logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/07/2014 lúc 11:45:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn David Brown: 'Trung Quốc sẽ không ngừng ở đây'

LTS: Việc Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trái phép tại thềm lục địa Việt Nam cách đây hai tháng là một xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng nhất trong liên hệ bang giao giữa hai nước. Tình hình có lúc đã căng thẳng tưởng chừng như sắp có chiến tranh, lúc lại dịu đi như không có chuyện gì xẩy ra. Hành động khiêu khích này của Trung Quốc phải được đánh giá như ra sao, và ảnh hưởng lâu dài của sự việc này trên tinh hữu nghị giữa hai nước, cũng như ổn định trong khu vực như thế nào? Nhà phân tích tình hình Đông Á David Brown (*) chia sẻ nhận định của ông qua cuộc phỏng vấn dưới đây, do phóng viên Hà Giang thực hiện.
UserPostedImage
Nhà phân tích tình hình Đông Á David Brown. (Hình: David Brown cung cấp)

Hà Giang (NV): Chắc hẳn là ông theo dõi cuộc khủng hoảng giàn khoan tại Việt Nam từ đầu tháng Năm đến nay. Ông có nhận định gì về sự việc này, đặc biệt là về điều mọi người hy vọng rằng biết đâu khủng hoảng này đã mang đến một hướng đi mới tốt hơn cho Việt Nam?

Ông David Brown: Trước hết tôi muốn nói về hành động khiêu khích của Trung Quốc. Theo tôi hành động nguy hiểm này đã tạo ra một tình huống rất xấu, mà chắc chắn Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Nếu không họ đã không gửi thêm 100 tàu khác để hộ tống, đưa Hải Dương 981 vào vị trí. Đối với Việt Nam, tôi nghĩ nó đã tạo ra một tình thế hết sức khó xử. Trong bài viết gửi cho Asia Sentinel, ngay sau khi giàn khoan được triển khai vào đầu tháng Năm, tôi đã viết rằng Trung Quốc chỉ cầu mong Việt Nam dùng vũ khí để tiêu diệt giàn khoan này, nhưng may mắn thay, giới lãnh đạo Việt Nam đã nhận ra đó là biện pháp chỉ nên thi hành khi mọi thứ khác đều thất bại.

Cho đến thời điểm này, sự tranh chấp đã thay đổi toàn bộ tình hình Biển Đông. Từ trước đến giờ, Trung Quốc có xu hướng đi từng bước rất nhỏ và chờ một thời gian cho mọi việc trở lại bình thường rồi lại tiến thêm bước nữa, bước nữa. Nhưng trong năm vừa qua, với những tranh chấp thoạt đầu là với Phi Luật Tân, và bây giờ với Việt Nam, họ đã nâng tranh chấp này lên một cấp hoàn toàn mới. Và phải nói thẳng ra, chỉ những ai mù lòa, thì giờ này mới còn không thấy rằng Trung Quốc đã quyết tâm chiếm giữ vùng biển mênh mông này, bất kể ai khác nghĩ gì.

Khủng hoảng vừa qua khiến những nhà phân tích thế giới nào mà từ trước đến giờ vẫn còn châm chước cho hành động của họ (Trung Quốc), buộc phải thấy rằng thế giới đang đối diện với một hiểm họa Trung Quốc lù lù ngay trước mặt, chứ không có sự hiểu lầm nào cả. Và đây cũng là tình huống không thể thương lượng được. Hình như ông Trương Tấn Sang đã nói “không thể thương lượng với người đã kéo vào sân sau của nhà mình rồi nói sẵn sàng chuẩn bị chia căn nhà đó với mình.” Với Việt Nam, khủng hoảng này tạo ra một tình huống éo le, vì nó cho thấy rõ ràng là chính sách cố “thích ứng” với Trung Quốc không giải quyết được vấn đề.

NV: Ông nhận định gì về việc lãnh đạo Việt Nam có những lời tuyên bố rất khác nhau, và đưa ra thế giới những thông điệp có vẻ là mâu thuẫn, hay ít nhất là không đồng nhất về sự kiện giàn khoan này?

Ông David Brown: Những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Việt Nam khiến tôi nghĩ đến hai chữ “lộn xộn” (confused). Tôi nhớ vào thời điểm giàn khoan được đưa vào Việt Nam, hội nghị Trung Ương khóa 7 của đảng CSVN vừa nhóm họp. Và trong nhiều tuần lễ, trời như sập xuống, nhưng bản tóm tắt của hội nghị không đề cập đến vấn đề nóng đang xẩy ra. Điều đó không có nghĩa là không ai trong trung ương đảng nhìn thấy vấn đề, mà là vì đảng đang bị một cơn khủng hoảng về chính sách. Cho đến khi họ ngồi xuống thảo luận và đồng ý với nhau thì không ai có thông điệp gì rõ ràng cho người dân.

