logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/07/2014 lúc 06:46:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tượng “Người Của Năm” 2011 của tạp chí Times là “Những người phản kháng” hay là “Những người biểu tình.”

Quả thật, làn sóng phản kháng bất bạo động chống lại các chế độ độc tài tại các nước Bắc Châu Phi vào năm 2011 đã mang lại cho dân chúng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, những niềm hy vọng thay đổi, như là hiệu ứng domino trong mùa Thu năm 1989 tại Châu Âu. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, hy vọng ấy đã trở nên mong manh.

Thực ra đấu tranh bất bạo động không có nghĩa là không đổ máu. Các chế độ độc tài vẫn luôn sử dụng bạo lực để đè bẹp mọi sự đối kháng.

Ở Tunisia, trong các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 12 năm 2010, liên tục 28 ngày, làm sụp đổ chế độ Zine el-Abidine Ben Ali, nhà độc tài đã cai trị đất nước 23 năm, đã có 300-320 thường dân Tunisia bị giết chết bởi cảnh sát hoặc lực lượng an ninh. Có lẽ Tunisia là điểm sáng nhất trong số tất cả các nước bị rung động bởi mùa Xuân Ả Rập. Lực lượng tham gia biểu tình rất đa dạng: phụ nữ, các thành viên của liên đoàn lao động, luật sư, giáo sư và sinh viên... Nhờ vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn, cuộc đấu tranh quyền lực giữa những người Hồi Giáo và các đối thủ thế tục cuối cùng đã thỏa hiệp và thỏa thuận chia sẻ quyền lực vào cuối năm 2013.

Tại Ai Cập cuộc biểu tình bất bạo động trong 18 ngày của quần chúng, kết thúc ba thập kỷ của triều đại Hosni Mubarak, nhưng lực lượng an ninh Mubarak đã giết chết khoảng 900 người. Các nhà hoạt động thế tục trẻ trên quảng trường Tahrir vào tháng 1 và tháng 2 năm 2011 đã thất bại trong việc tổ chức quyền lực trong đó có các chính đảng hoặc nhóm lợi ích. Cuộc nổi dậy bất bạo động đã không giải quyết được vấn đề hệ thống quản trị và thiếu sự chia sẻ quyền lực giữa quân đội và tổ chức “Huynh đệ Hồi Giáo,” lực lượng giành được quyền quản trị trong cuộc bầu cử tự do. Không giống như Tunisia, quân đội Ai Cập có ý định giữ quyền lực bằng mọi giá, đã lật đổ tổng thống dân cử, Mohamed Morsi và ném vào nhà tù nhiều nhà hoạt động cùng những người đã tổ chức các cuộc biểu tình đầu tiên chống lại Mubarak trên quảng trường Tahrir. Nguyên soái el-Sisi, dự kiến sẽ giành chiến thắng một cuộc bầu cử tổng thống nay mai. Ai Cập cho thấy bằng chứng phong phú của một chiến dịch bất bạo động thành công trong việc lật đổ một nhà độc tài nhưng không nhất thiết sẽ đảm bảo tự do hơn và ổn định trong giai đoạn sau đó.

Ở Libya, các cuộc biểu tình rải rác chống lại Muammar Kaddafi bắt đầu vào tháng 2 năm 2011 nhanh chóng trở thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Liên minh quân sự NATO đã can thiệp chín tháng, quân nổi dậy bắt và giết Kaddafi. Chế độ độc tài bị sụp đổ, nhưng đã có từ 10,000 đến 30,000 người Libya, theo ước tính khác nhau, đã bị chết. Libya không nằm trong các quốc gia mà phản kháng bất bạo động dẫn đến thay đổi chính trị. Bởi vì Kaddafi bị lật đổ bởi một phong trào vũ trang với sự hỗ trợ của NATO. Tháng 12 năm 2013 Quốc hội Libya đã bỏ phiếu công nhận luật Sharia là nền tảng cho pháp luật nhà nước và các hoạt động của tất cả các tổ chức. Lực lượng Hồi Giáo nắm quyền và vẫn xảy ra xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo và lực lượng an ninh cũ của chế độ Kaddafi.

