logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/09/2012 lúc 09:43:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phiên tòa phúc thẩm xét xử các thanh niên Công giáo Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn tại Vinh (Nghệ An) sẽ diễn ra ngày mai, 26/09/2012. Ba bị cáo bị cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, với hành động rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội 2011. Theo nhận định của nhiều luật sư, có rất nhiều vi phạm tố tụng trong vụ án này, và bản thân việc rải truyền đơn tẩy chay bầu Quốc hội không phải là hành động phạm pháp, mà chỉ thế hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, để đóng góp xây dựng một Quốc hội thực sự dân chủ.
UserPostedImage
Biểu tình ủng hộ các thanh niên bị kết tội tuyên truyền chống Nhà nước, Vinh, 24/05/2012. (DR)
Để chuyển tới thính giả một số thông tin về vụ án, RFI có cuộc phỏng vấn ngày hôm qua 24/09 với luật sư Lê Quốc Quốc từ Hà Nội.

RFI : Phiên tòa xét xử ba thanh niên Công giáo sẽ diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày thứ Tư 26/04 được nhiều người quan tâm. Xin luật sư cho biết tóm lược về vụ án này.

Luật sư Lê Quốc Quân : Về vụ án này, tháng 5/2012 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm đối với bốn người, nhưng sau đó anh Hoàng Phong, một người nhận được án treo, thì không kháng cáo nữa. Trong phiên phúc thẩm sẽ có ba bị cáo là anh Đậu Văn Dương, anh Trần Hữu Đức và anh Chu Mạnh Sơn. Ba người này đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Họ cho rằng bản án này không đúng, họ không có tội.

Theo các cáo buộc của phía chính quyền, những người này phạm vào điều 88, tức là « Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », do việc đã kết hợp cùng với cha Nguyễn Văn Lý, để phát các truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội. Thế nhưng theo lập luận của các luật sư tham dự phiên tòa sơ thẩm, những người này chỉ thực hiện các quyền công dân bình thường. Đó là sự bày tỏ tự do quan điểm của họ.

Và thứ hai là, các bị cáo này thể hiện một động cơ trong sáng, bằng việc là mong muốn có một Quốc hội tốt đẹp hơn, đại diện cho nhiều thành phần hơn, chứ không phải là một Quốc hội đã độc diễn và đã sắp đặt từ trước, cũng như là một Quốc hội là duy nhất, hoặc gần như là duy nhất chỉ có một sự đại diện của đảng Cộng sản, và bên cạnh đó, (họ cho rằng) các thủ tục để bầu ra Quốc hội cũng là sai.

Các luật sư cũng đưa ra nhiều quan điểm, nói rõ những sai phạm trong quá trình tố tụng của phía bên công an. Cụ thể là cách họ bắt giữ là đã sai pháp luật, họ bắt người gần như bắt cóc, rồi họ còn lừa người nhà để lấy máy móc, máy tính và tài sản. Sau khi bắt, họ lại tiếp tục giam và họ thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật khác. Do vậy, luật sư cũng như bị cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm ấy.

RFI : Thưa luật sư, nói về triển vọng của phiên tòa phúc thẩm, theo luật sư, có khả năng các bị cáo sẽ vẫn bị phạt nặng như vậy hay sẽ được tha bổng ?

Luật sư Lê Quốc Quân : Rất là khó và không phù hợp lắm khi dự đoán trước kết quả một phiên tòa. Ở Phương Tây, ít khi người ta dự đoán kết quả trước khi xét xử, nhưng ở Việt Nam, mình có thể nói rõ là, người ta thường gọi là các bản án « bỏ túi ». Có nghĩa là phía bên các cơ quan tư pháp, gồm công an, viện kiểm sát và tòa án ngồi lại với nhau, và với sự chủ trì hiển nhiên của đảng Cộng sản, người ta lập thành một quyết định, xác định xem sẽ xử như thế nào và kết án bao nhiêu. Sau đó, vào xét xử, chẳng qua là hình thức mà thôi.

Theo dự cảm của cá nhân tôi, bản án sẽ có giảm hoặc là bằng, nhưng nếu giảm cũng như giảm ở mức vừa phải. Chứ còn ở Việt Nam, khó có thể có trường hợp được tha bổng lắm.

