logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/10/2012 lúc 09:04:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trí thức gửi thư về vụ Phương Uyên

Một nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam đang kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị bắt hôm 14/10 vừa qua.
UserPostedImage
Nguyễn Phương Uyên bị bắt hôm 14/10

Lá thư đề ngày 30/10, hiện đang được thu thập chữ ký trước khi chính thức chuyển tới Văn phòng Chủ tịch nước, cũng yêu cầu có giải thích công khai "về sự kiện bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM".

Được biết, lá thư kiến nghị này hiện đã có khoảng 100 người tham gia, trong đó có những tên tuổi trí thức quen thuộc, được nhiều người biết đến, như Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...

Người chấp bút bản kiến nghị nói rõ nó được thảo ra "tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20/10/2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên".

Chừng 100 sinh viên đồng môn của Nguyễn Phương Uyên trước đó đã gửi thư cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch Sang về việc mà họ gọi là sinh viên này 'mất tích'.

Sau đó vài ngày, công an mới thông báo cho gia đình Phương Uyên là em đã bị bắt vì cáo buộc Tuyên truyền chống Nhà nước.

'Bức xúc'
Thư kiến nghị của các vị trí thức cho hay họ "hết sức bức xúc" trước tin sinh viên Phương Uyên bị bắt, mà lý do họ cho là "xuất phát từ lòng yêu nước của tuổi trẻ".

"Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ," lá thư viết.

"Nếu do thiếu kinh nghiệm đường đời, cháu có thể có hành vi nào đó công an cho là phạm pháp luật, thì liệu có nên bắt giam và hành hạ cháu như thế, cũng như từng đã ứng xử với những tuổi trẻ yêu nước khác đang bị bắt giam như vậy không?"

Các trí thức nhắc lại điều mà cũng chính họ đã ghi trong các thư ngỏ và kiến nghị lên lãnh đạo Việt Nam trước đây, yêu cầu "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ".

Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang "có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào".

Mạnh mẽ hơn, lá thư này còn đòi trả tự do cho Phương Uyên sớm được về với gia đình và trường học, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Sang "xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết".

Trong khi đó, BBC được tin lá thư cầu cứu khẩn cấp từ các bạn học của Nguyễn Phương Uyên gửi lên ông Trương Tấn Sang 10 ngày trước "vẫn chưa có phản hồi".

Một bạn học cùng trường, đề nghị giấu tên, nói tới sáng thứ Ba 30/10 các em mới được nhà trường thông báo chính thức về việc Phương Uyên bị bắt.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 01/11/2012 lúc 04:36:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 01/11/2012 lúc 04:33:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiến thắng của những kẻ yếu đuối

Nguyễn Phương Uyên là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Nhà em ở Bình Thuận. Để theo đuổi việc học, em phải thuê nhà ở trọ với bạn bè. Trưa ngày 14/10/2012, khoảng 10 công an ập vào nhà trọ của các em, bắt Uyên cùng với ba người bạn khác. Ba người bạn ấy, sau đó, được tha về, riêng Uyên thì bị chở đi đâu đó, biệt tích.

Bố mẹ của Uyên, từ Bình Thuận, tất tả chạy đến công an quận Tân Phú tìm con. Công an ở đó chối phăng, bảo là không hề bắt ai cả. Bạn học của Uyên viết thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để kêu cứu.

Bức thư được đăng tải rộng rãi trên khắp các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như trên các tờ báo mạng thuộc lề trái tại Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang im lặng. Công an cũng im lặng.

Cuối cùng, gần 10 ngày sau, bố mẹ của Uyên mới biết con mình bị giam giữ tại tỉnh Long An với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Các bạn học của Uyên thì cho biết cô ấy chỉ tham gia tuyên truyền chống Trung Quốc mà thôi. Một người bạn bị bắt một lần (sau đó được thả) với Uyên kể, ở văn phòng công an phường Tây Thạnh, Tân Phú, khi bị công an hỏi, Uyên đáp: “Cháu ghét Trung Quốc.”

Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đối xử với Nguyễn Phương Uyên như thế nào. Chỉ biết là, từ mấy tuần vừa qua, vụ bắt bớ một nữ sinh nhỏ nhắn, hiền lành như thế đã gây chấn động dư luận. Vào internet, thấy ở đâu người ta cũng bàn luận. Ở đây, nổi bật lên hai hình ảnh đối nghịch: một mặt, cô gái còn trẻ măng, đeo kính cận, mắt sáng và nụ cười hiền, không làm gì khác ngoài việc bày tỏ thái độ chán ghét Trung Quốc; mặt khác, hình ảnh công an hành xử như những tên côn đồ: chúng ập vào nhà trọ bắt em rồi chối biếng là không biết gì về vụ bắt bớ ấy cả.

Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên khiến nhiều người liên tưởng đến cô bé Malala Yousafzai, người Pakistan, bị hai tên sát thủ Taliban bắn vào đầu vào ngày 9 tháng 10.

Báo chí tường thuật: hôm ấy, trên một chiếc xe buýt, Malala và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không nói không rằng, một tên giơ sung lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành! Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.

Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh mới 15 tuổi như vậy?

Có hai lý do chính: Thứ nhất, em đi học, và thứ hai, em khuyến khích các bạn gái ở địa phương cùng đến trường đi học như em.

Với những người bình thường, hai lý do ấy hầu như không thể tin được. Tại sao đi học và khuyến khích bạn bè đi học mà lại bị thù ghét và bị bắn một cách dã man như vậy? Nguyên nhân: Taliban chủ trương phụ nữ thì phải ở nhà. Và phải mù chữ.
Chủ trương quái đản ấy đã được nhiều người biết. Người ta biết, cho là quái đản, và rồi, quên phắt đi. Người ta lại quay cuồng với đời sống hàng ngày với vô số những lo toan của chính họ. Taliban dường như thuộc về một thế giới khác. Bây giờ, trước sự việc một cô bé ngây thơ, mới 15 tuổi đầu, bị bắn một cách tàn nhẫn như vậy, người ta sững sờ và thấm thía hơn về tính chất man rợ của những kẻ cuồng tín. Càng thương Malala bao nhiêu, người ta càng căm ghét Taliban cũng như các lực lượng Hồi giáo cuồng tín bấy nhiêu. Lần đầu tiên tại Pakistan, tất cả các đảng phái chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala.

Phát biểu trước bệnh viện Birmingham ở Anh trong chuyến thăm viếng Malala đang được điều trị, ông Yousafzai, bố của Malala, tuyên bố: “Khi Malala ngã xuống, nước Pakistan đứng dậy và cả thế giới trỗi lên.”

Bởi vậy, nhiều người mới nhận định: trong cuộc khủng bố nhắm vào em Malala, kẻ bị thua cuộc trước hết chính là Taliban. Chúng hiện hình, trước mắt thế giới, như một lũ ác quỷ. Ngay những người theo Hồi giáo cũng không thể biện minh được cho chúng. Chúng trở thành những phần tử cô đơn. Hung hãn nhưng cô đơn. Trong khi đó, hào quang chung quanh em Malala lại tỏa sáng. Như một thiên thần.

Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên ở Việt Nam cũng vậy.
Lâu nay, ai cũng biết chính phủ Việt Nam độc tài và tàn bạo. Tính chất độc tài và tàn bạo ấy thể hiện, trong mấy năm gần đây, qua các vụ đàn áp biểu tình và đàn áp các nông dân chống nạn cướp đất, và qua các phiên tòa xét xử những người đòi tự do hoặc phản đối Trung Quốc, từ vụ Cù Huy Hà Vũ đến vụ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Việt Khang… Nhưng dù sao, hình ảnh hiên ngang của những người ấy phần nào cũng làm mờ nhạt tính chất nạn nhân của họ. Người ta nhìn họ như những anh hùng mà có khi quên họ, trước hết, là những nạn nhân.

Nguyễn Phương Uyên thì khác. Em chỉ là một sinh viên. Em nhỏ nhắn và yếu đuối. Em hồn nhiên và còn vô tư lắm. Em chỉ có một vấn đề, như chính em thừa nhận: Em “ghét Trung Quốc”.

