logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/06/2014 lúc 09:05:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Loạt bài “Tư Tưởng Chính Trị” do tôi và LS Trần Thanh Hiệp biên soạn có một mục đích thực tiễn: đó là rút tỉa ra các bài học và kinh nghiệm chính trị thế giới và Việt Nam để vận dụng vào việc định hình, định tính chế độ chính trị Việt Nam hậu CS. Riêng trong phần tư tưởng chính trị Việt Nam, tôi đang phân tích giai đoạn đầu Pháp thuộc, đầu thế kỷ 20, khi mà chính quyền thực dân Pháp đã chiếm toàn bộ Việt Nam, và bắt đầu chương trình khai thác Việt Nam về mặt kinh tế thương mại, và Pháp hóa về mặt văn hóa tư tưởng. Việt Nam được thoát Trung vào thời kỳ này nhưng không do sĩ phu và triều đình Việt chủ động mà do chính quyền thực dân muốn Pháp hóa nước ta. Hiện nay thoát Trung lại đang trở thành vấn đề thời sự. Lịch sử dường như đang quay lại. Trong bài này tôi muốn tập trung phân tích công việc Pháp hóa của chính quyền thực dân tại Việt Nam đầu thế kỷ 20 và phản ứng của giới trí thức Việt Nam, trong bối cảnh Hán học đang suy tàn và Pháp học mới bắt đầu.

Thực ra không phải đợi đến khi Pháp thuộc nền Hán học mới suy tàn. Người Pháp chỉ đưa ra những quyết định để chấm dứt một nền giáo dục đã không còn thích hợp, một quyết định mà triều đình nhà Nguyễn đã không thể làm được dù muốn. Có thể lý do chỉ đơn giản là không biết phải canh cải hay thay thế Hán học như thế nào và bằng một nền văn hóa tư tưởng và giáo dục nào. Ngay từ giữa thế kỷ 18, theo Đào Duy Anh, học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) đã cho rằng hệ thống giáo dục và thi cử Hán học đã bắt đầu suy thoái từ cuối thế kỷ 15 và đến đầu thế kỷ 16 thì Lê Quy Đôn cho rằng nó đã thật sự suy thoái rồi. Trong thực tế, năm 1750, vì loạn lạc, ngân sách thiếu, vua Lê Hiển Tông đã cho phép bất cứ ai đóng 3 quan tiền đều được dự các kỳ thi cống sinh mà không phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm.

Đến đầu thế kỷ 20, trong khi chính quyền thực dân Pháp đã đưa ra chương trình giáo dục mới, mở một số trường tây học, triều đình mới cải tổ chương trình thi cử Hán học. Ngày 31 tháng 5 năm 1906, triều đình ban hành Đạo Dụ cải cách thi cử, theo đó trong hai kỳ thi Hương và thi Hội đều có thi chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Pháp ngữ trước còn là môn tự chọn, sau trở thành bắt buộc. Riêng trong kỳ thi Hội, phần Quốc ngữ, ngoài bài luận văn, còn có bài viết hỏi về địa dư, khoa học thường thức và toán pháp, trình độ lúc đó tất nhiên còn sơ khai. Chương trình thi cử Hán học cải cách này cũng chỉ tồn tại cho đến năm 1915 tại Bắc Kỳ và 1919 tại Trung kỳ, vì sau những năm này các kỳ thi Hán học bị chính quyền thực dân Pháp bắt triều đình bãi bỏ để thay thế hoàn toàn bằng nền Tây học.

Thực ra những cải cách Hán học này được đưa ra quá trễ. Tây học đã phát triển hơn 30 năm tại Nam kỳ, sau khi các kỳ thi Hán học bị bãi bỏ ngay từ năm 1864. Kể từ đó ít nhất 3 thế hệ thanh niên Việt đã ra đời tại Nam kỳ, chịu ảnh hưởng của nền tân học. Quốc ngữ và Pháp ngữ đã phát triển, cùng với bốn hệ thống văn hóa-tư tưởng mới là các trường tân học, báo chí quốc ngữ, các sách dịch thuật tư tưởng tây phương, và hệ thống nhà in, nhà xuất bản. Vào đầu thế kỷ 20, một lớp trí thức tân học đã ra đời tại Nam Kỳ. Tại Trung kỳ và Bắc kỳ, những nhà Hán học cuối cùng còn tồn tại song song với lớp học sinh tây học.

