Như bị một thế lực ma quỷ dúi đầu xuống, mình rơi vào trạng thái khủng hoảng, ốm lăn ốm lóc không sao nhấc đầu lên nổi, bao dự định chôn vùi trong đau ốm. Nào chuyện tù đang viết dở, nào học ESL, rồi thu talk show ở đài truyền hình Quê hương (mỗi tuần một lần) đề tài: “Bên kia bờ đại dương”, toàn những thứ ra tiền cả, vậy mà phải bỏ. Trong lĩnh vực nghệ thuật thì như con sóng không tới nổi bờ, bị cả đống chữ đè lên người mà không sao thoát ra được, cứ ú ớ như người câm, còn học ESL thì một tuần có 5 ngày học phải nghỉ 2,3 buổi, đầu đau nhức, mắt lờ đờ, không sao tập trung ý chí, tư tưởng được, dù Thủy Tiên phải mất bao nhiêu công để xin cho mẹ từ hệ đóng tiền sang hệ được nhà trường và chính phủ tài trợ(một mùa 3,5 tháng 2700 $)… động cố là lại nôn thốc nôn tháo ra hết lần này lại lần khác, động ăn, động uống, dù chỉ là một giọt sữa, lát khoai cũng…cho chó ăn chè bằng đường miệng hết.
Nhiều người không biết, cứ bảo:- Thôi chết, nghén rồi, chỉ có nghén mới có biểu hiện sợ hơi cơm, hơi thịt và động một tí là “dốc cổ lọ” như thế thôi. Mà khổ, trẻ trung gì nữa mà mơ hão, 47 tuổi đầu, vừa chạm ngưỡng của sự “cút kít về già” thì bị bắt. Thế là bao nhiêu “khí huyết trời cho” cũng sợ vía dữ của công an mà tịt ngóm. Vào tù, tuy ốm lên, ốm xuống nhưng nhẹ cả người vì khoản thay băng khố, rửa ráy hay vệ sinh không phải bận tâm nữa. Mãi đến khi hết lệnh 2 ( mỗi lệnh bốn tháng ) sang lệnh 3, được chuyển tội danh từ “Hoạt động chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 (Từ 7-15 năm) sang “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 245. (Từ 2-7 năm ). Thậm chí vì đau ốm, vì sự “nhân đạo” của đảng và nhà nước, vì những “thành tích và công lao đóng góp” trong thời gian làm phóng viên báo đảng mà có thể còn được giảm xuống dưới khung (Từ 9-12 tháng). Trong khi đã ngồi tù gần 9 tháng rồi…Lúc ấy nó mới le lói trở lại, như thể “trời cho” là… trò chơi vậy. Lúc mình tìm thì không thấy, lúc không để tâm thì ào ào xối xả tuôn ra như suối làm mình chết lặng. Bao nhiêu băng, khố nhà gửi vào đã cho tiệt bạn tù xung quanh rồi, giờ dở rói thế này thật là bó tay. com?
Nhờ cán bộ mua giúp qua diện lưu ký rồi chỉ được đúng một ngày …thốc tháo, ngày thứ hai lại câm như hến. Ba lần mổ, hai lần sinh, lần đầu bị chửa ngoài dạ con, phải cắt một bên buồng trứng. Lần hai đổ “xi măng mác cao nhất”* để khỏi “oan gia” sau “vũ điệu gối chăn”. Lần ba bị triệt sản, cắt luôn buồng trứng còn lại. Càng ngày càng nam hóa, lại hai lần tù tội, chấn thương cả bản thể lẫn tinh thần vì bị bạo hành, tra tấn suốt 30 tháng trời, cả nghìn ngày như thế, trong khi “Trái tim lặng lẽ lên đường về hưu” từ tuổi 49( khi bị bắt lần thứ 2 năm 2009). Làm sao có thể nghén được ? Có mà nghén…ra cơm, dốc người ra hết thì có.
