logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 11/10/2012 lúc 09:06:04(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn chương
UserPostedImage
Nhà văn Mạc Ngôn được coi là một trong các tác giả đương đại hàng đầu của Trung Quốc
Nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc đã được trao giải Nobel Văn chương năm 2012.
Nhà văn Mặc Ngôn sinh năm 1955 tại Sơn Đông, ông là tác giả những tập truyện
Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt là là những tác phẩm ăn khách nhất, như Đàn Hương Hình, Báu Vật Của Đời, Cây Tỏi Nổi Giận, Cao Lương Đỏ… Ông cũng có tác phẩm Ma Chiến Hữu nói về cuộc chiến Việt- Trung hồi năm 1979.

Lớn lên trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ông bị buộc phải bỏ học, đi chăn bò, đói khát tới mức từng ăn vỏ cây và cỏ để sống sót.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Ðiển loan báo người đoạt giải cao quý hôm nay.

Mô tả tác phẩm của ông, Ủy ban Nobel nói là ông kết hợp các câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại với “hiện thực huyễn hoặc”.
UserPostedImage
Ông Mạc Ngôn được coi là một trong các tác giả đương đại hàng đầu của Trung Quốc.

Việc loan báo các giải Nobel năm nay bắt đầu hôm thứ hai với giải về y khoa về tay hai nhà nghiên cứu tế bào gốc John Gurdon của Anh và Shinya Yamanaka của Nhật.

Ông Serge Haroche người Pháp và ông David Wineland, người Mỹ hôm thứ ba đoạt giải Vật Lý nhờ các công trình nghiên cứu về vật lý lượng tử.

Hai khoa học gia Mỹ Robert Leftkowitz và Brian Kobilka đoạt giải Hóa học hôm thứ tư.

Giải Nobel Hòa bình sẽ được loan báo vào ngày thứ sáu. Giả Nobel kinh tế sẽ được loan báo vào ngày 15 tháng 10.

Các khôi nguyên giải Nobel sẽ nhận giải thưởng trong các buổi lễ chính thức tại Stockholm, và Oslo vào ngày 10 tháng 12.
Source: VOA, RFA

Sửa bởi người viết 14/10/2012 lúc 10:10:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

khi  
#2 Đã gửi : 11/10/2012 lúc 09:30:07(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học
UserPostedImage
Nhà văn Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012. REUTERS
Giải Nobel văn học 2012 được dành cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Khi công bố tên người đoạt giải vào hôm nay 11/10/2012, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển nhấn mạnh « sự kết hợp kỳ ảo giữa chủ nghĩa hiện thực với hư cấu, lịch sử và đương đại ».
Một số tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch sang tiếng Việt, và được độc giả yêu thích, chẳng hạn cuốn « Báu vật của đời » đã từng trở thành một hiện tượng, được bán rất chạy ở Việt Nam. Từ Hà Nội, dịch giả Trần Đình Hiếu, người đã dịch sáu tác phẩm của Mạc Ngôn ra tiếng Việt cho biết :

Tải để nghe

Source: RFI
khi  
#3 Đã gửi : 11/10/2012 lúc 09:32:07(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Trung Quốc : Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình
UserPostedImage
Ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 và vợ là bà Lưu Hà. Ảnh do gia đình cung cấp cho hãng Reuters ngày 3/10/2010. Reuters
Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử : Một Giải Nobel khác của Trung Quốc vẫn bị giam cầm.
Năm 2010, nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình. Hai năm sau, ông vẫn phải ngồi tù và tình cảnh này có thể còn kéo dài thêm 7 năm rưỡi nữa, tức là cho đến khi mãn án. Trong lúc đó, bạn bè của nhà ly khai cho biết, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, vẫn bị công an Trung Quốc, bất chấp luật pháp, tiến hành quản thúc tại gia trên thực tế, cô lập bà với thế giới bên ngoài.

Bà Đới Tình (Dai Qing), một trí thức, tranh đấu cho môi trường, sống tại Bắc Kinh, nói với AFP : « Tôi không có tin tức gì của ông Lưu Hiểu Ba và tôi cũng không gọi được điện thoại cho bà Lưu Hà ».

Một nhà ly khai khác, tranh đấu cho nhân quyền, ông Hồ Giai cũng như ông Jean-Philippe Béja, người dịch ra tiếng Pháp một số tác phẩm của Lưu Hiểu Ba, cũng không có thông tin về giải Nobel Hòa bình 2010.

Anh em của ông Lưu Hiểu Ba tránh trả lời các câu hỏi của nhà báo vì không muốn bị chính quyền cắt bỏ quyền được đi thăm nuôi, vốn đã rất bị hạn chế.

Do vậy, khó mà biết chắc chắn là ông Lưu Hiểu Ba có còn bị giam trong nhà tù Cẩm Châu, tình Liêu Ninh (phía đông bắc) Trung Quốc hay không. Vào đúng ngày Giáng Sinh năm 2009, giải Nobel Hòa bình đã bị kết án 11 năm tù với tội danh là đồng tác giả bản Hiến Chương 08. Văn bản này kêu gọi xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Trung Quốc, nhưng bị Bắc Kinh cáo buộc là kích động lật đổ chính quyền. Lúc đó, ông Lưu Hiểu Ba bị giam ở nhà tù này.

Vào thời điểm đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo, nhân Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Jared Genser, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ Freedom Now, đấu tranh bảo vệ các tù nhân lương tâm, cho rằng, đây là dịp để « cộng đồng quốc tế quan tâm đến chính sách đàn áp nhân quyền liên tục tại Trung Quốc và kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện nay và trong tương lai » cần phải tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.

Ông Béja tỏ ra bi quan là trước mắt, ít có khả năng Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba hoặc ít ra là chấm dứt quản thúc tại gia trái phép đối với bà Lưu Hà.

