logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/07/2012 lúc 11:29:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Việt trong lễ hội hóa trang dành cho sắc dân nhiệt đới ở Paris
UserPostedImage
Nước nông nghiệp như Việt Nam, Lễ Hội Cộng đồng được tập trung tổ chức vào thời gian sau mùa gặt hái, tức vào đầu năm để cho nông dân ăn chơi bù lại những ngày đồng áng trong năm. Pháp là nước ôn đới, người ta tổ chức Lễ Hội vào mùa Hè vì nắng ấm và ngày dài hơn. Mùa Hè cũng là lúc mọi người làm việc được nghỉ có lương.

Từ nhiều năm nay, vào cuối Xuân, dân Pháp âm thầm tổ chức tại nhiều nơi “Bữa ăn tối toàn trắng” ngoài trời với hằng ngàn người tham dự. Đúng ngày Hạ chí là Lễ Hội Âm nhạc hàng năm. Nhưng năm nay, trời mưa gió đã làm cho ngày âm nhạc đã phải hủy bỏ.

Thời tiết ở Paris năm nay rất bất thường: Trời đang nắng chợt mưa, thật không khác tâm lý người phụ nữ chút nào.
UserPostedImage
Từ 11 năm nay, Nha Tổng Giám đốc Hải ngoại của Chánh quyền Thị xã Paris, với sự yểm trợ của Liên Đoàn Hội Hóatrang Nhiệt đới (Fédération du Carnival Tropical) liên tục tổ chức Lễ Diển hành hóa trang dành cho cộng đồng sắc dân nhiệt đới, tức dân các cựu thuộc địa và Pháp Hải ngoại (TOM =Terre d’Outre-Mer). Người Việt Nam ở Pháp tuy không thuộc thành phần này nhưng năm nay là lần đầu tiên, với một Phái đoàn 165 người, chánh thức tham dự cùng với 48 Phái đoàn khác gồm tất cả 5300 diễn viên của 22 quốc gia, chiều ngày mùng 7 tháng 7, tới từ khắp nơi trình diễn nét văn hóa tiêu biểu dân tộc tại Công trường Nation của Paris, Quận 11, trước sự chăm chú theo dõi và tán thưởng của hơn 200 000 khán giả phần lớn cùng gốc địa phương.

Nội dung của Lễ Hội hóa trang là nhằm giới thiệu và cổ vũ nét pha trộn đa dạng của các nền văn hóa thế giới. Ban đầu, Lễ Hội do dân hải đảo ởParis(DOM = Hạt hải ngoại của Pháp) tổ chức. Mỗi năm, có thêm các sắc dân khác như Tàu, Ba-tây, Hòa-lan, Anh, Colombie, Việt Nam, … tham gia làm cho Lễ Hội ngày thêm phong phú và đa dạng. Số khán giả năm nay kém hơn năm rồi tổ chức trên Đại lộ Champs-Elysée đông tới 450 000 người tham dự.
UserPostedImage
Chủ đề được Ban Tổ chức chọn cho năm nay 2012 là “Lục địa thứ sáu ” (Le 6e Continent) ý muốn nhằm mời gọi du khách tới thăm viếng nước Pháp, mở rộng đón chào mọi nguời và nhắc nhở Thị xã Paris đừng quên lưu ý du khách gìn giữ môi trường khi tới Paris du lịch.

49 Đoàn vũ hóa trang tham dự Lễ Hội từ 2 giờ chiều thứ bảy, mùng 7 tháng 7, bắt đầu diễn hành từ địa điểm tập trung là Công trường La Nation, đi theo Đại lộ Voltaire tới Công trường Léo Blum ( nơi đây Ban Giám khảo chờ xem xét đánh giá các phái đoàn đi ngang qua để xếp hạng trao giải thưởng sẽ tổ chức ngày hôm sau, tại Sân Vận động Charléty, Paris Quận 13), đi tiếp qua Đại lộ Parmentier, đường Chemin Vert, Công trường Auguste Métivier, Đại lộ Ménilmontant, Philippe Auguste, sau cùng trở về lại Công trườngLa Nationlúc 18 giờ . Nhưng nhiều phái đoàn quay trở lại Công trườngLa Natinsớm hơn có lẻ vì trời mưa lớn.

Lệ Hội Hóa trang đã có từ …

Lễ Hội Hóa trang Paris, không phải thứ như ta thấy hôm nay, đã có từ năm thế kỷ qua. Đó là một trong những lễ hội quan trọng nhứt thế giới và một lễ hội lớn nhứt kể từ thế kỷ XVI. Lễ Hội Hóa trang Paris ra đời để thay thế Lễ Hội của “Những Người Điên” thịnh hành, ít ra, từ thế kỷ XI kéo dài cho tới thế kỷ XV.

Ở Lễ Hội Hóa trang Paris, ngưòi ta làm ra hoa giấy (Confetti) vào năm 1891 và những con rắn giấy vào năm 1892 mà ngày nay chúng ta còn trông thấy ở các lễ cộng đồng hay lễ lạc trong gia đình như tiệc vui, tiệc cưới hỏi.

Sau 45 năm bị bỏ quên vì người ta chỉ tổ chức Mardi Gras nên Carnaval phải là lễ hội ở Nice, Carnaval de Nice và ở Rio bên Nam Mỹ, Carnaval de Rio. Lễ Hội Hóa trang Paris (Carnaval de Paris) được Ông Basile Pachkofflàm sống lại năm 1993. Qua năm 1998, ông khôi phục lại đoàn diễn hành của “Cuộc đi dạo của con Bò Mập ” và của “Những Nữ hoàng của những người phụ nữ thợ giặt” vào năm 2009.

Những mối liên hệ cũ đã có giữa Lễ Hội Hóa trang Paris với những lễ hội ở tỉnh và ngọai quốc từ năm 1904 cho tới những năm 1920 hồi sinh lại năm 2003. Dân Ý, dân Bỉ và dân Pháp ở phía Bắc tham gia lễ hội trước hơn hết.

Ngày xưa, Lễ Hội Hóa trang Paris được giới thợ thuyền, giới thủ công nghệ ưa thích. Lễ Hội Hóa trang Paris diễn hành chung quang khu phố gần Công trường La Nation là thứ 11 từ khi tái lập với sắc thái mới, nội dung mới và người tham dự cũng mở rộng cho cả thế giới. Cái đẹp của Lễ Hội Paris 2012 là nhằm chia sẻ những niềm vui cho các sắc dân cùng sanh sống chung với nhau ở Paris và vùng phụ cận . Không phân biệt giai cấp, thành phần xã hội. Tham dự Lễ Hội là liên lạc với thế giới, cảm thông với mọi người. Lễ Hội là nơi biểu hiện đặc tính đa văn hóa mà người tham dự cùng trao đổi, chia sẻ.

Ngoài cuộc diễn hành trên đường phố, với y phục bàn xứ, với tiếng nhạc khi du dương, lúc trầm hùng, lúc rập rình vui nhộn, trên Đại lộ Ménilmontant còn có nhiều cửa hàng bày bán hoặc phục vụ khách miển phí những thực phẩm nhắc nhở những hương vị địa phương.