Sau cả tuần nôn ồng ộc, ôm bồn cầu mà nôn, người gầy rộc, xanh xao, chân tay teo tóp như hai lóng xương gà, sút 16 pound so với cùng kỳ năm ngoái. Từ 115 pound xuống còn 99 pound, sút 9 ký so với hồi phát tướng: Từ 53 kg còn 44 ký, bé nhỏ, thanh mảnh hệt hồi thiếu nữ xanh xao, khác hẳn với những vần thơ tự trào trước đó:
Trời hỡi sao mà cay đắng thế?
Ngậm ngùi tôi nuốt giọt lệ rơi
Cơm ăn mỗi bữa chừng ba bát,
Phục phịch, to ngang ,trĩu cả người
Ðến bác sĩ gia ðình thì hết cho giấy đến chuyên khoa thần kinh lại soi ruột, khám phổi, vẫn không phát hiện được bệnh gì , chỉ “Thần kinh suy nhược, dẫn đến suy nhược cơ thể”. Ðến mức, một ngày ba bữa không làm sao ăn nổi, dù chỉ là cháo loãng, cháo say nhuyễn như bột trẻ con, ăn từng thìa một rón rén, vừa ãn vừa nghe ðể khỏi “tháo cống” qua đường miệng mà rồi vẫn lợm giọng, vẫn nấc, vẫn sợ ăn, đến mức Thủy Tiên phải hỏi: “Thế bây giờ mẹ muốn con làm gì cho mẹ ăn nào”? Mình trào nước mắt, chỉ nói gọn được một câu: Mẹ sợ lắm rồi, bây giờ mẹ chỉ muốn ãn… ðất !”
Chưa bao giờ cái chết lại kề cận với mình như vậy, luôn tự ngắm cái chết của mình, tự cầm xẻng ðắp mộ chôn mình:
Tôi nằm lại ðây giữa nghĩa trang
Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp
Ðất phủ kín mình tôi giá lạnh
Khói nhang thơm mách nẻo ði về…
Khổ nhất là không ngủ được, 21 tháng trời ra khỏi tù trong khi tổ ấm bị xẻ làm ba, chồng ở Việt Nam, con ở Pháp, mất ngủ triền miên vì dằn vặt lo âu, hoảng hốt, căng thẳng, trầm uất, cứ tống đại thuốc ngủ vào, nên mình trở thành…cỗ máy sinh học, nghiện thuốc ngủ lúc nào không biết. Thoạt ðầu sau nửa tiếng thuốc ngấm, lăn ra ngủ như chết, không biết chiêm bao mộng mị là gì? Còn ngáy như xe công nông leo dốc( đấy là An Khuê bảo thế). Nhà có hai mẹ con, An Khuê sợ ma cứ rúc vào ngủ với mẹ rồi nửa đêm lại phải trốn tiếng công nông chạy gằn ngược dốc của mẹ..Sau nhờn thuốc, một tiếng, hai tiếng rồi 3 tiếng, thậm chí ăn cơm lúc 7 giờ, muốn ði ngủ trước 11 giờ thì phải uống thuốc trước khi ăn, nếu không qúa đà, 10, 12 giờ mới uống thì chỉ có nước khóc. 3 ,4 thậm chí 5 giờ sáng mới thiếp ði được. Hệt một cái “máy ngủ” mà nhiên liệu đốt bằng thuốc. Ngừng thuốc là ngừng ngủ, dù trưa mệt lử, cố giữ thói quen ở Việt Nam, chợp mắt một chút ðể lấy lại tinh thần, sức khỏe mà cứ tỉnh như sáo, ngáp đến sái quai hàm, nước mắt giàn rụa, trong khi ðầu óc trống rỗng, trí não khánh mòn, suy kiệt, không nhớ nổi một chi tiết sự kiện nào, viết cũng không còn sức. Muốn ngủ cho quên hết mọi sự khó chịu, bực tức trong người đi mà…đành chịu. Lại tắc lưỡi lấy thuốc ra uống, từ một viên thành viên rưỡi, hai viên. Buồn cười, chị Nhàn ở Nam Cali, quý tân chiến hữu như mình lắm, lại vốn là dược sĩ, nên cho hai vỉ thuốc từ Ðức gửi sang, dặn ði dặn lại “Bà nhớ nghe, mỗi lần chỉ được uống 1/6 viên, nếu qúa tôi không cho nữa nghe”…Mình “vâng vâng dạ dạ” mà về uống ½ viên vẫn không sao ngủ được, uống ¾ viên cũng không ăn thua, cuối cùng chơi hẳn cả viên mới ngấm.