Còn bà Đới Tình thì lo ngại về sự thay đổi lãnh đạo Trung Quốc sắp tới, đặc biệt là nếu ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), phụ trách tuyên giáo, vào được Thường vụ Bộ Chính trị. « Nếu trường hợp này xẩy ra, ông ta sẽ chịu trách nhiệm về tư tưởng và như vậy, sẽ không có hy vọng gì nữa. Trung Quốc sẽ đi vào một thời kỳ đen tối ».

Ông Hồ Giai, người vừa được tự do năm ngoái, sau khi phải ngồi tù 3 năm với cáo buộc « có âm mưu lật đổ » chính quyền, cho biết, gần đây, ông đã nhìn thấy bà Lưu Hà từ xa, qua cửa sổ căn hộ, sức khỏe của bà đáng lo ngại. Do bị phong tỏa, bà Lưu Hà sống rất cô đơn và hút nhiều thuốc lá.

Nhà ly khai này cũng lấy làm tiếc là trường hợp hai vợ chồng ông Lưu Hiểu Ba không được công luận Trung Quốc chú ý như trường hợp luật sư mù Trần Quang Thành, bị quản thúc tại gia, rồi trốn thoát được ra ngoài, lên Bắc Kinh và sau đó, sang Hoa Kỳ tỵ nạn.

« Ông Trần Quang Thành có những người bạn quen biết trên internet đã đi hàng trăm cây số để tới thăm », thế nhưng, có rất ít người quan tâm đến bà Lưu Hà.

Giờ đây, người dân Trung Quốc, khi vui mừng về giải Nobel Văn học, chắc không quên là họ còn có một giải Nobel Hòa bình nữa, nhưng lại đang bị cầm tù.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 11/10/2012 lúc 09:32:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

khi  
#4 Đã gửi : 12/10/2012 lúc 09:11:58(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Giải Nobel văn học 2012 gây ra tranh cãi tại Trung Quốc
Khôi nguyên giải Nobel Văn học 2012, nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc, hôm nay lên tiếng bảo vệ mình trước những chỉ trích của những người bất đồng chính kiến tại Trung Quốc về việc ông được trao giải Nobel Văn học.

Ông nói nhận định của một vài người cho rằng ông có quan hệ thân thiết với Đảng Cộng sản và không xứng đáng nhận giải là không có tính thuyết phục. Ông cũng cho rằng có thể những người này đã không đọc sách của ông.

Ông gọi giải thưởng trao cho mình là một chiến thắng của văn học, không phải một chiến thắng của chính trị.

Nhà văn Mạc Ngôn đồng thời cũng lên tiếng bảo vệ ông Mao Trạch Đông, người đã viết rằng nghệ thuật của Trung Quốc phải phục vụ Đảng Cộng sản. Khôi nguyên Nobel Văn học nói một số nhận xét của Mao Trạch Đông là hợp lý.

Trong khi đó, các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng chúc mừng chiến thắng của nhà văn Mạc Ngôn vào hôm nay, và gọi đây là phản ánh sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Tân Hoa xã trích thư của Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản, ông Lý Trường Xuân viết rằng giải Nobel mà nhà văn Mạc Ngôn nhận được cho thấy những tiến bộ của văn học Trung Quốc cũng như sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Vào các năm trước, chính phủ Trung Quốc thường lên tiếng chỉ trích các giải Nobel Hòa bình được trao cho đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng và nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba.

Mặc dù được Đảng ca ngợi, và bị các nhà bất đồng chính kiến chỉ trích, nhà văn Mạc Ngôn hôm nay cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, người được trao giải Nobel Hòa bình vào năm ngoái.

Nói với phóng viên báo chí trong cuộc họp báo diễn một ngày sau công bố giải thưởng, ông Mạc Ngôn nói ông hy vọng ông Lưu Hiểu Ba sẽ sớm được tự do. Nếu ông Lưu Hiểu Ba được trả tự do sớm hơn và khỏe mạnh thì ông có thể nghiên cứu chính trị và hệ thống xã hội.

Câu trả lời này của ông Mạc Ngôn được đưa ra giữa lúc ông bị nhiều người hoạt động xã hội tại Trung Quốc chỉ trích là văn chương, nghệ thuật của ông phụ thuộc vào chuyện ông là đảng viên Đảng Cộng sản và là Phó Chủ tịch hiệp hội các nhà văn.
Source: RFA
khi  
#5 Đã gửi : 12/10/2012 lúc 09:13:34(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Nhà văn Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn Học nói lên điều gì?

Vũ Hoàng có cuộc trao đổi với nhà văn Võ Thị Hảo từ Việt Nam về khôi nguyên Nobel văn học năm nay là ông Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc đã quen thuộc với nhiều độc giả Việt Nam.
UserPostedImage
imaginechina. Nhà văn Mặc Ngôn của Trung Quốc, người được giải Nobel 2012 về Văn chương
Vũ Hoàng : Thưa nhà văn Võ Thị Hảo, Vũ Hoàng xin được hỏi ý kiến của nhà văn về ông Mạc Ngôn, tức là người mới được giải Nobel Văn Học 2012. Không biết nhà văn Võ Thị Hảo có những ý kiến chung gì về ông Mạc Ngôn không, cũng như về những tác phẩm của ông không ạ?

Nhà văn Võ Thị Hảo : Tôi nghĩ rằng nhà văn Mạc Ngôn được giải Nobel Văn Học rất là xứng đáng, bởi vì Mạc Ngôn có những tác phẩm rất là hay và nói về cái thực tại rất là đáng buồn đối với những gì đã diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm gần đây, chẳng hạn như tác phẩm Báu Vật Của Đời, hoặc Đàn Hương Hình, hoặc Cao Lương Đỏ, hoặc Cây Tỏi Nổi Giận.