Cái bản án sơ thẩm đã kết đối với mấy anh, thì có người là 42 tháng, có người 39 tháng và có người là 36 tháng tù giam. Và họ đã đi gần một năm rưỡi rồi. Nhưng mình thấy, dù có thế nào chăng nữa, thì theo thông tin mà tôi có được, thì các giáo dân, cũng như những người yêu chuộng công lý, yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng sự thật, thực sự quan tâm đến phiên tòa này, và sẽ đi tham dự phiên tòa rất đông.

Về phía những người xét xử (phiên sơ thẩm), thì sau khi xét xử, họ cũng thấy là có nhiều sai phạm trong tố tụng, và bản án như thế là không phù hợp với các quy định hiện tại. Thế nhưng, họ cũng bị các sức ép của cấp trên, đặc biệt là việc 3 blogger trong Sài Gòn vừa bị kết án hết sức nặng nề, là những chỉ dấu cho thấy Nhà nước có vẻ muốn làm mạnh, muốn kết án cao hơn, muốn đàn áp nặng nề hơn đối với những người bất đồng chính kiến, hoặc có những tiếng nói ngược lại với quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam.

RFI : Như luật sư vừa nói, các bị cáo không vi phạm pháp luật, mà chỉ thực hiện các quyền công dân của mình mà thôi, trong khi đó thì phía cơ quan tố tụng lại quy các bị cáo vào tội tuyên truyền chống Nhà nước, qua việc thả truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội cách đây một năm. Luật sư có thể nói rõ hơn về điều này được không ?

Luật sư Lê Quốc Quân : Quan điểm có tôi về vấn đề này rất rõ ràng. Xét về công ước dân quyền và nhân quyền quốc tế, đặc biệt là điều 19 cho phép các công dân biểu đạt các ý tưởng và chính kiến của mình, không phân biệt các hình thức, không phân biệt cả biên giới. Việc các em bày tỏ các ý kiến của mình là phù hợp với công ước quốc tế về nhân quyền.

Thứ hai là, bản thân điều 69 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do tư tưởng. Việc các em bày tỏ các chính kiến đó là hoàn toàn phù hợp. Luật báo chí của Việt Nam cũng nói là (công dân) có quyền viết, có quyền bày tỏ, nêu lên các thực trạng xã hội.

Nhưng quan trọng hơn là, trong bất cứ khung pháp lý nào, thông thường người ta cũng phải xét theo khía cạnh gọi là động cơ và mục đích. Động cơ của các em ở đây là không hề có mục đích chống lại Nhà nước. Bản thân các em không chống lại Nhà nước, mà các em muốn tẩy chay hoặc chống lại một sự vi phạm pháp luật trong thủ tục và quy trình bầu cử Quốc hội. (Ví dụ như) Một người lại đi vận động cho những người khác, rồi chỉ đạo người này người kia. Việc độc diễn như thế thì ngay theo pháp luật Việt Nam, thì quá trình bầu cử Quốc hội như thế đã là vi phạm pháp luật rồi. Các em làm công việc thực thi quyền mô tả lại và phản đối những hành vi đó.

Xét về con người của các em, thì các em là những con người tốt, trong sáng và vì công việc chung, là những người đã tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia làm việc từ thiện, tham gia bảo vệ sự sống, sinh hoạt và xây dựng cộng đoàn rất là có uy tín... Thế thì những con người tốt như vậy và với mục đích trong sáng, xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn, và muốn có một Quốc hội dân chủ và đại diện nhiều hơn. Việc họ có những hành vi như vậy, theo tôi, hoàn toàn không vi phạm. Ngược lại, chính họ phải được tuyên dương.

RFI : Hành động chỉ trích những vi phạm pháp luật của cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam của các bị cáo phê phán dường như cũng là những điều, mà nhiều người trong chính bản thân « hệ thống chính trị » Việt Nam đã làm ?

Luật sư Lê Quốc Quân : Đúng như vậy. Nhưng ở Việt Nam, thông thường là người ta « đối nhân », chứ không « đối sự ». Có nghĩa là cùng một sự việc, mà một người không phải đảng viên đảng Cộng sản nói thì bị, nhưng một người đảng viên đảng Cộng sản nói thì không bị. Cái thứ hai nữa là, họ có thái độ kỳ thị đối với những tổ chức, hội đoàn, nhóm sinh hoạt tôn giáo. Nếu không có sự kỳ thị, thì có cả thái độ lo sợ nữa, bởi vì họ nghĩ rằng đằng sau đó có vấn đề gì… rồi họ suy ra và dẫn đến chuyện họ kết án các em như vậy.

