logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 08:13:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chị Đỗ thị Minh Hạnh trước lúc bị bắt và ngày được ra tù năm 2014, chị đã hy sinh đổi 4 năm tuổi trẻ cái tuổi đẹp nhất của người con gái, cho dân chủ và nhân quyền....

Tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh khi ra tù được nhiều người đang tham đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam đến thăm. Sau khi trở về những người này bày tỏ lòng cảm phục và cho biết Đỗ thị Minh Hạnh tiếp thêm cảm hứng cho họ trên con đường đã chọn đó.

Lo cho tù nhân khác
Đỗ thị Minh Hạnh là một trong số những tù nhân lương tâm nữ hiện nay ở Việt Nam như Tạ Phong Tần, Hồ Bích Khương, Mai thị Dung, Trần Thị Thúy…

Trại tù Thanh Xuân ở Hà Nội là nơi mà Đỗ thị Minh Hạnh bị giam chung cùng một nữ tù chính trị khác là chị Mai Thị Dung, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo theo phái chân truyền bị kết án 11 năm tù giam vì không chịu khuất phục và nhận tội theo qui chụp của cơ quan chức năng. Bà này bị những chứng bệnh gan, mật và tim nên sức khỏe suy kiệt.

Đỗ thị Minh Hạnh là người giúp đỡ cho bà này nhiều khi ở trong tù và dù được ra khỏi trại, mối quan tâm lớn của Đỗ thị Minh Hạnh là người bạn tù lớn tuổi bệnh tật như thế.

Ông Võ Văn Bửu, chồng bà Mai Thị Dung cũng là một cựu tù nhân lương tâm đã mãn án tù, cho biết việc Đỗ thị Minh Hạnh mời ông đến gặp để thông tin về bà vợ:

Minh Hạnh trên đường về có yêu cầu bố nói tôi lên để gặp Minh Hạnh liền. Do đó tôi đến nhà Minh Hạnh khoảng trước đó 3 tiếng đồng hồ. Qua hỏi thì Minh Hạnh cho biết Dung lúc này rất yếu, huyết áp tụt còn 50,60,80; nhưng yêu cầu Trại đo huyết áp để sử dụng thuốc thì Trại từ chối nói hai ngày mới kiểm tra một lần. Họ lấy lý do phải làm sổ sách. Minh Hạnh nói là Dung bảo nếu không làm thì tiếp tục tuyệt thực. Minh Hạnh ngăn nói rằng lúc này sức khỏe chị rất yếu nếu chị tuyệt thực nữa sẽ xảy ra vấn đề. Chị chờ em về, và anh Bửu lên rồi gặp gỡ tính gì thì tính. Minh Hạnh nói rất đau lòng, khi về mà bỏ chị Dung ở lại thì không muốn, nhưng vì Minh Hạnh là một nhân chứng sống nên ra để đấu tranh cho chị Dung.

Anh Hoàng Văn Dũng, một thành viên của nhóm Con Đường Việt Nam, khi đến thăm Đỗ Thị Minh Hạnh sau khi từ Trại giam về nhà cũng xác nhận mối quan tâm lớn nhất của cô hiện nay:

Hạnh đang rất lo cho chị Mai Thị Dung, tù nhân chính trị ở cùng khu với Hạnh. Em nghĩ rằng thời gian tới Hạnh sẽ tập trung để lên tiếng cho chị Mai thị Dung.

Tinh thần vững chắc
Đỗ thị Minh Hạnh bị kêu án 7 năm tù giam trong phiên xử hồi tháng 10 năm 2010; sau bốn năm chịu tù đày qua năm trại giam từ Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai, đến Hà Nội, khi được ra khỏi tù sớm, tinh thần của cô được những người đến thăm xác nhận là rất vững vàng.

Bạn Nguyễn Nữ Phương Dung, sau khi gặp Đỗ thị Minh Hạnh, cho biết:

Từ trước đến giờ khi đọc thông tin về chị Hạnh, em cũng ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của thị rất lâu rồi; nhưng khi tận mắt đến gặp, trò chuyện, tiếp xúc, nói chuyện với chị em lại càng ngưỡng mộ tinh thần đó hơn nữa.

Anh Võ Văn Bửu, từng bị giam tù 7 năm, nhưng ông cũng bày tỏ lòng khâm phục đối với tinh thần của một nữ tù trẻ tuổi như Đỗ thị Minh Hạnh:

Từ trước đến giờ sau khi nghe Dung kể trong những lần thăm nuôi, tôi đã công nhận Minh Hạnh là một con người rất kiên trì rồi. Nhưng thực chất hôm nay tôi là người chứng kiến, và anh em tâm sự suốt một đêm đó, sau khi Minh Hạnh về. Khi Minh Hạnh mới về thì chỉ có anh em, dòng họ trong gia đình thôi, lúc đó bạn bè chưa tới. Minh Hạnh nói tối nay anh em mình thức, và em sẽ tâm sự với anh để sáng mai anh về. Tâm sự thì thấy Minh Hạnh rất vững vàng, một con người đáng để tôi phục. Dù Minh Hạnh ở tù 4 năm thôi, và trong giai đoạn 4 năm đó việc theo dõi, nắm bắt tình hình bên ngoài không được rõ ràng mấy; nhưng tôi nghĩ trong thời gian gần, Minh Hạnh sẽ hòa đồng sẽ tìm hiểu và trở thành một nhân vật giỏi chứ không phải tầm thường. Khi nói chuyện, tôi thấy lập trường của Minh Hạnh quá rõ ràng.
Một người hiện đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam như anh Hoàng Văn Dũng cũng có nhận xét về Đỗ thị Minh Hạnh qua cuộc gặp sau khi cô này vừa mới từ Trại giam về nhà:

Khi Hạnh ra, cô thấy mọi người ủng hộ và đến thăm, Hạnh rất mừng vì Hạnh có nói ‘ngày xưa’ Hạnh đi đấu tranh rất cô đơn, và gần như không có những người trẻ như Hạnh, làm công việc tương tự. Hạnh chỉ gặp những người lớn tuổi và không có giới trẻ; nhưng đến khi ra tù thì thấy đa số giới trẻ lên tiếng, nên Hạnh cảm thấy không còn cô đơn nữa mà cảm giác con đường mình đi ‘ngày xưa’ rất đúng. Đó là liều thuốc tinh thần cho Hạnh để cảm thấy rất vui mừng về những gì Hạnh làm trước đi nay đã có kết quả.

Nguồn cảm hứng
Về phía những bạn trẻ như Nguyễn Nữ Phương Dung và Hoàng Văn Dũng hiện đang tham gia đấu tranh cho dân chủ và quyền con người tại Việt Nam, thì Đỗ thị Minh Hạnh, từng phải bị tù tội vì lên tiếng theo đúng lương tâm mách bảo, lại là nguồn cảm hứng, động viên để họ tiếp tục con đường lâu nay.