Tôi nghĩ rằng đấy là một nhà văn mặc dù sống trên mảnh đất Trung Quốc cũng có rất nhiều áp lực đối với nhà văn đó, nhưng mà nhà văn đó đã dũng cảm nói lên sự thật. Tôi nghĩ rằng một người như thế thực sự là đã góp phần vào để cho tôi thấy họ nhìn ra được cái thực tại của Trung Quốc trong nhiều năm gần đây. Tôi mừng khi Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn Học.

Vũ Hoàng : Vâng. Thưa nhà văn Võ Thị Hảo, Vũ Hoàng xin hỏi một câu khác, tức là đối với những tác phẩm văn học của nhà văn Mạc Ngôn thì bà đánh giá thế nào, độc giả Việt Nam đón nhận những tác phẩm đó ra sao, và sức ảnh hưởng của những tác phẩm của Mạc Ngôn tới người đọc Việt Nam như thế nào ạ?

Nhà văn Võ Thị Hảo : Tôi thấy ở Việt Nam có nhiều bạn đọc họ ưa thích tác phẩm của Mạc Ngôn, nghĩa là trong tầng lớp những người thật sự quan tâm tới xã hội, tới những gì đó thuộc về sự bất công. Trung Quốc và Việt Nam là hai mô hình thể chế khá là giống nhau, và những cái gì là tồi tệ, những cái gì là bất công, những cái gì làm cho con người đau khổ trong nhiều năm qua ở Trung Quốc như thế nào thì nó cũng làm cho người Việt Nam đau khổ như vậy, bởi vậy cho nên độc giả Việt Nam, trong đó có tôi, chia sẻ về điều đó.

Và tôi thấy rằng ở Trung Quốc, mặc dù thể chế ở Trung Quốc cũng là độc tài và chuyên chế nhưng mà họ đã chấp nhận để cho những người như Mạc Ngôn hoặc nhiều nhà văn khác được viết một cách tự do về cái thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, về thời kỳ Đại Nhảy Vọt, và phê phán xã hội Trung Quốc hiện nay.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc dù sao họ cũng cởi mở hơn, họ có nới rộng hơn về quyền tự do sáng tác của nhà văn; trong khi đó thì ở Việt Nam, nếu Mạc Ngôn mà sống ở Việt Nam thì sẽ không được xuất bản những tác phẩm như vậy.

Tôi có thể chứng minh (điều đó) khi tôi còn làm việc ở Công ty Văn Hóa và Truyền Thông Võ Thị, khi xuất bản một vài tác phẩm nói về thời cách mạng văn hóa thì đưa lên nhà xuất bản họ đều bỏ đi, họ không dám chấp nhận cho giấy phép xuất bản, và nếu có xuất bản thì cũng bỏ đi.

Tôi thấy ngay ở Việt Nam mà người ta còn duyệt những tác phẩm viết về Trung Quốc, trong khi ở Trung Quốc thì người ta đã thừa nhận những điều đó rồi.

Tôi nghĩ rằng một nhà văn như Mạc Ngôn ở Trung Quốc mà được giải Nobel Văn Học thì đấy là dấu hiệu đáng mừng cho người Trung Quốc.
Source: RFA
khi  
#6 Đã gửi : 12/10/2012 lúc 09:18:11(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Mạc Ngôn, ông là ai ?

Chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông François Hollande nhân Thượng đỉnh khối Pháp ngữ, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế chỉ trích chính sách khắc khổ của châu Âu là hai đề tài lớn được các báo quan tâm. Nhưng ở phần tin văn hóa, sự kiện nổi bật là Nobel Văn học 2012 về tay nhà văn Trung Quốc, Mạc Ngôn.
UserPostedImage
Truyện của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn được trưng bày tại Hội chợ Frankfurt, Đức, 11/10/2012. REUTERS
Các báo Pháp phác họa lại chân dung và hành trình văn học của một nhà văn với bút hiệu rất lạ là « Không Nói – Mạc Ngôn ».

L'Humanité mệnh danh ông là « một Rabelais của Trung Quốc ».Trong lúc chính Ủy ban Nobel lại so sánh tác giả Trung Quốc với những William Faulkner của Mỹ hay Gabriel Garcia Marquez, tác giả của « Trăm năm cô đơn » và « Tình yêu thời thổ tả ».

« Một giải Nobel đáng ghi nhớ », tựa của tờ Libération. Tờ báo chơi chữ với tính từ « épique ». Trong tiếng Pháp « épique » vừa có nghĩa là « đáng ghi nhớ », vừa có nghĩa là « mang tính sử thi ».

Libération không quên lưu ý độc giả : Mạc Ngôn không phải là văn sĩ Trung Quốc đầu tiên đoạt Nobel, bởi vì trước ông, một nhà văn lớn khác người Trung Quốc là ông Cao Hành Kiện vào năm 2000 đã đăng quang với tác phẩm « Linh sơn ». Thế nhưng, Cao Hành Kiện đã từ bỏ quê hương để sống lưu vong tại Pháp và từ năm 1997 ông đã nhập quốc tịch Pháp. Chính quyền Bắc Kinh ngày đó đã bực mình vì giải thưởng tặng cho Cao Hành Kiện.

Lần này, quyết định của Ủy ban Nobel không gây tranh cãi, do những tác phẩm của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã được nhìn nhận và đánh giá cao cả ở trong lẫn ngoài nước. Tính từ đầu thập niên 80 tới nay, nhà văn 57 tuổi này đã sáng tác khoảng 80 tiểu thuyết và truyệt ngắn, trong số đó 17 tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp.