Những tà áo dài

Trong rừng khán giả dày đặc đứng bên lề đường, sau hàng rào kẻm, bỗng có tiếng việt nam phát ra lớn, án tất cả những âm thanh khác “Kìa Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam… áo dài, nón lá, …” . Một phụ nữ trẻ đang nhón gót cho cao thêm để nhìn cho rõ phái đoàn Việt Nam của quê hương sắp đi ngang qua.
UserPostedImage
Những chiếc nón lá có lịch sử dài để “Che đầu quân tử lúc sa mưa” hôm nay vừa góp mặt bên cạnh những y phục màu sắc rực rỡ của Ba-tây, Columbia, Tahiti…v.v…. vừa làm nổi bật thêm nét Việt Nam khi hòa hợp với chiếc áo dài, áo tứ thân, áo bà ba gợi lại hình ảnh người mặc đang làm việc tay chân hoặc đang ở nhà vì áo bà ba là thường phục của Việt Nam …
UserPostedImage
Tham dự Lễ Hội Hóa trang nhưng Phái đoàn Vĩệt Nam không có ai hóa trang với những y phục tượng hình bộ mặt của nền văn minh cổ thời như mang hình những con dã thú, áo lông, nón lông, mặt mày với hai hàm răng lởm khởm, đầy lông lá với nét còn phảng phất thú vật. Trái lại, Phái đoàn Vĩệt Nam là hình ảnh con người hoàn toàn ngày nay. Từ kiểu trang phục tới màu sắc. Thế mà giữa Phái đoàn Việt Nam với Phái đoàn các nước khác lại không hề có sự mâu thuẫn về một khía cạnh nhỏ nào hết cả. Phải nói Phái đoàn Việt Nam, trong Lễ Hội Hóa trang Parishôm mùng 7 tháng 7 tại Công trườngLa Nation, đã thật sự thể hiện môt sự hài hòa tuyệt diệu. Đúng theo qui ước của Ban Tổ chức là “cảm thông, trao đổi, hòa hợp ” với thế giới, với những con người tập họp với nhau, không phân biệt địa vị xã hội.

Tham dự trình diễn văn hóa để giới thiệu với thế giới nét văn hóa dân tộc của mình, mà Việt Nam lại hoàn toàn xa lạ với văn hóa Lễ Hội Hóa trang vì bản chất Việt Nam là ở chiều sâu, sự kín đáo. Tà áo dài, chiếc nón lá, cái quạt, không phải tự thân những thứ này là để phô bày, mà đó là phương tiện để diễn tả sự xúc cảm nội tâm qua những động tác nhẹ nhàng trong lúc đó văn hóa Lễ Hội Hoá trang là thứ văn hóa bung ra ngoài, ồn ào, náo nhiệt, nặng về khơi dậy những cảm xúc về mặt sinh lý tập thể.
UserPostedImage
Ngoài trang phục với màu sắc sặc sỡ, diêm dúa, kiểu cách cũng nhằm đưa con người ta trở về gần với thiên nhiên. Có những cô gái mặc 2 mảnh, những thanh niên mặc quần cụt, để lưng trần, la hét, vừa múa những vũ điệu như lúc vui mừng vừa săn bắt được con mồi ngon. Sau khi ăn uống no say, người ta muốn thưỏng ngoạn những màn múa hát. Thì người phụ nữ xuất hiện biểu diễn những điệu múa bụng. Những đường cong, hình khối của cơ thể chuyển động, càng lúc càng mạnh lên theo tiếng trống bập bùng, rềnh tai, không khác nào tiếng đánh khẩn thiết báo động và đuổi bắt trộm cướp ở nhà quê Việt Nam thời xưa.

Nhờ y phục rút gọn tối thiểu nên khi trời mưa, những người con gái này không hề bị ướt vì những giọt mưa rơi khó trúng hai mảnh y phục.

Phái đoàn Việt Nam, với trang phục dân tộc, giới thiệu ba nét văn hóa rất Việt Nam: về chủ đề lịch sử tranh đấu giải phóng dân tộc, có xe Hai bà; về văn hóa xã hội, có Đám cưới Việt Nam với khai trầu rượu, lễ vật và sau cùng là ban cổ nhạc đàn tranh với nhạc khí dân tộc cổ truyền.

Ngoài ra, Phái đoàn Việt Nam còn dành cho khán giả màn võ Tây sơn. Các “cao thủ võ lâm” biểu diển võ thuật Quang trung làm cho khán giả Phi châu vô cùng thích thú vì họ thấy đẹp, hùng dũng hơn vũ điệu của họ rất nhiều.

Phải nói và có thể nói lớn lên là Phái đoàn Việt nam trong Lễ Hội Hóa trang đã thật sự thành công và chiếm được sự ưu ái đặc biệt của khán giả ngoại quốc. Đây là thành quả ngoạn mục của nhiều người suốt gần hai tháng qua, đã nhẫn nại luyện tập sau giờ đi làm về. Có cả không ít thanh niên nam / nữ người Pháp tích cực tham gia, với y phục cổ truyền thuần túy Việt Nam.

Phái đoàn cuối cùng trình diễn trước khán đài đã đi qua. Nhưng tiếng trống, tiếng kèn còn vang vọng trong đường phố Paris, còn đọng lại những âm hưởng trong lòng mọi người.

Giữ gìn và truyền bá văn hóa cho nhau là một hành trình xóa mờ ranh giới giữa các dân tộc, đem người gần lại với người và như thế, con người có thể sống chung hài hòa.

Qua năm tới 2013, Cộng đồng người Việt tại Pháp và vùng Paris chắc chắn sẽ thừa thắng hôm nay xông lên tham dự Lễ hội tổ chức tại Công trường Hòa bình ngay dưới chân tháp Eiffel. Mọi người ai cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều người Việt Nam ở các nước khác tới tham dự để làm cho Phái đoàn Việt Nam trở nên hùng hậu hơn nữa.
© Đàn Chim Việt

Dáng đứng Việt Nam trong Carnaval Tropical de Paris
Mùa hè tại Âu châu nói chung và tại Paris nói riêng với những lễ hội truyền thống như Đêm trắng, Ngày Âm nhạc, Carnaval..v.v… đã thu hút đông đảo người tham gia.

Trong đó lễ Carnaval với nhiều mầu sắc khác lạ đã làm thích thú giới thưởng ngoạn. Carnaval năm nay đặc biệt có sự tham gia lần đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Pháp. Tường An gửi về một vài hình ảnh của sắc màu Việt Nam trong lễ hội Carnaval 2012 tại Paris.

Cộng đồng người Việt tham gia Carnaval 2012

Mùa hè Âu châu bắt đầu bằng những cơn mưa rào như những cơn mưa bóng mây ở VN, nó đến và đi cũng thật nhanh làm người Việt xa quê liên tưởng đến câu thơ của một thời áo trắng :

« Trời mưa thì mặc trời mưa,

Anh che nón lá anh đưa em về »

Những chiếc nón lá nhẹ như tơ liễu, giản đơn nhưng hữu ích của người nông dân VN hôm nay cũng đã góp mặt bên cạnh những sắc màu rực rỡ của những bộ trang phục Brazil, Columbia, Tahiti…v.v…. những chiếc nón khiêm tốn một cách rất VN ấy được tôn vinh thêm bởi những chiếc áo dài, áo tứ thân, áo bà ba trong bức tranh Việt Nam có mặt trong lễ hội Carnaval Tropical de Paris năm 2012.
Lễ hội Carnaval được tổ chức từ 11 năm nay bởi Tòa thị chính Paris trong những ngày bắt đầu vào mùa hè với sự tham gia của hầu hết các sắc dân ngoại quốc đang sống tại Pháp, để nói lên sự giàu có và đa văn hóa của thành phố Paris. Thế nhưng, chỉ năm nay mới bắt đầu có sự tham gia chính thức của cộng đồng người Việt sống tại Pháp. « Chính thức » là vì carnaval năm trước chỉ có một cặp trai gái Việt Nam tham gia, lẻ loi giữa một rừng sắc màu của các dân tộc khác. Năm nay, với sự kêu gọi của anh Oscar Nghĩa Phạm, chủ tịch của nhóm Harmony’s day, tập thể người Việt tại Pháp đã nhiệt tình đáp ứng như một thông điệp của sự hội nhập vào dòng chảy đa văn hóa của thành phố Paris.
Cái tên Harmony’s day cũng đã nói lên phần nào ý nghĩa của nó, từ nhiều năm nay, nhóm đã được thành lập bởi một số người với nhiều chủng tộc khác nhau đang sống tại Paris và hoạt động thuần về văn hóa. Anh Oscar Nghĩa Phạm đã sống hơn nửa đời người ở Pháp, tuy nói tiếng Việt không còn nhuần nhuyễn, nhưng anh vẫn ước mong đem văn hóa Việt Nam hội nhập vào xã hội đa văn hóa của Paris, anh cho biết mục đích của anh khi thành lập nhóm Harmony’s day :