Nguyễn Nữ Phương Dung nói rõ:

Em thấy những trở ngại em đang gặp phải rất nhỏ so với những gì mà chị Hạnh đã trải qua. Em có một số tương đồng cũng như chị Hạnh. Ban đầu khi em tham gia thì gia đình không ủng hộ cho em làm những việc này; chị Hạnh cũng vậy: chị phải chọn cách ra đi để có thể bảo vệ được lý tưởng của mình vì sợ an ninh sách nhiễu gia đình của mình. Chị nói lúc đó chị rất thương gia đình, nhưng vì đặt tình yêu quê hương- đất nước lên đầu nên phải dứt áo ra đi và chị đã khóc rất nhiều. Em thấy đồng cảm với chị và thấy khi chị làm như vậy rất mạnh mẽ và tạo cho em rất nhiều cảm hứng, tiếp sức cho em để có thể đi trên con đường này.

Anh Hoàng Văn Dũng cũng cho biết những điều mà bản thân anh học hỏi được từ một con người như Đỗ thị Minh Hạnh:

Điều đầu tiên mà tôi học được ở Đỗ thị Minh Hạnh là phải yêu nước một cách đúng đắn, một cách trọn vẹn và phải biết có những gian khổ … và phải biết tuổi trẻ phải có trách nhiệm đối với đất nước, phải biết hy sinh những quyền lợi cá nhân, quyền lợi gia đình, những tình cảm riêng của cá nhân để đóng góp vào công cuộc chung của đất nước.

Thực ra chúng tôi đấu tranh công khai rồi, cảm giác mình mạnh mẽ,, nhưng khi gặp Hạnh thì Hạnh lại truyền thêm mạnh mẽ cho mình.

Việc Đỗ thị Minh Hạnh được trả tự do làm nhiều người đang lo lắng đến vận mệnh đất nước vui mừng như tiến sĩ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn viết ‘phía trước không phải chỉ là tự do cho chỉ riêng cô mà một chân trời mới đang hé rạng cho các tổ chức xã hội dân sự ở đất nước đầy cam go này, nơi mà mới đây 16 tổ chức dân sự đã tiếp bước Hạnh để ra một tuyên bố về sự cần kíp xây dựng tổ chức công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân Việt Nam’.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 06:18:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm

Chiều nay, 27/6/2014, thông tin về Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù trước thời hạn làm náo nức những người yêu nước. Trên mạng xã hội facebook, mọi người hân hoan chia sẻ niềm vui này. Niềm hân hoan chẳng khác nào khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù ở Long An. Nhà báo Phạm Chí Dũng gọi Hạnh là “cánh chim báo bão” (“Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do” http://bolapquechoa.blog...-bao-sai-canh-tu-do.html).

Cách đây vài tuần cũng có thông tin là Hạnh được trả tự do nhưng chưa phải. Những người tiếp nhận thông tin này thể hiện thái độ dè dặt. Thông tin đưa ra hơi sớm nhưng có cơ sở. Có lẽ vì thế, cho đến cuối ngày hôm nay, vẫn còn có người dè dặt.

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng.

Hạnh bị truy tố bởi tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự. Trong phiên tòa ngày 27/10/2010, cô bị đưa ra xử cùng với Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Cả ba nhà hoạt động còn rất trẻ này đều bị kết án nặng nề: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.

Hạnh từ chối luật sư. Cô xác nhận tất cả hành vi mình làm nhưng không cho đó là tội.

“Tội” của Hạnh là tổ chức cho hơn 1000 công công ty TNHH giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh đình công. Điều cần lưu ý là công ty này lại là công ty của Trung Quốc.

Hạnh bị đánh đập nhiều lần nhưng không bao giờ nhận tội. Quản giáo trại giam nói với gia đình Hạnh, con này nó bướng lắm, nó không chấp hành nội qui của trại.

Cô bị chuyển qua nhiều trại giam, cuối cùng, ngày 2/10/2013, cô bị chuyển ra trại giam Thanh Xuân (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Do những cống hiến của mình, Đỗ Thị Minh Hạnh đã được giải Quốc tế Nhân quyền năm 2011 cùng với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Như vậy, Hạnh đã bị giam 4 năm, 4 tháng, ra tù trước hạn 2 năm 8 tháng. Việc Hạnh ra tù là vô điều kiện và chắc hẳn không phải do “chính sách nhân đạo” của nhà nước cộng sản Việt nam.

Đây là kết quả vận động quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức, chính giới các nước đặc biệt là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà đã vượt biên giới đi khắp nơi kêu cứu cho con khi mọi cố gắng trong nước không đạt kết quả. Bà có mặt ở Đức, Áo, Mỹ, Canada, Austrlia.

Ngày 16/1/2014, Bà tham gia buổi điều trần về tù nhân lương tâm trên thế giới diễn ra trước Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức tại phòng HVC 210 trong Trung tâm tiếp khách của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Trong quá trình vận động quốc tế, Bà Trần Thị Ngọc Minh không chỉ kêu cứu cho con bà. Bà nói:

“Tôi đến đây, đề nghị với các chính giới và quốc hội Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho con tôi. Không những trả tự do cho con tôi mà còn phải trả tư do cho tất cả tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam bởi vì họ là những người yêu nước, những người không có tội với tổ quốc, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam và hành hạ, đánh đập con tôi ở trong tù rất tàn nhẫn. Tôi xin đến đây mong quí vị ở chính giới Hoa Kỳ cứu giúp con tôi cùng hai người bạn là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, cùng hoạt động giúp đỡ những người dân oan, những người công nhân bị áp bức, bị bóc lột. Đáng lý ra nhà nước cộng sản phải trân trọng thì lại bắt ba bạn trẻ này, đánh đập, bỏ tù và hành hạ trong nhà tù.”
Tại Đức, Bà Trần Thị Ngọc Minh đã có cuộc gặp với Ủy Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức vào ngày 8.4.2014. Ngày hôm sau, Bà đến gặp Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức. Trong dịp này bà đã đến trao đổi với văn phòng nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler là người đỡ đầu cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Tại Canada, ngày 3/5/2014, bà Minh đã có buổi nói chuyện với 200 đồng hương tại thành phố Toronto. Buổi nói chuyện vô cùng cảm động. Bà nghẹn ngào, nước mắt giàn giụa. Những người tham dự xúc động mạnh mẽ, cũng không cầm nổi những giọt nước mắt lã chã, xa xót cho những đứa con ưu tú của dân tộc vì đấu tranh mà bị cầm tù, đày ải.

Clip bà Minh nói chuyện tại Toronto Mời xem tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=HX8V4JYZwB8

Và tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=DeGHV9PwXwI

Tại Úc, Bà Minh đã tiếp xúc với đồng bào gốc Việt tại 5 thành phố Brisbane, Sydney, Melbourne, Adlaide và Perth. Đặc biệt tại Sydney và Melbourne bà được phát biểu trước hàng ngàn đồng bào.

Một cuộc Hội thảo tại Quốc Hội Liên Bang - Canberra với sự hiện diện của 14 dân biểu nghị sĩ liên bang đã được tổ chức. Chính giới Úc vận động Bộ Ngọai Giao quan tâm đến trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Một cuộc Thảo luận khác về Nhân Quyền cũng được tổ chức tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria - Melbourne với 7 dân biểu tiểu bang tham dự. Các dân biểu này đã phổ biến một lá thư kêu gọi nhà cầm quyền VN trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Sự cố gắng không mệt mỏi của Bà Trần Thị Ngọc Minh đã thu hút được chú ý, quan tâm của công luận, của nhiều tổ chức, chính giới các nước. Tại hội nghị Asean ở Brunei, Ngoại trưởng Úc Bob Carr đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ông nói: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn.”, “Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả những người này”.

