nhân. Việc làm của nhóm Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vì thế bị chính quyền xem là phạm pháp theo luật Việt Nam, mặc dù nằm trong phạm vi của quyền tự do ngôn luận của điều 19 Công Ứớc Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính Trị. Điều này cho thấy, Việt Nam vi phạm cả hai mặt luật pháp và thực tế.

Cho đến nay, 30 năm sau khi tham gia Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, chính quyền Việt Nam vẫn chưa thay đổi luật pháp trong nước cho phù hợp với hiệp ước quốc tế về nhân quyền này. Trên thực tế chính quyền cũng phủ nhận quyền tự do ngôn luận trong tất cả các phiên xử những người bất đồng chính kiến. Đây là một vi phạm đã bị quốc tế nhiều lần lên án và vụ xử 3 blogger lần này là một bổ túc cho hồ sơ vi phạm này.

Xét theo luật Việt Nam thì sự kiện chính quyền giam giữ 3 blogger này là tuân thủ hay vi phạm pháp luật của chính Việt Nam ?

Tôi xin đơn cử trường hợp Điều Cày để có thể minh họa cụ thể, vì qua trường hợp này, chúng ta sẽ thấy sự lúng túng của chính quyền Việt Nam trong việc thực thi pháp luật Việt Nam và cuối cùng, đã hành động phi pháp để bắt giữ, kết án lần thứ nhất và gia hạn giam giữ lần thứ 2.

Chúng ta biết ông Điếu Cày hiện đã bị giam liên tục gần 5 năm rưỡi. Trong lần giam giữ thứ 2 này, ông đã bị tạm giam xấp xỉ 2 năm, mà chưa được đưa ra tòa trong khi Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) của Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép tạm giam tổng cộng tối đa là 20 tháng. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự qui định khi hết hạn tạm giam thì phải trả tự do cho ông. Nhưng đến nay, ông Điếu Cày vẫn bị giam mà không có một lời giải thích hợp lý và hợp pháp cho ông, cho gia đình và cho luật sư của ông. Trường hợp này đặc biệt vì chưa có nhà bất đồng chính kiến nào lại bị đối xử tệ hại như vậy trong các năm gầy đây. Chỉ riêng yếu tố này cũng cho thấy tính chất chính trị của vụ án. Chúng tôi xem ông Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải là tù nhân chính trị, không phải vì ông đã hoạt động chính trị mà vì chính quyền giam giữ ông bởi những động cơ chính trị đen tối và phi pháp.

Cần nhắc lại rằng, trước đây, khi ông bị bắt lần thứ nhất, công an Việt Nam đã nhiều lần thẩm vấn và đe dọa sẽ truy tố ông về một tội kinh tế nào đó, mặc dù những hoạt động báo chí và biểu tình chống Trung Quốc của ông hoàn toàn không dính dáng gì đến vấn đề kinh tế. Cuối cùng, ông bị kết tội trốn thuế trong một vụ xử vô lý nhất thế giới. Ngoài số tiền phạt rất cao, một căn nhà của ông bị tịch thu, một căn nhà khác bị phá hoại. Gia đình ông luôn bị sách nhiễu và hành hạ. Điều này cho thấy rõ thêm tính chất chính trị của vụ án thứ nhất.

Đến ngày 19.10.2010 là ngày ông mãn hạn tù thì chính quyền đã không trả tự do cho ông, mà lại tiếp tục giam ông với lý do là ông "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam“. Nếu quả thực xem là có vi phạm điều này thì sẽ không ai hiểu tại sao mà chính quyền Việt Nam đã không truy tố ông từ năm 2008. Bất công ở Việt Nam xuất phát từ một thứ công lý khó hiểu như thế. Chính vì thế mà Điếu Cày và các bạn ông đã được dư luận Việt Nam ủng hộ, vì họ xem vấn đề của ông cũng chính là vấn đề của họ hoặc là vấn đề mà họ sẽ gặp phải.

Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế ISHR có đòi hỏi nào và đã có hoạt động để đối phó với việc giam giữ trái phép này?