Bản thân các em chỉ là sinh viên, trong tay không tấc sắt nào. Và các em cũng có những phần giầu tình cảm, yêu thương, thậm chí yếu đuối. Những chuyện xảy ra trước phiên tòa, các em cũng thể hiện là ngoan ngoãn, hiền lành, ôn hòa lắm. Xét về con người và những hành vi cụ thể, các em không có gì vi phạm pháp luật cả. Nhưng Nhà nước vẫn cứ áp đặt với các em những bản án hết sức nặng nề.

Ở ngay trong địa phận Vinh, đã có hai nhận định rất rõ ràng. Một là, các em hãy can đảm hơn nữa, vì các em là những người vô tội. Thứ hai là, theo Ban Công lý và Hòa bình, phiên xét xử vừa rồi là không tốt, vì vi phạm tố tụng. Hy vọng là phiên tòa thứ Tư sẽ công khai, công bằng, dân chủ và trả tự do cho các em.
Source: RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 26/09/2012 lúc 07:50:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kết quả phiên toà phúc thẩm xử 3 thanh niên Công giáo

Giảm sáu tháng tù cho Chu Mạnh Sơn, giữ nguyên mức ba mươi tám tháng tù đối với Trần Hữu Đức và bốn mươi hai tháng đối với Đậu Văn Dương, là kết quả phiên phúc thẩm được canh gác chặt chẽ tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng nay.
Công an đông hơn dân

Công an đông hơn cả dân mà, chúng em muốn liên lạc đi đâu cũng không thể liên lạc được. Rất tiếc chúng em không thể vào tham dự, công an chặn các ngã nên chúng em không vào được.

Đó là lời một thanh niên đến tòa từ sớm, tìm cách vô phòng xử nhưng không được.

Cho đến khi phiên phúc thẩm kết thúc hồi 11 giờ 30 sáng, ông Chu Văn Nghiêm, bố sinh viên Chu Mạnh Sơn, báo cho biết:

Chu Mạnh Sơn thì 36 tháng còn 30 tháng, giảm cho được sáu tháng, còn Dương với Đức đều y án cả. Nói chung thì đi kêu cho hay rứa chứ không được chuyện chi cả. Người thì có cho vô mô, làm kiểu hình thức bề ngoài, quốc tế lên tiếng chứ còn trong nước người Việt Nam là hết cách rồi. Kể cả các cha tham dự tòa mà cũng chịu, luật sư vô đối chọi chứ…nhưng mà cũng chịu, không mần được.
Đây là phiên phúc thẩm được loan báo, nhằm xét lại mức án mà tòa sơ thẩm ngày 24 tháng Năm 2012 phán quyết đối với ba sinh viên Công giáo Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức, bị bắt cùng mười mấy sinh viên khác ở Vinh, Thanh Hóa, Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng Bảy đến tháng Mười Hai 2011 về tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm Điều 88 Bộ

Luật Hình Sự.

Từ sáng sớm 26, nhiều người đã tụ tập trước tòa án nhân dân thành phố Vinh tỉnh Nghệ An để theo dõi phiên kháng án này, trong lúc công an mặc sắc phục và thường phục án ngữ trước tòa, bắt đi năm sáu người như một thanh niên tại chỗ cho biết:

Chủ yếu là người nhà của các sinh viên Công giáo bị xét xử, họ đưa lên xe thùng giao thông họ chở đi.

Đó là khoảng 8 giờ sáng, một nhân chứng khác, đến từ Hà Nội, kể chi tiết hơn:

Tôi đứng với một số người và chứng kiến hết từ đầu đến cuối. Quang cảnh ngoài tòa án rất đông nhưng công an nhiều hơn dân, cả thường phục cả quân phục cả an ninh cả dân phòng, dùng dùi cui đàn áp, cứ thanh niên là nhảy vào bắt độ khoảng năm sáu thanh niên trẻ. Chỗ này phải đến ba trăm người, dân bản địa trong vùng Vinh này, dân Công giáo với cả một số các cháu sinh viên Vinh nữa.