Được biết, Bà Minh được chính phủ Ba Lan cấp Visa tị nạn chính trị tạm thời 2 năm. Nói chuyện với Bà qua skype, tôi hỏi: “Chị có tính đến khi trở về VN, chị sẽ gặp rắc rối thậm chí nguy hiểm không? Bà bảo có chứ, nhưng nhất định tôi sẽ về.

Sự cố gắng không mệt mỏi xuất phát từ tình mẫu tử của Bà Trần Thị Ngọc Minh đã không uổng phí. Sứ mạng của Bà trong chuyến đi vận động quốc tế này về cơ bản đã hoàn thành. Nhưng còn biết bao tù nhân lương tâm hiện nay đang bị tù đày ở các trại giam trong điều kiện rất khắc nghiệt.

Không chỉ Đỗ Thị Minh Hạnh mà tất cả tù nhân lương tâm khác phải được trả tự do. Cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ, nhân quyền, vì tương lai tươi sáng của Đất nước, Dân tộc còn nhiều gian nan lắm.

Hà Nội, 28/6/2014

Nguyễn Tường Thụy
phai  
#3 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 07:28:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam: Trả tự do cho người phụ nữ đấu tranh cho công đoàn là tích cực nhưng vẫn còn giam giữ rất nhiều người khác
UserPostedImage

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết việc thả trước thời hạn cô Đỗ Thị Minh Hạnh, người phụ nữ hoạt động công đoàn và là một tù nhân lương tâm ở Việt Nam, là một bước tích cực nhưng nhà cầm quyền hiện nay phải tiếp nối hành động này bằng cách thả tất cả những người đấu tranh ôn hòa khác vẫn còn đang bị giam giữ trong tù.


Hạnh, 28 tuổi, đã được thả vào ngày 26 -06 bởi nhà chức trách Việt Nam và trở về nhà ngày hôm qua. Cô đã bị tuyên án tù bảy năm vào năm 2010 cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, sau khi phân phát tờ rơi hỗ trợ cho người lao động đòi hỏi tăng lương và yêu cầu điều kiện làm việc tốt hơn.


“Chúng tôi tất nhiên rất vui mừng rằng Đỗ Thị Minh Hạnh đã được thả, nhưng cô đáng lẽ không phải bị tù ngày nào thì mới đúng. Kết án một người đến bảy năm tù vì phân phát tờ rơi là điều lố bịch, và là một bản cáo trạng buồn cho cuộc đàn áp kéo dài của nhà chức trách Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến”, ông Rupert Abbott, Phó Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.


“Các nhà chức trách Việt Nam hiện nay phải làm tiếp việc thả ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người khác đang bị giam cầm chỉ vì đã đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền của họ.”


Hạnh bị đối xử khắc nghiệt trong nhà tù và đã thường xuyên bị đánh đập bởi các tù nhân khác, những quản giáo coi tù đã không làm gì để ngăn chận việc này. Cô không được điều trị y tế đầy đủ và hiện nay trong tình trạng sức khỏe kém.


Một số tù nhân lương tâm khác đã được thả ở Việt Nam trong những tháng qua, bao gồm cả tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Vi Đức Hồi và giáo viên Đinh Đăng Định, người đã chết ngay sau khi được thả.


Chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng luật và các nghị định để hình sự hóa tự do ngôn luận, và đã trấn áp rất nặng tay với những người bất đồng chính kiến trong những năm gần đây. Trong một báo cáo năm 2013, Tổ chức Ân xá quốc tế ghi nhận con số các tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam trên cả nước.


Ngoài Hạnh, ít nhất bốn phụ nữ khác hiện đang bị giam giữ vì “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội trạng mơ hồ diễn đạt “hành vi phạm tội” mà chính phủ sử dụng để trừng phạt các nhà đấu tranh ôn hòa.


Danh sách này bao gồm Hồ Thị Bích Khương, một nhà hoạt động ôn hòa đã bị kết án năm năm tù giam vào tháng 12 năm 2011, và Tạ Phong Tần, một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam bị kết án 10 năm tù vào tháng 9 năm 2012. Gia đình Khương nói rằng cô đã bị đánh đập trong tù bởi các tù nhân khác và không được điều trị y tế cho thương tích của cô. Mẹ Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu trong tháng 7 năm 2012 vì tuyệt vọng với thái độ đối xử của nhà cầm quyền với con gái bà.


Ít nhất là hai người phụ nữ khác đang chịu mức án khá dài khi bị kết tội là có mục tiêu “lật đổ” chính phủ, như nhà hoạt động xã hội Công giáo Nguyễn Đăng Minh Mẫn và người đấu tranh cho dân oan đòi đất thuộc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cô Trần Thị Thúy. Cả hai đều bị buộc tội đã liên kết với Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ của Việt Nam ở hải ngoại.


“Chính phủ Việt Nam phải bãi bỏ luật pháp hà khắc mà họ vẫn đang tiếp tục sử dụng để trừng phạt những người bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hòa,” ông Rupert Abbott cho biết.


“Chỉ khi chính quyền này thả tất cả những người đã bị bỏ tù vì đã lên tiếng phản kháng, thì đất nước này mới bắt đầu bỏ được cái danh là một trong những quốc gia có hành vi vi phạm tự do ngôn luận tồi tệ nhất ở Đông Nam Á”.

Amnesty International

Người dịch Ngọc Nhi Nguyễn
phai  
#4 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 10:05:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cần cả một thế giới hay trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh
UserPostedImage

Đã không ít người khóc khi được tin CS trả tự do vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh hôm 26/6 vừa qua. Ca Dao ở Pháp cũng khóc, chị Hương ở Houston, TX, cũng khóc, và Chương trình VanhoaNBLV (Văn-hóa Nhân-bản Lạc Việt) phỏng vấn một số người ở Cali, cũng có người như Nguyên Dung khóc.


Mà không khóc sao được! Ta hãy nghe Ca Dao nói về trường-hợp gặp Hạnh với [Nguyễn Hoàng Quốc] Hùng như thế nào: "Năm 2009, khi tiếp xúc với công nhân bên Mã Lai, tôi thấy họ tội nghiệp quá, ngây thơ quá, họ như thân nhọng phơi mình trước nỗi bất công của xã hội, giữa đàn áp của bọn chủ ác ôn. Và gặp Hạnh với Hùng. Cô cho tôi xem những tấm hình cô và Hùng lên tận Bauxit Tây Nguyên chụp về, cô kể về những buổi tối đi gặp dân oan... Sự nhiệt tình và lòng thương người của cô bé ấy đã làm tôi xấu hổ. Tôi sống an nhiên trong cái tháp ngà của mình trong khi quê hương còn bao nỗi!!! Kể từ đó, tôi quyết định ở lại với Lao Động Việt."


