logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 04/11/2012 lúc 08:51:20(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Vietnam Human Rights Network

8971 Colchester Ave, Westminster, CA 92683

Tel.: (714) 657-9488

Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net





BẢN TIN BÁO CHÍ

NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2012



Giải Nhân Quyền Việt Nam 2012 Được Trao Cho Ba Nữ Chiến Sĩ Nhân Quyền


Little Saigon – Hôm nay, ngày 02 tháng 11 năm 2012, trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông việt ngữ tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí vùng Little Saigon, Quận Cam, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2012, gồm Cô Phạm Thanh Nghiên, nhà báo Tạ Phong Tần, và Cô Huỳnh Thục Vy. Ba vị được bầu chọn từ 24 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.



Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.



Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương và trao tặng GNQVN cho những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền tại Việt Nam, như Thượng tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Mục sư Nguyễn công Chính, Ông Đoàn Huy Chương, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ... Lễ trao GNQVN năm nay sẽ được long trọng tổ chức vào dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 64 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hoàn Vũ tại thành phố Montréal, Canada với sự hợp tác của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal và sự bảo trợ của nhiều đoàn thể cộng đồng.



Sau đây là tóm tắt thành tích đấu tranh cho nhân quyền của các vị đoạt GNQVN 2012:

1 – Phạm Thanh Nghiên
Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, cư trú tại thành phố Hải Phòng. Từ năm 2007, cô đã lên tận Hà Nội tham gia biểu tình cùng với hàng trăm sinh viên, học sinh để phản đối Trung cộng chiếm Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 2008, cô còn lặn lội vào tận Thanh Hóa để thăm hỏi các ngư dân bị cướp bóc giết hại bởi Tàu cộng và viết bài phóng sự nổi tiếng mang tên “Uất ức – biển ta ơi” tố cáo tội ác của Trung cộng và sự vô tâm của Việt cộng. Cô còn tọa kháng tại nhà để phản đối “công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng” 50 năm trước. Cô bị bắt tháng 9/2008, và vì thái độ quyết liệt không chịu nhận tội để được khoan hồng trước tòa án cũng như qua các buổi thẩm vấn điều tra của công an đã đưa đến bản án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Cô mới được ra khỏi tù vào tháng 9/2012.

2 – Tạ Phong Tần
Tạ Phong Tần sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Cô đã từng là đảng viên cộng sản và là sĩ quan công an trong nhiều năm. Cô là tác giả nhiều bài báo phê phán những sai trái của Đảng cộng sản và tình trạng tham ô và bất công trong hệ thống pháp luật vì thế, cô bị đuổi việc và bị khai trừ ra khỏi đảng. Năm 2006, cô di chuyển về Saigon thành lập một trang blog của riêng mình với tên 'Sự thật và công lý.' Cô là một trong vài bloggers vào thời gian đó dám đề cập và bình luận về những tin tức chính trị đã lâu được nhà nước coi là húy kỵ. Đó là điểm khởi đầu của một thế hệ các nhà báo công dân tại Việt Nam mà bây giờ đã phát triển lên đến hàng ngàn. Năm 2007, cùng với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Anhba Saigon Phan Thanh Hải, cô thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một mục tiêu đánh phá của hệ thống công an mạng. Cô đã bị bắt vào tháng chín năm 2011, và đã bị giam giữ hơn một năm trước khi được đưa ra xét xử cùng với hai bloggers khác. Cô bị kết án 10 năm tù và 2 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống lại nhà nước.”

3 – Huỳnh Thục Vy
Huỳnh thục Vy sinh năm 1985 tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Cha của cô là nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đã từng bị bắt giam nhiều năm, lúc cô mới có 6 tuổi. Từ năm 2008, cô đã bắt đầu viết các bài nhận định/ chính luận rất sâu sắc nhằm phê phán chế độ độc tài đảng trị. Vì thế, cô và gia đình luôn luôn bị công an sách nhiễu, áp bức. Năm 2011, cô và người em là Huỳnh Trọng Hiếu cùng với cha bị xử phạt hành chính lên tới 270 triệu đồng vì “vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin” khi viết những bài viết “chống phá Đảng” và “chống phá khối đại đoàn kết dân tộc”. Vào mùa hè năm 2012, cô vào Sài Gòn và tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Cô bị công an theo dõi và tách ly ra khỏi đoàn biểu tình. Sau đó, cô đã được hộ tống bởi lực lượng an ninh quay lại tỉnh nhà của cô, nơi cô tiếp tục bị theo dõi chặt chẻ. Đến nay cô vẫn tiếp tục lên tiếng bằng ngòi bút, và hiện là một trong những cây bút trẻ được đánh giá cao.

Source: Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

khi  
#2 Đã gửi : 04/11/2012 lúc 08:58:02(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Ba phụ nữ VN được trao giải nhân quyền 2012
UserPostedImage
Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy

Ba nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam là cô Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy được trao giải thưởng năm nay của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Nhân dịp này Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban điều phối của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, về việc chọn trao giải đó.

Sự hy sinh được thừa nhận
Trước hết, ông cho biết về qui trình tuyển chọn cho Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay:

Nguyễn Bá Tùng: Việc tổ chức hằng năm như thế này, độ khoảng tháng 7, Mạng Lưới Nhân Quyền ra thông báo đề nghị đồng bào gửi đơn đề cử. Đồng bào trong và ngòai nước tham gia trong ba tháng, đến cuối tháng 9, chúng tôi thành lập Ban Tuyển Chọn. Năm nay Ban Tuyển chọn gồm 15 người sống tại nhiều nơi trên thế giới và có theo dõi, hiểu biết về tình hình nhân quyền trong nước.