Lời tuyên bố quan trọng đầu tiên là của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp ASEAN, mà theo tôi, tuy là một viên đá dò đường để xem phản ứng của các đối tác trong ASEAN, nhưng cũng đạt được một mục đích nhỏ, đó là để ASEAN nhận ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, tuy trên nguyên tắc là tranh chấp riêng của hai nước, nhưng trên thực tế, gây ảnh hưởng lên tất cả các nước trong vùng.

Tuyên bố kế tiếp, cũng là tuyên bố quan trọng hơn, cũng đến từ Nguyễn Tấn Dũng khi ông đến Phi Luật Tân. Ở đây, trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Dũng thả trái bom lớn khi ông nói Việt Nam đang nghĩ đến việc mang Trung Quốc ra tòa. Dĩ nhiên trước khi vụ giàn khoan xẩy ra, việc mang Trung Quốc ra tòa là giải pháp Việt Nam chưa bao giờ nghĩ đến. Tại thời điểm đó, sở dĩ những ông Trọng ông Sang chưa tuyên bố gì, là vì phải chờ thêm vài tuần nữa, các thành viên trong trung ương đảng mới có sự đồng thuận.

Dĩ nhiên, tôi chỉ có thể diễn giải tình hình qua những gì tôi quan sát, nhưng tôi cho rằng những lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch Trương Tấn Sang trong thời gian gần đây cho thấy bộ sậu trong trung ương đảng đã cùng thỏa thuận về một chính sách mới. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu điều này (và một số tín hiệu khác) có nghĩa là Hà Nội đã thấy mình không còn giải pháp nào khác hơn là đưa Trung Quốc ra tòa. Tôi nghĩ sớm muộn gì họ cũng sẽ hoặc đứng đơn kiện một mình, hoặc kiện chung với Phi Luật Tân.

Câu hỏi cần được đặt ra là nếu Hà Nội giờ đây đã sẵn sàng để kiện Trung Quốc, thì họ còn sẵn sàng làm gì sau đó nữa. Chúng ta vẫn chưa thể biết. Điều tôi chú ý là chuyến đi thăm Hoa Thịnh Đốn của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, mà tôi mong sớm xẩy ra. Tôi hy vọng là Hoa Thịnh Đốn sẵn sàng lắng nghe những gì ông Phạm Bình Minh muốn trình bày, để có những phản ứng thích hợp. Rõ ràng Trung Quốc không ngừng ở đây mà sẽ tiếp tục có những hành vi khiêu khích, ở vào thời điểm và địa điểm Trung Quốc chọn. Và họ sẽ không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, mà còn của những nước khác.

Tôi nghĩ rằng mọi việc sẽ tạm yên tĩnh sau khi Trung Quốc mang giàn khoan của họ đi, rồi đến mùa Xuân sang năm, lại có một đụng độ lớn khác, có thể lần tới họ sẽ kéo dàn khoan đến Phi Luật Tân. Từ trước đến giờ Trung Quốc vẫn thế, từng bước một. Điều này cũng có nghĩa là mọi người có tám tháng để tính toán xem họ cần phải đối phó ra sao trong lần khiêu khích tới. Đây là một cuộc chiến hết sức phức tạp.

NV: Chắc hẳn phải có một giải pháp nào đó mà một nước hay một số các nước có thể kết hợp để đối phó với Trung Quốc chứ. Theo ông thì giải pháp đó là gì?

Ông David Brown: Chúng ta chưa thảo luận về ASEAN. Từ nhiều năm nay khối ASEAN là một nhóm đã bị Trung Quốc vô hiệu hóa, vì Trung Quốc là đối tác thương mại và nguồn viện trợ quá quan trọng với Cam Bốt, Lào, và ở một mức độ nào đó, cả với Thái Lan và Malaysia. Vì thế khó mà có thể hình dung ASEAN sẽ đóng một vai trò năng động. Tuy nhiên, giữa các nước thành viên của ASEAN có một mẫu số chung thấp nhất. Các nước trực tiếp có tranh chấp biển đảo với, và thực sự bị đe dọa bởi Trung Quốc cần phải kết hợp lại, phân tích và xem xét kỹ xem những tranh chấp của họ là gì, và lãnh hải của họ trên Biển Đông nằm ở đâu, rồi thương lượng để đi đến một số thỏa thuận giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia và Brunei. Vấn đề nằm ở chỗ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nằm ở một dạng khác, dạng không thể thương lượng. Bốn thành viên này của ASEAN có thể thành lập một khối đồng nhất giữa, một nhóm nhỏ (subgroup) chẳng hạn, và thông báo cho các nước khác trong vùng biết về tất cả những tranh chấp liên quan đến họ. Đây là điều có thể thực hiện được, và nếu thực hiện được thì có thể có nhiều tiến triển trong vòng sáu cho đến tám tháng tới. Nỗ lực nâng cao ý thức về những tranh chấp này cũng có thể khiến những nước như Malaysia, Singapore và Indonesia dần dà vào cuộc.