Thế rồi Đỗ Thị Minh Hạnh, cô bé 25 tuổi, trở về VN lao mình vào Phong trào Lao Động Việt, làm việc với công-nhân VN để tạo được một cuộc đình công thuộc hàng lớn nhất ở VN, tới 10 nghìn người ở hãng giầy Mỹ Phong, Trà Vinh, đòi được một số quyền lợi như tăng lương và cải tiến các điều kiện làm việc. Nhưng rồi Hạnh và Hùng và Đoàn Huy Chương đã phải trả giá cho sự thành công của mình: sau khi bị bắt, Hùng đã lãnh án 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm.


Cả thế-giới lên tiếng


Chính-quyền CS tưởng đã bẻ gẫy được ý-chí của Hạnh. Ra tòa, Hạnh không chỉ hiên-ngang, khi tòa tuyên án, Hạnh đã cất tiếng hát và nói: "Để em hát cho hai anh nghe!" Vào tù, bị đưa vào sống chung với những người tù hình-sự có bệnh HIV-AIDS và dù bị quản-giáo xúi giục những người kia đánh Hạnh, Hạnh vẫn một lòng rộng lượng chia xẻ cơm quà cho họ, và tuy nhỏ người Hạnh vẫn tìm cách bảo bọc cho bà Mai Thị Dung, một tín-đồ Hòa Hảo bất khuất.


Chuyện về Hạnh, kể không hết được. Vì được những bạn tù khác thương yêu, Hạnh đã viết được một bức thư dài trên 10 trang gửi về cho ba Hạnh kể hết những chuyện gì đã xảy ra cho Hạnh.


Khi Hạnh từ chối lao-động cưỡng bức (bóc hột điều để phải phỏng các ngón tay), Hạnh bị chúng đánh đến điếc một bên tai.


Khi Hạnh thấy có u ở ngực, các quản giáo cũng không cho Hạnh đi khám bác-sĩ.


Những chuyện xảy ra cho Hạnh biến người mẹ hiền lành, sợ sệt là bà Trần thị Ngọc Minh, trở thành một con hổ dữ, một con hùm mẹ quyết trốn khỏi VN để đi khắp thế-giới cầu cứu cho con. Bà đã sang Mỹ, Canada, Úc-châu, Đức, đến đâu bà cũng không ngần ngại ra trước Quốc-hội các nước nói lên tiếng nói bênh vực cho Chương-Hùng-Hạnh.


Và kết-quả thì như ta đã thấy, theo blog của Phạm Chí Dũng ở Sài-gòn:


Được biết hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh được nêu ra trong quá trình thương thuyết gia nhập Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đỗ Thị Minh Hạnh được biết tới như một nhà đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người công nhân tại Việt Nam. Cô bị bắt năm 2010, khi đó mới 25 tuổi, với cáo buộc “xúi giục” công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Cô bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công.


Đây là một điều đáng mỉa mai, vì Đảng CSVN – đại diện trung thành cho lợi ích của giai cấp lao động – là người người bắt giữ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ, đại diện cho chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản bóc lột người lao động, lại là người can thiệp để Việt Nam phải trả tự do cho Hạnh và đòi hỏi một hệ thống công đoàn thực sự độc lập và thực sự vì quyền lợi của người công nhân được thiết lập ở Việt Nam.


"Trong 4 năm bị giam cầm, Hạnh vẫn tiếp tục đấu tranh phản kháng sự áp bức bóc lột sức lao động của các tù nhân từ công an trại giam. Vì lý do này cô đã bị đối xử tàn tệ, bị đánh đập và chuyển trại ra miền Bắc – xa gia đình, rất khó khăn cho việc thăm nuôi. Sức khỏe của Hạnh cũng suy yếu nhiều, dù năm nay cô mới 29 tuổi.


"Hai tuần trước đã có tin Hạnh sẽ được trả tự do, nhưng cuối cùng điều đó đã không thành sự thật vì Hạnh từ chối ký giấy tờ cơ quan công an ép cô ký. Chúng tôi mong rằng lần này Hạnh sẽ được trả tự do thực sự, và xin gửi lời chúc mừng tới Hạnh và gia đình!


"Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ vực đều tan biến.


"Chiều muộn ngày 27/06/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh – cánh chim báo bão những năm về trước – đã làm cộng đồng dân chủ trong nước và hải ngoại tràn ngập một niềm vui khó tả: cô vừa được tự do!


"Hạnh đang trên đường về nhà!


"Hầu tương tự như trường hợp của “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, những tin tức đầu tiên về việc Minh Hạnh có thể được “cho về” đã xuất hiện cách thời điểm trả tự do khoảng một tháng. Và trong khoảng thời gian một tháng ấy, “họ cố ép tôi ký bản nhận tội, nhưng tôi nói rõ với họ là tôi không ký vì tôi không có tội gì hết!” – tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu thản nhiên thuật lại và còn ngâm nga bài thơ “Con bò kéo xe” của ông.


"Cách đây chưa đầy một tuần, những thông tin từ gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh và người mẹ vận động không mệt mỏi cho cô như đã cảnh báo về ý đồ “giấy nhận tội”. Lẽ đương nhiên, ai cũng hiểu đó là quán tính của một chính thể chưa thể quen với quán tính bắt buộc phải thừa nhận sai lầm khi bắt người, nhất là khi người đó lại chỉ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân Việt Nam chứ chẳng hề nhắm tới động cơ lật đổ chế độ hiện hành.


"Vào buổi sơ khai của phong trào đấu tranh công nhân, hành động chính quyền bắt ba người tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng tràn sắt máu nguyên thủy. Không một ai được thanh minh, cũng chưa từng có một dấu hiệu thỏa hiệp nào của Nhà nước Việt Nam với nhu cầu công đoàn độc lập quá sức bức bối."


Khác hẳn với giờ đây…


"Giờ đây, gần 1.000 cuộc đình công của công nhân diễn ra hàng năm tại nhiều vùng ở Việt Nam đã đủ chứng minh cho tính “ưu việt” đến thế nào của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – một cơ quan công quyền nhưng trung gian để trực tiếp hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp và cũng ăn vào công sức lao động của công nhân, một tổ chức “đại diện cho quyền lợi của công nhân” song đã chưa từng chấp nhận bất kỳ một cuộc đình công nào trên toàn quốc, ngược hẳn với mối giao hảo chung chịu của họ với giới chủ doanh nghiệp.


"Giờ đây và khác hẳn với thời kỳ làn sóng công nhân tranh đấu bị đàn áp, chính thể cầm quyền ở Việt Nam đang phải dần chấp nhận đòi hỏi về định chế công đoàn độc lập do người Mỹ và phương Tây đặt lên bàn đàm phán Hiệp định TPP. Không phải vô cớ mà cũng vào tháng Sáu này, hơn 150 dân biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ về “không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.


"Cũng không phải vô cớ mà kịch bản cánh chim báo bão Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện không chỉ là niềm vui bất ngờ của cô và gia đình, mà còn khiến bật lên một tia hy vọng lớn lao hơn nhiều: đã có tín hiệu về một khả năng nào đó tổ chức công đoàn độc lập được chính quyền “thí điểm” ở Việt Nam trong vài năm tới.


