logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/10/2012 lúc 10:07:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuối năm 2010, trang mạng Vietnamnet đăng một bài báo trích dẫn kết quả khảo sát "Phong vũ biểu toàn cầu 2010" do Tổ chức liêm chính quốc tế (TI) tiến hành ở 86 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, TI lấy ý kiến người dân 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, kết quả cho thấy giáo dục là lĩnh vực có nhiều tham nhũng thứ hai, với 67 % ý kiến, chỉ sau ngành cảnh sát với 82 % ý kiến. Riêng ở Hà Nội, 86 % người được hỏi cho rằng giáo dục có tham nhũng. Việc sau ít giờ, bài báo đã bị gỡ bỏ rồi biên tập viên và lãnh đạo tòa báo bị kỉ luật song TI - cơ quan tiến hành khảo sát và công bố thông tin - lại không bị ai truy vấn gì cho thấy sự chính xác và tầm ảnh hưởng của thông tin trên. Đầu năm 2011, khi gặp hai vị thứ trưởng Bộ công an, tôi có hỏi việc này. Cả hai vị đều không nói một lời nào là TI đã sai sót. Rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục ở ta, tham nhũng đã ở mức đáng kể, thậm chí trầm trọng.


1. Các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.
Thầy và trò là nạn nhân chủ yếu, trực tiếp của tham nhũng trong giáo dục. Về các hành vi tham nhũng trong giáo dục, không ai hiểu đầy đủ, cụ thể hơn họ. Ở đây, tôi chỉ điểm lại một số thông tin mà báo chí đã đăng tải, có minh họa bằng các ví dụ do tôi thu thập.
Tháng 12-2007, tại cuộc đối thoại về phòng chống tham nhũng do Thanh tra chính phủ phối hợp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức, PGS-TS Nguyễn Đình Cử công tác tại Viện dân số và các vấn đề xã hội thuộc Trường ĐH kinh tế quốc dân đã chỉ ra 9 hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: 1- Chạy trường; 2- Chạy điểm; 3- Tham nhũng qua dạy thêm; 4- Lạm thu phí giáo dục; 5- Độc quyền xuất bản sách giáo khoa; 6- Tham nhũng trong tuyển dụng, đề bạt và luân chuyển giáo viên; 7- Rút ruột các công trình xây dựng; 8- Xà xẻo khi mua thiết bị dạy học; 9- Xà xẻo kinh phí dự án giáo dục.
Tại cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục lần thứ 7 do Thanh tra chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức ngày 28-5-2010 tại Hà Nội, Thanh tra chính phủ nêu 6 điểm: 1- Dạy thêm học thêm; 2- Tuyển sinh đầu cấp; 3- Thực hiện các khoản thu; 4- Đầu tư xây dựng; 5- Xuất bản sách giáo khoa; 6- Tổ chức cán bộ.
Theo tôi, 9 hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông mà PGS-TS Nguyễn Đình Cử nêu ra là khá đầy đủ, đã chỉ mặt được từ "tiểu nhũng" (là giáo viên và cán bộ quản lí cấp thấp) trong việc chạy điểm, dạy thêm… tới "đại tham" (là cán bộ quản lí cấp cao) trong việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa, tiêu cực khi tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lí, rút ruột công trình xây dựng, xà xẻo kinh phí dự án giáo dục… Liên quan các hình thức này, có vô vàn ví dụ thực tế. Chẳng hạn về chạy trường, cách đây vài năm báo chí đã phanh phui một vụ chạy có giá 4 ngàn đô-la Mỹ để đưa một học sinh vào học Trường THPT Lê Quý Đôn - TP Hồ Chí Minh; năm 2010, báo chí đưa rất nhiều tin bài về việc trong cả chục năm qua, lãnh đạo các cấp ở TP Hải Phòng đã vi phạm luật giáo dục và quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo, mỗi năm cho hàng trăm học sinh thi trượt vào học THPT. Hay về lạm thu, cuối năm 2011 tôi đã phải trực tiếp có ý kiến với lãnh đạo Sở giáo dục Hà Nội về việc một trường THPT bắt cha mẹ học sinh phải đóng hàng trăm ngàn đồng mỗi năm cho cái gọi là "sổ liên lạc điện tử".
Với hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, 9 hình thức trên về cơ bản vẫn đúng song phù hợp phân cấp quản lí mà có thể bổ sung một số hành vi "đại tham" như tham nhũng trong việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, mở trường, mở ngành nghề đào tạo… Để lấy ví dụ, chúng ta có thể tham khảo thông tin về vụ lình xình trong việc phong bao, phong bì, lễ tết cấp trên của Trường ĐH công nghiệp Hà Nội vài năm trước.