Trước hình ảnh nhỏ nhoi và yếu ớt ấy, hình ảnh mười tên công an ập vào nhà trọ bắt em, hình ảnh công an phường và công an quận bai bãi chối việc giam giữ em, hình ảnh cả một hệ thống tuyên truyền của nhà nước xúm vào xuyên tạc và bôi nhọ em, và cuối cùng, hình ảnh cả một guồng máy quyền lực âm mưu giày xéo lên em bỗng dưng đậm nét thêm lên.

Tính chất nạn nhân của Nguyễn Phương Uyên càng được tô đậm, tính chất độc tài và tàn bạo của chính quyền cũng theo đó bị gia tăng theo cấp số nhân.

Ít nhất dưới mắt dư luận, trong cũng như ngoài nước, với người Việt Nam cũng như người ngoại quốc, kẻ thua cuộc vẫn là nhà cầm quyền.
Source: Blog Nguyễn Hưng Quốc
song  
#3 Đã gửi : 01/11/2012 lúc 04:43:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thêm chữ ký kiến nghị về Phương Uyên

Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người vừa ký vào thư kiến nghị gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang về sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Lá thư do nhóm nhân sỹ trí thức soạn thảo để chuyển lên Chủ tịch nước yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị bắt hôm 14/10 vừa qua, đến nay đã thu được 144 chữ ký.

Lá thư đề ngày 30/10 cũng yêu cầu có giải thích công khai "về sự kiện bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM".

Trong số những người đã ký thư có những tên tuổi trí thức quen thuộc, được nhiều người biết đến, như Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn...

Người chấp bút bản kiến nghị nói rõ lá thư được thảo ra "tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20/10/2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên".

Chừng 100 sinh viên đồng môn của Nguyễn Phương Uyên trước đó đã gửi thư cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch Sang về việc mà họ gọi là sinh viên này 'mất tích'.

Sau đó vài ngày, công an mới thông báo cho gia đình Phương Uyên về việc bị bắt với cáo buộc Tuyên truyền chống Nhà nước.

'Bức xúc'

Thư kiến nghị của các vị trí thức cho hay họ "hết sức bức xúc" trước tin sinh viên Phương Uyên bị bắt, mà lý do họ cho là "xuất phát từ lòng yêu nước của tuổi trẻ".

"Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ," lá thư viết.

"Nếu do thiếu kinh nghiệm đường đời, cháu có thể có hành vi nào đó công an cho là phạm pháp luật, thì liệu có nên bắt giam và hành hạ cháu như thế, cũng như từng đã ứng xử với những tuổi trẻ yêu nước khác đang bị bắt giam như vậy không?"

Lá thư yêu cầu Chủ tịch Trương Tấn Sang "có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó bị Công an quy kết vào bất cứ tội trạng nào".

Lá thư lên án việc bắt giữ Nguyễn Phương Uyên là "thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới".

'Phá hoại uy tín'

Mạnh mẽ hơn, lá thư còn đòi trả tự do cho Phương Uyên sớm được về với gia đình và trường học, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Sang "xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết".

Lá thư đề cập tới các trường hợp khác bị bắt giam, bỏ tù do phản đối tình trạng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, như nhạc sỹ Bấm Việt Khang, và nói các bản án giành cho người yêu nước bày tỏ quan điểm ôn hòa là "sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp".

Các trí thức nhắc lại điều mà cũng chính họ đã ghi trong các thư ngỏ và kiến nghị lên lãnh đạo Việt Nam trước đây, yêu cầu "chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ".

Lá thư cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra các vụ phản kháng mạnh mẽ hơn nữa trong giới thanh niên, sinh viên, "những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới", trước tình trạng bạo lực và trấn áp hiện nay, những biện pháp đối phó mà lá thư gọi là "giải khát bằng thuốc độc".