« Harmony’s day là một hội để họp lại tất cả các văn hóa của tất cả các chủng tộc để chia sẻ với nhau về văn hóa, khi nào văn hóa hợp với nhau thì các dân tộc ít căng thẳng hơn. Vì thế tôi muốn lập ra hội Harmony’s day »

Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, nhất là văn hóa Carnaval lại không phải là một văn hóa quen thuộc với người Việt. Nói đến Carnaval là nói đến những điệu nhạc rập rờn, sống động, với kèn trống rôm rã mà người nghe cũng phải khua chân, múa bụng. Nói đến carnaval là nói đến những màu sắc rực rỡ của các loại y phục lạ lẫm, đến những chiếc nón lông chim, những bộ y phục hở hang, những vũ khúc múa bụng..v.v.., trong khi nói đến văn hóa VN là nói đến những câu hò, tiếng hát dịu dàng, những bộ y phục kín đáo, những điệu vũ thướt tha. Thế nhưng, văn hóa là một ngôi nhà mà những khác biệt đều có thể hội tụ để làm phong phú thêm những căn phòng còn đóng kín. Cánh cửa ấy hôm nay đã mở để thấy những nét rất duyên dáng của bức tranh Việt Nam với 3 chủ đề : Hai Bà Trưng, Đám cưới nhà quê, Đàn tranh.

Chị Yến Vương, một cựu học sinh Gia Long, góp mặt trong phần trình diễn của hai bà Trưng, lần đầu tiên tham gia lễ hội Carnaval, với chị là một kinh nghiệm không thể nào quên. Rất tự hào và cũng rất khiêm nhường, chị cho biết cảm tưởng của mình :
Lần trình diễn này đã trình diễn mấy lần cho cộng đồng VN xem rồi, đây là màn « Anh thư nước Việt » và đứng đầu là xe hoa của hai Bà Trưng. Hôm nay nói chung rất là hài lòng. Coi như phái đoàn VN là thành công. Lúc đầu qua bao nhiêu là cực khổ của các anh chị vì cộng đồng VN biết rất trể, chỉ làm có 2 tháng thôi, người nào cũng đi làm hết, tối về phải thức khuya đến 1-2 giờ để gửi mails, tổ chức.v.v… Mới đầu chỉ có mấy người thôi, về sau, khi quyết định làm nên cố gắng. Đây là sự thành công của tất cả các anh chị trong cộng đồng VN và đặc biệt là cám ơn anh Nghĩa và cám ơn các anh chị đã chung lo để cho Carnaval được thành công ngày hôm nay. »

Trời mưa thì mặc trời mưa, đoàn người vẫn tiến về phía trước, các vũ công vẫn tươi cười lắc bụng trước khán đài để các giám khảo chấm điểm. Năm nay, nữ hoàng của Carnaval Tropical de Paris là cô Isabelle đến từ Guadeloup đã khai mạc lễ hội tại place de Nation. Brazil không hổ danh là xứ sở Carnaval với những màn múa bụng hấp dẫn, sắc dân Miyo với sáng kiến lạ lẫm trong những chiếc áo kết bằng những nút chai nhiều màu sắc. Lễ hội Carnaval năm nay với 49 phái đoàn gồm 5300 người, đại diện cho 22 quốc gia. Khởi hành từ place de Nation và trở về đó sau một đoạn đường dài 4700 mét. Năm nay, số người xem khoảng 200.000 người, ít hơn năm ngoái ( 450.000 người) có lẽ vì thời tiết không chiều lòng người, những chiếc áo dài thướt tha thỉnh thoảng cũng phải chạy trốn những cơn mưa bất chợt.

Nhịp cầu kết nối giúp người Việt lại gần nhau hơn

Là phái đoàn thứ 21 trong 49 đoàn diễn hành. Phái đoàn VN gồm 165 người với rất nhiều áo dài và nón lá. Những cô gái trẻ trung xinh xắn trong chiếc áo bà ba, đầu đội thúng, hấp dẫn quan khách với màn múa kiếm của bà Trưng, bà Triệu, nhạc cảnh cô dâu, chú rễ làng quê trong tiếng đàn tranh, tiếng sáo và tiếng trống làng, nhóm ca Favic với các ông Tây bà Đầm xúng xính trong y phục VN cũng góp mặt, Tây sơn biểu diễn ngọn võ cổ truyền. Dáng đứng Việt Nam sống động và ngoạn mục trong lễ hội Carnaval 2012, khách xem hai bên đường trầm trồ và không thiếu lời khen. Anh Oscar Nghĩa rất vui với sự hiện diện của phái đoàn Việt nam năm nay trong lễ hội mùa hè này và cho biết cảm nghĩ của mình
« Thứ nhất là đã nhiều năm tôi tổ chức Carnaval nhưng chưa lần nào có người VN tham dự, đây là lần đầu tiên có phái đoàn người VN hải ngoại tham dự nên tôi rất vui và hãnh diện. Sự có mặt của người VN chính là điều tôi mong muốn từ lâu. Cảm nghĩ thứ nhì của tôi là cám ơn tất cả những người bạn VN đã xung phong bỏ sức tham gia rất nhiệt tình để có kết quả trong ngày Carnaval Tropical de Paris 2012. Và tôi cũng mong đó là một thông điệp, một nhịp cầu để nối những người VN lại gần nhau hơn nữa để cùng song song và tiến bước đi lên theo đà tiến bộ về mọi mặt để không thua kém bất cứ một quốc gia nào. »

Lễ hội Carnaval có lẽ vui, nhưng không lạ với hàng trăm ngàn người đứng dọc hai bên đường. Tuy nhiên, với chị Loan, đây là lần đâu tiên chị được tham dự một Carnaval bằng mắt thấy, tai nghe chứ không phải qua màn ảnh truyền hình. Chị Loan đến từ VN, đi qua Pháp du lịch và tình cờ được nhìn thấy một lễ hội vui nhộn và đầy thú vị. Chị chia sẻ :

« Em thấy rất là vui và lạ mắt nữa tại vì Việt Nam cũng chưa bao giờ từng được xem. Thấy rất là vui và phấn khởi nữa. Mình nhìn lại truyền thống của nước nhà mình đó, thấy cũng rất là hay. Mấy anh chị bên đây mà tổ chức được như vậy là quý lắm đó. Thấy vui mà xúc động thiệt đó. Tại vì đi vòng vòng để tìm chổ mấy anh chị trình diễn, tự nhiên thấy tà áo dài , cái nói « rồi rồi, Việt Nam rồi, Việt Nam rồi ! » Rất là mừng , làm như mình tìm lại được cái gì đó thân thương ! »
Phái đoàn cuối cùng trình diễn trước khán đài đã đi qua, nhưng tiếng trống, tiếng kèn còn vang vọng trên đường phố Paris, còn đọng lại những âm hưởng trong lòng của mọi người. Mệt mỏi, nhưng hài lòng, anh Oscar Nghĩa Phạm cho biết công việc bảo tồn và truyền bá văn hóa cho nhau là một hành trình để xóa mờ ranh giới giữa các dân tộc, đem người gần lại với người và như thế, con người có thể sống chung hài hòa. Anh chia sẻ về những dự định trong tương lai và mong muốn có sự kết hợp của các cộng đồng người Việt tại các nước khác trên thế giới vào ngày Văn hóa năm 2013 sẽ được tổ chức tại công trường Hòa Bình, dưới chân tháp Eiffel :