Có một nghịch lí là các phương tiện thông tin đại chúng của ta nói rất nhiều về "tiểu nhũng" song lại nói rất ít về "đại tham", kể cả khi "đại tham" đã sờ sờ ra. Về vụ thầy giáo gạ tình nữ sinh viên để đổi lấy điểm, người ta liên tục đăng cả trăm bài song việc độc quyền sách giáo khoa thì mấy chục năm nay vẫn thế, chưa bị ai đụng đến một cách rốt ráo. Cách đưa tin ấy dễ dẫn người đọc tới chỗ nhầm lẫn là trong lĩnh vực giáo dục của ta "đại tham" ít, "tiểu nhũng" nhiều. Trên thực tế, không ai có thể phủ nhận thượng có bất chính hạ mới tắc loạn, biểu đồ tham nhũng phải tăng từ giáo viên đứng lớp tới hiệu trưởng, trưởng phòng, giám đốc sở, thứ trưởng, bộ trưởng… Mong mọi người đừng nhầm lẫn để rồi: "Mèo tha miếng thịt xôn xao / Hùm tha con lợn thì nào thấy chi".
Lại có một nghịch lí nữa là người tích cực chống tham nhũng nói chung, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng đều bị bọn tham nhũng và những kẻ có chức quyền bao che chúng làm cho điêu đứng, khổ sở. Sự điêu đứng, khổ sở của họ càng nói lên trong lĩnh vực giáo dục ở ta, tham nhũng ở mức đáng kể, thậm chí là trầm trọng, có tính tổ chức, liên cấp liên ngành, vào nhiều lúc, ở nhiều nơi cái ác đã lấn át cái thiện. Ví dụ: "tiểu tham" Tạ Thị Bích Ngọc được lãnh đạo Phòng giáo dục, Quận uỷ, UBND quận Cầu Giấy - Hà Nội bao che sai phạm, điều chuyển từ hiệu trưởng, bí thư chi bộ Cộng sản Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc sang làm hiệu trưởng, bí thư chi bộ một ngôi trường tiểu học to đẹp hơn là Nam Trung Yên, sau đó lại được một số cơ quan chức năng của Bộ công an bao che việc không học mà có bằng thạc sĩ.


2. Tác hại của tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.
Tác hại cụ thể, chắc các thầy cô và các cháu học sinh biết rõ hơn tôi bởi khi ở tuổi của các thầy cô và các cháu, tôi được sống trong môi trường tốt đẹp hơn nhiều về mặt đạo đức, tinh thần. Ở đây, tôi cũng chỉ nêu mấy tác hại chính.
Cái ai cũng nhìn thấy là trường sở, kí túc xá suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, học sinh, sinh viên phải học tập, rèn luyện, sinh hoạt trong điều kiện khó khăn hơn nhiều, lại phải chạy thày, chạy điểm… rất bực bội, tốn kém. Số tiền ăn mà "tiểu tham" Tạ Thị Bích Ngọc bớt xén của các cháu nhỏ ở Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc không nhiều song tác hại về sức khoẻ, thể chất, tinh thần cho các cháu nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn thật không thể đo đếm.
Có người bảo tham nhũng trong giáo dục chỉ là "vặt", ý nói giá trị từng vụ cũng như tổng giá trị tất cả các vụ là không lớn, chẳng thấm gì so với Vinashin song tôi không nghĩ thế. Tại cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục lần thứ 7, vị đại diện Ngân hàng thế giới cho biết 6/11 dự án đấu thầu mua sắm thiết bị trong ngành giáo dục được Ngân hàng phát triển châu Á kiểm toán "có vấn đề", thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Trần Quang Quý cùng cục phó Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra chính phủ Ngô Mạnh Hùng cũng thừa nhận trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, với hầu hết gói thiết bị giáo dục, chủ đầu tư đã không lập kế hoạch kinh phí thực hiện hoặc lập không sát thực tế nên xảy ra thừa, thiếu, không đồng bộ, gây lãng phí, thậm chí sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí đầu tư. Nước ta có hơn 30 triệu người đi học, phần chi cho giáo dục trong ngân sách Nhà nước chiếm tỉ lệ khá cao, phần "xã hội hóa", tức do dân đóng góp, chi trả còn cao hơn. Nếu làm rốt ráo, chắc sẽ tìm ra những Vinashin trong lĩnh vực giáo dục.