Trong khi đó, BBC được tin lá thư cầu cứu khẩn cấp từ các bạn học của Nguyễn Phương Uyên gửi lên ông Trương Tấn Sang 10 ngày trước "vẫn chưa có phản hồi".
Source: BBC
khi  
#4 Đã gửi : 02/11/2012 lúc 04:53:34(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Thư khẩn của 144 nhân sỹ trí thức kính gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

UserPostedImage

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 30 tháng 10 năm 2012

Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang


Tiếp theo thư của các cháu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây. Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.


Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp, hòa đồng với bạn bè…” Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước.” Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.”


Những bạn cùng lớp của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can thiệp giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và thầy cô. Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến chúng cháu nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”


Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ. Có những người từng là tù Côn Đảo trước 1975, vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết theo kiểu cách như công an ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cũng trạc tuổi chúng tôi dạo ấy, nhằm lung lạc tinh thần tuổi trẻ và gây hoang mang cho gia đình. Tâm trạng của chúng tôi khi ấy là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình biết tin, chứ bản thân mình vốn đã xác định “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”, vì vậy “Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng thơ mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường “giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công.


Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.


Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn” như bản tính vốn có của cháu, mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta, trong đó có Chủ tịch Nước, cần phải ứng xử như thế nào với cháu, người cùng trang lứa với Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang trước đây? Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện mơ ước mà nhiều người trong số chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?”.


Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không?


Chẳng phải Chủ tịch Nước, trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi cũng đã nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng “chủ quyền đất nước là thiêng liêng, chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề này”, đó sao? Khi cháu Phương Uyên cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa với cháu thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động, nếu cần thì đối thoại với họ chứ sao lại dung dưỡng cho sự trấn áp thô bạo nhằm khủng bố và triệt tiêu những tư tưởng và hành vi yêu nước của tuổi trẻ?


Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới với những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội?


Kính thưa Chủ tịch Nước,


Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự”. Cũng trên tinh thần đó, một số trong chúng tôi đã ký vào Đề nghị ngày 27.7.2012 của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị có chủ trương tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm, ý chí của người dân thành phố trước hành động gây hấn mưu toan độc chiếm Biển Đông của thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài việc một vị Phó Chủ tịch UBNDTPHCM tiếp ba trong số 42 nhân sĩ, trí thức ký tên vào văn bản đề nghị nói trên với những lời giải thích loanh quanh không cho thấy một hướng giải quyết nào, thì hiện chưa có thêm bất cứ hồi âm cụ thể nào.


Chúng tôi nhắc lại ý kiến này nhằm biểu tỏ ý chí của chúng tôi trước họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, bất cứ mưu ma chước quỷ quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với tuổi trẻ yêu nước với bản lĩnh kiên cường không nao núng trước cường quyền và bạo lực của con cháu chúng ta, mà cháu Phương Uyên là một ví dụ, nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chính vì thế, chúng tôi nhắc lại một lần nữa những điều đã nêu trong các Thư ngỏ ngày 6.8.2012 và Đề nghị ngày 27.7.2012: “chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước”, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ.”


Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.


Thực hiện điều đó chính là một biểu hiện cụ thể khiến cho bất cứ người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường đều hiểu được rằng: đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh mới của thế giới với những biến động khó lường trong khi họa ngoại xâm lại đang rình rập đất nước ta từng phút, từng giờ.


Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập như mong muốn của các bạn cháu trong thư gửi Chủ tịch Nước để cháu “tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi” mà Chủ tịch đã phát biểu.


Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.


Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.


Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp “phát xít hóa” đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc độc!


Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.


Sao kính gửi:


Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
Văn phòng Trung ương Đảng


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN


Source: anhbasam.wordpress.com
xuong  
#5 Đã gửi : 03/11/2012 lúc 09:25:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị

Lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang 144 chữ ký của nhân sĩ trí thức yêu cầu trả tự do cho sinh viên Phương Uyên đang là đề tài được nhiều người chú ý hiện nay.