Thanh niên đứng rất đông, có những phần tử kia cũng trà trộn vào để bắt người kiểu như thấy có nghi vấn. Buổi sáng nay trời rất đẹp mà tự nhiên từ lúc đàn áp dân đâm ra mưa to dữ dội luôn. Mọi người ướt như chuột lột vẫn cứ đứng căng biểu ngữ với lại hát bài Kinh Hòa Bình.

Sáu thanh niên bị công an bắt đi bên ngoài tòa sáng nay thì năm người được cho về khi phiên xử chấm dứt. Một trong
những người đó, Nguyễn Văn Kỳ, kể lý do bị bắt: Lúc ban đầu xuống thì họ đã ngăn chận hết các đường không cho bọn em vào, khoảng 30 phút sau trời tạnh mưa em lại lên đằng trước và cầm một cái băng rôn . Khi công an lại đòi thu băng rôn em bảo nếu thu thì cho tôi biên bản, bắt đầu có một nhóm người lại giất băng rôn, sau đó ôm cổ kéo tôi ném lên xe đưa đi làm việc ở công an điều tra thành phố.

Vô là họ bẻ hai tay không cho kháng cự, họ nói theo đạo Thiên Chúa thì có biết chi về Công Giáo không. Em nói tôi biết câu nói của Đức Tổng Kiệt “ tự do tôn giáo là quyền không phải ân huệ xin cho”. Nói câu đó là có một anh công an lại bóp cổ và bóp miệng không cho nói, họ bảo anh đã gây rối trật tự. Họ thả em ra vào lúc 11 giờ 30 , phiên tòa xong là họ thả ra.

Đó là thông tin và chuyện bên lề phiên tòa phúc thẩm xử ba sinh viên Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương hôm nay ở Nghệ An mà công an cảnh sát dùng mọi cách ngăn trở người quan tâm đến tham dự.

Hôm 23 tháng Chín, ba ngày trước khi có phiên phúc thẩm hôm nay, nhà cầm quyền địa phương Nghệ An gởi giấy mời đến ông Đậu Văn Lai, bố của sinh viên Đậu Văn Dương, và ông Trần Đức Trường, bố của sinh viên Trần Hữu Đức, yêu cầu ngày 24 sắp xếp thời gian đến đúng giờ, không vắng, để trao đổi một số nội dung liên quan.

Một số giáo dân lân cận thành phố Vinh cho biết họ cũng bị mời lên ủy ban nhân dân xã với khuyến cáo không được đi dự phiên tòa hôm nay.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 26/09/2012 lúc 07:53:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 26/09/2012 lúc 08:14:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tòa án Vinh y án sơ thẩm với 2 trong 3 thanh niên Công giáo
Sau một phiên xử phúc thẩm chỉ kéo dài có ba tiếng đồng hồ, hôm nay, 26/09/2012, Tòa án thành phố Vinh đã xử y án sơ thẩm 39 tháng tù đối với anh Trần Hữu Đức và 42 tháng tù đối với anh Đậu Văn Dương. Riêng anh Chu Mạnh Sơn thì được giảm án 6 tháng, xuống còn 30 tháng tù.
Ba thanh niên Công giáo nói trên đã bị xử sơ thẩm ngày 24/05/2012 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », vì theo bản cáo trạng, họ đã rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội tại tỉnh Nghệ An vào tháng 5 năm ngoái.
UserPostedImage
Người thân của các thanh niên Công giáo bị đưa ra xét xử trước cửa Tòa án thành phố VInh ngày 25/9/2012. Ảnh: Nguồn nuvuongcongly.net
Anh Đậu Văn Dương, sinh viên Cao đẳng Thương mại và Du lịch Nghệ An, cùng với anh em họ là Trần Hữu Đức, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức tại Nghệ An, đã bị bắt từ tháng 8/2011. Một ngày sau đó, đến lượt anh Chu Mạnh Sơn, sinh viên Đại học Y khoa Vinh bị bắt. Một thanh niên Công giáo thứ tư là Hoàng Phong, vừa tốt nghiệp Đại học Công nghệ Giáo dục Vinh, thì bị bắt ngày 29/12/2011 và cũng đã bị xử sơ thẩm ngày 24/05/2011 với ba thanh niên kia, với bản án 24 tháng tù treo, nhưng Hoàng Phong đã không kháng án.