Lập trường trước sau như một của Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (ISHR) từ những ngày đầu của vụ bắt giữ trái phép này là chính quyền Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho 3 blogger này, vì chính quyền Việt Nam đã vi phạm cả luật nhân quyền quốc tế lẫn luật Việt Nam.

Là một tổ chức nhân quyền quốc tế, ISHR rất cần các thông tin xác thực và cập nhật. ISHR biết rất rõ các hoạt động của 3 blogger này, ngay từ khi họ mới xuất hiện vào cuối năm 2007 và được cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh của họ từ các blogger Việt Nam. Chúng tôi có đầy đủ bài vở để đánh giá chính xác họ đã hoạt động bất bạo động như những người bảo vệ nhân quyền theo tiêu chuẩn Human Rights Defenders của Liên Hiệp Quốc.Chúng tôi được cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến họ. Cho nên ISHR đã tự tin khởi động một cuộc vận động toàn diện cho họ.

Cuộc vận động đó bao gồm việc làm rõ sự cáo buộc của chính quyền khi chính quyền đang muốn giấu diếm các thông tin này. Chúng tôi vận động các chính phủ thế giới lên tiếng đòi Việt Nam phải cho biết nơi giam giữ và cho thân nhân cũng như luật sư được tiếp xúc với họ trong giai đoạn trước khi đưa họ ra xét xử. Chúng tôi đòi phải cho biết tình trạng sức khoẻ của họ khi có những tin đồn không hay. Chúng tôi yêu cầu các tòa đại sứ phương Tây phải cử người đến giám sát phiên xử, đòi phải có phiên xử công khai, thủ tục xét xử minh bạch và phiên tòa công bằng. Chúng tôi xem công việc trao đổi với những người ủng hộ cho 3 blogger này là rất cần thiết để phối hợp cho công việc chung được thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả.

ISHR ý thức rằng, công việc chỉ hiệu quả khi có sự làm việc chung giữa các tổ chức dân sự Việt Nam và quốc tế. Những đóng góp khiêm nhường của ISHR sẽ chỉ có ý nghĩa, nếu được đặt ở trong khung cảnh hợp tác đó. Chúng tôi biết rất nhiều tổ chức quốc tế bạn cũng hoạt động như vậy và cho rằng đây là những viên gạch lót đường cho các công việc kế tiếp. Mọi hoạt động như vậy sẽ giúp xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế trong việc cùng nhau đấu tranh chống lại nạn vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Source: RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 23/09/2012 lúc 10:02:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một số ý kiến trước phiên xử blogger

Ngày mai thứ Hai ngày 24/9, ba blogger nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anhbasaigon) và Tạ Phong Tần (chủ blog Công lý và Sự thật) sẽ ra tòa tại thành phố Hồ Chí Minh về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự.
UserPostedImage
Blogger Điếu Cày làm chính quyền phật lòng vì lên tiếng về chủ quyền biển đảo


Đây là phiên tòa đang rất được dư luận trong nước và ngoài nước quan tâm theo dõi sau hai lần trì hoãn, một lần không rõ nguyên do và một lần chỉ vài ngày sau khi bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ Tạ Phong Tần, châm lửa tự thiêu trước trụ sở chính quyền tỉnh Bạc Liêu.

Cả ba blogger này đều là thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do vốn không được chính quyền thừa nhận. Họ thường xuyên đăng các bài viết chỉ trích chính quyền.

Trước thềm phiên tòa, BBC đã tìm hiểu ý kiến một số nhân vật liên quan.

Hà Huy Sơn - Luật sư biện hộ cho ông Nguyễn Văn HảiTheo tôi được biết cho đến giờ thì chưa có thông tin gì về sự thay đổi ngày giờ phiên tòa.

Khó đoán được cơ hội của ông Hải và chỉ có thể hy vọng thôi. Tuy nhiên, dựa vào pháp luật Việt Nam và dựa vào những chứng cứ có trong hồ sơ thì tôi tin rằng thân chủ của tôi không phạm tội như bị cáo buộc.

Tôi tin là thân chủ tôi không có tội theo cáo trạng theo khoản 2, điều 88 Bộ luật hình sự.