« Về hoạt động tương lai thì tôi đã chuẩn bị để làm một ngày Văn hóa quốc tế tại Place Trocadero vào tháng 6 năm 2013. Tôi xin mời năm tới, những phái đoàn văn hóa của Hoa Kỳ, Canada và các nước khác đến để cùng tổ chức và chia sẻ nền văn hóa của người Việt sống tại Hoa Kỳ, Canada và các nước khác với tôi. »

Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là thao thức của cộng đồng người Việt hải ngoại từ bao nhiêu năm nay. Tất nhiên nó đòi hỏi sự phấn đấu của từng cá nhân, mỗi gia đình để nền văn hóa Lạc Việt không bị tan loãng vào quá trình hội nhập của nền văn hóa sở tại.
Source: RFA

Sửa bởi quản trị viên 01/02/2014 lúc 10:45:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 14/07/2012 lúc 11:38:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sắc màu văn hóa Việt Nam tại London
UserPostedImage
Source: BBC
phai  
#3 Đã gửi : 22/08/2012 lúc 08:40:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vietfest – sinh viên Việt Nam giữ gìn truyền thống\Những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam đã được các du học sinh tại Sydney đem đến lễ hội văn hóa VietFest thông qua những món ăn và những trò chơi dân gian truyền thống.
UserPostedImage
(Credit: ABC)
Hàng trăm sinh viên, du học sinh và người Việt Nam tại Sydney đã tham dự lễ hội VietFest tại trường đại học Công nghệ Sydney (UTS) vào cuối tuần qua. Chương trình được thực hiện bởi các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết của hội Sinh viên Việt Nam bang New South Wales (VDS) nhằm quảng bá văn hóa và ẩm thực Việt.

Những cô gái Việt Nam trong tà áo dài duyên dáng, những chiếc áo bà ba của vùng đồng bằng sông Cửu Long hay những tà áo tứ than váy ba váy bẩy của những thiếu nữ miền bắc là hình ảnh ấn tượng của lễ hội lần này.

Thiên Khanh, một thành viên của ban tổ chức cho biết: “Đây là sự kiện lớn thứ hai trong năm mà hội sinh viên Việt Nam đã đứng ra tổ chức trong năm nay để kết nối cộng đồng sinh viên Việt Nam tại bang New South Wales, đồng thời đây cũng là một cơ hội để quảng bá văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế tại Sydney.”

Mỗi gian hàng là một nét văn hóa vùng miền. Những cô bán hàng xinh xắn với những chiếc áo bà ba duyên dáng đang bán những món ăn truyền thống của miền Nam. Thanh Mai, sinh viên đại học UTS, chia sẻ: “Chúng mình mang đến lễ hội những món ăn rất phổ biến như phá lấu, súp gà, xôi gà, xôi mặn, sương sa hột é. Qua gian hàng này chúng mình muốn gợi lại một thời học sinh cho các bạn sinh viên Việt Nam đang du học tại Úc”.

Một gian hàng khác lại đem đến một nét rất riêng - ‘Hà Nội trà chanh,’ đồ uống rất phổ biến của các bạn trẻ Hà thành ngày nay.

Bên cạnh văn hóa ẩm thực, những trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy lò cò, nhảy sạp, quay dây, múa lân, etc. cũng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Thanh Vân, sinh viên đại học Sydney, tâm sự: “Mình đến lễ hội này để thưởng thức những món ăn truyền thống của quê nhà. Đây cũng là cơ hội để mình làm quen, kết nối với những bạn bè khác từ các trường đại học tại Sydney. Ngoài chủ nhà UTS, mình cũng có nói chuyện và làm quen với các bạn đến từ đại học New South Wales, Macquarie… Mình nghĩ VDS nên có những hoạt động thường xuyên như thế này để tạo sân chơi cho những du học sinh như mình.”

Đây là một lễ hội nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bạn bè quốc tế đến tham dự lễ hội này. Hy vọng những năm sau, VDS sẽ có những lễ hội văn hóa thu hút được đông đảo bạn bè quốc tế để quảng bá văn hóa Việt Nam ngày càng rộng rãi hơn.
Source: ABC Australia
xuong  
#4 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 09:17:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gala 'Nguồn Cội' đậm đà phong cách Việt
UserPostedImage
Xã Trưởng miền Nam, mẹ Đốp miền Bắc - nét văn hóa vùng miền đặc sắc của người Việt tại Gala 'Nguồn Cội' 2012
Đến hẹn lại lên, Gala 'Nguồn Cội' đem đến cho du học sinh và bạn bè quốc tế tại bang New South Wales một món ăn tinh thần đầy màu sắc Việt Nam tại nhà hát Wesley Mission, Sydney vào trung tuần tháng Chín vừa qua.
Đêm nhạc được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam năng động (VDS), đã thu hút được gần 1.000 du học sinh và bạn bè quốc tế đến từ các trường đại học tại bang New South Wales.

Chủ đề 'Nguồn Cội' đã đưa các khán giả tại nhà hát Wesley Mission trở về với những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Các bạn sinh viên đã khéo léo đưa người xem đến với các vùng miền của đất Việt. Đó là những khát khao mong mỏi của 'Hà Nội ngày trở về', 'Thu Hà Nội' hay là những da diết nhớ thương trong 'Chim sáo mồ côi.'

Vở hài kịch 'Sơn Tinh-Thủy Tinh' cũng đã đem lại những tiếng cười thư giãn mang đậm chất sinh viên. Nguyễn Ngọc Xuân An - sinh viên đại học Sydney cho biết rằng nhóm đã mất 4 tuần để tập luyện tiết mục độc đáo này. Để có những trang phục truyền thống bắt mắt, các bạn sinh viên đã phải nhờ người gửi từ Việt Nam sang.

Xuân An chia sẻ: “Bọn em rất cảm ơn VDS đã tạo cho chúng em một sân chơi như thế này, để chúng em chứng tỏ khả năng của mình.”

Bên cạnh những tiết mục mang đậm truyền thống quê hương, các bạn trẻ cũng đã không quên thể hiện những nét tươi vui, nhí nhảnh của tuổi học trò qua các bài hát 'Nơi tình yêu bắt đầu' hay 'Những điều nhỏ nhoi' .

Đỗ Vân Anh, chủ tịch hội VDS, trưởng ban tổ chức Gala 'Nguồn Cội' cho biết: “Mục đích của đêm Gala 'Nguồn Cội - tình yêu quê hương' là để các bạn du học sinh tại Úc, đặc biệt là tại Sydney có tinh thần đoàn kết, hướng về quê hương Việt Nam.”

Phần hai của chương trình, với sự xuất hiện của hai người dẫn chuyện đáng yêu, một anh xã trưởng miền Nam - mới sang Sydney du học được 3 tuần và một mẹ Đốp lúng liếng mang đầy phong cách miền Bắc đã tạo nên một nét đa văn hóa vùng miền đặc sắc của người Việt.

Khán phòng cũng dường như sôi động hẳn lên với những tiết mục rock sôi động và những điệu nhảy Gangnam đang gây sốt trong giới trẻ.

Yến Xuân, sinh viên đại học Macquarie chia sẻ: “Trước khi bắt đầu buổi biểu diễn, em không nghĩ là chương trình năm nay hay và thú vị như vậy. Đây là một sân chơi rất vui và bổ ích, giúp sinh viên chúng em nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, gia đình và giải tỏa áp lực sau những ngày học tập căng thẳng. Em mong năm sau chương trình sẽ hấp dẫn và thú vị hơn.”

Gala, cùng với 'Vietfest' và giải thi đấu thể thao 'Easter Sport' là những hoạt động thường niên của hội Sinh viên Việt Nam tại Sydney. Đây là sân chơi bổ ích để các bạn sinh viên trong toàn bang New South Wales có dịp giao lưu, học hỏi và gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống.
Source: ABC Australia
xuong  
#5 Đã gửi : 24/10/2012 lúc 08:04:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lễ hội văn hóa của sinh viên Việt tại Canberra
Hội sinh viên Việt Nam tại Canberra vừa tổ chức thành công lễ hội nhằm tôn vinh các nét đẹp văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa đa sắc màu tại Úc vào cuối tuần qua.