"Hãy khóc…


"Nếu có thể nhớ lại, hãy nên so sánh những bước chân của Hạnh bần thần ra khỏi phòng giam với không khí òa vỡ của đám đông vào tháng 8/2013, khi nữ sinh áo trắng Phương Uyên đột ngột được phóng thích ngay tại tòa Long An. Để sau tháng Tám ấy là một sự chuyển mùa dân chủ ở Việt Nam, nơi mà tiếng chim hót dân sự đã không còn bị vùi dập quá tàn nhẫn.


"Cánh chim báo bão Minh Hạnh hẳn cũng như vậy thôi. Phía trước không chỉ là bầu trời tự do với riêng cô, mà một chân trời mới đang hé rạng cho các tổ chức xã hội dân sự ở đất nước đầy cam go này, nơi mà mới đây 16 tổ chức dân sự đã tiếp bước Hạnh để ra một tuyên bố về sự cần kíp xây dựng tổ chức công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân Việt Nam.


"Hạnh hãy khóc đi, những giọt nước mắt siết bao ơn nghĩa với Người Mẹ và Dân Tộc…"


Và cuối cùng, để kết, chúng tôi xin cho in lại như một thứ phụ-lục bản Thông Cáo Báo Chí của Lao Động Việt tổng-kết tất cả những nỗ lực của người Việt hải-ngoại trong thời-gian Đỗ Thị Minh Hạnh bị cầm tù, để thấy rằng chúng ta là một cộng-đồng thật đoàn-kết khi chúng ta có những gương sáng như Đỗ Thị Minh Hạnh và Chương-Hùng soi con đường đi tới của tuổi trẻ Việt-nam.


Thông Cáo Báo Chí của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do ( Lao Động Việt) về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải trả tự do cho thành viên Lao Động Việt Đỗ Thị Minh Hạnh


Ngày hôm nay, 28 tháng 6 năm 2014, sau hơn 4 năm 4 tháng bị cầm tù trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong những người sáng lập „Phong Trào Lao Động Việt“, thành viên Lao Động Việt đã được về tới nhà sau khi được trả tự do từ trại tù ở miền Bắc.


Đây là kết quả của cuộc tranh đấu kiên quyết, không ngừng của rất nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín quốc tế; của rất nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại, ngay sau khi Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt và bị kết án tù cùng hai người bạn là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.


Lao Động Việt xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành, chia sẻ những khó khăn với LĐV trong thời gian qua và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việt tranh đấu cho Chương, Hùng, cùng các tù nhân lương tâm khác và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt tại Việt Nam.


Danh sách rất dài, không thể liệt kê đầy đủ, LĐV chỉ xin nêu những tổ chức, cá nhân và những hoạt động điển hình trong nỗ lực tranh đấu cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng trong hơn 4 năm qua.


NĂM 2010


Chỉ vài ngày sau khi Chương-Hùng-Hạnh bị bắt, các ông Tony Sheldon, Paul Howes, và Barry Tubner đã huy động các nghiệp đoàn của họ ở Úc (vận tải TWU, xưởng máy AWU, may mặc TCFUA) cũng như vận động với các liên đoàn thế giới ITF, IMF, v.v... Từ đó đến nay, họ tiếp tục giúp đỡ các nhóm thành viên trong Lao Động Việt để tranh đấu cho Chương-Hùng-Hạnh. Họ cũng hỗ trợ LĐV để một số công nhân VN tại Mã Lai thành lập được một số nghiệp đoàn hoặc gia nhập nghiệp đoàn của Mã Lai – đó cũng là ý muốn của Hạnh khi cô đến Mã Lai năm 2009.


Ông Joe De Bruyn, TTK, huy động nghiệp đoàn SDA ở Úc của ông, vận động với liên đoàn thế giới ngành bán lẻ UNI, và lên tiếng với Ngoại Trưởng Úc.


Đức Tổng Giám Mục George Pell ở Sydney lên tiếng với ngoại trưởng Úc sau khi ngài được thông báo bởi ông Paul Howes và ông Andrew Casey, viên chức AWU.


Nhóm LabourStart tung ra chiến dịch online năm 2010, và trong đại hội ở Sydney của họ năm 2012 cũng nhắc lại trường hợp Chương-Hùng-Hạnh.


Hưởng ứng chiến dịch online của LabourStart, 4.189 người ký tên trong thư chung, và 2.533 người ghi danh trên Facebook Cause của LS. Họ là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn khắp thế giới (New Zealand, Do Thái, Hong Kong, v.v.).


Human Rights Watch và Amnesty International, các tổ chức này lên tiếng nhiều lần bằng thông cáo, bản tường trình, hoặc khi vận động với QH các nước.


Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc chính thức ra Nghị Quyết, vận động với chính quyền Úc, với ITUC, hỗ trợ chiến dịch của LabourStart, và muốn gởi phái đoàn ACTU đến VN để thăm 3 gia đình, nhưng Hà Nội không cấp chiếu khán.


Cuối năm này, Anh Đoàn Huy Chương được Mạng Lưới Nhân Quyền VN trao Giải Nhân Quyền năm 2010.


Chính quyền Úc bắt đầu lên tiếng với Hà Nội. Năm 2013, sau khi đích thân lên tiếng trong cuộc họp riêng với CSVN, Ngoại Trưởng Bob Carr viết tweet trên Twitter để lên tiếng trên công luận, việc này rất hiếm khi xảy ra.


NĂM 2011


Liên đoàn thế giới ngành vận tải (ITF), ngành xưởng máy (IMF), và tổng liên đoàn thế giới ITUC (Intenational Trade Union Confederation) lên tiếng, qua các bản báo 2010 và 2011 của ITUC, qua thư gởi Hà Nội, hoặc trong các bản tin nội bộ.


Nghiệp đoàn xưởng máy của Nhật, IMF-JC, một thành viên của liên nghiệp đoàn IMF, gởi viên chức Shinya Iwai đến VN thăm 3 gia đình. Sau khi về Nhật, ông báo cáo trong tờ báo nội bộ của IMF-JC.


Cuối năm, Đỗ Thị Minh Hạnh đã được trao Giải Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ở Úc.


NĂM 2012


Tuần lễ từ 17 đến 24 tháng Sáu 2012, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt họp Đại Hội lần thứ ba ở Mỹ. Trong thời gian Ủy Ban có mặt ở Washington (19 đến 24/6), Ủy Ban đã đi vận động ráo riết cho Chương-Hùng-Hạnh, như gặp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Human Rights Watch, Amnesty International U.S.A., và nhất là tổ chức Freedom Now. Các luật sư thiện nguyện của Freedom Now sau đó đã nộp hồ sơ lên WGAD (Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Đặc Trách về Giam Vô Cớ của LHQ) về trường hợp của Chương-Hùng-Hạnh, FN cũng ráo riết vận động với Quốc Hội và hành pháp Hoa Kỳ.


Khối 1706 và đài Việt Nam Sydney Radio cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình ngay khi biết tin phái đoàn CSVN đến xin ACTU viện trợ, trưng hình của 3 người này, và qua đó đã thông tin cho nhiều viên chức nghiệp đoàn ở Sydney về Chương-Hùng-Hạnh.


NĂM 2013


Dân Biểu Chris Hayes ở Úc lên tiếng, và từ đó đến nay không ngừng nghỉ.