Theo tin từ Truyền thông Chúa Cứu Thế, trước tòa án Vinh hôm nay, nhiều giáo dân và một số linh mục đã tập hợp để ủng hộ ba thanh niên Công giáo. Cũng như tại phiên xử ba blogger ở Sài Gòn ngày 24/09 vừa qua, công an và dân phòng đã giật các biểu ngữ của những người tham dự phiên tòa. Trước đó, công an cũng đã tìm cách ngăn chận đoàn giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội đi xe vào Nghệ An để dự phiên tòa.

Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, ông Trần Đức Trường, bố của anh Trần Hữu Đức, một trong 3 thanh niên Công giáo trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, kể lại diễn tiến phiên tòa :

Trần Đức Trường : « Phiên tòa hôm nay thì mọi sự đã được chuẩn bị đâu đó rồi, không có gì thay đổi cả, mặc
dù luật sư đã đưa ra những chứng cớ để chứng minh là hành động của các em không cấu thành tội. Thứ nhất, các em công nhận các hành vi các em làm, nhưng không công nhận đó là tội. Luật sư yêu cầu tòa nghiên cứu xem những hành vi ấy có cấu thành tội hay không. Thứ hai, các em cũng như luật sư đã đưa ra những bằng chứng là đã có những điều sai về mặt tố tụng hình sự. Thế nhưng, đây là một một tòa được định sẵn, được dàn dựng đâu đó cả rồi, hôm nay xử chỉ là về mặt hình thức thôi. Đức và Dương thì vẫn bị y án, còn Sơn thì được giảm án. Công nhận là có tội, rồi xin giảm án, thì sẽ được giảm ngay. Chứ còn Đức và Dương thì vẫn chứng minh mình vô tội, chứ không có nhu cầu giảm án.

RFI : Tức là người nào không nhận mình có tội thì sẽ không được giảm án ?

Ông Trần Đức Trường: Nếu Đức và Dương nhận là có tội thì vẫn được giảm, nhưng mà Đức và Dương vẫn nói là các em không có tội.

RFI : Còn tình hình bên ngoài tòa án hôm nay thì thế nào ?

Ông Trần Đức Trường: Tình hình bên ngoài, thì hôm nay nói chung là lực lượng an ninh đã chuẩn bị rất chặt chẽ. Họ bố trí xa hơn so với lúc xử sơ thẩm. Lúc xử sơ thẩm thì họ cũng bố trí một lực lượng đông, nhưng họ bị bất ngờ, khi dân ta kéo đến đông thì họ mới đối phó. Còn hôm nay, họ đã chuẩn bị sẳn một đội ngũ an ninh dày đặc, công tác chuẩn bị chu đáo hơn so với lần trước.

RFI : Theo ông biết, có ai đã bị câu lưu hoặc bị hành hung khi đến dự phiên xử ỏ bên ngoài ?

Ông Trần Đức Trường: Dân tham dự phiên tòa thì bị đánh, bị dí điện rất nhiều, bản thân vợ chồng của tôi cũng bị dí điện, lý do là người dân xô đẩy, chen lấn nhau. Sáng nay, khi đoàn người dự phiên tòa đến nơi, thì họ chặn lại không cho vào, khi xô đẩy nhau thì họ đánh đập và dí điện.

RFI : Thưa ông, có nhiều giáo dân và linh mục đến để ủng hộ ba thanh niên Công giáo bị xử ?

Ông Trần Đức Trường: Riêng ở xã này thì giáo dân xuống đông lắm. Còn nói chung sinh viên trong tỉnh và ngoài tỉnh, ở Hà Nội vào đông lắm. Đoàn xe ở Hà Nội vào dự phiên xử rất là đông.

RFI : Sau phiên xử phúc thẩm này, gia đình ông có sẽ kháng cáo lên cấp cao hơn.

Ông Trần Đức Trường: Gia đình không có ý định kháng cáo, vì nói chung là họ sẽ không bao giờ nhận là mình sai. Xử phúc thẩm lần này, người ta biết trước là tòa sẽ xử y án. Thông tin đó, gia đình đã nhận được rồi. Thế nhưng, nếu mình không kháng án, thì điều đó đồng nghĩa với việc mình công nhận là có tội, còn kháng án ( lên cấp phúc thẩm ) là nhằm chứng minh là mình vô tội. Còn bây giờ kháng cáo tiếp cũng chỉ là vô ích thôi.

RFI : Xin cám ơn ông Trần Đức Trường.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.