Tôi có gặp ông Nguyễn Văn Hải hôm thứ Sáu vừa rồi (21/9). Sức khỏe ông không tốt nhưng tinh thần thì ổn định. Mắt kém đi, sắc thái nước da không được khỏe.

Trước đây ông bị giam cùng phòng với hai người nước ngoài. Nhưng nay phòng giam của ông thêm một người Việt Nam nữa là bốn người.
Ông tin tưởng việc làm của mình là không có gì vi phạm pháp luật Việt Nam cả.

Tội đó (Tuyên truyền chống Nhà nước) có ghi trong luật pháp Việt Nam. Còn cáo buộc đối với ông Hải có xác đáng không còn phụ thuộc vào hành vi của ông Hải.

Tuy nhiên, tôi cho rằng tội này có mâu thuẫn với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia ký kết vào năm 1982.

Tòa xử căn cứ theo pháp luật, còn việc thủ tướng đưa ra quyết định cấm các blog (Quanlambao, danlambao, Biển Đông) thuộc về hành pháp. Các chủ blog bị xét xử không nằm trong danh mục thủ tướng nêu tên.

Dương Thị Tân - Vợ cũ ông Nguyễn Văn HảiTôi và gia đình chỉ hy vọng nhà nước Việt Nam thực thi đúng pháp luật. Ở Việt Nam có pháp luật nhưng không bao giờ được thực thi. Điều này đã xảy ra rất nhiều lần đối với tôi và gia đình tôi.

Tôi chắc chắn chính quyền sẽ lấy cớ tôi không còn là vợ ông Hải để không cho tôi dự phiên tòa. Mặc dù tôi không còn là vợ ông Hải nhưng là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Họ (công an) đã vào nhà tôi khám xét, đập phá, thu giữ, cướp bóc tài sản để phục cho vụ án trong khi anh Hải đã không còn ở đó nên đương nhiên tôi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tôi còn là người đại diện hợp pháp của các con ông Hải.
Đến giờ này không hề có thông báo hay thư mời gửi đến gia đình chúng tôi để tham dự phiên toà cả. Ngay cả các con tôi cũng không nhận được. Chúng tôi đã gửi đơn nhờ luật sư khiếu nại đến tòa án nhưng họ vẫn không trả lời gì hết.

Công an địa phương gửi thư mời tôi vào lúc 7h30 sáng ngày 24/9 (đúng lúc phiên tòa diễn ra) có mặt tại công an phường 6 quận 3 để làm việc về một số vấn đề liên quan đến việc ‘gây rối trật tự công cộng ở Bạc Liêu’.

Họ làm ra việc này là để tôi không thể tham dự phiên tòa.

Tôi đã tham khảo ý kiến luật sư. Luật sư nói họ không được phép làm như thế và tôi có quyền không đi. Nếu thực sự có việc gây rối thì người giải quyết vụ việc phải là công an thành phố Bạc Liêu chứ không phải Sài Gòn.

Bằng mọi cách tôi sẽ đến (phiên tòa) dù họ có thể bắt bớ, xô đẩy, lôi kéo hay đánh đập tôi như những lần trước.

Lúc ông Hải mới bị bắt, họ có đưa tôi vào thuyết phục. Sau thấy không đạt được mục đích thì họ bắt đầu cấm. Từ tháng 6/2009 đến nay họ hoàn toàn cấm không cho tôi nhìn thấy ông Hải.
Lúc nào ông ấy (ông Hải) cũng tin tưởng vào việc mình làm. Ông tin rằng một lúc nào đó những việc đó sẽ được mọi người công nhận.

Bên ngoài sức khỏe của ông tương đối ổn nhưng trong người rất nhiều bệnh. Họ (công an) cũng không giấu diếm gì. Ông Hải đã kể rằng một trung tá có tên Hoàng Văn Dũng đã từng nói rằng ‘tao sẽ làm cho mày suy kiệt mà chết’ và họ thật sự đã làm như thế.

Người tù sống bằng sự thăm nuôi tiếp tế của người thân. Riêng ông Hải ở thời kỳ đầu luôn không cho gặp người nhà để gửi đồ thăm nuôi tiếp tế.

