logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/07/2014 lúc 08:24:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève. Ảnh : Liên Hiệp Quốc. Photo ONU

Trong bối cảnh Trung Quốc công khai lấn chiếm biển đảo, uy hiếp ngư dân, gây phẫn nộ trong công luận thì chính quyền Việt Nam thả một số tù
nhân lương tâm. Nhưng cùng lúc đó hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và đấu tranh chống… Trung Quốc xâm lược lại bị bắt . Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc điều hành Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền VETO!, Frankfurt, Đức Quốc phân tích.

RFI : Gần đây có một số nhà hoạt động nhân quyền bị két án nặng nhưng được thả trước thời hạn như Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, … nhưng cũng có nhiều trường hợp bị bắt như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Bắc Truyển,Nguyễn Hữu Vinh (AnhBaSam), hay bị kết án tù như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, … Mạng lưới Những Người Bảo vệ Nhân quyền Veto của anh nhận định ra sao về hiện tượng này ? Phải chăng đây là chính sách "nhân quyền" theo kiểu của VN ?

Vũ Quốc Dụng : Trước hết VETO! hoan nghênh chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị có án tù dài dù với bất cứ lý do nào. Trong các trường hợp vừa được trả tự do ông Định rõ ràng được giải quyết vì lý do nhân đạo và cho về để chết ở nhà. Ông Cầu có quá nhiều bệnh và đã ở tù quá lâu nên việc giam giữ ông chỉ làm mất uy tín của chính quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do để đi ra nước ngoài nghiên cứu chứ không phải để chữa bệnh như chính quyền tuyên bố nhưng rõ ràng có sự thương lượng với các chính quyền khác. Cô Minh Hạnh là trường hợp duy nhất được trả tự do vô điều kiện. Chúng tôi nhận xét rằng tuy quyết định trả tự do cho họ đã được thỏa thuận từ lâu nhưng việc xúc tiến đã kéo dài quá nhiều tháng trời và như thế là không cần thiết trong những điều kiện giam giữ tồi tệ.

Bên cạnh việc trả tự do trước thời hạn cho khoảng một chục người bất đồng chính kiến thì chúng tôi lại thấy có những dấu hiệu ngược chiều về nhân quyền. Trường hợp của những người bị bắt và xử án nêu trên là một khía cạnh. VETO! còn quan tâm đến cách hành xử hàng ngày của giới công an, an ninh, viện kiểm sát và tòa án. Chúng tôi lo ngại khi thấy những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam vẫn bị hành hung, câu lưu trái phép, o ép trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và kết luận rằng chính quyền Việt Nam chưa thực sự có một thay đổi về chính sách nhân quyền.

Vâng, nói chung, đây là chính sách giải quyết các vấn đề nhân quyền theo kiểu Việt Nam, tiến một bước rồi lùi một bước và làm cho người ta không nhận ra được một đường lối nhất quán và càng khó thấy một chính sách thực tâm cải thiện nhân quyền.

RFI : Nhưng vì sao VN phải trả tự do, phải nhẹ tay trong một số trường hợp?

Vũ Quốc Dụng : Quan sát những trường hợp vừa được trả tự do VETO! phân biệt những yếu tố thuận lợi và yếu tố quyết định. Nếu không phân biệt chúng ta sẽ bị rối vì không rõ các tác động và không đặt được trọng tâm.

Theo tôi có nhiều yếu tố thuận lợi. Thí dụ như các gia đình nạn nhân đã vượt qua được sự hãi và e dè để tìm cách đưa trường hợp của thân nhân ra công luận và nhờ thế tạo được dư luận chống lại những cáo buộc vô lý. Thứ hai là việc gia tăng hiểu biết chuyên sâu về nhân quyền đã giúp cho các gia đình và người hoạt động hiểu rõ ngôn ngữ nhân quyền quốc tế và tìm được sự đồng cảm với quốc tế. Thứ ba là việc gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ khiến cho Việt Nam phải tự kiềm chế nhiều hơn trong cách ứng xử. Thứ tư là tình hình an ninh quốc phòng ở Biển Đông và suy thoái kinh tế đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải đi tìm sự hỗ trợ nhiều hơn về mặt ngoại giao của quốc tế.