Ở Syria, Bashar al-Assad đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình chủ yếu là bất bạo động chống lại chế độ của ông ta bắt đầu từ giữa tháng 3 và tháng 8 năm 2011, giết chết hàng ngàn người và một cuộc nội chiến đã diễn ra dẫn đến hơn 171 ngàn người tử vong, trong đó có 9 ngàn trẻ em, 9 triệu người phải di tản. Ðược sự hỗ trợ của Nga và Iran, đồng thời không có sự can thiệp quân sự của phương Tây vì lo sợ các nhóm Hồi Giáo cực đoan cầm quyền (như ở Libya hay Ai Cập) khi Assad bị lật đổ, đã tạo điều kiện cho Assad củng cố sức mạnh và đẩy lùi phiến quân.

Gần đây nhất, vào tháng 2 năm 2014, các cuộc biểu tình bất bạo động xen lẫn bạo lực tại Ukraine sau ba tháng đã lật lật đổ Tổng Thống Viktor Yanukovych, nhưng có khoảng 100 người Ukraina đã chết trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động. Tuy nhiên Putin đã nổi giận và sát nhập Crimea vào nước Nga đồng thời hỗ trợ quân ly khai gây mất ổn định trên phần phía Ðông Ukraina.

Học giả Hoa Kỳ Gene Sharp đã nói rằng, làm sao sau khi lật đổ chế độ độc tài không bị chuyển sang một chế độ độc tài khác, xây dựng dân chủ là tiến trình nặng nề đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Thăm Ba Lan, phát biểu nhân dịp kỷ niệm 25 năm chế độ cộng sản sụp đổ (1989-2014), Tổng Thống Barack Obama đã nói, “Không có sự thay đổi nào mà không có rủi ro, không có tiến bộ nào mà không có sự hy sinh.”

Người Ba lan đã có ý thức rất sớm phản kháng chế độ cộng sản bị áp đặt sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, trước khi có Công Ðoàn Ðoàn Kết và Giáo Hoàng Joan Paolo II.

Tháng 6 năm 1956, khoảng 100 ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi cải thiện điều kiện sống. Cuộc biểu tình bị đàn áp dã man. Nhà cầm quyền đã huy động khoảng 400 xe tăng và 10 ngàn binh sĩ quân đội do tướng Liên Xô Stanislav Poplavsky chỉ huy. 57 người bị giết chết và hàng trăm người bị thương.

Vào tháng 12 năm 1970 các cuộc biểu tình, đình công bất bạo động và đôi khi xen bạo lực (đốt xe quân sự, xe tăng, đốt 17 công sở, cửa hàng...) của dân chúng Ba Lan cũng đã bị đè bẹp. Cảnh sát, an ninh đã giết chết 41 người, 1,164 người bị thương và hơn 3,000 người bị bắt giữ.

Lấy cảm hứng từ lời kêu gọi của Giáo Hoàng Joan Paolo II trong cuộc hành hương về nước “Các con đừng sợ hãi,” Công Ðoàn Ðoàn Kết ra đời và đã quy tụ khoảng 10 triệu thành viên từ mọi tầng lớp xã hội. Phong trào phản kháng có tổ chức được hình thành, các cuộc biểu tình đình công, bãi công liên tiếp xảy ra trên toàn quốc. Nhà cầm quyền đã phải ban hành tình trạng chiến tranh vào ngày 13 tháng 12 năm 1981 và thực hiện chiến dịch trấn áp với quy mô chưa từng có. Gần 10 ngàn người bị bắt giam và xử án tù, ban lãnh đạo Công Ðoàn Ðoàn Kết phải rút vào bí mật.

