logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/09/2012 lúc 09:43:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lâu nay thường thấy chính quyền Mỹ xếp hạng Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền, không tôn trọng tôn giáo .Chính quyền cộng sản Việt Nam phản ứng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thường có lời lẽ quyết liệt.

Thực tế thì thế nào?

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 13/8/2012 có đăng bài “Cứu di tích cổ trong phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Phương Liên. Tôi rất khâm phục tác giả dám nói lên sự thật về thái độ đối với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoan nghênh báo Nhân Dân đã thảng hoặc nói lên một sự thật.

Về phần tôi, tham gia Việt Minh từ tháng 4/1945. Tháng 9/1945 nhập ngũ. Đi đánh Pháp , đánh Mỹ , đánh Tàu, 2 lần bị thương. Năm 1990 nghỉ hưu mới biết các cụ ở làng tôi , làng Tử Dương, xã Tô Hiệu ,huyện Thường Tín , tỉnh Hà Đông cũ (nay về Hà Nội) có mối băn khoăn day dứt về một ngôi đền của làng mình.

Từ năm 1767, thời vua Lê Cảnh Hưng , các cụ làm ăn ở Hà Nội đã chung tay xây dựng ngôi đền “Tử Dương Vọng Đình” ở số 8 phố Hàng Buồm Hà Nội, thờ Tuệ Trung Thượng sỹ – anh cả của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – Song, sau khi tiếp quản Hà Nội , ngôi đình đã bị một cán bộ của Thông Tấn xã chiếm đoạt. Cả 4 ngôi nhà trong khuôn viên Tử Dương Vọng Đình là hương hỏa của đình cho thuê để lấy tiền cúng lễ cũng bị Nhà nước Cộng Sản chiếm bán cho dân nhập cư vào Hà Nội .

Những năm chiến tranh, tất cả đều hướng vào chiến trường, sau 1975 dân làng mới đặt vấn đề đòi lại đình. Ngày 24/12/1984, Hội đồng Giám định di tích có văn bản gửi cho dân làng xác định là di tích. Các cụ ở làng còn giữ được đầy đủ Địa bạ từ thời chính quyền Pháp xác định ngôi Đình và 4 căn nhà của làng, còn giữ được giấy tờ nộp thuế của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Bà con dân làng làm đơn xin các cấp từ chính phủ xuống Thành phố, Quận,Phường ,tất cả dân làng ký tên song không được giải quyết.

Ngày 04/4/1994 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo về ngôi đình . Sách “Đường phố Hà Nội.” , Nhà xuất bản Hà Nội ,xuất bản năm 1979 có viết về Đình này. Ngoài ra còn có nhiều bài khảo cứu giá trị khác: “Cần bảo tồn di tích ngôi đình số 8 Hàng Buồm Hà Nội.” của Tạp chí Xưa và Nay, số tháng 9/1994; bài “ Về đạo sắc “ Tử Dương Thần Từ.” sớm nhất hiện còn “ của Tạp chí Hán Nôm, số tháng 1/1995; bài “1000 năm Thăng Long còn lại những gì?” của báo Hà Nội mới cuối tuần số ra ngày 21/5/1996; bài “ Xôn xao về một ngôi đình ” của Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số tháng 4/1995; bài “ Tử Dương Vọng Đình đang bị lấn chiếm “ do Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam phát ngày 28/6/1996; bài “ Làng Tía và Tử Dương Vọng Đình do Đài Tiếng nói Việt Nam phát ngày 28/8/1996; bài “ Nỗi niềm trăn trở ở Tử Dương” của Nhà xuất bản Văn Hóa- Thông tin , Tháng chạp năm Bính Tý , in trong sách “ Làng Tử Dương qua di sản văn hóa Hán Nôm”.

Bà con xin gặp chính quyền Thành phố, Thành phố bảo xuống Quận, Quận bảo xuống Phường. Cơ quan hành chính không giải quyết bảo sang Tòa án. Sang Tòa án nộp án phí đầy đủ. Tòa án lại bảo sang chính quyền .

Ngôi đình từ lâu đã bị phá hủy, biến hóa thành cửa hàng bánh kẹo!

Tôi được bà con dân làng bầu là Trưởng ban liên lạc đồng hương ở Hà Nội, theo bà con, dẫn đầu là các cụ đi đòi đình rất vất vả bao lâu vẫn không được.

Ngày 28/12/2002 ,tôi bị công an bắt. Ngày 14/7/2004 , tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử. Bản cáo trạng ghi tội danh: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”, tù 19 tháng.

Xin bà con xem xét chính quyền Cộng Sản có tự do tôn giáo không?
Tác giả: Phạm Quế Dương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.