Còn đối với Hoa Kỳ, dù có chính sách xoay trục hay không xoay trục, tại thời điểm nay, Tòa Bạch Ốc phải đối đầu với quá nhiều việc để chú ý nhiều đến vùng Đông Nam Á. Khó có thể biết Tòa Bạch Ốc có đủ tâm trí để dồn cho việc vạch ra một ranh giới cho Trung Quốc vào lúc này hay không. Tuy nhiên tình thế cũng còn tùy vào việc Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh mang gì khi đến Hoa Thịnh Đốn, tức là Việt Nam sẵn sàng như thế nào để có một quan hệ thân thiết hơn với Mỹ. Mỹ đã nói với Hà Nội nhiều lần về điều này, và tôi nghĩ rằng ngay cả khi ông Trương Tấn Sang đến Mỹ tháng Bảy năm ngoái, Hoa Thịnh Đốn cũng đề cập rằng cách đối xử của Hà Nội với những người bất đồng chính kiến không thuận tiện cho việc nâng tầm quan hệ giữa hai bên thành một quan hệ chiến lược. Tôi tin rằng Hà Nội hiểu rất rõ mình cần phải làm gì. Chúng ta hãy chờ xem.

NV: Có phải ông vừa nói là Việt Nam đang ở thời điểm mà họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một đối tác chiến lược với Hoa Kỳ?

Ông David Brown: Không. Tôi nghĩ rằng Hà Nội đang ở thời điểm mà họ nhận ra được rằng chiến lược mà họ theo đuổi từ trước đến giờ chỉ đưa đến một kết cục là Việt Nam sẽ bị Trung Quốc gặm nhấm dần dần, và họ luôn phải sống trong vòng kiểm tỏa của nước này. Đây là điều không thể chấp nhận được, và nếu đọc lịch sử Việt Nam thì chúng ta hiểu đó cũng từng là điều không thể chấp nhận được trong vòng hai hoặc ba ngàn năm qua. Dĩ nhiên cần phải có những cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp thích hợp. Tôi không có câu trả lời. Tôi không biết những gì đã được thảo luận ở hội nghị Trung Ương, nhưng tôi đoan chắc là đã có một cuộc thảo luận đến nơi đến chốn, và đã có một sự đồng thuận. Tôi nghĩ rằng trong thời gian sắp tới, khi ông Phạm Bình Minh đến Hoa Thịnh Đốn, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn, vì chắc chắn ông Minh sẽ mang đến Hoa Kỳ một thông điệp nào đó.

(còn tiếp)


* Ông David Brown là một nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 35 năm kinh nghiệm, từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau đó, ông phục vụ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại những quốc gia Á Châu khác. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và nay là một chuyên gia quốc tế về Đông Á và năng lượng. Ông David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường trong nửa cuối của thập niên trước, và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình biển Đông và về vấn đề thời sự ở Việt Nam các tờ báo Asia Times, Asia Sentinel, Yale Global, East Asia Forum, China Economic Quarterly và blog Ba Sàm.

Sửa bởi người viết 25/07/2014 lúc 11:50:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 25/07/2014 lúc 11:51:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phỏng vấn David Brown: 'Vận mệnh Việt Nam tùy thuộc quyết định của Hà Nội'

Hà Giang (NV): Nếu chính quyền Việt Nam muốn vấn kế ông về tình hình hiện tại, thì ông sẽ góp ý với họ như thế nào?

Ông David Brown: Những ai thực sự muốn biết ý kiến của tôi đều có thể đọc những bài phân tích tôi đã viết. Tôi không phải là một cố vấn và Việt Nam đã không hỏi tôi. Tôi cố gắng nhận định và mô tả một cách khách quan những gì dường như đang xẩy ra, và hy vọng phân tích của mình giúp cập nhật tin tức cho những độc giả phương Tây thích theo dõi tình hình Đông Nam Á, cũng như giúp cho bạn bè và độc giả của tôi tại Việt Nam hiểu rõ hơn những giới hạn, trong đó có ý kiến của quần chúng và những cam kết (mà Hoa Kỳ) đã có khắp nơi. Dư luận Mỹ cho rằng những nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng ở Trung Đông của Hoa Kỳ là những kinh nghiệm không tích cực, và đây không phải là thời gian thuận tiện cho Hoa Kỳ về mặt đối ngoại dù ở Afghanistan hoặc Iraq. Hoa Thịnh Đốn từng nói sẽ chuyển sự chú ý của họ sang châu Á, nhưng thực tế không cho phép điều ấy xẩy ra.

