logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/10/2012 lúc 04:49:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sắp có thêm tám người thuộc nhóm giáo dân Cồn Dầu chạy qua Thái Lan hồi giữa năm 2010 lên đường sang Hoa Kỳ ngày 5/11 tới đây.

UserPostedImage
RFA. Gia đình Anh Trần Thanh Tiến, một trong những giáo dân Cồn Dầu trước khi đi Mỹ ngày 4/9/2012.
Trốn chạy công an
Trong số này, ông Trần Bình là người lớn tuổi nhất, kể rằng cả nhà ông cùng nhiều giáo dân khác phải đào thoát sang Thái Lan bắt nguồn từ việc quan tài bà cụ Tân bị công an cướp đi vì không cho phép chôn cất tại nghĩa trang Công giáo Cồn Dầu là đất nằm trong diện trưng thu:

“Ngày 4 tháng 5 năm 2010 khi mà đám tang của bà cụ Tân, chết ngày Một tháng Năm và dự trù ngày 4 tháng 5 là chôn, mà theo lời bà cụ Tân trước khi chết trối lại là làm sao chôn bà tại nghĩa trang Cồn Dầu bên cạnh mồ mả của chồng con bà.

Giáo dân Cồn Dầu cũng thống nhất lời trối của bà, nhưng mà chính quyền bảo rằng phải đi chôn chỗ khác chứ không được chôn ở đó. Vì thế đúng 7 giờ sáng ngày mùng 4 tháng Năm là ngày đám tang thì 7 giờ đáng khoảng ba trăm công an chắn ngang ngay trước cổng nghĩa địa cho nên không thể đưa bà cụ vào được.
Nhà tôi ở cách nghĩa địa khoảng một trăm mét, đám tang bà cụ khi tới ngay trước ngã nhà tôi thì bị công an dừng ngay chỗ đó. Tất cả mọi giao dân đều vào trong sân nhà tôi, tập trung đó để tìm mọi cách để đưa xác bà cụ đi. Từ 7 giờ sáng tới 1 giờ chiều là công an tấn công qui mô, bắt, dí, bắn súng chỉ thiên. Từ ông già bà trẻ nó đánh có thể nói là không thể nào chịu nỗi và họ đã cướp được quan tài của bà cụ Tân họ mang đi. Giáo dân bỏ chạy tán loạn, tôi cũng bỏ chạy luôn. Họ vô họ bắt tại nhà tôi khoảng sáu chục người, bắt lên xe đưa về huyện nhốt và đánh đập một cách tàn nhẫn. Họ còn bắt lai rai ở những chỗ khác nữa, riêng tôi với các con tôi cũng bỏ chạy chứ không cũng bị bắt rồi. Nhưng mà tôi có một đứa con là Trần Thanh Việt chạy không kịp nên bị bắt và bị đánh đập một cách tàn nhẫn. Tới bây giờ mà con tôi coi như bị thần kinh bị khủng hoảng tinh thần. Việt bị nhốt gần năm tháng, ra tòa về nhà họ vẫn khủng bố, bây giờ trốn chạy qua đây luôn.
UserPostedImage
Cô Lê Thị Bích Trinh, một trong những giáo dân từ Cồn Dầu đã sang Hoa Kỳ định cư hôm 20 tháng 8 năm 2012. RFA PHOTO.

Công an lùng bắt nhất là gia đình tôi, gia đình tôi bị kết tội chứa chấp, cho nên chiều ngày 6 tôi phải bỏ chạy qua Thái Lan. Tới hôm nay là đúng hai năm rưỡi.”

Thanh Trúc: Thưa ông Trần Bình, ông được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp qui chế vào lúc nào?

Trần Bình: “Khi qua Thái Lan năm đầu 2010, ngày 6 tháng 10 tôi qua phỏng vấn lần thứ ba tại Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ngày 25 tháng 03 năm 2011 tôi được thông báo chấp nhận qui chế tị nạn.

Tôi là người cao tuổi nhất, nhưng ông trưởng nhóm của tôi thì nhỏ hơn là ông Nguyễn Văn Liêu đã đi qua Mỹ cách đây một tháng rồi.”

Thanh Trúc: Sắp tới đây ông sẽ đi vào ngày nào và sẽ đến tiểu bang nào của Hoa Kỳ?

Trần Bình: “Theo giấy máy bay mà tôi nhận tại UN là tôi sẽ lên đường rời khỏi Thái Lan ngày 5 tháng 11, qua Mỹ là tới tiểu bang Washington State.

Gia đình tôi qua bên Thái này hiện tại con, dâu, cháu nội cháu ngoại tất cả mười sáu người, tới giờ phút này gia đình tôi đi được tám người, nghĩa là tới phiên tôi đây thì gia đình tôi đi được tám người và còn lại tám người.”

Vui mừng
Thanh Trúc: Cảm tưởng của ông thế nào khi được sang Hoa Kỳ trong đợt này?

Trần Bình: “Tôi rất vui mừng bởi vì gia đình tôi sang Hoa Kỳ được tám người là một sự may mắn.
Dù cho thời gian hai năm rưỡi ở Thái này chúng tôi rất lo sợ rất khổ sở rất khó khăn. Hiện tại bây giờ cả đoàn người tị nạn Cồn Dầu sang bên Thái này là tám chục người nhưng giờ phút này tới phiên tôi nữa là tôi tính đã có hai mươi tám người rời khỏi Thái Lan rồi.

Theo tôi biết số Cồn Dầu qua đây hai đợt. Đợt đầu năm mươi lăm người thì đã có bốn mươi chín người có qui chế rồi. Còn số mới qua, những gia đình ở tù mới qua đó, UN giải quyết sớm muộn gì đó thì tôi cũng không biết được, nhưng số đã được cấp qui chế thì tôi hy vọng hết năm này được đến định cư tại Mỹ.

Tôi cũng có lời cuối cùng là dù sao tôi cũng là người lớn tuổi nhất trong đoàn người Cồn Dầu này, trước hết tôi chân thành cám ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc BPSOS, các đài RFA hay đài Saigon Houston đã giúp đỡ phương tiện truyền thông cho chúng tôi. Và thứ ba nữa tôi chân thành cảm ơn quí ân nhân ở hải ngoại, các đoàn thể, các linh mục, các nhà sư... đã tận tình giúp đỡ đoàn người Cồn Dầu này trong hai năm rưỡi nay trong vấn đề đời sống hàng ngày, cho nên chúng tôi mới có ngày hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian qua.”

Thanh Trúc: Thưa ông Trần Bình, xin cảm ơn và chúc ông cùng bảy người đi trong nhóm thượng lộ bình an.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.