« Báu vật của đời », « Hồng cao lương gia tộc », « Tửu Quốc », « Đàn hương hình » là những tác phẩm đưa tên tuổi ông đến với độc giả thế giới. « Hồng cao lương gia tộc » từng được đạo diễn Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh lớn qua bộ phim mang tựa đề « Cao lương đỏ ». Bộ phim này từng đoạt giải Gấu vàng của liên hoan điện ảnh phim quốc tế Berlin năm 1988.

Tuổi thơ cơ cực

La Croix nhắc lại tuổi thơ cơ cực của Mạc Ngôn gắn liền với mảnh đất nơi ông sinh ra là huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Ông từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, từng bị đói kém và bị bắt nghỉ học vì lý lịch gia đình. Năm 1976 khi Mao Trạch Đông qua đời, ông nhập ngũ và từ đó trở đi Mạc Ngôn không ngừng sáng tác. Nhưng phải đến đầu những năm 80, ông mới tìm được một chỗ đứng trên văn đàn Trung Quốc.

Theo như lời dịch giả Sylvie Gentil, người đưa những tác phẩm của ông đến với độc giả Pháp, điểm son của Mạc Ngôn là ông « thấm nhuần và làm chủ được vặn học ngoại quốc (Nhật, Nga), để từ đó tạo ra một ngôn ngữ riêng biệt ». Năm 2009 trong một buổi nói chuyện dành cho báo La Croix, giải Nobel Văn học tương lai Trung Quốc này đã thổ lộ : « Ông nghiện viết như người ta nghiện rượu, càng viết lại càng say ». Chính vì thế mà tờ báo Pháp La Croix cho rằng : « Thế giới hư cấu của Mạc Ngôn thấm đẫm lịch sử xã hội và nhân văn Trung Quốc ».

Chứng nhân của lịch sử đương đại Trung Quốc

Với văn phong đa sắc thái, ông đã vạch trần « thái độ hèn nhát của những cán bộ cộng sản Trung Quốc, hay sự tàn bạo trong guồng máy chính trị » trên quê hương mình. Nhưng bên cạnh đó thì « mỗi nhân vật của Mạc Ngôn đều rất giàu lòng nhân ái và rộng lượng ».

Bản thân nhà văn Mạc Ngôn thường bị chỉ trích thân chính quyền cộng sản Bắc Kinh. Về điểm này, La Croix bênh vực cho tác giả khi cho rằng : « Ở cương vị một nhà văn, ông đã thành công ít nhất trên một điểm, đó là không đem văn học để phục vụ Đảng và Nhà nước. Mạc Ngôn là một nhân chứng của thời đại, và những tác phẩm của ông nói lên những thay đổi đột ngột mà xã hội Trung Quốc đã và đang trải qua ».

Hai lần trả lời báo Cộng sản L'Humanité vào năm 2004 và 2009, Mạc Ngôn đã khẳng định : Ông viết văn không phải để phê bình chế độ hay xã hội. Đó không phải là mục đích ông hướng tới. Bởi lẽ ông không đại diện cho một ai. Năm năm sau buổi nói chuyện đầu tiên với phóng viên của tờ L'Humanité, cũng nhà văn người Trung Quốc này nhắc lại : « Trong sách, tôi nghiêm khắc với guồng máy hành chính quan liêu, nhưng tôi chỉ phê bình với tư cách của một người viết văn. Những phê bình đó chỉ phản ánh qua những gì tôi viết hay kể lại trong sách. Tôi không phải là một nhà văn muốn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động chính trị. Làm như thế không có ích ».

Mạc Ngôn, một nhà văn thân chế độ ?

Thông tín viên của báo Libération tại Bắc Kinh cho biết là cách nay không lâu, khi được hỏi ông nghĩ gì về việc giải Nobel Hòa bình năm 2010, Lưu Hiểu Ba bị lãnh án 11 năm tù, tác giả « Báu vật của đời » đã trả lời là ông không hay biết chuyện đó và không muốn bình luận nhiều về trường hợp của nhà bất đồng chính kiến họ Lưu.

Cũng vì muốn tránh làm phật lòng Bắc Kinh, ông Mạc Ngôn đã hai lần từ chối ra nước ngoài tham dự hội chợ sách quốc tế. Lần thứ nhất là vào năm 1989, vài tháng sau biến cố Thiên An Môn, và lần thứ nhì là vào năm 2009. Vào năm 2009, hai nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc là khách mời của hội chợ sách Frankfurt. Nhìn đến sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, thì tới nay, chỉ có một cuốn sách duy nhất của ông bị « kiểm duyệt », đó là « Báu vật của đời » với lý do tác phẩm này có nhiều « tình tiết nóng » !

Le Figaro trở lại với câu hỏi Trung Quốc đón nhận thế nào giải thưởng Nobel năm nay ? Mọi người còn nhớ, mới chỉ cách nay 2 năm (tức là vào năm 2010) khi Ủy ban Nobel trao tặng giải thưởng Hòa bình cho nhà đấu tranh nhân quyền Lưu Hiểu Ba, thì chính quyền Bắc Kinh đã « nổi cơn thịnh nộ » và gọi các thành viên Ủy ban này là « những thằng hề ». Lần này, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc đã không che giấu niềm tự hào khi ghi nhận « Đây là giải Nobel Văn học đầu tiên được trao tặng cho một nhà văn Trung Quốc. Các văn sĩ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc đã đợi quá lâu » để được vinh dự này.