Ông bị tước đoạt rất nhiều thứ. Thậm chí đến cây bút và giấy để khiếu nại họ cũng không cho. Ông lớn tuổi phải đeo kính mới nhìn thấy chữ nhưng họ cũng tước đoạt luôn.

Gia đình tôi luôn tin tưởng vào ý chí đấu tranh cũng như lý tưởng của ông. Chúng tôi luôn tự hào và ủng hộ ông vì có những việc mà ông Hải làm cho đến giờ này nhà cầm quyền mới dám nói như biển đảo và những gì đã mất vào tay Trung Quốc.

Ông luôn nghĩ những việc ông làm là vì đất nước này và không có gì là tội lỗi.
Dù bản án có tuyên ở mức hình phạt nào đi chăng nữa, gia đình tôi và chính bản thân ông Hải cũng chuẩn bị kháng cáo vì bất cứ bản án nào dù là nhỏ nhất cũng không đúng với những việc ông ấy làm.

Gia đình chúng tôi luôn được anh em bạn bè ông Hải động viên qua điện thoại hoặc đến nhà. Họ nói việc tranh đấu sẽ có tổn thất, mất mát và sẽ kéo dài. Có những người họ không dám ra mặt mà chỉ gọi điện thoại chia sẻ vì rất dễ bị quy kết và chụp mũ.

Đối với bản thân tôi và con trai tôi bất cứ đi đâu họ đều đi theo, bất cứ làm cái gì họ cũng theo dõi ở ngay bên cạnh. Có những việc rất riêng tư họ cũng để ý đến làm chúng tôi rất khó chịu.

Họ tăng cường theo dõi chúng tôi trong ba ngày gần đây. Tôi ở chung cư trên lầu ba. Họ ngồi ngay ở dưới rất nhiều người để phòng khi cần họ có thể bẻ tay bẻ chân tôi quăng lên xe như họ đã làm rất nhiều lần đối với tôi.

Tạ Khởi Phụng - Em gái bà Tạ Phong TầnHai chị em (Tạ Khởi Phụng và Tạ Minh Tú) sẽ đến dự phiên tòa. Tụi tui sẽ đến nhưng không biết trên đường đi có bị chặn hay không.
Dù bản án có tuyên ở mức hình phạt nào đi chăng nữa, gia đình tôi và chính bản thân ông Hải cũng chuẩn bị kháng cáo vì bất cứ bản án nào dù là nhỏ nhất cũng không đúng với những việc ông ấy làm.

Gia đình chúng tôi luôn được anh em bạn bè ông Hải động viên qua điện thoại hoặc đến nhà. Họ nói việc tranh đấu sẽ có tổn thất, mất mát và sẽ kéo dài. Có những người họ không dám ra mặt mà chỉ gọi điện thoại chia sẻ vì rất dễ bị quy kết và chụp mũ.

Đối với bản thân tôi và con trai tôi bất cứ đi đâu họ đều đi theo, bất cứ làm cái gì họ cũng theo dõi ở ngay bên cạnh. Có những việc rất riêng tư họ cũng để ý đến làm chúng tôi rất khó chịu.

Họ tăng cường theo dõi chúng tôi trong ba ngày gần đây. Tôi ở chung cư trên lầu ba. Họ ngồi ngay ở dưới rất nhiều người để phòng khi cần họ có thể bẻ tay bẻ chân tôi quăng lên xe như họ đã làm rất nhiều lần đối với tôi.

Tạ Khởi Phụng - Em gái bà Tạ Phong TầnHai chị em (Tạ Khởi Phụng và Tạ Minh Tú) sẽ đến dự phiên tòa. Tụi tui sẽ đến nhưng không biết trên đường đi có bị chặn hay không.
Từ khi chị (Tạ Phong Tần) bị bắt đến giờ họ không thông báo gì hết. Đến khi mẹ chết họ cũng nín thinh. (Chúng tôi) không hay biết về vụ bắt giữ hay phiên tòa. Chỉ có luật sư thông báo thôi. Cho nên đang lo lắng không biết họ có cho vào (dự phiên tòa) hay không.