Song đó mới là tác hại cấp thời hoặc trong tương lai gần. Còn một tác hại rất lớn mà có lẽ nhiều người chưa thấy. Đó là vì quen sống trong môi trường tham nhũng tràn lan mà lớp trẻ dần "bình thường hóa", cam chịu, chấp nhận tham nhũng rồi trở thành kẻ tham nhũng từ lúc nào không hay. Khi ấy, mọi hoài bão, lí tưởng, lẽ sống tốt đẹp mà nhân dân và cha mẹ trông đợi ở các cháu, bản thân các cháu cũng từng ấp ủ, hi vọng đều tiêu tan. Tại cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục lần thứ 7, bà phó đại sứ Thụy Điển Marie Ottosson nói khá xác đáng rằng: "Tôi nghĩ không thể đổ lỗi cho phụ huynh bởi cha mẹ nào cũng luôn muốn những điều kiện tốt nhất dành cho con mình, nhất là các cơ hội về học hành. Nhưng nếu bọn trẻ biết cha mẹ chúng phải trả những khoản phí giáo dục không chính thức, chúng có thể sẽ không tin tưởng vào xã hội. Thái độ này còn khó thay đổi hơn sự sửa đổi pháp luật". Trước đó mấy năm, tại một hội thảo tương tự, trên cương vị công sứ phụ trách hợp tác quốc tế, bà Ottosson đã khẳng định nếu hệ thống giáo dục còn tham nhũng thì mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình của Việt Nam khó thành hiện thực chứ chưa nói gì tới nền kinh tế tri thức.
Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục gây tác hại rất lớn, rất lâu dài, không những về kinh tế mà còn về văn hoá, xã hội, giống nòi… Nó sẽ làm dân tộc Việt, con người Việt sa mãi vào cái vòng luẩn quẩn của nghèo hèn, suy thoái.


3. Một gợi ý về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.
Nghe tiêu đề như trên, chắc có bạn đọc thắc mắc: Tại sao không phải là phương hướng, biện pháp, giải pháp hay gì gì đó như người ta thường nói, thường viết mà chỉ là gợi ý, lại có mỗi một gợi ý?
Ấy là vì phòng chống tham nhũng là việc cổ kim đông tây, sách vở đã viết đầy chứ không phải mấy việc chưa ai làm như ở ta, các thầy cô giáo và các cháu học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu thì chắc chắn có hiệu quả hơn là nghe một bà giáo viên cấp 1 về hưu đã gần 30 năm trình bày.
Trước khi nêu gợi ý của mình, tôi muốn được dông dài một chút.
Vì "Tham nhũng" có nghĩa chung là "Lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân" nên phạm tội tham nhũng luôn là kẻ có chức quyền trong hệ thống chính trị, nạn nhân của tham nhũng luôn là người dân. Không ai quyết tâm phòng chống tham nhũng và hành động phòng chống tham nhũng có hiệu quả hơn dân thường. Việc phòng chống tham nhũng phải lấy dân là gốc, là lực lượng cơ bản, trực tiếp. Sử dụng hệ thống "Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng" rất cồng kềnh từ trung ương tới địa phương thì có khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi, xử lí nội bộ, đóng cửa bảo nhau, đem tay phải vỗ tay trái.
Tôi còn nhớ một câu chuyện được lan truyền từ thời bao cấp. Khi tổng bí thư Lê Duẩn hỏi trong đội ngũ cán bộ nhà nước, có bao nhiêu phần trăm ăn cắp, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Trần Phương (như phó thủ tướng bây giờ) trả lời 100 %, kể cả anh và tôi. Thấy ông Lê Duẩn ngạc nhiên, ông Trần Phương giải thích được mua từ thương nghiệp quốc doanh các loại hàng hóa với giá thấp hơn ngoài thị trường chính là ăn cắp công quỹ. Qua câu chuyện ấy có thể thấy sai khuyết của cơ chế, thể chế là nguyên nhân cơ bản của tham nhũng. Điều này được ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội diễn đạt bằng thuật ngữ "lỗi hệ thống". Chúng ta vẫn thấy cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao nhất, thường lôi "cơ chế" ra để bao biện cho sai phạm của mình và cơ quan, đơn vị mình.
Một cơ chế, thể chế làm cho 100 % công chức ăn cắp, làm cho lực lượng có chức năng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đứng đầu bảng về tham nhũng, lực lượng trực tiếp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đứng thứ hai… chắc chắn sẽ bị đào thải. Sự đào thải ấy sớm hay muộn chủ yếu phụ thuộc vào thái độ và hành động của dân thường, của lớp trẻ.