Phải tới 8 năm sau kể từ lúc ban hành tình trạng chiến tranh, cuộc tranh đấu bền bỉ của dân chúng mới thành công. Áp lực của xã hội quá lớn đã khiến nhà cầm quyền phải ngồi vào bàn thương lượng và chấp nhận cuộc bầu cử bán tự do vào tháng 6 năm 1989, một cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong khối xã hội chủ nghĩa. Cuộc bầu cử là bước ngoặt chuyển tiếp lịch sử, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn chế độ Cộng Sản Ba Lan và tạo hiệu ứng dây chuyền lên cả Châu Âu.

Phong trào tranh đấu bất bạo động dẫn đến thay đổi chính trị rõ ràng đòi hỏi sự tích lũy thời gian, có tổ chức và sự phát triển sâu rộng trong quần chúng.

Ðã có những tổ chức dân sự tại Việt Nam ra đời bất chấp sự ngăn cản của nhà cầm quyền: Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Liên Hiệp Dân Oan, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, Văn Ðoàn Việt Nam, Hội Nhà Báo Ðộc Lập, v.v...

Sự ra đời này là một ghi nhận tích cực trong tình hình hiện nay, bởi vì tăng cường xã hội dân sự không chỉ là một điều kiện tiên quyết cho tiến trình dân chủ bền vững mà còn có thể bảo vệ thường dân từ sự đàn áp bạo lực.

Nhà cầm quyền có thể không kiềm chế sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, nhưng lịch sử cho thấy rằng duy trì kỷ luật bất bạo động có thể giảm thiểu thương vong cho người dân.

Thành phần tham dự các hội dân sự nêu trên đã đa dạng, đặc biệt có giới trẻ, nhưng phạm vi hoạt động còn rất hạn chế, nếu không nói là manh mún, chưa có mục đích chung rõ ràng để liên kết với nhau, khả năng tài chính nghèo nàn, chưa lôi cuốn được số đông vô cảm chính trị. Các tổ chức cũng chưa len lỏi vào giới nông dân lao động, một môi trường chiếm tới 70% dân số và ý thức chính trị rất kém do bị nhồi nhét thông tin và không có điều kiện sử dụng Internet. Internet có sức mạnh thông tin nhưng chưa phải là hiệu quả cho một phong trào xã hội ở Việt Nam.

Sự trấn áp, gây khó dễ của nhà cầm quyền Việt Nam tuy tàn nhẫn, nhưng thực sự chưa thấm vào đâu so với ở các nước khác. Mới chỉ vài người bị bắt giam vì biểu tình chống Trung Quốc như Phạm Thanh Nghiên, Ðinh Nhật Uy, Bùi Thị Minh Hằng... Hầu hết những người khác bị bắt câu lưu nhưng được thả ngay sau đó.
Chế độ hiện tại chịu áp lực mạnh của quốc tế nên đã nhẹ tay hơn đối với các nhà bất đồng chính kiến. Một số người đi dự điều trần về tự do báo chí, nhân quyền hoặc đi học ở nước ngoài đã không bị ngăn cản và làm khó khi trở về. Nhà cầm quyền dường như làm ngơ trước sự ra đời của các hội dân sự, khác hẳn một thập niên trước đây. Người dân có thể mỉa mai, ca thán hoặc nói xấu chế độ hay lãnh đạo đảng và nhà nước trên Facebook khá thoải mái, dù đã có các nghị định ngăn cấm.

Tóm lại, môi trường Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội cho các hoạt động dân sự. Tuy nhiên, chắc chắn phải cần thêm một thời gian dài nữa khi hoạt động bắt đầu có tiếng vang trong đông đảo quần chúng. Chỉ khi đó mới có thể hy vọng một sự đổi thay. Một xã hội u mê vì mấy chục năm bị giam cầm trong thông tin tuyên truyền của đảng cộng sản, nếu không lột xác sẽ không bao giờ có dân chủ.
Lê Diễn Ðức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.