Tuy nhiên những yếu tố thuận lợi trên là yếu tố chung cho mọi người. Để giải quyết cho môt trường hợp cụ thể nào đó chúng ta cần môt hay nhiều chính phủ đặt trường hợp này lên bàn cân quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nếu chỉ có lời kêu gọi xuông mà không có sự quyết tâm thể hiện bằng việc đặt ra những điều kiện cụ thể thì vấn đề sẽ không được giải quyết. Yếu tố quyết định chỉ xảy ra khi chúng ta vận động được các chính phủ và quốc hội tại các quốc gia dân chủ phương Tây nhập cuộc. Chỉ khi đó vụ việc mới bắt đầu chuyển động theo hướng giải quyết.

RFI : Nếu VN chỉ đối phó tình thế, thì làm cách nào để Hà Nội phải có một chính sách nhân quyền nhất quán hơn?

Vũ Quốc Dụng : Theo tôi, chúng ta cần sách lược thực dụng, vừa gia tăng thêm các trường hợp được giải quyết theo tình thế bên cạnh việc cải thiện các nguyên tắc nhân quyền. Sách lược này giúp chúng không bỏ một ai và đồng thời cải thiện tình trạng chung.

Biết rằng những người được trả tự do là số ít nhưng đó là những trường hợp mạnh giúp chúng ta dễ vận động được sự hỗ trợ của quốc tế. Nếu xét cho cùng thì Việt Nam không thiếu trường hợp mạnh vì chính sách đối xử với tù nhân hiện rất tồi tệ. Chúng ta biết bà Mai Thị Dung hiện đang lâm bệnh hiểm nghèo mà không được chữa trị ở một trại giam xa nhà 2000 km. Hoặc vụ ông Huỳnh Anh Trí vừa từ trần vì bị nhiễm HIV-AIDS. Những vụ này đang tố cáo việc dùng bệnh tật để hành hạ và áp lực với tù nhân chính trị.

Những trường hợp tù nhân hiện nay đều có thể được liên kết chặt chẽ với việc thực hiện Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam vừa tham gia. Bước tới đây, ngoài việc phê chuẩn Công ước này, Việt Nam cần phải nội luật hóa nó, sàng lọc tất cả những điều luật vi phạm nó, đặt ra những điều luật hình sự để ngăn chặn việc tra tấn, đối xử dã man với tù nhân và phải giáo dục những viên chức có tiếp xúc với tù nhân.

Muốn thực hiện hữu hiệu những công việc này xã hội dân sự Việt Nam cần phải được đóng vai trò giám sát chính quyền. Việc thực hiện đàng hoàng Công ước chống Tra tấn sẽ là bước đầu thể hiện một cam kết đáng kể và giúp Việt Nam cải thiện hình ảnh nhân quyền của mình.

RFI : Tổ chức VETO! có những hoạt động nào để cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam?

Vũ Quốc Dụng : Chương trình giúp đỡ các Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam của VETO! bao trùm lên 4 lãnh vực: bảo vệ trong khi hoạt động nghĩa là trước khi bị bắt, huấn luyện về nhân quyền, hỗ trợ gia đình tù nhân và giải cứu tù nhân. Trong mỗi lãnh vực như vậy VETO! có nhiều hoạt động khác nhau.

Chẳng hạn trong lãnh vực giải cứu tù nhân VETO! luôn cập nhật một danh sách tù nhân chính trị để cung cấp cho và vận động các chính phủ và cơ quan quốc tế. Ngoài ra VETO! còn hỗ trợ cho thân nhân tù nhân về mặt pháp lý, kinh tế và tinh thần để họ vượt qua giai đoạn khó khăn và giúp họ trở thành những Người Bảo vệ Nhân quyền. VETO! cũng vận động yểm trợ quốc tế cho các tù nhân thông qua như qua các chính phủ, LHQ, các tổ chức khu vực như Liên minh Âu Châu (EU) hay ASEAN.

Một chương trình quan trọng của VETO! là tìm dân biểu bảo trợ cho họ. Chúng ta hiểu là các chính phủ phương Tây luôn cần có một quốc hội thúc ép để không chểnh mảng việc bảo vệ giá trị nhân quyền bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng. Khi có người tù nào được giải cứu VETO! tiếp tục bảo vệ khi họ muốn hoạt động trở lại. Đây là một chương trình lâu dài mà khi có dịp chúng tôi sẽ giải thích các lãnh vực khác nhau mà VETO! đang thực hiện.

Tải để nghe Vũ Quốc Dụng - Hội VETO! - Frankfurt (Đức)
http://telechargement.rf..._VuQuocDung_07_07_14.mp3

Theo RFI

Sửa bởi người viết 08/07/2014 lúc 08:28:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.