Năm nay chúng tôi nhận được 24 đơn đề cử, trong đó có 8 đơn từ trong nước. Có những đơn do cá nhân đề cử, có những đơn do các đoàn thể đề cử, có đơn do nhiều người đứng tên. Chẳng hạn như đơn đề cử cô Phạm Thanh Nghiên do Khối 8406, rồi một trong những đơn đề cử cô Huỳnh Thục Vy do 5 nhà đấu tranh trong nước đứng ra đề cử trong đó có anh Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Bắc Truyển, anh Tiêu Dao Bảo Cự, anh Hà Sĩ Phu, anh Trần Mạnh Hảo. Nói tóm lại, năm nay chúng tôi nhận được 24 đơn đề cử 13 đơn vị; nghĩa là trong đó có những tổ chức được đề cử. Chúng tôi có 13 ‘sự lựa chọn’ và đã chọn được ba ứng viên xuất sắc nhất. Việc lựa chọn đó là ngẫu nhiên chứ không phải chúng tôi cố ý chọn phụ nữ đâu.

Gia Minh: Thưa ông, Mạng lưới Nhân quyền lập giải này được 1 năm rồi; qua thời gian thì bao giờ những người được trao giải đều gặp những ‘trở ngại’ ở trong nước vì nhà cầm quyền Hà Nội cho rằng những người đó có làm những việc ‘chống phá lại Việt Nam;, vậy Mạng Lưới Nhân Quyền lập luận thế nào?

Nguyễn Bá Tùng: Đó là điều bình thường thôi, vì những nhà đấu tranh ở trong nước sở dĩ họ đấu tranh vì họ không chấp nhận đường lối cai trị ‘chà đạp quyền làm người’.
Vì vậy chúng tôi chọn những người xuất sắc trong điều đó thì ‘Nhà Nước Việt Nam’ không bằng lòng thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người ở ngoài này không có quyền nêu những tấm gương để cho những thế hệ tiếp theo, cũng như thế hệ trẻ theo đó mà ‘bắt chước’ để mà làm sao đấu tranh có được một đời sống xứng đáng với phẩm giá của mình.

Gia Minh: Vậy Mạng lưới Nhân quyền nhận thấy tác động của việc trao giải thưởng trong thời gian qua ra sao?

Nguyễn Bá Tùng: Vì không phải có những con số để đếm được nên khó. Tuy nhiên qua báo cáo của những anh em mà chúng tôi liên lạc được ở trong nước thì anh em rất phấn khởi; nhất là những gia đình nhận được giải nhân quyền hằng năm họ ‘lên tinh thần’, họ thấy sự hy sinh của họ được thừa nhận. Và đối với những người khác thấy đó là ‘an ủi’ cho những nhà đấu tranh đã hy sinh sức khỏe, mạng sống, tiền bạn, cuộc sống gia đình để dấn thân vào con đường đấu tranh.

Bảo đảm quyền con người
Gia Minh: Để tiếp tục hỗ trợ cho những con người dấn thân đấu tranh vì quyền con người ngay tại Việt Nam thì Mạng Lưới Nhân quyền sẽ có những hoạt động thế nào?

Nguyễn Bá Tùng: Mạng Lưới Nhân Quyền hoạt động trong ba lĩnh vực. Hoạt động yểm trợ những nhà đấu tranh trong nước là một. Hai lĩnh vực khác: lĩnh vực giáo dục làm sao cho người dân ý thức được những quyền mà mình được hưởng là quyền tự nhiên, và lĩnh vực vận động quốc tế. Riêng lĩnh vực hỗ trợ thì chúng tôi có những hỗ trợ về mặt tinh thần như Giải Nhân quyền, rồi chúng tôi có những món quà Tết hằng năm, rồi sự giúp đỡ về tài chính, thuốc men khi gia đình họ gặp túng thiếu...

Gia Minh: Mảng giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người đến nay có những trở ngại và thuận lợi ra sao?

Nguyễn Bá Tùng: Công tác này rất thuận lợi nhất là với những phương tiện truyền thông hiện nay. Vì ‘Nhà Nước’ bưng bít thông tin, chúng tôi chuyển tải những thông tin, tài liệu. Mạng Lưới Nhân quyền trong 15 năm sinh hoạt đã dịch ra những bộ luật căn bản như Bộ Luật Quốc tế Nhân quyền. Nhất là chuyển tải những bài bình luận, những tin tức về sinh hoạt đấu tranh quyền làm người trên thế giới. Giới trẻ trong nước ý thức được. Theo tôi nghĩ, với đà này thì Nhà Nước không thể nào bưng bít được. Trước sau gì việc xây dựng một tương lai mà trong đó quyền làm người được thừa nhận và bảo đảm được thực hiện ở Việt Nam.

Gia Minh: Và việc phối hợp với các tổ chức khác và trình bày (vấn đề) với các tổ chức chuyên về vấn đề nhân quyền quốc tế thì ra sao?

Nguyễn Bá Tùng: Đó là vấn đề quốc tế vận. Chúng tôi có hai đối tượng đó là các tổ chức phi chính phủ và các chính khách, chính quyền. Trong thời gian này chúng tôi tập trung chú ý vào các tổ chức phi chính phủ; vì chúng tôi nhận định rằng trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, vấn đề dùng nhân quyền như là sức mạnh, áp lực trong vấn đề ngoại giao là khó khăn đối với các chính phủ. Như anh biết hiện nay có ít chính quyền xem vấn đề nhân quyền như là sách lược chính của vấn đề ngoại giao; do đó chúng tôi ‘quay đến’ với những tổ chức phi chính phủ như Human Rights Watch, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế... Cho đến nay Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam đã thiết lập những mối liên lạc rất chặt chẽ với những tổ chức đó.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.