UserPostedImage
Nét văn hóa truyền thống thể hiện qua tà áo dài Việt Nam (Credit: Nguyen Dang Tai/Nguyen Linh Son) .
Đây là hoạt động do Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc(VSA) và Hội sinh viên Việt Nam tại Canberra(ACTVOSA), phối hợp tổ chức cùng với sự hỗ trợ của Union Court, Đại học Quốc gia Úc (ANU). Lễ hội nhằm giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam thông qua những trải nghiệm chân thực nhất của các bạn sinh viên tại Canberra.

Khuôn viên lễ hội được mô phỏng, thiết kế theo hình thức một phiên chợ quê của Việt Nam với 12 gian hàng ăn uống, và góc Việt Nam với các quầy trưng bày các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ và các sản phẩm văn hóa Việt. Bên cạnh đó là một sân khấu biểu diễn các tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian đậm nét Việt Nam.

Lễ hội đã thu hút gần 500 người tham dự, trong đó gần 400 người là sinh viên quốc tế và người dân Úc. Anh Nguyễn Thanh Hải, chủ tịch hội Sinh viên ACTVOSA chia sẻ: “Số lượng khách đông hơn dự kiến của Ban Tổ chức, vì thế các khu ẩm thực 'cháy hàng' trong vòng chỉ 15 phút. Tuy nhiên, mọi người đều nán lại để xem các tiết mục văn nghệ cuối cùng.”

Với các bạn sinh viên Việt Nam tại Canberra, đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa để giới thiệu đến bạn bè quốc tế những tinh hoa của văn hóa Việt, từ những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam, các dân tộc anh em sống trên mảnh đất hình chữ S, cho đến những điệu múa nón, hò vè dân gian.

Hải Thanh, sinh viên cao học tại Trường Chính sách Công Crawford, ANU, người tham gia vào tiết mục múa nón và Dạ cổ hoài lang cho biết: “Đây là một hoạt động mang tính cộng đồng cao. Mặc dù bộn bề bài vở, nhưng mình vẫn cố gắng tham gia các hoạt động của lễ hội. Tham gia hoạt động này, mỗi cá nhân đều có cơ hội khám phá những năng lực tiềm ẩn của mình, ngoài việc học hành.”

Dyaln Walsh, hiện đang làm việc cho Sở Điện lực ACT cũng cho biết: “Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở New South Wales, trước giờ chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến tranh những năm 60, tôi hoàn không biết rằng Việt Nam còn có những món ăn ngon và một bề dày văn hóa đến như vậy”.

Lễ hội đã quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế tại Úc. Đây cũng là dịp các bạn sinh viên có cơ hội xích lại gần nhau hơn trong những thời gian học tập xa nhà

Nguyễn Thanh Hải, chủ tịch Hội sinh viên ACTVOSA nói: “Kinh nghiệm tổ chức và thành công của Lễ hội năm nay sẽ là bước đệm để ACTVOSA tiếp tục tổ chức các hoạt động quan trọng cho năm sau như Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia (1973- 2013), Lễ hội Đa dạng văn hóa Canberra (Multilateral Cultural Festival 2013) và rất có thể là Lễ hội văn hóa Việt Nam tại ANU lần 2.”
Source: ABC Australia
xuong  
#6 Đã gửi : 25/11/2012 lúc 09:22:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quảng bá áo dài Việt
UserPostedImage
Ý nhi với áo dài (Credit: ABC)
Thứ bảy (17/11), dân chúng tại trung tâm Melbourne có dịp trầm trồ với hình ảnh những cô gái Việt thướt tha trong tà áo dài trong ‘Ngày hội Áo dài’ do Hội Sinh viên Việt Nam tại Melbourne tổ chức.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Melbourne (Melbourne Overseas Vietnamese Student Association - MOVSA) cho biết hoạt động này không chỉ nhằm “giải stress” sau một mùa thi căng thẳng, mà còn góp phần quảng bá Việt Nam qua vẻ đẹp của chiếc áo dài.

Gần 40 bạn nữ tha thướt trong đủ kiểu áo dài. Người mặc áo cách tân với chiếc cổ được thiết kế lại điệu đà, bạn với sắc vàng ấm trầm, người tha thướt trong màu tím Huế…. Họ xếp thành hai hàng, từ Federation Square, qua các khu phố sầm uất ở trung tâm, ngang qua Parliament House, vòng đến City Square rồi về Federation Square.

‘Vệ sĩ’ đi kèm là thành viên các ban điều hành Hội Sinh viên các trường đại học ở Melbourne, các nam sinh làm tình nguyện viên. Và không thiếu, non chục phó nháy sinh viên, vác máy ảnh hộc tốc phía trước, tranh thủ địa thế để có những tấm ảnh đẹp dự thi.

Ban điều hành MOVSA đã mượn 50 chiếc áo dài để bạn nữ nào ‘lỡ’ không mang áo dài từ Việt Nam cũng có áo để tham gia. Các bạn cũng chuẩn bị các biểu ngữ: ‘We/I love Vietnam’, ‘We love Ao dai’, và vừa đi vừa hát các bài hát Việt.

Hoạt động nhỏ nhưng tạo không khí háo hức. Háo hức ngay với các bạn nữ sinh mặc áo dài, bởi “đem chiếc áo dài từ Việt Nam qua, vậy mà có mấy khi được mặc đâu trừ ngày hội đa văn hóa của trường. Hơn nữa, mình tự hào về chiếc áo dài và muốn giới thiệu vẻ đẹp của nó với người Úc nữa chứ,” một sinh viên Trường Đại học Melbourne tâm sự. Háo hức ngay với các phó nháy, phần bởi sau Ngày hội Áo dài, MOVSA sẽ tổ chức thi ảnh đẹp với hai giải thưởng, một do Ban Tổ chức bình chọn và một do sinh viên bình chọn qua trang Facebook của MOVSA. Quan trọng hơn, niềm đam mê nhiếp ảnh bấy lâu của các bạn nay có dịp trổ tài, nhất là trước các kiều nữ áo dài.

Ngay một số sinh viên đã tốt nghiệp, lập gia đình cũng đẩy xe nôi đưa con đi dự hội áo dài. Tại Ngày hội, tôi gặp Rainer, tên Việt Nam là Chương, đến từ Đức, hiện theo học tại Trường Đại học Melbourne. Bố và mẹ là người Việt Nam, nhưng Rainer sinh ra ở Đức nên không biết tiếng Việt. Học ở Đại học Melbourne, Rainer được gặp các bạn sinh viên Việt Nam và thích thú với việc tham gia các sự kiện của sinh viên Việt Nam. Được rủ rê, vậy là sáng 17.11, Rainer cũng vác máy ảnh đi chụp áo dài và chụp rất tích cực.

“Mình hiểu thêm về nguồn cội, hiểu thêm về văn hóa Việt Nam và lại được giao lưu cùng các bạn Việt Nam. Rất vui,” Rainer thổ lộ.

Bạn Phan Anh Thư, Chủ tịch Ban điều hành MOVSA, cho biết mục đích của Ngày hội Áo dài lần này: “MOVSA muốn đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên, bởi là con gái ai không muốn được mặc áo dài, được chụp hình hay tham gia các ngày hội. Thứ nữa là để các bạn tìm thấy một ‘mảnh’ mà mình thuộc về, giống như tìm thấy một mái nhà; được gặp và kết nối với những bạn đồng hương cùng chí hướng. Qua sự kiện này, chúng tôi cũng muốn ‘tiếp thị’ dáng nét áo dài, thể hiện một phần bản sắc văn hóa Việt Nam đến với người Melbourne và thể hiện niềm tự hào của chúng tôi về vẻ đep của áo dài Việt Nam”.