Một trong những yếu tố mới rất quan trọng và vẫn còn hơi bí ẩn là việc điều chỉnh tư thế của Nhật Bản. Nội các Nhật Bản gần đây vừa đã bỏ phiếu để chuyển chính sách quốc phòng từ tư thế chống lại hành vi xâm lược trực tiếp vào chủ quyền của Nhật trở thành vị trí sẵn sàng để tham gia vào một liên minh phòng thủ. Đây là một thay đổi rất lớn. Nó không chỉ làm cho Trung Quốc tức điên lên, mà còn tác dụng mạnh lên những biến đổi của tình hình trong vùng.

NV: Nhắc đến ý kiến của quần chúng, ông có nghĩ rằng dư luận ở Việt Nam trước khủng hoảng này có tạo được ảnh hưởng lên chính sách với Trung Quốc của chính quyền không? Hỏi một cách khác, người dân Việt Nam có thể mong đợi gì từ nhà cầm quyền Hà Nội?

Ông David Brown: Tôi thấy hiển nhiên là chế độ Hà Nội có để ý và quan tâm đến dư luận. Họ phản ứng trước dư luận, dù đôi khi không phải là những phản ứng thuận lợi. Ăng-ten của họ luôn luôn làm việc và có lẽ họ hiểu khá rõ về tâm trạng của người dân nói chung, không riêng của giới ồn ào trên internet, mà còn của 90% những người dân thầm lặng không vui với những gì đang xẩy ra trên quê hương họ. Khoảng hai năm trước đây, trong một chuyến về Việt Nam, tôi cảm thấy rất phấn khởi, khi lần đầu tiên thấy rằng rất nhiều người Việt Nam, cả thường dân lẫn người trí thức dám nói lên những gì họ nghĩ, không chỉ nói với tôi mà là nói với nhau. Ngày càng có nhiều cuộc tranh luận là phải làm gì trước tình hình đất nước, trong đó có cả sự quản lý làm cho nền kinh tế yếu kém. Mạng lưới internet đã làm cho những cuộc hội luận này dễ dàng hơn, thông tin đi nhanh hơn, rộng hơn, và dư luận đóng vai trò quan trọng hơn. Tôi nghĩ là tình thế này buộc chính quyền phải điều chỉnh sao đó để giữ được một không khí chính trị hài hòa. Tôi chỉ muốn nói thế thôi về đề tài này.

NV: Người ta đã nói đến việc có thể có một Gorbachev của Việt Nam, ông nghĩ sao?

Ông David Brown: Tôi không biết. Khi tôi ở Việt Nam hồi tháng Giêng vừa qua, người ta nói rằng “không trông mong có cuộc cải tổ nào cho đến Đại Hội 12 của đảng.” Ẩn ý có thể là Gorbachev Việt Nam sẽ là thủ tướng kế tiếp. Tôi nghĩ đó cũng chỉ là một suy đoán, tôi chưa thấy dấu hiệu gì rõ ràng về việc này.

NV: Là một người có vợ người Việt Nam, ông nghĩ gì về hoàn cảnh của Việt Nam trong lúc này?

Ông David Brown: Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi kết hôn với nhà tôi. Cả hai chúng tôi đều rất quan tâm đến Việt Nam. Tôi thấy mình gắn bó với Việt Nam như đã gắn bó với gia đình vợ. Vợ tôi cũng làm việc với Việt Nam, và có rất nhiều thân nhân và bạn bè cũng như đồng nghiệp trẻ muốn được bà tư vấn để thành một nhân viên xã hội và một nhà cố vấn tâm lý chuyên nghiệp hơn. Thật ra nhà tôi đóng góp cho Việt Nam nhiều hơn tôi, nhưng cả hai cùng mong mỏi những điều gì tốt nhất cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng vận mệnh của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội trong thời gian sắp tới này, chẳng hạn như cho phép người dân phát biểu chính kiến của họ. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể xẩy ra.

NV: Cảm ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.


* Ông David Brown là một nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 35 năm kinh nghiệm, từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau đó, ông phục vụ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại những quốc gia Á Châu khác. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và nay là một chuyên gia quốc tế về Đông Á và năng lượng. Ông David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường trong nửa cuối của thập niên trước, và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình biển Đông và về vấn đề thời sự ở Việt Nam các tờ báo Asia Times, Asia Sentinel, Yale Global, East Asia Forum, China Economic Quarterly và blog Ba Sàm.

Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.