Ðã tưởng chu kỳ sinh học vận động khắc nghiệt: “ 49 chưa qua, 53 ðã tới”, nên bị vật, ốm lên ốm xuống. Nhiều lúc ngơ ngác tự hỏi: “Châm ngôn thế giới nhận xét: Những thiên tài thường sống trong sự vật vã ðau ðớn. Mình đâu có tài cán gì ngoài… “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Chỉ sắp xếp ðúng vị trí, thứ tự của 26 chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt, rồi thả hồn vào trong từng câu chữ, sau đó “ðánh bóng mạ kền” sáng choang từ ðầu trang ðến cuối trang, thế thôi. Tài cán gì đâu mà sao vẫn phải sống trong dằn vặt, ðau ðớn?
Vật vã giữa làn ranh của sự sống, chết suốt 6 tháng. Cứ sáng ra dù 7, 8 hay 9 giờ, cũng không muốn nhấc ðầu ra khỏi gối, nhấc thân ra khỏi giường, mà nằm nữa thì thuốc ngủ hết ngấm, cứ nghĩ lan man lại ðau ðầu, buồn ợ, sợ nôn hết những gì còn xót lại trong người ra …Tự nhiên, như một luồng sáng mách bảo: “Có lẽ tại tác dụng phụ của thuốc ngủ mà mình mới trong cảnh ðờ ðẫn, bất tri, tuyệt vọng như vậy”? Chả phải ông chồng xã hội chủ nghĩa ðã nói: “Uống thuốc ngủ là đưa chất độc vào cơ thể” sao? Còn anh Thức thì nói “Nguy hiểm lắm, 5 năm sau sẽ lú lẫn quên hết …Thậm chí như ông chủ cửa hàng phamacy nói : – Chị sẽ bị điên đấy, nếu cứ lạm dụng thuốc ngủ liều cao như thế này”
Thế là quyết tâm bỏ, một liều, ba, bẩy cũng liều, đành phải nhớ lại sự vật vã của những con nghiện bị bắt vào hỏa lò. Sau những cơn vật run người, nôn thốc nôn tháo, lưỡi thè dài cả gang, mắt lộn tròng, trắng dã, phải khiêng ði cấp cứu là sự mất ngủ triền miên, suốt cả tháng trời cứ thức tàn đêm, trắng ngày. Ai đi xuống nhà mét lúc nào? Tiêu, tiểu ra sao? Hội nào đêm qua đánh bài ăn dầu gội đầu? Ai bị thua đậm nhất đến mức sáng ra phải gội đầu bằng xà phòng bột, nếu không chịu ngửa tay xin khắp phòng ½ gói bé tí xíu. Ai thắng đậm đến mức về trại rồi, có ở tù chung thân mới dùng hết chiến lợi phẩm đó. Cán bộ nào đi trực lúc mấy giờ, tiếng giày cao gót mua ở siêu thị khác với giày da của ngành như thế nào, biết hết. Mỗi sáng ra, từ lúc mắt đỏ kè, đến lúc lờ đờ như cá chày hun khói, rồi vật vờ như một bóng ma, đầu óc mụ mị trống rỗng, hồn lơ lửng tận cõi âm… Người già thì gõ cửa diêm vương qua trạm xá tại nơi giam giữ. Trẻ thì bắt ðầu ngủ lại, lơ mơ mỗi đêm 15 phút hoặc nửa tiếng, sau đó cứ tăng dần lên, cuối cùng cả tháng trời mới duy trì giấc ngủ bình thường, ăn như trâu và ngủ như kéo bễ. Mình cũng vậy, trước đổ tại tổ ấm bị xẻ làm ba, không được ngửi hơi chồng, hơi con. Nay cả nhà đoàn tụ rồi, sao còn lệ thuộc vào thuốc?