Thư cũng tiết lộ, đây là sự kiện đầu tiên mà tất cả các ban điều hành Hội Sinh viên Việt Nam ở các trường ở Melbourne và MOVSA cùng tham gia tổ chức, nhằm kết nối sinh viên các trường với nhau. ‘Đầu xuôi, đuôi lọt,’ sau hoạt động này, gala âm nhạc dự kiến tổ chức vào tháng 4 năm sau sẽ có sự tham gia rộng rãi hơn của sinh viên Melbourne so với gala lần trước.
Source: ABC Australia
song  
#7 Đã gửi : 24/06/2013 lúc 10:45:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Việt Nam giữa lòng London'
UserPostedImage
Sự kiện "Việt Nam giữa lòng London" được tổ chức dịp cuối tuần 22-23/6 với sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam, với hứa hẹn mang đến "không gian đặc sắc mang đậm tinh thần truyền thống và văn hóa Việt". (Chùm ảnh của BBCVietnamese.com)
UserPostedImage
Nổi bật là màn trình diễn thời trang, được thực hiện trên nền sân khấu múa rối nước.
UserPostedImage
Tuy hài lòng với bộ sưu tập của nhà thiết kế Hoàng Hải, nhiều khán giả tỏ ra thất vọng khi một số hoa hậu, người mẫu nổi tiếng đã không có mặt theo dự kiến.
UserPostedImage
Một số mẫu của nhà thiết kế đến từ Thụy Sỹ, Lan Tschirky, dường như không mấy ăn nhập với sân khấu dựng cho hoạt động múa rối nước, là tiết mục đã phải hủy vào phút chót do sự cố không kịp lấy giấy phép bơm nước vào bể.
UserPostedImage
Sau tò mò ban đầu về khung cảnh với những nhân vật múa rối nước, màn trình diễn thời trang không đủ sức giữ chân du khách nước ngoài. Chủ yếu khán giả xem phần trình diễn thời trang là người Việt.
UserPostedImage
Ẩm thực Việt Nam thực sự tỏa sáng trong dịp cuối tuần vừa qua bên bờ sông Thames, với rất nhiều món ăn hấp dẫn được hơn 30 gian của các nhà hàng Việt Nam tại London bày bán.
UserPostedImage
Hầu như quầy nào cũng có hàng dài người kiên nhẫn xếp hàng chờ mua, và rất nhiều khách Tây tỏ ra thích thú nếm thử nhiều món khác nhau
UserPostedImage
Món nem rán (chả giò) và bún thịt nướng là một trong những món hấp dẫn thực khách nhất, với mùi thơm lan tỏa khắp nơi.
UserPostedImage
Francesca Salvatore đến từ thành phố Pescara và Mariella Capasso đến từ Salerno của Ý nói đội nón uống bia Việt Nam sẽ là một trong những kỷ niệm thú vị trong chuyến thăm London.

UserPostedImage
Ông Valentine Farrell nói công ty West chỉ vừa khai trương hôm thứ Bảy, và ngay Chủ Nhật đã góp mặt nhằm tìm kiếm cơ hội giới thiệu các sản phẩm sơn mài mà công ty nhập khẩu từ Thành Phố Hồ Chí Minh.
Source: BBC
phai  
#8 Đã gửi : 27/06/2013 lúc 06:15:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tường Trình Cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế
UserPostedImage
Lá Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa từ Tòa Đại Sứ Mỹ năm 1975, được trao lại cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California

WESTMINSTER. Sau khi tham dự cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế lần thứ 28 tổ chức vào ngày Thứ Bảy 22.6.2013 tại New York, phái đoàn Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California đã mở cuộc họp báo vào lúc 6 giờ 30 tối Thứ Ba, 25.6.2013 tại trụ sở Cộng Đồng để tường trình hai sự kiện: Kết quả cuộc diễn hành và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia đón nhận lá đại kỳ VNCH treo tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon trước và trong ngày 30.4.1975.
Về cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế
LS. Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG Nam Cali, cho biết năm nay có ba phái đoàn diễn hành là các phái đoàn Việt Nam, Tây Tạng và Albani. Phái đoàn Người Việt Quốc Gia đến từ nhiều nơi là phái đoàn đông đảo nhất (500 thành viên), và có một xe hoa mang chủ đề “Lý Thường Kiệt - Lời Thề Trên Sông Như Nguyệt”.
Phái đoàn Việt Nam với rừng Cờ Vàng được vinh dự dẫn đầu cuộc diễn hành. LS Nghĩa đóng vai Lý Thường Kiệt; một số vị trong phái đoàn đóng vai Phó Tướng, Quân Sĩ , mặc áo bào, tay cầm binh đao biểu diễn quyền cước khá thuần thục khiến khán giả hai bên đường vỗ tay ngạc nhiên và trầm trồ khen ngợi, vì lần đầu tiên họ được nhìn thấy hình ảnh lạ mắt về lịch sử oai hùng của người Việt.
Sau lời trình bày của LS. Nghĩa, một số vị có mặt trong phái đoàn được ông mời phát biểu. Chiến sĩ Võ Đại Tôn từ Úc châu qua, ông ngỏ lời cám ơn LS Nguyễn Xuân Nghĩa và Cộng Đồng NVQG Nam Cali đã cho ông được tham dự cùng phái đoàn, và qua thời gian sinh hoạt với đoàn tại New York, ông hết sức thán phục tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước thật sự của phái đoàn Cộng Đồng NVQG Nam Cali.
Ông Phan Kỳ Nhơn, luật sư Trần Sơn Hà, ông Hứa Trung Lập, các ông Bùi Đẹp, Nguyễn Nam, Lê Địch Hữu, Nguyễn Minh Trì và chị Nguyễn Ngân là những người đi tham dự diễn hành đều bày tỏ sự phấn khởi về tinh thần yêu nước và sự hy sinh của mọi người, và khẳng định : Đây là cuộc diễn hành nhiều ý nghĩa chính trị và văn hóa, vì tổ chức tại New York, nơi có trụ sở Liên Hiệp Quốc và rất nhiều sắc dân khác nhau. Nếu Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam không đoàn kết để làm, thì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ có cớ để nhảy vào, và lá cờ máu Việt Cộng sẽ tung bay trên đại lộ New York, một điều mà họ đang hết sức chờ đợi thời cơ.
Ông Nguyễn Nam, lần đầu tiên tham dự, ca ngợi tinh thần dấn thân và nhiệt tình của LS. Nguyễn Xuân Nghĩa, đã lên New York tuyển mộ thêm quân sĩ và chỉ trong thời gian rất ngắn đã huấn luyện cấp tốc cho quân sĩ biểu diễn những đòn quyền cước với binh khí sắc bén làm mọi người nể phục. Ông Phan Kỳ Nhơn cho biết, hai mẹ con chị Kiều Giang Đỗ (thợ nail) lái xe 17 tiếng đồng hồ đến tham dự, chiến hữu Phan Kỳ Nhơn và ông Nguyễn Minh Trí cảm phục tinh thần yêu nước nồng nàn của hai mẹ con phụ nữ Việt.
Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa và các thành viên tham dự cũng cho biết, riêng phái đoàn Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali được bà quả phụ tỷ phú Trần Trường, chủ nhân khách sạn Carter ưu ái đặc biệt, dành nguyên một căn phòng sang trọng cho phái đoàn làm nơi hội họp, và yểm trợ thực phẩm. Và mặc dù Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York là thành phần chủ chốt trong việc tổ chức, nhưng năm nay họ đã để cho Cộng Đồng NVQG Nam Cali hầu như quyết định mọi việc. Đó là một vinh dự cho Cộng Đồng chúng ta.