Khi thông tin về bức thư khẩn mang 144 chữ ký của nhiều giới gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xuất hiện trên nhiều trang blog trong và ngoài nước thì dư luận phản ứng rất khác nhau. Người thì cho rằng sự kiên nhẫn của trí thức Việt Nam thật vô hạn, người nghi ngờ kết quả của bức thư này sẽ va vào bức tường im lặng muôn thuở, người thì phẫn nộ vì sự vô cảm của nhà nước trước những bức xúc chính đáng của người dân, người thì ưu tư về sự an nguy đối với những trí thức ký trong bức thư, con số tuy ít ỏi so với hơn ba chục ngàn giáo sư tiến sĩ nhưng họ là những tiếng nói tiên phong, vượt qua nỗi sợ hãi đang bao trùm cả xã hội hiện nay.

Nội dung bức thư khẩn lần này yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xem xét và ra lệnh tha ngay cô nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ một cách bí mật với tội danh mơ hồ "tuyên truyền chống phá nhà nước".

Bức thư kể lại sự tình em Nguyễn Phương Uyên bị bắt với nguyên nhân chính là "ghét Trung Quốc". Chính sự bắt giữ phi pháp này là nguồn cội cho một loạt chống đối và nghi ngờ tính vô tư của luật pháp khi cho phép công an tùy tiện bắt giữ, cáo buộc tội danh và toàn quyền giữ im lặng khi dư luận đòi hỏi phải công khai sự bắt giữ này.

Từ những kiến nghị này tới thư ngỏ khác...

Bức thư khẩn với 144 chữ ký này không phải là điều gì lớn lao nếu so với "Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite tại Việt Nam" đã tập trung 2746 chữ ký vào tháng Tư năm 2009. Ngày 9 tháng 4 năm 2011 một kiến nghị đòi trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ với 1889 chữ ký. Ngày 10 tháng 7 năm 2011 thư ngỏ mang tên "Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay" quy tụ 1219 chữ ký.

Tháng 9 năm 2011, 14 giáo sư, học giả trí thức hải ngoại soạn thảo một văn bản chi tiết đưa ra những đề nghị tâm huyết mang tên "Cải cách toàn diện để phát triển đất nước". Trong lời nói đầu nhóm chủ trương khẳng định

"Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn."

Ngày 27 tháng Bảy năm 2012, 42 trí thức đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền thành phố HCM tổ chức biểu tình chống Trung Quốc.

Mới đây nhất, ngày 20 tháng Mười năm 2012 một thư cầu cứu khẩn cấp của 109 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu cứu cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ không minh bạch. Cũng từ bức thư cảm động này đã tác động mạnh mẽ đến lương tâm người nghe câu chuyện và 10 ngày sau, ngày 30 tháng Mười năm 2012, lá thư khẩn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có chữ ký của 144 người đa số là trí thức với mục đích hỗ trợ cho cho những người trẻ có tấm lòng với mệnh nước như sinh viên Phương Uyên.

Tiếp sức sinh viên qua kiến nghị

Giáo sư Tương Lai cho biết nguyên nhân ông tham gia vào việc ký tên như sau:

“Tôi không tính đến chuyện cô tham gia cái gì, làm cái gì tôi không biết nhưng qua hình ảnh của cô ấy, một nữ sinh viên rất hiền dịu qua lời kể của bạn bè cô cho biết thì cô là một ủy viên Ban chấp hành chi đoàn. Một người sống rất hiền lành và rất hòa nhã. Cô tham gia vào hoạt động chống Trung Quốc vậy thì chuyện ấy là logic và tất yếu. Có thể về mặt này mặt nọ cô có thể bị gài bẫy, tôi không biết, nhưng về cơ bản thì hình ảnh đó nó gây xúc động và đó là lý do khiến chúng tôi ký tên vào bức thư gửi Chủ tịch nước. Mở đầu bức thư đó đã nói rất rõ: chúng tôi ký sau khi thư của sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm gửi cho Chủ tịch nước thì bức thư này là tiếp sức cho sinh viên.”

Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh cũng ký tên vào thư khẩn này, ngài cho biết lý do như sau:

“Đây không phải lần đầu tiên tôi ký bức thư kiến nghị bênh vực những người yếu đuối, những người trong các vụ khiếu kiện không rõ rệt. Đặc biệt trường hợp em Phương Uyên thì tôi rất bức xúc. Khi tôi đọc thư của các bạn Phương Uyên thì chúng tôi một nhóm nhân sĩ cũng ngồi lại với nhau ký vào thư ấy với tính cách con người với nhau. Hơn nữa tôi cũng có một vai trò trong xã hội. Có vị thế để suy nghĩ vấn đề bảo vệ, vấn đề công bằng xã hội chúng ta nên tôi đã ký vào đó.”
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả bài viết mới nhất: "Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không?" cũng ký tên vào thư kiến nghị này. Anh cho biết cảm giác của mình trước sự bắt giữ âm thầm đối với sinh viên Phương Uyên:

“Việc ký tên xảy đến khi tôi nhận thư mời của một nhóm trí thức trong thư ngỏ kêu gọi những người có tấm lòng quan tâm đến trường hợp của bé Phương Uyên. Bên cạnh đó mẹ của Phương Uyên đang đi tìm cũng gây xúc động và người ta không biết tình trạng của bé như thế nào. Việc của nhà nước thì nhà nước làm, công việc của những người tổ chức lá thư ngỏ này người ta chỉ muốn sự rõ ràng để gia đình người ta yên tâm và mọi thứ cần phải cụ thể hơn. Tất cả bạn bè và xã hội đều lo cho bé Phương Uyên và không ai biết chuyện gì xảy ra. Tuấn Khanh nghĩ rằng sự ký tên như vậy là cách bày tỏ tấm lòng của mình với giới trẻ và có thể nó sẽ mang lại sự quan tâm nào đó của xã hội.”

Đứng thứ hai trong bản danh sách kiến nghị là Giáo sư Ngô Bảo Châu, người được xem là niềm tự hào của tuổi trẻ và trí thức Việt Nam. Đây là lần thứ hai ông tham gia góp tiếng nói của mình vào một vấn đề thời sự. Lần thứ nhất ông đã ký vào kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ. Trước đó GS Ngô Bảo Châu ông đã gửi một bức thư dài cho Quốc hội phân tích tại sao không thể khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Giáo sư Tương Lai nhấn mạnh đến hình ảnh đã làm ông xúc động khi chứng kiến những cô gái như Phương Uyên kiên cường trước bạo lực như thế nào, ông nói:

“Mắt tôi đã chứng kiến trong một cuộc biểu tình khi cô Thục Vy cùng với người chồng chưa cưới bị đàn áp trước mắt tôi chỉ một mét rưỡi thôi. Với tôi thì hình ảnh các cháu thanh niên, nhất là nữ thanh niên nữa mà nó dám xông pha vào chốn mạo hiểm như thế nó có sức lay động rất ghê gớm. Nó làm cho mình tin hơn ở dân tộc mình, sức sống của dân tộc mình. Nếu lịch sử nói hình ảnh Bà Trưng Bà Triệu thì dù sao nó cũng là chuyện lịch sử.

Nhưng trước mắt tôi là những tấm gương bằng xương bằng thịt của những cô thanh nữ rất nhỏ nhoi trước bạo lực nhưng họ rất kiên cường. Cái hình ảnh ấy nó đập vào trong tim tôi và khi tôi đi biểu tình cùng với họ tôi được động viên bằng những hình ảnh đó. Vì sao? Vì chính họ là niềm tin của chúng tôi hiện nay.”
Một người khác cũng có tên trong danh sách là ông Cao Lập, một sinh viên tranh đấu trong thời gian trước năm 1975 và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, nguyên là giám đốc trung tâm du lịch Bình Quới đưa nhận xét:

“Các cháu nó ở tuổi trưởng thành và tự quyết định vấn đề bản thân khi những vấn đề ấy liên quan đến đất nước dân tộc. Những thái độ dấn thân vì lợi ích dân tộc đất nước thì tôi trân trọng. Tôi chưa biết vấn đề bên trong là gì nhưng tôi ký vì muốn có một thái độ minh bạch từ phía nhà nước. Tôi thấy trước kia những vụ bắt bớ đều được thông báo cho gia đình được biết còn bây giờ khi bắt xong thì chẳng ai báo ai, chẳng công bố điều gì. Những việc như vậy nó sẽ không tốt và tôi thấy không có lý do gì để mà không minh bạch.