Đợt đầu lên không cho gặp chị (thăm gặp Tạ Phong Tần). Đợt sau có cho gặp được 30 phút. Vô trỏng kể lại sự việc (mẹ tự thiêu) chị khóc dữ lắm. Khóc nhiều lắm. Buồn lắm. Chị Tần chửi um sùm: ‘Lũ cộng sản chỉ giỏi ăn hiếp dân mà hèn với giặc’.

Họ ức hiếp gia đình em. Họ dí mẹ em vào con đường chết. Bây giờ họ dí luôn anh em của em nữa. Không biết dí đến cỡ nào. Dí đến chừng nào chết thì thôi.

Chị Tần ốm yếu xanh xao lắm. Chuyện gia đình như thế thì ai mà không buồn. Nhưng thấy chị cứng rắn và nói là phải cố gắng.

Mọi lần họ (chính quyền) cho công an theo dõi bây giờ cho giang hồ. Hồi qua em đi họ cho ba người đi theo mặt mày xăm vằn vện.

Em cũng thông báo là sau này mà anh em của em có bị ai đánh đập hay có bất cứ chuyện gì xảy ra hay tai nạn là tụi này dàn cảnh không đó.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Chủ blog Mẹ Nấm
Tôi không trông đợi một bản án thích hợp và thuyết phục bởi vì họ đã bị giam giữ trái phép quá lâu rồi. Bản án duy nhất tôi trông đợi là trả tự do cho họ, xin lỗi công khai và thừa nhận những gì họ làm là đúng ngay trước tòa. Tuy nhiên điều này khó xảy ra vì chính quyền không chấp nhận mình sai lầm.

Tôi trông đợi tất cả những người yêu tự do khác không bị đàn áp, bắt bớ, cưỡng chế lên xe buýt vào ngày mai nếu như họ đến tòa để bày tỏ ủng hộ đối với ba blogger.

Chính những thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do là một trong những người đi đầu tiên và lót đường rất tốt để trang bị cho những người đi sau như tôi kiến thức về biển đảo, về một phần sự thật và khơi gợi nơi chúng tôi ước muốn được tự do thông tin, được tự do phát biểu chính kiến.

Việc cầm tù những người bày tỏ chính kiến của mình về chủ quyền biển đảo như thế hoàn toàn đi ngược lại tuyên bố chủ quyền của nhà nước Việt Nam hiện tại. Việc cầm tù họ trong thời gian quá dài và không tuân thủ bất kỳ quy định nào của pháp luật hết chứng tỏ các nguy hiểm mà các blogger phải đối diện.

Từ đầu đến cuối những gì ba blogger này làm là không có gì sai. Tự do tìm kiếm thông tin và tự do bày tỏ chính kiến là quyền không ai có thể phủ nhận được hết.

Sáng nay bên phía an ninh có mời tôi đi uống cà phê chỉ để xác minh rằng ngày mai tôi có đi Sài Gòn hay không. Thậm chí họ còn mời tôi buổi tối để đảm bảo rằng ngày mai tôi không có mặt ở Sài Gòn.
Nếu một mình tôi nói thì chưa đủ nhưng nếu có 10 người, trăm người, ngàn người nói về việc này thì nhất định nó phải thay đổi. Ngày mai những người có mặt ở phiên tòa và tất cả các blogger cũng như người Việt trên toàn thế giới nói gì về kết quả phiên tòa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam sau này.

Bản thân tôi không sợ hãi (trước hành động đàn áp các blog của chính quyền). Lần đầu tiên chính phủ và các trang báo Nhà nước phải thừa nhận về mặt ảnh hưởng về mặt thông tin của các blog (qua lệnh trấn áp ba trang blog của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Đó sẽ là một bước lay chuyển nhận thức của những người tìm kiếm thông tin trên mạng.

Lúc này khác rất nhiều thời điểm của các anh chị blogger đi trước. Người đọc bây giờ biết lựa chọn thông tin và sự thật thì khó che giấu hơn trước
Source: BBC

Sửa bởi người viết 23/09/2012 lúc 10:05:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.226 giây.