Lá Đại Kỳ VNCH ở Tòa Đại Sứ Mỹ


Theo lời LS. Nguyễn Xuân Nghĩa, trước khi phái đoàn rời New York sau cuộc diễn hành, hôm đó vào buổi chiều tại căn phòng mà gia đình tỷ phú Trần Trường đặt bàn thờ người quá cố, luật sư Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt QG New York, có trao tặng cho CĐNVQG Nam Cali lá quốc kỳ VNCH mà một lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, có nhiệm vụ canh gác Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon hôm 30.4.1975 đã trao cho LS. Phong.
Qua lời LS Phong kể lại, một hôm tình cờ một người Mỹ hỏi ông có phải là người Việt Nam không. LS. Nguyễn Thanh Phong trả lời “Yes”, sau đó ông cho người Mỹ kia biết ông hiện là Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt New York. Người Mỹ rất mừng và nói, “Tôi là lính TQLC giữ an ninh Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon. Khi Saigon thất thủ, tôi cầm theo lá cờ VNCH có dính một ít máu và cất giữ đã 38 năm. Nếu tôi giữ thì chỉ mình tôi biết, nay tôi tặng cho ông để cộng đồng người Việt cùng biết về một chút lịch sử lá cờ này.
Người lính TQLC Hoa Kỳ đã trao lá cờ cho LS. Nguyễn Thanh Phong. Nay ông thấy chỉ có Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, nơi được coi là thủ đô tinh thần của người Việt, mới xứng đáng nhận lá cờ này, và ông đã trao cho luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa. Có mặt trong lúc trao cờ là niên trưởng Phan Kỳ Nhơn, LS. Trần Sơn Hà, bà quả phụ Trần Trường và LS. Nguyễn Thanh Phong, tất cả đều xúc động và khóc.
Hình ảnh đặc biệt này được chiếu trên màn ảnh cho mọi người cùng xem. Sau đó, LS. Nghĩa mời mọi người đứng phía sau lá đại kỳ này để chụp tấm hình kỷ niệm.
LS. Nguyễn Xuân Nghĩa cũng như niên trưởng Phan Kỳ Nhơn đã trả lời một vài câu hỏi của truyền thông và cuộc họp báo kết thúc.

Bài và Hình: Thanh Phong/Viễn Đông

Diễn hành Văn hóa Quốc tế lần thứ 28 tại NewYork



Sửa bởi người viết 30/06/2013 lúc 12:34:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#9 Đã gửi : 15/08/2013 lúc 04:47:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuối nếp nướng VN tại Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố
UserPostedImage
Món chuối nướng bọc nếp
Ẩm Thực Đường Phố, World Street Food Congress, do Tổng Cục Du Lịch Singapore tổ chức trên đảo quốc này cuối tháng Năm vừa qua, một món ăn dân dã của Việt Nam là chuối nếp nướng được người bản xứ và du khách đặc biệt ưa chuộng.

Người mang lại vinh dự cho món ăn bình dị ấy là chị Ngô Thị Bích Thủy, chủ một quầy hàng chuối nếp nướng chan nước cốt dừa ngon có tiếng hai mươi năm qua trên đường Phan Đăng Lưu thành phố Sài Gòn.

Thực ra chuối nếp nướng chỉ là một trong bốn món ăn Việt Nam được mang qua giới thiệu tại Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố bên Singapore. Nếu quí vị, cũng như Thanh Trúc, yêu thích món ăn với cách chế biến khá cầu kỳ này, được gói trong lá chuối xanh rồi nướng trên than hồng cho đến khi ngát hương nếp xôi cũng là lúc chuối vừa chín tới, thì xin cùng nghe chuyên gia ẩm thực Võ Quốc, chủ bút tạp chí Món Ngon Việt Nam, trình bày:

Khi Tổng Cục Du Lịch Singapore liên lạc với tôi là muốn giới thiệu những món ăn dân dã lề đường của người Việt Nam cho Singapore và du khách đến Singapore, thì tôi có chuẩn bị một số món, Tôi có lên mạng tìm hiểu và có đi ăn nhiều chỗ, đi mời những người nấu những món này mà ngon nhất.
Bên cạnh ba món ăn quen thuộc là bánh xèo bánh khọt, bánh đa tôm và tôm một nắng kiểu Việt Nam, chuyên gia ẩm thực Võ Quốc thấy mình đã không lầm khi đề cao món chuối nếp nướng chan nước cốt dừa: Món nào du khách cũng thích hết nhưng trong đó bánh đa tôm và chuối nướng là họ quan tâm nhiều nhất. Tôi thấy món chuối nướng Sticky Rice Banana của Việt Nam mình sự kết hợp của nó hay và cách làm cũng khó chứ không đơn giản. Từ cái phải có xác dừa và nước dừa trộn với nếp để nấu lên, sau đó cán mỏng rồi bọc qua chuối, làm sao để khi nướng lên nó vẫn cháy, vẫn giòn, vẫn thơm nhưng không được dai và không được cứng hạt nếp lại. Và thật sự là cái cảm quan, khi nhìn thấy nướng rồi khói bốc, cái đó cũng làm cho người ta hứng thú. Thì chỉ cái quầy chỗ chị Thủy mới đạt đúng yêu cầu đó. Chính vì thế tôi quyết định chọn chị đưa sang Singapore để tham gia lễ hội ẩm thực món ăn đường phố thế giới.
UserPostedImage
Chị Bích Thủy chủ sạp chuối nướng tại buổi Lễ Hội Ẩm Thực. Courtesy Vo Quoc

Thật ra bốn món ăn tôi đưa đi sang Singapore thì tất cả đều được giải hết và nó như nhau, nhưng chỉ không ngờ chuối nướng mà được người ta thích như vậy. Ở Việt Nam nó là một món rất bình thường, không ai quan tâm, nên là khi chuối nướng nằm trong top những món ăn được nhiều người yêu thích nhất thì không ai ngờ hết.

Chuối nếp nướng chan nước cốt dừa

Là một phụ nữ theo học ngành kiến trúc thời trẻ, những khó khăn và thay đổi của cuộc sống những năm đầu sau 75 đẩy chị Bích Thủy ra đường phố và đi chạy chợ để mưu sinh. Một thời gian sau, đời sống tương đối thoáng hơn, kiếm được một chỗ nhỏ trên đường Phan Đăng Lưu, chị khởi sự làm món chuối nếp nướng để bán:
Món này là món của người miền Nam, gốc ở Bến Tre. Trong thời gian bán thì mỗi người góp ý cho thêm cái này thêm cái kia thì chỉ tổng hợp lại hết và làm ra cái nếp rất là ngon. Nước dừa thì chỉ có đơn giản là thay vì của người ta bán thí dụ một ký thì chị làm lúc nào cũng làm gấp ba lần người ta. Công thức của chị là sau khi vắt nước dừa loãng xong thì lúc cuối mới cho nước dừa cốt. rồi quậy lên. Đơn giản nhưng người ta làm 10 ký thì chị làm ba chục ký, người ta làm ba chục ký thì chị làm 90 ký. Nước đừa của chị rất là béo, cho muối cho đường, nêm cũng phải vị ngọt vừa đúng vị mặn vừa đúng.

Nếp được nấu thành xôi để bọc quanh chuối là phải hấp với nước dừa trái, chị Bích Thủy giải thích, cả chuối cũng
vậy, phải lựa cho đều quả i và đúng loại chuối sứ Mỹ Tho:
Nếp thành xôi cái phần ngon là cho xác dừa trắng mới bào vào trộn rồi hấp bằng nước dừa trong. Người ta cho nước lã còn chị hoàn toàn cho nước dừa trong và nếp để lâu cũng vẫn mềm, vẫn ngon.

Chuối là chuối muồi nhưng phải chuối Mỹ Tho. Các chuối khác thì một là chát hay là chua, thí dụ chuối Long Khánh thì nó chua, phải đúng chuối Mỹ Tho thì mới ngon.