Trường tây học đầu tiên được mở tại Hà Nội năm 1885, ngay sau khi triều đình ký hòa ước Giáp Thân 1884, chấp nhận nền cai trị của người Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Một năm sau đó, 1886, trường thông ngôn được mở ra. Đến năm 1890 đã có 140 trường tân học được thiết lập tại Bắc Kỳ, phần lớn tại Hà Nội và các thành phố lớn. Chính quyền thực dân còn lập trường Hậu Bổ tại Bắc Kỳ năm 1889 và Trung Kỳ năm 1911 để đào tạo công chức cho các công sở Pháp. Năm 1900, Pháp mở một số trường Pháp-Việt lúc đó chỉ nhằm đào tạo “thư ký và thông dịch viên”. Chính quyền thực dân cũng cho mở một số trường dạy nghề. Trường Canh nông được mở tại Huế năm 1898, và trường kỹ thuật năm 1899 tại Hà Nội.

Tất cả những trường tân học này được mở ra chỉ nhằm đào tạo nhân viên phục vụ cho việc cai trị của chính quyền thực dân. Số lượng trường vừa ít, chất lượng lại quá thấp, giảng viên phần lớn là những người thông ngôn, nhiều trường không có đủ học sinh theo học. Hán học thì đã hoàn toàn bị bãi bỏ tại Nam kỳ từ năm 1864, còn tại Trung và Bắc kỳ không được chính quyền thực dân khuyến khích và hỗ trợ. Ngay cả một vài cơ sở khoa học có chất lượng như trường Viễn Đông Bác Cổ, thành lập năm 1898, lúc đầu cũng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu Việt Nam và Đông dương, phục vụ cho chính sách thực dân của Pháp.

Do đó, vào đầu thế kỷ 20, một khoảng trống văn hóa giáo dục tồn tại ở Bắc và Trung kỳ, nhất là tại Bắc Hà, trung tâm văn hiến cổ truyền của Việt Nam. Trong khi đó tại Nam kỳ, vào đầu thế kỷ 20, nền tây học đã ổn định và tiếp tục phát triển, đi trước Bắc và Trung kỳ nhiều thập kỷ. Đặc điểm văn hóa tư tưởng và cả sinh hoạt xã hội-chính trị này của Nam Kỳ cần được lưu ý vì nó sẽ ảnh hưởng đến những biến chuyển chính trị của miền Nam Việt Nam từ đó đến nay.

Nền tân học tại Đông dương và Bắc-Trung kỳ Việt Nam chỉ thực sự được quan tâm khi Tổng thống Pháp ký nghị định năm 1905, thành lập chức Tổng Giám Đốc Giáo Dục Đông Dương, và khi Toàn quyền Đông dương lập ra Hội Đồng Cải cách Giáo dục Địa phương năm 1906. Chính quyền thực dân phải quan tâm đến cải cách giáo dục vì chính giới sĩ phu Bắc và Trung kỳ đã chủ động tiến hành các cuộc vận động canh tân đất nước sau khi họ thấy rõ không thể trông đợi ở triều đình và ở người Pháp.

Chúng ta nhớ lại sự kiện hai sĩ phu yêu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã vào thăm Đề Thám trong thời gian Đề Thám giảng hòa lần thứ hai với thực dân Pháp (1897-1909). Ngay sau đó không bao lâu thì lực lượng Đề Thám tan rã. Hai nhà chí sĩ họ Phan chắc đã thấy rõ những cuộc kháng chiến chống Pháp kiểu Phan Đình Phùng, Đề Thám không còn thích hợp và không thể thành công. Họ đã chủ động tìm những phương thức khác để dành lại độc lập nhưng với hai hướng khác nhau. Phan Bội Châu tìm đến Nhật Bản trước, sau đó đến phong trào cách mạng mới tại Trung Hoa. Phan Chu Trinh thì dứt khoát thoát Á, dùng tân học để mở mang dân trí, nâng cao dân khí, đòi dân quyền trước khi giành lại độc lập chính trị cho nước nhà. Chúng ta sẽ trở lại hai đường lối này, cũng như về con đường độc lập dân tộc trong những bài sau.

Việt Nam khác Trung Hoa và Nhật Bản vì không kịp thời chủ động thay đổi để đối phó với Tây phương nên đã mất nước, và do đó lại chỉ thoát Trung và thoát Á dưới áp lực của Pháp thuộc. Nhật bản đi trước Trung hoa trong chính sách dứt khoát thoát Á, học hỏi và vận dụng kiến thức và khoa học kỹ thuật của Tây phương để nhanh chóng canh tân đất nước. Fukuzawa Yukichi (1835-1901), tư tưởng gia chính trị lỗi lạc của Nhật Bản, từ giữa thế kỷ 19 đã đưa ra thuyết “Thoát Á”, và nhờ đó mà Nhật bản đã nhanh chóng đuổi kịp các nước phương Tây và vẫn giữ được bản sắc độc lập của mình.