Trả lời đơn của Freedom Now, đầu năm 2013 WGAD ra bản Tuyên Bố bác bỏ lời bào chữa của Hà Nội, đòi trả tự do vô điều kiện, và đòi bồi thường cho Hùng-Hạnh-Chương.


Chủ Tịch Thượng viện Borusiewic của Cộng Hòa Ba Lan đòi trả tự do cho Hùng Hạnh Chương khi một phái đoàn CSVN do Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến viếng thăm.


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, họp ở Paris, trao Giải thưởng Nhân Quyền năm 2013 cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bạn của Hạnh.


NĂM 2014


Một số DB Mỹ – Frank Wolf, James McGovern, Michael Honda, Randall Hultgren, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Christopher Smith, Sheila Jackson Lee, Chris Van Hollen, Alan Lowenthal, George Miller – ký thư chung. Bản tin của Freedom Now nói 11 DB đã nêu đích danh Chương-Hùng-Hạnh, đòi CSVN trả tự do cho họ.


BPSOS vận động với lập pháp và hành pháp Mỹ, tạo ra nhiều kết quả, trong đó có DB Chris Van Hollen đã đỡ đầu cho Hạnh sau khi nghe bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh, điều trần về tình trạng của Chương-Hùng-Hạnh.


Tháng 4- 2014, tổ chức VETO tại Cộng Hòa Liên Bang Ðức ðã cùng bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh, vận động tại QH Đức. Nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler nhận đỡ đầu cho Hạnh.


Cuối tháng 5 năm 2014 , 153 dân biểu Mỹ đồng ký tên vào lá thư gởi cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này.


Khối 8406 ở Úc đã tổ chức chuyến đi vòng quanh nước Úc cho bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh. Hàng ngàn đồng hương đã tham dự và hỗ trợ.


Dân Biểu Luke Donnellan cùng 6 DB khác thuộc Nghị Viện Victoria của Úc viết thư chung đến Hà Nội đòi thả Đỗ Thị Minh Hạnh.


VP Melbourne của Ân Xá Quốc Tế cho hay rằng VP trung ương tại Luân Đôn đang chuẩn bị để tung ra chiến dịch tranh đấu cho Hùng - Hạnh - Chương.


Một lần nữa, Lao Động Việt cám ơn tất cả những hội đoàn, các cơ quan truyền thông, các cá nhân đã âm thầm vận động và giúp đỡ cho Hạnh về tinh thần cũng như vật chất.


LAO ĐÔNG VIÊT


Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Tâm Việt (Danlambao)
phai  
#5 Đã gửi : 30/06/2014 lúc 10:19:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh: Tôi may mắn khi được ở tù

VRNs (01.07.2014) – Sài Gòn – Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được thả tự do cách đây hai ngày, vào lúc 18 giờ tối ngày 28.06.2014. Chia sẻ niềm vui với Truyền thông Chúa Cứu Thế cô Minh Hạnh quả quyết cô sẽ không bao giờ từ bỏ con đường cô đã chọn và cô cảm thấy may mắn khi cô được đi tù.

Cô Minh Hạnh chia sẻ niềm vui: “Minh Hạnh cảm thấy vui, phấn khởi trong lòng, cũng như được gặp gỡ gia đình, các anh chị em và các chiến hữu đã từng cộng tác với Minh Hạnh trong thời gian tôi chưa bị bắt. Cảm xúc rất là nhiều được pha trộn với niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau thương và niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì được nhìn thấy ba với mẹ, anh em, những người chiến hữu và kể cả những người mà tôi chưa bao giờ từng gặp – nhưng là những người đấu tranh một cách ngoan cường. Và hiện nay, được nhìn thấy tầng lớp trẻ đấu tranh một cách mạnh mẽ và ngoan cường hơn. Bên cạnh đó, còn có những nỗi khuất tất trong lòng, đó là nỗi đau khi suy nghĩ về hai người bạn của tôi vẫn còn chịu cảnh tù đày. Đặc biệt là chị Mai Thị Dung đang phải chịu cơn đau bệnh tật, không đi được, phải dìu đi và cần người chăm sóc cho việc đi vệ sinh… và đang yếu dần trong nhà tù. Đó là điều Minh Hạnh cảm thấy và mong sao một ngày nào đó họ sẽ được như Minh Hạnh.”

Sau khi cô Minh Hạnh được thả tự do, thì ngay sau đó, những người yêu mến cô đã đến tận tư gia ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đến chia vui với cô và gia đình. Điều này làm cho cô rất ngạc nhiên và xúc động:

“Minh Hạnh rất bất ngờ. Trong đầu tôi nghĩ, lúc về nhà sẽ được gặp ba mẹ, chứ không được gặp nhiều người như vậy. Thật sự, đây là một sự thay đổi quá lớn mà tôi chưa bao giờ thấy trong thời gian trước khi tôi vào tù. Bạn bè có thể đến thăm như thế này, nhưng trước đây không bao giờ có được, vì muốn thăm các nhà đấu tranh dân chủ thì vô cùng khó khăn. Mà hôm nay, tôi hạnh phúc quá, có nghĩa là đất nước mình đang dần dần tiến lên, đang dần dần thay đổi để có bộ mặt xã hội tốt đẹp hơn, và có nhiều thanh niên hơn để đấu tranh chống lại cái ác. Đây là điều tôi cảm thấy vô cùng vô cùng vui mừng. Chính điều này làm cho tôi có một động lực vô cùng mạnh. Đặc biệt là có sự xuất hiện của hai bạn trẻ tên là Dung và Tuấn – là những giới trẻ đã đến thăm tôi. Trước đây, tôi chưa biết hai em, nhưng khi tôi gặp hai em thì hai em đã truyền cho tôi một sức mạnh vô cùng lớn. Từ lý luận và tinh thần của hai em làm cho tôi cảm thấy tự hào vô cùng về giới trẻ VN hiện nay. Thực sự không biết nói thế nào, nhưng hai em đã làm cho tôi cảm thấy cảm động và vững tin, rồi đây đất nước mình sẽ thay đổi và tôi sẽ ngoan cường, mạnh mẽ hơn trên con đường tôi đã lựa chọn.”

Trong suốt thời gian bị giam cầm, cô Minh Hạnh nhấn mạnh về việc các quản giáo và cán bộ trại giam luôn sử dụng các chiêu trò “tù trị tù”, “tù đánh tù”, “tù xử tù” để đánh đập cô. Cô Minh Hạnh khẳng định:
“Thực sự nói về vấn đề này thì rất là nhiều. Mất rất nhiều thời gian để kể. Nhưng tôi có thể tóm lược lại là, tôi đã bị nhà cầm quyền cs VN sử dụng biện pháp “tù trị tù”, “tù đánh tù”, “tù xử tù” và tôi đã phải chịu những trận đánh hội đồng của những chị em tù nhân do bị kích động từ phía cán bộ. Còn chi tiết như thế nào, thì chắc chắn tôi, sẽ phơi bày sự thật trước công luận để cho các anh chị em biết bộ mặt thật của họ như thế nào.