Le Figaro lưu ý độc giả rằng Nhân Dân nhật báo quên mất sự kiện ông Cao Hành Kiện được vinh danh cách nay đúng một con giáp.
Source: RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 14/10/2012 lúc 09:28:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những khúc mắc đằng sau các giải Nobel Văn học
UserPostedImage
Vào lúc mọi người chờ đợi nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami được đăng quang, tiếp tục con đường Ysunari Kawabata và Kenzaburo Oe đã khai mở, thì giải Nobel Văn học 2012 lại về tay cây bút Trung Quốc Mạc Ngôn. Đâu là những tính toán đằng sau các chọn lựa của Ủy ban Nobel Thụy Điển ?
Nhân sự kiện lần đầu tiên một văn sĩ mang quốc tịch Trung Quốc được Ủy ban Nobel vinh danh, trả lời tuần báo Le Point, giáo sư François Comba, một chuyên gia về lịch sử văn học, giảng dậy tại Học viện Chính trị Paris, nêu lên nhiều điểm nổi bật qua các giải thưởng Nobel Văn học trong suốt thế kỷ XX.

Theo ông, trong thời gian đầu, từ năm 1902 cho đến 1913, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã vinh danh những nhà cầm bút có tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất cao. Trong chiều hướng đó, giải Nobel Văn học năm 1902 được trao tặng nhà sử học người Đức, Theodor Mommsen, một chuyên gia về lịch sử La Mã từ thời Cổ đại cho đến thế kỷ thứ XIX, hay là giải Nobel dành cho nhà ngôn ngữ người Pháp, Frédéric Mistral (1904).

Trong Đại chiến thứ nhất (1914-1918) Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã cố gắng giữ thế trung lập, khi tuyên dương nhà văn Pháp Romain Rolland, tác giả một loạt bài viết phê bình cả hai phe tham chiến là Pháp và Đức. Vào thập niên 1930, các viện sĩ bắt đầu chú ý đến các nhà văn ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Năm 1930, Sinclair Lewis là tác giả người Mỹ đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel.

Bước vào Thế chiến thứ hai (1939-1945), chính quyền Stockholm đã yêu cầu Viện Hàn Lâm ngưng trao giải từ năm 1940 đến 1943. Theo giáo sư Pháp, François Comba, thì đó là một sai lầm về mặt đạo đức. Hơn thế nữa, nhiều văn hào nổi tiếng như James Joyce (Ai Len), Virginia Woolf (Anh) đã qua đời trước khi tài năng của họ được công nhận.

Đáng tiếc hơn cả là trường hợp của nhà văn, nhà thơ và cũng là nhà triết học người Pháp, Paul Valéry : Sau 10 lần được đề cử, năm 1945, Viện Hàn Lâm quyết định trao tặng ông giải thưởng cao quý này. Thế nhưng, Valéry đã từ trần 3 tháng trước khi kết quả được chính thức công bố. Đâu đó, một nhà văn có tài, còn phải có tuổi thọ cao thì may ra mới được quyền hy vọng đi vào lịch sử Nobel. Văn hào Pháp, André Gide, mãi đến năm 80 tuổi, mới được bước vào đại sảnh của Viện Hàn Lâm Stockholm.

Trong thời gian từ năm 1955 đến đầu những thập niên 80, giải Nobel Văn học hướng tới những quốc gia chưa từng được vinh dự trông thấy nền văn học của họ được thế giới công nhận, như là trường hợp của các khôi nguyên người Island, Hy Lạp hay Guatemala.

Marquez, cột mốc quan trọng

Đối với lịch sử của Nobel Văn học, năm 1982 được coi là một cột mốc quan trọng, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển tìm đến với nền văn học của các nước thuộc Thế giới thứ ba. Giải thưởng năm ấy về tay nhà văn người Colombia, Gabriel Garcia Marquez.

Có một điều chắc chắn là sự chọn lựa của Ủy ban Nobel luôn kèm theo một ý nghĩa chính trị. Bản thân André Gide, khi được trao tặng giải thưởng cao quý này vào năm 1947, từng khẳng định, ông được giải nhờ tư tưởng bài chính sách thực dân nhiều hơn là nhờ tài năng viết lách của mình. Thế nhưng, dù muốn hay không, Nobel Văn học không thể được xem là một giải thưởng bổ sung cho Nobel Hòa bình. Bởi vì, người được vinh danh bắt buộc phải có một tầm vóc văn học nhất định. Đấy chính là lý do vì sao văn sĩ người Do Thái, mang quốc tịch Mỹ, sinh trưởng ở Rumani, Elie Wiesel, năm 1986, được trao tặng giải Nobel Hòa bình, chứ không lọt vào danh sách những người được đề cử nhận Nobel Văn học.

Bí mật được giữ kín 50 năm

Như những giải Nobel khác, danh tính những nhân vật được đề cử nhận giải thưởng Văn học của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là một bí mật được giữ kín trong suốt 50 năm. Vì thế mà mãi sau này, mọi người mới được biết rằng, khi tác giả của « L’Etranger », « La Peste », Albert Camus, được vinh danh vào năm 1957 thì đối thủ nặng ký nhất của ông không phải là Jean Paul Sartre, mà lại chính là nhà văn André Malraux. Về phần Malraux, ông đã bị thua trong đường tơ kẽ tóc.

Cũng mãi sau này, người ta mới biết được rằng, Paris không hề ủng hộ Camus trong cuộc chạy đua giành Nobel Văn học : Giữa thế kỷ XX, Paris kỳ vọng và hỗ trợ cho hai nhà văn là Jules Romains và Georges Duhamel. Riêng Stockholm lại đặt niềm tin vào Albert Camus. Hai viện sĩ Hàn Lâm Thụy Điển đã bảo vệ hồ sơ của Camus trong sáu lần liên tiếp, lần đầu tiên là vào năm 1949, khi đó Albert Camus mới chỉ vừa 35 tuổi.