Trung Hoa cũng chủ động được cuộc canh tân xứ sở dù chậm hơn Nhật bản và không thành công được như Nhật bản vì tranh chấp quốc-cộng. Những cuộc thất trận trong chiến tranh nha phiến với Tây phương và chiến tranh Trung-Nhật đã đánh thức giới sĩ phu và quan lại yêu nước đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ để canh tân đất nước. Một nước Trung Hoa Dân quốc ra đời sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 đã xóa bỏ hẳn chế độ quân chủ.

Cuộc vận động chính trị của giới sĩ phu Trung Hoa ảnh hưởng trực tiếp đến sĩ phu yêu nước Việt Nam, nhất là tại Bắc kỳ. Tôn Dật Tiên, người lập thuyết Tam Dân, thủ lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, và sáng lập ra Trung Hoa Dân Quốc, đã đến hoạt động trong cộng đồng người Hoa tại Hà Nội năm 1905. Dù được lưu truyền bí mật, học thuyết chính trị của ông chắc chắn đã được một số sĩ phu yêu nước Việt Nam biết đến, dù có thể phải nhiều năm sau đó. Những cuộc vận động của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi trước đó chắc chắn cũng vang dội đến Việt Nam.

Ngoài ra, các sách bằng Hán tự và quốc ngữ dịch lại các tác phẩm triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đã được lưu truyền trong giới trí thức mới ở Nam kỳ và các sĩ phu ở Bắc và Trung kỳ. Trí thức yêu nước Việt Nam lúc đó cũng chịu ảnh hưởng các tư tưởng chính trị mới này của phương Tây như giới trí thức yêu nước Nhật bản và Trung Hoa trước đó. Sự thành công của cuộc canh tân “thoát Á” ở Nhật bản và cuộc cách mạng dân quốc ở Trung Hoa đã đem lại niềm kích thích mới cho thành phần sĩ phu yêu nước còn nặng lòng với truyền thống văn hóa chính trị Việt Nam và phương đông. Họ hiểu rằng cần canh tân, không thể phục cổ hoàn toàn được nữa, nhưng họ cũng không thể chấp nhận để bị Pháp hóa. Tinh thần đề kháng văn hóa và văn minh Pháp còn mạnh trong đa số sĩ phu Bắc và Trung kỳ, nhất là những người còn đeo đuổi Hán học và các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Tú Xương có thể coi là người đại biểu cho lớp sĩ phu này. Ông hiểu rõ hơn ai hết thực chất của giai đoạn nửa Hán nửa Tây, Hán đã suy tàn nhưng Tây vẫn chưa thịnh. Riêng ông vẫn phải đi thi dù thi mãi cả chục lần vẫn chỉ đậu Tú Tài.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng!

Trong tình cảnh này sĩ phu yêu nước Việt Nam phải chia hai hướng, một là đi tìm ở Nhật Bản, Trung Hoa con đường cứu nước, hai là hướng sang trời Tây. Cả hai hướng đều giống nhau là tìm ở bên ngoài hơn là trông vào nội lực đã suy tàn từ lâu, có lẽ từ thời phân tranh nam-bắc. Nhưng cả hai hướng đều chưa thật sự thoát Trung hay đúng hơn, chưa thật sự đem đến độc lập chân chính và lâu bền cho dân tộc. Hậu quả của tình trạng này là chúng ta vẫn đứng giữa hai con đường, hoặc thoát Trung lại thuộc Tây (Pháp, Mỹ hay Nga), hoặc thoát được Tây lại thuộc Trung, hoặc dân tộc bị chia rẽ. Ngày nay tình trạng này lại tái diễn và dường như vấn nạn nền tảng này của dân tộc vẫn chưa thật sự có lối thoát.

Bài học lớn nhất của thời kỳ đầu thế kỷ 20 đem áp dụng cho Việt Nam hiện nay, đầu thế kỷ 21, phải chăng là: nếu chưa sáng tạo được con đường xây dựng đất nước vừa dân tộc vừa thời đại thì nước ta sẽ tiếp tục tròng trành giữa đông-tây, Âu-Á, giữa thoát Trung rồi thuộc Tây, thoát Tây rồi lại thuộc Trung, như 100 năm qua và hiện nay.

12/6/2014
Đoàn Viết Hoạt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.