Tôi là một người thân cô thế cô, thân hình nhỏ nhắn nữa… thì làm sao mà tôi có thể chống lại một lực lượng đông người đánh tôi như vậy, tuy nhiên sức mạnh tinh thần sẽ vượt qua tất cả. Tôi vẫn đứng hiên ngang đứng trước đám đông đó, những con người tàn ác đó và la to lên… [tôi] cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vì những hành động đê hèn và bỉ ổi nhất mà cộng sản đã sử dụng để đối đãi với một con người chân yếu tay mềm như tôi. Tôi đã hét lên đả đảo cs vì những gì họ làm với tôi, tôi cảm thấy kinh tởm với cách hành xử của họ đối với tôi. Tôi là một nhân chứng sống. Không chỉ riêng tôi đâu, sau này, tôi sẽ kể một vài trường hợp khác mà còn kinh khủng hơn cả tôi nữa.”

Dù bị ngược đãi, bị đối xử bất công trong trại giam nhưng Cô Minh Hạnh vẫn cảm thấy may mắn khi được ở tù vì nơi đó đã tôi luyện cô thành một con người kiên cường và mạnh mẽ hơn. Cô Minh Hạnh bày tỏ:

“Tôi muốn truyền đạt lại với giới trẻ rằng, nếu các em muốn đấu tranh thì các em không nên sợ tù đày. Khi cuộc đời tôi bước vào nhà tù thì tôi cảm thấy tôi được may mắn khi được ở tù. Tại sao? Bởi vì khi đó mình sẽ thấy rõ bộ mặt thật của họ hơn, và càng hiểu rõ mình còn thiếu sót những cái gì, mình đã đánh mất những cái gì, mình đã bỏ lỡ những cái gì và mình sẽ không để điều đó sẽ xảy ra khi mình ra khỏi nhà tù. Trong cuộc sống [của trại giam] tôi học được tính kiên cường, mạnh mẽ nhiều hơn, làm cho con người cảm thấy quật cường nhiều hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm thấy rất là sợ? Sợ, tại sao? Bởi vì, ở trong trại giam quá lâu thì sợ mình sẽ ngu dốt do thiếu kiến thức về xã hội, cũng như tôi hoàn toàn không có những thông tin bên ngoài. Tôi không được mang những cuốn sách để đọc hay những cuốn tập, viết vào trại giam Xuân Lộc nên tôi không được học hành ở đó – mà tôi rất khao khát được học. Tuy nhiên ở trại giam Thủ Đức và Thanh Xuân thì tôi tìm được một số cuốn sách và tự học trong nhà tù.”

Cô Minh Hạnh hy vọng vào giới trẻ sẽ thay đổi vận mệnh đất nước và cô quả quyết cô sẽ không bao giờ từ bỏ con đường cô đã chọn:

“Tôi chỉ biết cám ơn các tổ chức, các đoàn thể, các cơ quan ngôn luận, cá nhân trong và ngoài nước, cũng như các chính phủ đã luôn luôn sát cánh ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi vừa mới ra khỏi trại giam, nên còn nhiều cái sơ xót, tôi mong rằng tất cả các quý vị thông cảm và hiểu cho tôi. Tôi sẽ cố gắng sắp xếp để có những cuộc trình bày về vấn nạn trong tù cs như thế nào. Tôi hy vọng rằng, giới trẻ VN càng lúc càng đông đảo hơn để đấu tranh cho dân tộc VN. Sức mạnh tinh thần càng lúc càng phát triển và vững mạnh hơn. Hy vọng đất nước VN sớm có một ngày tương lai thật sự sáng chói và ánh sáng chiếu trên quê hương đất nước chúng ta. Và, tất nhiên, con đường tôi đã lựa chọn thì sẽ không bao giờ thay đổi cho đến hơi thở cuối cùng.”

Về tình hình sức khỏe, cô Minh Hạnh cho biết:

“Hiện nay, tôi rất là mệt, do đi một chuyến đường xa và tôi bị say xe. Công an áp tải tôi về tận nhà bằng ô tô. Trong mấy ngày vừa qua, tôi ngủ rất ít… Hiện tại, gia đình tôi rất lo lắng cho bệnh tình của tôi khi tôi có hai cái nang ở ngực. Trước đây, chỉ có một cái nhưng đi khám lần hai thì xuất hiện thêm một cái nữa. Theo bác sĩ ở bệnh viện Hà Đông Hà Nội cho biết, hai cái nang này còn nhỏ, nằm trên dây thần kinh gây ra đau rát chứ không gây ra ung thư, cho nên họ nói tôi cứ yên tâm. Tôi chỉ nghe bác sĩ nói vậy thôi nhưng tình trạng đau rát vẫn diễn ra. Gia đình tôi có nói rằng, bây giờ, phải đi kiểm tra, vì gia đình lo lắng tôi có bị ung thư ngực hay không. Tôi hy vọng tôi không bị ung thư và đúng như những gì bác sỹ ở bệnh viện Hà Đông đã khám. Vài ngày nữa, gia đình sẽ đưa tôi đi khám bệnh. Nếu những cái nang đó không gây ra ung thư thì đó là một niềm vui vô cùng lớn đối với tôi. Còn nếu có một bệnh lý gì đó thì mình sẽ kịp thời chữa trị.”

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh cùng với hai người bạn của cô là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đã tranh đấu cho quyền lao động của công nhân, giúp các công nhân tổ chức đình công. Tổ chức Lao Động Việt ghi nhận: “Ngày 28-30.01.2010, có 10.000 công nhân công ty giày Mỹ Phong đình công để chống bóc lột và phản đối đốc công người Hoa lăng mạ các nữ công nhân Việt.

Tháng 02.2010, Chương-Hùng-Hạnh bị bắt. Vào tháng 03.2011, Cô Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam. Còn bạn cô là Huy Chương bị tuyên án 7 năm tù giam và Quốc Hùng bị tuyên 9 năm tù giam.

Được biết, Bộ công an đã áp giải cô Đỗ Thị Minh Hạnh từ nhà tù Thanh Xuân (Hà Nội) đi vào khuya hôm 26.06. Xe công an chở cô Minh Hạnh về đến Lâm Đồng vào chiều ngày 28.06. Tại nhà ông Tỵ, công an lập biên bản yêu cầu gia đình xác nhận rằng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên gia đình cô đã từ chối ký tên vào biên bản này.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết, hai đồng nghiệp khác của cô Hạnh là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hưng vẫn chưa được trả tự do, và do vậy nỗ lực đấu tranh của các tổ chức nhân quyền quốc tế và quốc nội tuy đã có kết quả, nhưng không thể dừng lại ở đây. Ngoài những người bị giam giữ vì hoạt động cho công nhân, còn có rất nhiều người dân Việt Nam bị kết án bởi những điều luật vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Huyền Trang, VRNs
xuong  
#6 Đã gửi : 02/07/2014 lúc 08:16:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Em đã trở về

Vào giữa tháng 6, trên mạng xã hội Facebook có tin đồn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do, không có nguồn kiểm chứng, nên tôi vẫn bán tin bán nghi và cuối cùng là bị mừng hụt!