Trong những lúc tình hình đất nước đang như thế này lại có những vụ xử án nặng nề với những người bày tỏ chính kiến nào đó thì không nên đối với nhà nước này. Điều đáng sợ nhất trong đất nước chúng ta là sự im lặng đáng sợ! Những tiếng nói có lương tâm dân tộc như vấn đề Bauxite hay các vấn đề lớn khác đều rơi vào vô vọng hết mà điều này tôi nghĩ là đáng sợ nhất của đất nước mình bây giờ. Khi tôi ký vào bản kiến nghị thì tôi nghĩ đây là cách bày tỏ thái độ chứ còn chờ kết quả thì thật lòng tôi không nghĩ một kết quả tích cực nào.”

Trước câu hỏi từ xưa nay kiến nghị gửi đi quá nhiều nhưng không có một thư ngỏ kiến nghị nào được trả lời như vậy có phí công hay không, luật gia Lê Hiếu Đằng chia sẻ:

“Kiến nghị, thư ngỏ chỉ là hình thức đấu tranh, phía chính quyền trả lời hay không trả lời thì đó là trách nhiệm của họ. Nếu họ không trả lời thì dân người ta càng thấy thôi. Khi tôi làm bản kiến nghị này thì nhiều anh chị em cũng nói rằng sao cứ làm thư ngỏ hoài? Nhưng đây là tiếng nói lương tâm cho người ta thấy phải bảo vệ em sinh viên đó. Cái nội dung là bảo vệ các em sinh viên và nói với nhân dân chứ đâu phải chỉ nhắm đến chính quyền? Và thông qua bức thư ấy mình cho xã hội thấy hiện nay cũng có nhiều người đang phản đối với hình thức như vậy.”

Chỉ là hạ sách

Trong khi Chủ tịch nước chưa đưa ra một ý kiến gì thì các sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố HCM từng ký tên gửi thư cho Chủ tịch nước lại kêu cứu một lần nữa. Đại diện 109 sinh viên này cho biết vào chiều ngày 2 tháng 11 Thành đoàn TPHCM, phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP, Trưởng khoa CNTP, Bí thư đoàn trường, Bí Thư đoàn Khoa, và một số thầy cô đã tới lớp các em tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi bạn phải viết cam kết là chưa bao giờ viết lá thư gởi cho chủ tịch nước và cũng không ký tên. Sau đó nộp lại danh sách các sinh viên này cho nhà trường, và nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho Chủ tịch nước.

Hành động qua mặt cả Chủ tịch nước như vậy chắc chắn không từ lệnh của ông Trương Tấn Sang mà là của những người từng tham gia trong việc bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Các bạn sinh viên cũng cho biết hiện nay nhà trường theo dõi, tạo áp lực với sinh viên bằng cách các hàng quán chung quanh trường đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.

Từ một sinh viên Phương Uyên vẫn chưa giải quyết, thành đoàn thành phố đã lôi thêm 109 sinh viên khác vào lò lửa phản kháng này liệu họ có đủ sức để lấp tất cả những tiếng nói khác của giới trẻ hay không?

Mặc dù ai cũng biết bản kiến nghị 144 chữ ký rồi cũng chung số phận với bao kiến nghị khác, thế nhưng người ta tin rằng trong nhân dân và cả cán bộ công chức đã dấy lên làn sóng âm ỉ đánh thức tâm can của rất nhiều người. Hiện tượng hù dọa, bắt buộc sinh viên làm điều gian dối chứng tỏ nhà cầm quyền đang sợ hãi và cố trấn tĩnh bằng một phương cách rất hạ sách.

Dư luận nghi ngờ rằng đã có dấu hiệu của một hiện tượng nổi dậy quy mô trong giới sinh viên để tự vệ và chống lại áp bức. Câu hỏi đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh: Sau trường Đại học Công nghệ Thực phẩm sẽ là trường nào đang được thế lực thù địch bên ngoài nhắm tới?

Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.395 giây.