« L’Homme Révolté » (1951) của Camus bị đánh giá là « chưa đủ tầm cỡ » để cho phép tác giả đoạt bảng vàng. Phải đợi đến năm 1956, « La Chute » mới được coi là một « tuyệt tác ». Dù vậy, tác giả cũng đã phải kiên nhẫn thêm một năm, nữa giấc mơ Nobel mới trở thành hiện thực. Ngày 17/10/1957 Albert Camus đã qua mặt không chỉ Malraux mà cả những tên tuổi của văn đàn quốc tế như Pasternak, Saint-John Perse và Beckett để nhận 208 000 couronnes Thụy Điển.

Lịch sử của giải Nobel Văn học cũng cho thấy là trong trường hợp các thành viên trong Hàn Lâm Viện không đồng thuận qua các cuộc biểu quyết, thì đôi khi hai ứng viên được nhiều phiếu ủng hộ nhất lại ra về tay không và người may mắn trúng giải chỉ là người về thứ ba.

Thế rồi lại cũng có khi các thành viên ban giám khảo Nobel chợt nhận ra rằng họ sao nhãng với một thể loại văn học nào đó – như đối với thi ca chẳng hạn - và như để bắt lại nhịp cầu đã lỡ, Viện Hàn Lâm quyết định vinh danh một tên tuổi rất ít được biết đến một cách rộng rãi. Đó là trường hợp của nhà thơ người Thụy Điển, Tomas Transtromer : Năm 2011, ông được trao tặng giải Nobel để vinh danh 50 năm sự nghiệp sáng tác và cả một cuộc đời cống hiến cho nàng thơ. Dù rất nổi tiếng đối với các độc giả Thụy Điển và Bắc Âu, nhưng Transtromer cho đến mùa thu năm ngoái, vẫn là một ẩn số đối với đại đa số những người yêu thi ca. Tại Pháp chẳng hạn, tuyển tập thơ « Baltiques » của ông được xuất bản từ năm 2004, chỉ bán được khoảng từ 200 đến 300 ấn bản hàng năm. Nhờ giải Nobel Văn học, số cuốn «Baltiques» được bán ra năm 2011 nhảy vọt lên thành 15 000 ấn bản. Thế nhưng, rồi bước sang năm nay, thì lại rơi xuống còn vài trăm quyển mà thôi.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 14/10/2012 lúc 09:30:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

khi  
#8 Đã gửi : 14/10/2012 lúc 10:13:20(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Mạc Ngôn, giải Nobel văn chương 2012

Sự kiện nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc giành giải Nobel Văn học năm nay không nằm ngoài dự đoán của nhiều người.
UserPostedImage
AFP.Nhà văn Mạc Ngôn tại một buổi họp báo ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 12 tháng mười năm 2012.
Nhà văn này từ nhiều năm qua vẫn được độc giả Việt Nam trân trọng và số lượng người tìm đọc những tác phẩm của ông ngày một tăng sau khi tác phẩm “Báu vật của đời” xuất hiện.

Truyện dài “Báu vật của đời” là một tác phẩm lớn của Mạc Ngôn đã nói lên được cả một giai đoạn lịch sử của đất nước Trung Hoa qua từng số phận nghiệt ngã khác nhau trong nhiều thế hệ. “Báu vật của đời” cũng được phân tích trong nhiều cuộc hội thảo văn học cũng như rất nhiều bài viết nói về nó sau này.

Nhà văn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, sinh năm 1955, xuất thân từ một gia đình bình dân. Ông phải nghỉ học rất sớm do phong trào Cách mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông. Vào năm 1981 ông công bố tác phẩm đầu tay và cho đến nay ông đã cho ra đời 200 đầu sách. Mạc Ngôn hiện là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về hiện tượng văn học Mạc Ngôn đã và đang gây ấn tượng trên các tủ sách văn học trong nước nhằm tìm hiểu thêm về tác phẩm của người vừa đoạt giải thưởng cao quý Nobel Văn học năm 2012.
UserPostedImage
Bìa sách 'Báu vật của đời'.

Báu vật của đời
Mặc Lâm: Thưa anh Phạm Xuân Nguyên, chúng tôi được biết anh đã từng tham gia hội thảo về tác phẩm “Báu vật của đời” khi truyện dài này ra mắt tại Việt Nam. Anh có thể khái quát một vài điểm đáng chú ý của nội dung cuốn sách hay không?

Ông Phạm Xuân Nguyên: Mạc Ngôn đến Việt Nam với cuốn tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” mà nếu dịch đúng cái tên này là “Vú to mông đầy” thì bị coi là vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam lắm, cho nên do lấn cấn cái tên đó mà sau này đến khi chọn thì "Báu vật của đời”, lấy từ một chữ khi nhân vật Kim Đồng nhìn vào đấy và coi là báu vật của đời cho nên bản dịch tiểu thuyết đó của Mạc Ngôn sang tiếng Việt được chuyển thành “Báu vật của đời” để được xuất bản. Phải nói rằng cuốn sách ra đời vào đầu thế kỷ 21, năm 2001, thì nó cũng gây được sự chú ý, gây được dư luận cho văn giới và cho bạn đọc.

Mặc dù trước đó, thời Trung Quốc mở cửa, thời Việt Nam đổi mới thì một số tác giả, tác phẩm Trung Quốc cũng đã sang Việt Nam như là Trương Hiền Lượng với tác phẩm “Một nửa đàn ông là đàn bà”, sau đó một loạt tác phẩm khác nữa người ta gọi là "văn học vết thương", nhưng với tác phẩm này thì nó gây được sự chú ý và gây được dư luận. Người đọc trước hết họ thấy cách mà nhà văn phơi bày sự thật của đất nước mình, của xã hội mình đang sống nó cũng có cái phần đồng vọng. Trước nhu cầu này Hội Nhà Văn hồi đó đã tổ chức một hội thảo và cũng đông đảo mọi người đến dự.
Trước hết họ thấy là nhà văn này rất mới lạ. Đọc vào thì thấy nó khủng khiếp quá, mô tả một phụ nữ nhà quê Trung Quốc tên là Lỗ Toàn Nhi đẻ ra một đàn con 9 đứa, 8 gái 1 trai, con của rất nhiều ông bố và trải qua một cuộc đời hết sức là cay cực, hết sức là biến động xã hội, của bên này bên kia. Xáo trộn như vậy người ta thấy một cách viết có thể gọi là khủng khiếp, đầy tính hiện thực mà cũng đầy tính khai thác về xã hội Trung Quốc hiện đại.