Thế là bắt đầu một chiến dịch cai thuốc. Đêm đầu tiên trắng đêm, sáng ra, ra vườn cào cuốc, đào bới, cấy hái, “gửi tình yêu vào ðất” ðể lấy niềm vui “từ hoa trái ngọt lành” thay cho niềm vui viết bài, ðọc sách chơi chữ. Trọng lượng cơ thể sụt dần từ 99 pound còn 98, 97, 96, 95 rồi kiệt cùng là 89 pound, vật vờ như ma đói. Ðúng lúc anh Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù. Anh Ðỗ Thành Công (ðảng dân chủ 21) kêu gọi đồng hành… Thấy mình liêu xiêu tới, vóc hạc mình hài, các anh và mọi người chỉ sợ mình lãn ra ngất theo kiểu “ngất ngồi” mà anh Vũ hay nói. Nên qua một ngày, một đêm, mọi người đuổi khéo mình về, dù trước đó mình ðã hứa sẽ tuyệt thực đủ 3 ngày 4 đêm cùng với mọi người. Ai cũng bảo:
- Thôi, tuyệt thực để lấy tinh thần cho mọi người biết gọi là chia xẻ với Cù Huy Hà Vũ trong tù, chứ tuyệt thực nữa để chết à? Mạng nhà văn to lắm, ai đền mạng được đây? Thật là gầy và già kinh khủng. Báo chí đưa hình ảnh mình trên mạng, ðến mình cũng không nhận ra mình nữa. Ðúng là chỉ còn là một cái bóng của chính mình ngày xưa, chưa phải là bóng ma ám ảnh mọi người là may mắn lắm rồi.
15 ngày vượt qua hơi thuốc, thèm ngủ đến đờ đẫn cả người, vẫn quyết tâm nêu cao khẩu hiệu: “Bỏ thuốc là sống, uống thuốc là chết”… Sang đêm thứ 16 vật vờ ngủ lại được một tiếng rồi dần dần 2 tiếng, 3 tiếng…Cứ thế nửa năm trời sau ngày ngừng thuốc, trọng lượng không bao giờ vượt qúa 100 pound, người tự nhiên nhỏ nhắn, thon thả lại.
Bạn bè trong nước bảo:
- Dạo này lại không thích làm Trương Mỹ Hoa nữa à? Hay là thích làm bà phó Doan?
- “Oh my got”, mình nghe xong chỉ thích lẩy kiều:
Ngày xưa “nghiêng nước nghiêng thùng”,
Anh hùng đất Việt đùng đùng tránh xa”
Còn bây giờ, thoáng trông, các anh ðã muốn …bồng mà ru rồi vì trọng lượng thon gọn qúa, như câu ca của ông bà ngày xưa:
Ði qua thấy ngọn đèn chong
Thấy em nho nhỏ muốn bồng mà ru.
Nếu không phải “vòng tay xin phép ông chồng xã hội chủ nghĩa cũng là ông Ohthelo nhà mình thì có lẽ mình ðã được vài anh giai Hải ngoại “bồng mà ru” thật.