Bản thân tôi đã nhận thấy Đảng và Chính phủ Việt Nam hô hào phòng chống tham nhũng song không thực tâm phòng chống mà có biểu hiện bao che, dung túng cho tham nhũng, chấp nhận chung sống với tham nhũng, thậm chí còn sống dựa vào tham nhũng. Đó là lí do nhân dân ta rất căm ghét tham nhũng, nhiều người đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, lao vào diệt trừ tham nhũng, nhiều nước và tổ chức quốc tế như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, TI rất nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam phòng chống tham nhũng song tình trạng tham nhũng ở Việt Nam cứ ngày một thêm trầm trọng.
Phải tự cứu mình chứ đừng trông chờ trời hay ai đó cứu. Vì lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, dân tộc mình, mỗi người dân thường như tôi, như các thầy cô giáo và các cháu học sinh phải chủ động, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng. Vũ khí chính của chúng ta là công khai, minh bạch. Sức mạnh vô địch của chúng ta là đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, kề vai sát cánh bên nhau. Đó chính là gợi ý của tôi.


4. Vài lời nhắn nhủ các cháu học sinh.
Trước hết, tôi mong các cháu luôn giữ vững niềm tin vào thắng lợi của công cuộc phòng chống tham nhũng, cũng là thắng lợi của truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta, thắng lợi của lí tưởng yêu nước, thương nòi của nhân dân ta. Đó là việc khó vì chúng ta đang sống trong một xã hội mà niềm tin bị khủng hoảng trầm trọng, đến Đảng cộng sản độc tôn lãnh đạo đất nước còn thừa nhận nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào Đảng. Hàng ngày, hàng giờ xảy ra bao sự vụ khiến chúng ta mất niềm tin vào nhiều thứ. Song bằng trải nghiệm cả đời mình, tôi khẳng định với các cháu cuộc đời này chỉ đáng sống nếu tin thiện thắng ác, đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thắng cường bạo. Ngoài đời thực cũng như trong các chuyện cổ tích, các kinh sách tôn giáo, ở hiền bao giờ cũng gặp lành, gieo gió thì phải gặt bão.
Tiếp đó, tôi mong các cháu giữ mình cần kiệm liêm chính, chí công vô tư như lời dạy của Bác Hồ. Các cụ ta nói rất đúng: há miệng mắc quai, đã ăn tiền thì phải ngậm miệng, là cây ngay thì không sợ chết đứng. Hồi chống Pháp, tôi may mắn được làm nhân viên dịch mật mã cho Bác mấy năm. Qua các lần gặp Bác và từ cuộc đời trong sáng như pha-lê, tất cả đều vì dân vì nước của Bác, tôi rút ra bài học lớn là phải luôn dĩ công vi thượng, giữ cho mình tử tế. Tới giờ, phần thưởng lớn nhất, niềm tự hào lớn nhất của tôi là có thể nhìn thẳng vào mắt con cháu mình, nhìn thẳng vào mắt mọi người khi nói về Bác, về liêm chính.
Tiếp đó nữa, "thật thà thẳng thắn thường thua thiệt" là câu nói vui hoặc nói bậy. Luật trời, lẽ đời và lòng người rất công bằng. Trong khi giữ mình liêm chính, các cháu đừng sợ thiệt bởi đã sợ thiệt thì sẽ dễ đánh mất sự liêm chính, sẽ phải chuốc lấy thất bại, thua thiệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Nếu thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, người ta sẽ không hề thấy thiệt thòi. Có thể lúc này, lúc khác buồn nản, thất vọng song không bao giờ hối hận, tuyệt vọng
Cuối cùng, các cháu hãy nghĩ không chỉ tương lai mà ngay cả hiện tại cũng là của các cháu, phụ thuộc chủ yếu vào các cháu. Trong 5 ngàn đảng viên cộng sản lãnh đạo nhân dân cả nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám, tuyệt đại đa số là thanh niên. Trên thế giới, từ xưa tới nay, thanh niên luôn là lực lượng chủ yếu của mọi cuộc cách mạng. Tôi nhớ có lần đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong, nghe hô: "Hồ Chủ tịch muôn năm", Bác Hồ đã hô lại: "Các cháu muôn năm! Tuổi thanh niên muôn năm".
Nếu đặt mình ở vị trí làm chủ, chắc chắn các cháu sẽ dũng cảm, kiên quyết, sáng tạo, đoàn kết hơn trong việc tìm hiểu thực tế, làm rõ sự thật, đấu tranh chống tham nhũng, chắc chắn các cháu sẽ không dễ bị lừa bịp, lợi dụng.
Tôi đặt trọn niềm tin vào các cháu!
Source: Lê Hiền Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.