Thì ra tin đồn không phải không có xuất xứ. Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Minh Hạnh đã viết trên Facebook rằng, vào "ngày 15 tháng 6 vừa qua, đúng lịch thăm nuôi, gia đình chúng tôi đã đến trại giam Thanh Xuân - Hà Nội để thăm nuôi con gái là tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng tôi được quản giáo cho biết là Đỗ Thị Minh Hạnh "đã có quyết định được trả tự do" "và trại giam đang làm thủ tục để Đỗ Thị Minh Hạnh ra trại".

Trong khoảng thời gian nửa tháng qua, được biết, sự chần chừ trả tự do cho Minh Hạnh là do việc Minh Hạnh không ký giấy tờ "nhận tội" mà trại giam áp đặt.

Hôm nay, ông Đỗ Ty, cha của Minh Hạnh, đã xác nhận qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do rằng, công an đã thông báo Minh Hạnh được trả tự do và đang trên đường về nhà.

Thật mừng hết nói, bởi vì dù không biết Minh Hạnh ngoài đời nhưng tôi có một sự gần gũi, thân thiết xuất phát từ tình cảm chung trong đại gia đình anh em tranh đấu dân chủ ở Ba Lan. Tháng 12 năm 2013, gặp bà Trần Thị Ngọc Minh trong một bữa ăn tối chia tay tại Warszawa, Ba Lan, cầm tay bà tôi đã động viên và nói rằng, tôi rất cảm phục Minh Hạnh, thương cô ấy vô cùng, một cô gái trẻ mà nhân ái, hiểu biết và đặc biệt tinh thần bất khuất cũng như khát vọng tự do trước bạo quyền, ngay cả lúc bị tù tội. Nhìn bà Minh rơm rớm nước mắt, tôi ái ngại và cảm nhận được tình yêu thương mẫu tử vô bờ bến.

Trả lời phỏng vấn của đài VOA hôm 22 tháng 9 năm 2013, bà Trần Thị Ngọc Minh kể:

"Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội.

Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối 8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh, tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi".

Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào tháng 2 năm 2010 cùng 2 người trẻ tuổi khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Tòa án Trà Vinh ngày 26 tháng 12 năm 2010 đã kết án Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương 7 năm tù và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, với cáo buộc“phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự, vì đã rải truyên đơn "xúi giục" công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Thực chất Đỗ Minh hạnh và hai người bạn chỉ lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân lao động nghèo khổ và thiệt thòi.

Phiên phúc thẩm hôm 18 tháng 3 năm 2011, giữ y án. Các phiên toà đều đã diễn ra chơp nhoáng trong sự cẩu thả với các bản án đã được định sẵn, không bảo đảm quyền tranh tụng của bị can cũng như của luật sư, người nhà không được tham dự.

Trước phiên toà, đối diện với bản án nặng nề 7 năm tù, Minh Hạnh vẫn tuyên bố mình không có tội. Và trong nhà tù Minh Hạnh vẫn cương quyết không thay đổi chính kiến, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với bản thân và với bệnh tình của mình. Đây là nghị lực hiếm có ở một cô gái trẻ.

Trong những bức thư của Hạnh lọt được ra ngoài, Minh Hạnh kể về những sự chèn ép, áp bức đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không "nhận tội" và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm.

Cô viết thư từ trong tù gửi cho mẹ:

"Con không thể chịu nhục với những cô cán bộ nó không lịch sự tí nào... bước ra cửa thì nó không cho con ra mà phải xin phép đàng hoàng, rồi phải kêu to "chào cán bộ A, chào cán bộ B... con không làm được điều đó... Tại sao con người với nhau phải đối xử như vậy??? Con đến đây để thi hành án, chứ không phải cúi đầu chào người này người kia, tại sao làm nhục con người như vậy???".

"Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được... Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi... để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng "Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ". Con đòi hỏi phải cho con đọc sách pháp luật, phải cho con tìm hiểu các lý luận chính trị, đồng thời là phải cho con lên thư viện, phải cho con nghe điện thoại... Tại sao phạm nhân ở đây cũng là phạm nhân, họ phân biệt đối xử vì con là phạm nhân an ninh nên không được cái này không được cái khác... Cán bộ nói thẳng, con không nhận tội là con phải bị y án".

"Má lấy thành tích cách mạng của gia đình để được hưởng những quyền lợi, để được giảm án, chính là điều làm sỉ nhục đối với con, vô tình làm nhục con".

Tận dụng đang sống tự do ở châu Âu, bà Trần Thị Ngọc Minh đã nỗ lực đi khắp nơi để vận động chính phủ các nước yêu cầu họ đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm khác. Thời gian gấn đây bà đã thực hiện những cuộc điều trần rất xúc động tại quốc hội Hoa Kỳ, quốc hội Đức, quốc hội Úc về con gái mình và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Tháng 2 năm 2014, 11 dân biểu Hoa Kỳ đã ký tên chung trong một lá thư gửi tới Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang kêu gọi thả tự do ngay lập tức cho 3 nhà hoạt động vì quyền của người lao động hiện đang bị giam cầm là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng.

Trong thư, các vị dân biểu Hoa Kỳ lên án việc ba nhà hoạt động vì quyền của người lao động đang phải đối mặt với những điều kiện khó khăn và với Liên Hiệp Quốc việc họ bị bỏ tù như vậy là vi phạm luật quốc tế.

Các vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng để mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương Việt – Mỹ, kể các vấn đề thương mại, thì Việt Nam phải giải quyết những trường hợp trên và hối thúc ông Trương Tấn Sang phải “thả tự do ngay lập” cho 3 nhà hoạt động.

Ngày 21 tháng 5 năm 2014, bảy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke Donnellan, Don Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula, Cersa Melhem, Marlene Kairouz cho phổ biến thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi trả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Vào tháng Sáu này, hơn 150 dân biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ về quan hệ Việt-Mỹ, rằng, “không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.

Áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế đã mang lại hiệu quả, dù chưa vẹn toàn. Hôm nay Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do. Minh Hạnh còn trẻ và cuộc đời còn dài, con đường đấu tranh trước mắt còn nhiều thử thách và khó khăn. "Đất nước đang lâm nguy" thực sự trước viễn cảnh Hán thuộc. Lực lượng hơn 10 triệu công nhân, xương sườn của nền kinh tế Việt Nam, rất cần những hạt giống can đảm, kiên cường như Minh Hạnh. Minh Hạnh là một trong những người tiên phong trong việc đòi hỏi và thúc đẩy thành lập một tổ chức công đoàn độc lập cho công nhân.

Nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm và bế tắc, tham gia Hiệp ước Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP là một cách có thể cứu vãn. Nhà cầm quyền đành phải đáp ứng đòi hỏi của quốc tế, nhưng họ không thực lòng. Vì thế, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và nhiều tù nhân lương tâm khác vẫn trong tù. Họ chẳng hề có thiện chí gì trong việc trả tự do mà chỉ là một sự đổi chác kiếm lợi mang tính chiến thuật.

Minh Hạnh ơi, hãy bảo trọng, phục hồi sức khoẻ sau bốn năm tù oan trái, dã man và vô nhân đạo. Chỉ có sức khoẻ Minh Hạnh mới có thể tiếp tục đi tiếp con đường đã chọn.
27/06/2014
Lê Diễn Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.446 giây.