Tôi nhớ lại hơn 10 năm trước trong khi hội thảo, tất cả đều nhấn mạnh điểm đó của Mạc Ngôn. Mặc dầu đã có một số người rất khen, nhưng một số người khác sau khi đọc xong thì bảo là “Ô! Chưa phải là đã lắm, nếu viết như thế này thì có thể viết được”.

Nhưng sau đó khi dịch giả Trần Đình Hiến dịch tiếp một số cuốn nữa của Mạc Ngôn, đặc biệt là cuốn “Đàn hương hình” thì nhiều người đã đánh giá “Đàn hương hình” cao hơn. Phải nói lại là Mạc Ngôn có được cái may mắn vào Việt Nam bằng tác phẩm mà có lẽ bằng một trong hai ba tác phẩm lớn, nổi bật của ông, chắc cũng là một trong các căn cứ để ban giải thưởng Nobel đã trao giải cho cuốn “Phong nhũ phì đồn”.
UserPostedImage
Bìa sách 'Cao lương đỏ'

Cao lương đỏ
Mặc Lâm: Có một thời gian người Việt rất hâm mộ tác phẩm “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn sau khi đạo dỉễn Trương Nghệ Mưu đưa nó vào phim. Xin anh cho biết nội dung văn học của tác phẩm hay nghệ thuật điện ảnh đã là tác nhân lôi cuốn người xem?

Ông Phạm Xuân Nguyên: “Cao lương đỏ” vào phần phim, xem phim thì có thể nói từ “Cao lương đỏ” người ta bắt đầu biết đến Trương Nghệ Mưu. Cái tên đạo diễn “Trương Nghệ Mưu” đến với khán gải Việt Nam từ “Cao lương đỏ”. Sau đó là Trần Khải Ca.

Hồi bấy giờ rất ít người biết phim này dựa theo tiểu thuyết của Mạc Ngôn dù trên “generic” của phim có nói nhưng người ta không để ý. Ngay như khi “Phong nhũ phì đồn” tức là “Báu vật của đời” được dịch ra tiếng Việt rồi, được đọc rồi, thì cũng rất ít người liên hệ Mạc Ngôn này với Mạc Ngôn của “Cao lương đỏ”. Cho đến sau này khi Mạc Ngôn được dịch thêm mấy tác phẩm nữa và bắt đầu trở nên một tên tuổi quen thuộc, nổi tiếng ở Việt Nam thì bản dịch “Cao lương đỏ” do một nhà giáo, một chuyên gia văn học Trung Quốc là Lê Huy Tiêu dịch cũng không được tìm đọc và cũng không gây được tác dụng như là “Báu vật của đời”, như “Đàn hương hình”, như là “Cây tỏi nổi giận”, v.v…

Và mới hôm nay dịch giả Trần Đình Hiến, người có công đầu trong việc đưa Mạc Ngôn vào Việt Nam, là người ở giai đoạn đầu dịch Mạc Ngôn, tôi nói giai đoạn đầu vì sau đó một thời gian có một dịch giả khác là Trần Trung Hỷ học ở Trung Quốc về, dạy ở Khoa Văn – Đại Học Huế dịch tiếp và có thể coi như là chặng thứ hai giới thiệu Mạc Ngôn. Ở Việt Nam dịch tiếp gần chục cuốn nữa của Mạc Ngôn, trong đó có cuốn “Sống đọa thác đày” và có cả cuốn “Ma chiến hữu” từng gây tranh cãi ở Việt Nam.

Tôi xin quay trở lại, khi đã có bản dịch “Cao lương đỏ” rồi mà người ta vẫn chỉ nói về phim, nói đến Trương Nghệ Mưu ngay cả khi đã có kịch bản từ tiểu thuyết đó được dịch ra, nhưng thực ra nó không phải là tiểu thuyết mà là kịch bản phim. Cho nên dịch giả Trần Đình Hiến vừa trả lời báo chí trong nước ngay khi có tin Mạc Ngôn được trao giải Nobel, là ông bắt tay ngay từ ngày mai vào dịch “Cao lương đỏ” là tiểu thuyết của Mạc Ngôn chứ không phải là kịch bản phim của Trương Nghệ Mưu.
UserPostedImage
Bìa sách 'Ma chiến hữu'. Photo courtesy of dunglepower.blogspot.com.

Ma Chiến Hữu
Mặc Lâm: Anh vừa nhắc Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn và tác phẩm này nếu tôi không lầm thì đã từng gây tranh cãi tại Việt Nam rất nặng nề. Xin anh cho biết chính nội dung của nó gây tranh cãi hay vì sự xuất hiện của nó vào thời điểm nhạy cảm đối với người Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc mà ác cảm truyền sang Ma Chiến Hữu, thưa anh?

Ông Phạm Xuân Nguyên: Theo chỗ tôi biết thì đó không phải tranh cãi về tác phẩm, về nội dung. Tất nhiên là nó có hoàn cảnh, mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Lý do gây tranh cãi là do lời của nhà xuất bản đề ngoài bìa sách. In cái bộ đó thì mỗi cuốn có những lời nhà xuất bản khác nhau, vừa để giới thiệu, vừa quảng bá. Cuốn “Ma chiến hữu” như bạn biết thì người ta giới thiệu đây là một bản anh hùng ca, một bản ngợi ca vấn đề chiến tranh biên giới. Khi ấy tranh cãi nổ ra, và bây giờ mình đọc và nhìn lại thì thấy người ta phản ứng là vì cái lời đề tựa ấy của nhà xuất bản.

