Ngày 11 tháng 7 kỷ niệm 19 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.
Tuy nhiên, một năm trước đó, vào tháng 2 năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã công bố việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các mối quan hệ giữa hai nước, vì thế Washington và Hà Nội đều cho rằng, quan hệ mới giữa hai kẻ thù cũ đã bắt đầu 20 năm trước đây.
Trong thời gian này đã đạt được những kết quả đáng kể. Khối lượng trao đổi hàng hoá đã tăng gấp 130 lần và đạt gần 30 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn gấp hai lần so với khối lượng hàng hoá Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam. Khối lượng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào nền kinh tế Việt Nam cũng tăng lên; hơn 15 nghìn thanh niên Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Phạm Quang Minh lưu ý rằng, trang đen bị khép lại. Vị giáo sư nói, chiến tranh ở Việt Nam là khoảng tối trong lịch sử chiến tranh lạnh giữa hai khối. Hiện nay, hậu quả nghiêm trọng nhất của thời kỳ đó là những quan điểm khác nhau về tình trạng bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng, các bên đang làm việc để xích gần lập trường với mục đích ưu tiên là đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Giáo sư Phạm Quang Minh cho rằng, mối quan hệ Mỹ-Việt hướng tới tương lai tốt đẹp.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc
Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg,
không thể chia sẻ sự lạc quan của giáo sư Việt Nam.
“Bây giờ, tình hình địa chính trị là phức tạp đối với Việt Nam. Một mặt, trong nước có chế độ ổn định, nền kinh tế đang phát triển vững vàng. Mặt khác, Việt Nam đang trong tình cảnh “trên đe dưới búa”: giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh, Trung Quốc đang tạo ra một khu vực thống trị của mình ở Đông Á và Đông Nam Á, mà điều đó không phù hợp với lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ. Việt Nam đang ở trung tâm sự đối đầu giữa hai cầu thủ giàu kinh nghiệm trên vũ đài địa chính trị. Mỹ đang cố gắng lợi dụng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Trung Quốc, còn Trung Quốc thì chỉ đơn giản cố gắng lấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Có một mối đe dọa nữa: ở nhiều quốc gia, nơi Mỹ coi cần thiết thúc đẩy lợi ích của họ, Washington cố gắng tạo ra cái gọi là “cuộc cách mạng màu”, hành động công khai hoặc ngấm ngầm để đưa lên chính quyền những chế độ, chính phủ và tổng thống bù nhìn. Điều đó phục vụ lợi ích của Mỹ, nhưng, chắc là không phục vụ lợi ích của các quốc gia đó bởi vì các nước này trong nhiều năm dài lâm vào tình trạng bất ổn do Mỹ kiểm soát. Các quốc gia đó bị bần cùng hoá, người dân chạy khỏi nước, lòng tin vào đồng tiền xuống đến tận đáy, điều đó gây lạm phát phi mã, kết quả là cuộc khủng hoảng và nạn lạm phát được xuất khẩu sang các quốc gia khác còn Mỹ thì tránh các cú đánh”.
Chuyên gia Nga cho biết thêm, ở Việt Nam, một số lực lượng tin rằng, nếu dựa vào Hoa Kỳ thì bằng cách này hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, dù sự hợp tác kinh tế giữa hai nước đang phát triển tích cưc, nhưng, trên trường quốc tế Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích của Việt Nam chỉ trong phạm vi mà các lợi ích đó trùng với lợi ích của chính nước Mỹ