Những quả chuối chín muồi bọc nếp dẻo trộn dừa, được gói trong lá chuối để nướng trên lửa hồng, làm cho gian hàng của chị Bich Thủy luôn thơm nức mùi nếp xôi trộn lẫn mùi lá chuối nghe thật là dễ chịu và kích thích khứu giác người qua lại:

Đúng, nó thơm và hấp dẫn, đi từ xa người ta đã nghe đã ngửi được mùi rồi. Trong mạng người ta đã đề nghị chuối nếp dừa của chị, số 109 Phan Đăng Lưu, là good nhất, nổi tiếng nhất Sài Gòn. Người ta đọc ở trên mạng nên tìm đến chỗ chị người ta mời.

Được mời sang Singapore dự Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố hẳn chị Bích Thủy phải mang theo nguyên liệu và nhiều thứ phụ tùng cần thiết để sửa sọan trình làng món chuối nếp nướng ngon lành của mình. Không phải mất công thế đâu, chị nói tiếp:
Qua Singapore 16 bữa thì hai bữa học, buổi sáng học buổi trưa học, buổi chiều được đi chơi thì mình tự mình đi du lịch chung quanh . Rồi bắt đầu 14 bữa sau là làm liên tục, bán liên tục từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối không bao giờ nghĩ tay. Chị chỉ đi người không thôi, người ta nói đừng mang theo gì hết. Trước lúc đó là người ta hỏi mình về điều kiện, là mình cần cái gì, thì người ta chụp hình rồi người ta gởi qua Singapore. Rồi bên Singapore người ta theo như vậy để đặt các dụng cụ đúng như của mình. Bên Singapore là xứ không có sản xuất gì hết, người ta nhập của Malaysia hay là Thái Lan . Còn về chuối thì mới đầu là đưa chuối gì đâu không thì chị không đồng ý, tới lúc nhận ra quả chuối sứ thì chị mới chịu vì làm ra được. Còn nước cốt dừa thì rất là ngon, ở bên đó dừa rất là ngon. Lá chuối cũng có, lá dứa cũng có luôn, mè cũng có …

Chuối nướng VN được ưa thích nhất tại Lễ Hội

Ở Việt Nam, thông thường một ngày chị bán không tới 400 quả chuối nếp, coi như đã khá lắm rồi. Thế mà tại Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố bên Singapore, chị hào hứng kể tiếp, chị bận rộn không thể tưởng vì đắt hàng lắm:

Lúc bắt đầu bán mình thấy gian hàng của mình tự nhiên nó đông, người ta ăn rồi quay lại nói “number one”, “very good”, ăn một dĩa rồi ăn nữa. Rồi chắc bạn bè người ta nói với nhau hay sao mà gian hàng nó đông thật là đông. Những gian hàng khác như Mỹ, Mexico hay Đan Mạch hay gì đó… chỉ một hai người, có khi không có người luôn, chỉ có gian hàng chị là từ lúc đầu đến lúc cuối đều rất là đông. Nói chung là chị bán mà không biết bao nhiêu người chụp hình, cái đuôi nó dài tới chỗ bán tích kê luôn, ra tới ngoài đường ngoài hội chợ luôn.

Tại vì khách thì quá đông, mấy ngừơi sinh viên bên đó, mấy người helpers, chỉ phụ mình lặt vặt thôi . Họ chỉ biết cắt lá chuối, phụ dọn vệ sinh, còn chị làm việc chính, nấu rồi nắn chuối. Một ngày chị nắn, nếu mà khả năng là cả ngàn trái, nhưng mà chắc là khoảng bảy tám trăm thôi. Ở Việt Nam chị bán từ 2giờ 30 chiều đến 9 giờ 30 tối, khoảng ba trăm mấy mà ba người nắn. Qua Singapore có một mình chị mà nắn đến bảy tám trăm trái.

Chị không có thời gian ăn luôn, bán liên tục, liên tục đến hết. Chừng nào không chịu nỗi thì chị mới kêu người bảo vệ cho người ta ngưng lại và xin lỗi khách để về, chứ không là bán đến 11 giờ đêm người ta vẫn đứng chờ ăn.

Ở nhà, một phần chuối nếp nướng tại quán chị Bích Thủy giá 10.000 đồng. Qua Singapore, chị kể, giá một phần là bốn đô Sing, tương đương 70.000 đồng. Tổng cộng trong vòng hơn 10 ngày thì mỗi ngày chị bán hết 700 đến 800 phần:
Nhưng mà tiền đó là bên hội chợ lấy, lúc mình về nước thì người ta tặng mình 1.000 đô Mỹ.
UserPostedImage
Phải nói là chuối nếp nướng được chị Bích Thủy trình bày rất bắt mắt , quả chuối áo nếp giòn rụm vì hãy còn nóng, nước cốt dừa trắng mịn màng rưới lên trên, chưa kể những hạt mè rang vàng rắc đều lên mặt:

Trong lúc mình nướng chuối thì những trái vàng chín mình lột hết lá xong cái mình để qua một bên. Khách gọi thì mình lấy trái chuối đã lột hết lá rồi để lên dĩa, đổ nước dừa vô rồi rắc mè. Còn đủ thứ thì phân nửa quả chuối, một tí khoai mì, một tí chuối hấp, một tí chuối ép, vẫn rưới nước cốt dừa rồi đổ lên mặt một muổng hành phi, hành lá xanh, rồi rắc mè lên.

Cũng có mặt tại Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố Ở Singapore hồi tháng Năm, tiến sĩ Nguyễn Nhã, được coi là một người sành điệu và am tường về văn hóa ẩm thực Việt Nam với các món ngon vật lạ ba miền, xác nhận là ông thấy gian hàng chuối nếp nướng của chị Bích Thủy lúc nào cũng tất bật với một hàng dài du khách đứng chờ.

Chuối nếp nướng và hàng quán trên đường Phan Đăng Lưu là niềm hãnh diện của chị Bích Thủy. Hãnh diện hơn nữa khi thức ăn mình khổ công pha chế được ca ngợi ngoài sức tưởng tượng ở Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố Singapore:

Hồi trước một ngày hai triệu mấy tức là chị kiếm khoảng 1.300 đô một tháng ở Việt Nam. Từ lúc đi Singapore về thì chị ước tính khoảng 80 triệu đi, khoảng 4.000 đô luôn.
UserPostedImage
Món bánh đa tôm Đà Lạt. Courtesy Vo Quoc
Một phần chuối nướng là 10.000, ngoài ra chị còn bán thêm khoai mì hấp, chuối hấp, chuối ép nướng không có cái vỏ nếp ngoài . Còn khoai mì đến bây giờ người ta biết tiếng thì rất là đông rồi.

Nói về thân phận của mình một chút, chị cười vui rồi thổ lộ rằng ít ai biết chị từng không có nhà vì bị cha mẹ ruồng bỏ, từng bị chồng hành hạ đánh đập, nhục nhằn quá nên phải tự thoát ra và tìm cho mình một con đường:

Rất là hạnh phúc vì cái hoàn cảnh của chị là sống đầy nước mắt, rất là khổ nhưng mà chị cắn răng chịu, chị cố gắng sống tại vì không biết ra ngoài thì mình sống bằng cái nghề gì nữa mà không có nhà nữa, nhờ chính quyền giải quyết giúp chị để chị được thoát . Gia đình hồi đó xua đuổi mình, thấy mình nghèo sợ lại xin tiền .

Từ một con nhỏ chuối nướng bình thường rất là khổ ấy chứ, chị không chồng và chị nuôi con. Con chị giờ thành đạt, dâu chị cũng học hai bằng đại học. Bây giờ chị thấy mình may mắn được nhiều người biết tới.

Mấy bữa nay chị đi họp hoài ở ngoài Làng Nghề, mai mốt chị sẽ được cái danh hiệu là nghệ nhân đó.

Vừa rồi là câu chuyện chuối nếp nướng của chị Bích Thủy, món ăn dân dã từ xứ dừa Bến Tre, đã đi qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lên tới Sài Gòn và bây giờ chinh phục khẩu vị người thích ăn quà bán ngoài lề đường ở Lễ Hội Ẩm Thực Đường Phố Singapore tháng Năm vừa qua.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.526 giây.