Bản thân tôi đã đọc, tôi thấy đó cũng là một cách viết của Mạc Ngôn. Ông trung thành với cách viết và đường hướng của ông, tức là ông vẫn viết về những thân phận của những con người bình thường, những con người chân đất. “Ma chiến hữu” viết về một người lính chết trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà bây giờ thành ma. Cùng với bạn bè xem lai những người đồng ngũ, những thanh niên cũng đi lính với mình bây giờ sống như thế nào. Lúc ấy nó phơi bày một hiện tượng là những người lính trở về cũng vẫn sống vất vả, sống khốn khó trong một xã hội rất nhiều tiêu cực, rất nhiều tệ nạn.

Tất nhiên bối cảnh là một cuộc chiến của nhiều người lính tham gia vào cuộc chiến thì cũng có một đoạn kể lại việc đánh nhau, và khi đánh nhau thì họ gọi bên kia là đối phương. Theo tôi thì đây là một mạch viết bình thường nên không phải vì nội dung mà gây tranh cãi.
UserPostedImage
Bức tranh nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba trên bức tường khách sạn Grand ở Oslo vào ngày 10 tháng 12 năm 2010. AFP photo

Bút pháp hiện thực
Mặc Lâm: Đối với các nhà văn trẻ Việt Nam, sau khi sách của Mạc Ngôn lan rộng có ai là người chịu ảnh hưởng của nhà văn này hay không, ít nhất trong phong cách hay là cách chọn đề tài ạ?

Ông Phạm Xuân Nguyên: Ảnh hưởng của Mạc Ngôn để lại thì gần như là ít thấy, bởi vì, ví dụ như người ta bảo là khi Gabriel Garcia Marquez viết “Trăm năm cô đơn” thì thấy nó có thể có ảnh hưởng, hoặc như Heminway. Còn viết như Mạc Ngôn thì không thấy có ảnh hưởng mấy, không thấy có sự bắt chước. Có thể là do người ta đọc chưa kỹ hoặc có lẽ một vài tác phẩm lúc đầu được chú ý nhưng sau vì dịch nhiều quá nên có khi nó gây ra sự bảo hòa. Đấy là lý do thứ nhất.

Hai nữa, theo tôi có thể là lối viết của Mạc Ngôn mới nhìn qua tưởng như có thể dễ bắt chước vì ông có một bút pháp rất hiện thực. Ông mô tả, ông phản ánh rất hiện thực, nhưng thật ra như Điều Trần Soan thì còn có sự trộn lẫn hiện thực với huyền thoại, với các cuốn văn học dân gian mà trong nhận xét của Ủy Ban Giải Thưởng Nobel có nói, thì không phải dễ, chứng tỏ ông này có một bút pháp cao cường chứ không phải là chỉ một phần mô tả hiện thực.
Thứ ba nữa, cũng do cách đọc của người đọc Việt Nam khi nhiều người đã đọc không kỹ. Có thể nói bây giờ sách Mạc Ngôn tại Việt nam có hơn một chục cuốn đã được dịch ra nhưng mà nói đến ông thì chúng ta chỉ có thể nhắc đến “Báu vật của đời” là cuốn đầu tiên có ảnh hưởng và gần như hay nhất, còn một số cuốn sau này thì rất ít người đọc. Ngay cả một cuốn mà theo tôi cũng cho là hay, hay với cách viết nữa, là cuốn “Sống đọa thác đày”, thì lối viết của ông cho một nhân vật trải qua mấy kiếp, kiếp làm trâu, kiếp làm ngựa, kiếp làm lợn, rồi kể cuộc đời của một con người, thì cũng không được mấy ai chú ý. Cho nên có thể nói như thế này, nếu nói đến Mạc Ngôn bây giờ thì người ta sẽ “À, Mạc Ngôn – Báu vật của đời!” coi như là cuốn sách chính để đánh giá ông ấy.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.

Mặc dù không ai nghi ngờ tài năng văn học của Mạc Ngôn nhưng vị trí mà ông đang giữ trong đảng cộng sản Trung Quốc đã khiến không ít người dân đại lục, nhất là những người bất đồng chính kiến công kích. Ngay sau khi tin ông nhận giải, có một số ý kiến cho rằng trao giải cho một người có vị trí cao trong Đảng cộng sản Trung Quốc là không thích hợp khi một người khác, cũng được giải Nobel hòa bình nhưng vẫn còn bị nhốt trong trại giam, đó là ông Lưu Hiểu Ba.

Khác với lần trước, khi Lưu Hiểu Ba được công bố trúng giải Nobel Hòa bình, nhà cầm quyền Trung Quốc đã giam giữ ông mà không cho thân nhân tiếp xúc. Lần này Mạc Ngôn được nhà nước vinh danh tận lực và chính ông cũng đưa ra những nhận xét về Mao Trạch Đông như một nhà chính trị đầy tài năng mặc dù trong Cách mạng Văn hóa họ Mao đã giết hàng chục triệu người Trung Quốc cho ý tưởng điên rồ của mình.

Ngay sau khi bị phản ánh nhà văn Mạc Ngôn đã nhanh chóng đưa ra đề nghị chính quyền Trung Quốc nên thả ông Lưu Hiểu Ba và có lẽ do tuyên bố này dư luận đã lắng xuống những phê phán về ông.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 14/10/2012 lúc 10:14:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.358 giây.