Cơm gạo nước Mỹ không sao giúp mình phổng phao lên được. Ngày xưa trong thời “bao nhiều, cấp ít”, thèm ăn đến đói lả người, chỉ ao ước được bữa cơm no, nhất là những ngày đi thực tế sản xuất, cơm chỉ độc hai lưng với rau củ cải luộc chấm nước cà chua với muối, ăn từ 5 giờ chiều, ½ đêm, sau hai bãi nước tiểu là sạch ruột, dạ dày không những thắt lại thành hình dấu phẩy lõng thõng, nhũn nhèo mà còn liên tục co bóp trong ðầu không sao ngủ được, phải mò xuống bếp bà chủ nhà xem có gì cào cấu được (từ mẩu khoai, củ sắn, hay nắm rau lang) không. Nếu bếp sạch trơn thì đành ra vườn bòn rau dại về bỏ nắm muối thành canh lõng bõng, húp cho ấm bụng để sáng mai …tiếp tục phấn đấu thành “con người mới xã hội chủ nghĩa”, con người mà bây giờ chính lão lú trọng cũng phải thành khẩn nhận lỗi trước 500 ủy viên bộ chính trị: “Ngôi nhà XHCN, xem ra cả trãm nãm nữa cũng không tìm thấy”. …
Ðúng là đời, cái thời trẻ khỏe , ăn được thì không có mà ãn, mỗi lần ðến kỳ thi, phải ôn thi vất vả mẹ lại phải ngãn cậu em kế mình: “Con chịu khó ãn bột mì với dưa chua, giành cơm và thức ãn cho chị có sức còn ôn thi” Mặc thằng em cứ ngệt mặt, chống ðũa nhìn mình, ðến tội.
Bây giờ, sang xứ xở tự do, nơi số người chết vì ãn qúa nhiều còn lớn hơn số người chết vì suy dinh dưỡng ở các nước chậm phát triển khác, không bao giờ lo đói, mà mình không sao ãn nổi. Cố gắng như lời rãn của ông bà ngày xưa. “ Cơm ba bát, áo ba manh” cũng khó. Thịt cá chỉ nhìn ðã thấy sợ, thành ra không phải sư sãi trong chùa, không đi tu niệm phật mà qúa cả cái thời “ăn như sư, ở như phạm” tại trường Đại học sư phạm I – những năm xưa. Cũng may xứ này nhiều cây trái, nên tuy ãn ít cơm mà gậm táo, cam, lê, dưa hấu hàng ngày cũng đỡ, nếu không chắc mắc bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng vì tội lười ăn là cái chắc.
Bọn trẻ nhìn mình, lúc nào cũng bảo: Trông mẹ ngày càng giống bà ngoại . Ðúng là “chống gậy khươ vào hoàng hôn” đến nơi rồi.
Trong rủi có may, một bác ðộc giả order sách, sợ mình “chết ngoài kế hoạch” thương tình mách cho mấy loại thuốc, trong ðó có forcusfactor (bổ não) thế là uống …tất nhiên là liều lượng tối đa, 8 viên một ngày, nên bây giờ mới lấy lại được diện mạo hình hài, mới kéo lê được tấm thân và con chữ trong những ngày qúa độ, lão hóa này:
Loáng mái tóc xanh rờn ðã trắng
Nếp nhãn thô, vầng trán héo khô
Xe ðời ga cuối ðã chờ
Chuyến đi nhanh thế, những ngờ chiêm bao...
Cỗ xe cuộc đời mình, ½ thế kỷ, lăn qua bao nỗi buồn đau trăn trở của kiếp người, giờ tuy chưa phải là ga cuối nhưng xộc xệch, già nua, cũ kỹ hơn mọi người, là lẽ tự nhiên rồi,. Không chỉ đổi nhan sắc mình cho nhan sắc của những câu chữ mà còn đổi cả tính mạng để nắm lấy tự do nữa.
Mừng vì ðã tìm lại được mình sau những ngày “thèm ăn đất” nhưng vẫn buồn vì quy luật của tạo hóa “Sinh lão, bệnh”…không tránh được.
Sacramento 6/2013
Trần Khải Thanh Thủy (Danchimviet)