logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/07/2014 lúc 11:33:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Mùa Thi”, Ca Khúc Cho Đỗ Kim Bảng, Một Chỗ Đứng Riêng, Lẻ.

Mùa hè dù ở quốc gia hay phương trời nào, cũng là mùa đáng ghi nhớ vì đó là mùa nghỉ học của tuổi thơ và, tuổi hoa niên.

Mùa hè đối với tuổi trẻ Việt Nam còn ý nghĩa, rực rỡ hơn nữa, với những chói đỏ từng khoảng trời hoa phượng vỹ, tiếng ve và những trang “Lưu bút ngày xanh”. Đó cũng là mùa của những hứa hẹn gặp lại. Hoặc những chia tay bằn bặt giữa những đôi bạn của sân trường, vì hoàn cảnh riêng, không cho họ một hẹn ước gặp lại nhau. Đó cũng là mùa đáng ghi nhớ nhất của tuổi trẻ Việt Nam, ngay cả với những người không có nhiều mùa hè trong tuổi hoa niên, hay chưa một lần lưu lại bút tích những tình cảm thơ ngây, trong sáng của mình, cho bạn học cùng lớp.

Có lẽ vì thế mà nền tân nhạc 20 năm của miền Nam, đã để lại cho chúng ta nhiều ca khúc mùa hè hân hoan, rộn rã. Điển hình như ca khúc “Hè Về” của cố nhạc sĩ Hùng Lân (1922-1986):

UserPostedImage
Nhạc sĩ Hùng Lân (Hình Nhịp Cầu Thế Giới)

“Trời hồng hồng sáng trong trong ngàn phượng rung nắng ngoài song. Cành mềm mềm gió ru êm lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên. Đàn nhịp nhàng hát vang vang nhạc hòa thơ đón hè sang! Hè về trong khóm trúc mềm đầu hè. Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ hè về gieo ánh tơ! Bâng khuâng nghe nắng đùa mây trắng đàn chim cánh do trời. Phân vân đôi mái chèo lữ thứ thuyền ai biếng đưa. Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc trên đồi. Thanh thanh hương sen nồng ướp gió mát khi chiều rơi. Hè về hè về nắng tung nguồn sống - Khắp nơi Hè về hè về - Tiếng ca nhịp phách lên khơi - Đầu ghềnh suối mát reo vui dào dạt, ngập trời gió mát ven mây phiêu bạt hồn say ý chơi vơi - Ngày xanh thắm nét cười lòng tha thiết yêu đời…) (Theo Wikipedia – Mở).

Hoặc “Khúc Ca Mùa Hè” của cố nhạc sĩ Canh Thân (1920-1975):

“Về đây ta lắng nghe muôn cung đàn
Đường tơ tha thiết vương hương nồng nàn
Về đây nghe bao câu hát du dương mơ màng
Và về đây tắm ánh sáng trăng huy hoàng

“Khúc ca mùa hè
Lắng trong chiều về
Vang trong đêm êm đềm thánh thót
Ngân nga tiếng ai ca
Khúc ca mùa hè…” (01)

Chúng ta cũng có những ca khúc của nhiều nhạc sĩ khác viết về mùa hè. Đó là những mùa hè không đằm thắm. Những mùa hè của “lưu bút ngày xanh” mà Thanh Sơn là nhạc sĩ chuyển tải được tiếng lòng với nhiều game màu khác nhau của tuổi học trò. Ông giống như “sứ giả”, như “phát ngôn nhân” thân thiết, gần gũi nhất của tuổi học trò. (02) Trong số những sáng tác cho mùa hè, cho phượng vĩ của ông, thì ca khúc “Lưu Bút Ngày Xanh” là bài hát ở lại bền lâu nhất trong tâm hồn của những người từng có một thời sân trường, lá biếc – hoặc từng đôi lần được nghe ca khúc này:

“Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái
Đâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
Tiếng cười vạn tình thương*

* *

“Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
Anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng anh đâu
Dòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
Để lại chuyện buồn vui...” (03)

Cũng vẫn là Thanh Sơn, với ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng”: Sự chia tay hay đoạn lìa của tuổi hoa niên trong những mùa hè, không trở lại, hoặc không bao giờ còn có nữa của tuổi trẻ, được ông ghi lại với tất cả xúc cảm giữa sân trường, mùa phượng vĩ, khi ngoái nhìn biệt ly đầu đời:


Từ trái: NS Hoàng Trọng, Duy Trác, Thanh Sơn, Kim Tước, Tuyết Anh, Ánh Tuyết, Mai Hương. (Hình: Cỏ Thơm)

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!

“Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau hết rồi,
giờ như nước trôi qua cầu.

“Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay…” (04)

Tuy nhiên, mùa hè, không chỉ là mùa tạm biệt sân trường, mùa chia tay trong những “lưu bút ngày xanh” mà, mùa hè cũng còn là mùa của các “sĩ-tử” khăn gói đến trường thi. Dù ở cấp độ nào thì một “sĩ tử” khi vượt qua được một kỳ thi để bước lên bậc cao hơn của hành trình học vấn thì, cũng có thể ví như “cá vượt vũ môn”, cơ hội bay nhảy, vươn tới những chân trời học vấn khác.

Nhưng, dường như nền tân nhạc 20 năm của sinh hoạt nghệ thuật miền Nam đã không để lại cho chúng ta, nhiều ca khúc viết về mùa thi!

Mùa mà nỗi âu lo, thấp thỏm không chỉ chất trên đôi vai nhỏ bé của học trò, chúng còn đè nặng lên tâm trí của các bậc phụ huynh nữa. Chúng ta biết, đã có không ít những bậc phụ huynh mất ăn, mất ngủ, thức trắng nhiều đêm, thậm chí theo con đến tận cửa trường thi, để nâng đỡ, khích lệ tinh thần con em trong những giây phút căng thẳng, sau nhiều tháng, năm đèn sách.

Mùa hè, hay mùa thi, do đó là mùa thể hiện cụ thể nhất mối quan tâm, lòng thương yêu đến xót ruột, buốt gan của các bậc phụ huynh, đối với những “sĩ tử” của họ - - Vốn là truyền thống hy sinh đời mình cho sự tiến thân của con cái qua đường học vấn…Nhưng không vì thế mà văn chương, âm nhạc đã cho chúng ta nhiều sáng tác ghi lại hiện tượng đặc thù của những đấng sinh thành Việt. Nếu không muốn nói ngược lại là, quá ít.

Trong số ít ỏi những ca khúc viết về mùa thi thì, sáng tác “Mùa Thi” của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng là ca khúc được biết đến nhiều nhất. Nó gắn liền với mùa thi của các “sĩ tử” vậy.

Họ Đỗ, ở lãnh vực này, hiện ra như người bạn lớn, duy nhất, thấu hiểu, chia sẻ nỗi ưu tư, thấp thỏm của các “sĩ tử”, đời nay!


Du Tử Lê,
________

Chú thích:

(01), (03), (04) Nđd.

(02) Theo Wikipedia - Mở thì, nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng. Tên thật Lê Văn Thiện. Ngoài bút danh Thanh Sơn, ông còn có thêm bút danh Sơn Thảo nữa. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình buồn nói về tuổi học trò đi sâu vào ký ức của học sinh, nhiều thế hệ như “Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh, Nhật Ký Đời Tôi, Trả Lại Thời Gian”... Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam bộ và dòng nhạc bolero. Ông mất ngày 4 tháng 4 – năm 2012 tại Saigon.
phai  
#2 Đã gửi : 26/07/2014 lúc 11:34:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Kim Bảng và, ca khúc “Bước chân chiều chủ nhật”.

Có thể rất nhiều người biết tên nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng. Bởi ngoài một số ca khúc rất nổi tiếng, ông còn là một nhà giáo dạy nhiều trường khác nhau; từ các trường trung học phổ thông, tới Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, là người ít khi nói về mình, nên có dễ ít ai biết rõ tiểu sử của ông.

UserPostedImage
Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng (Hình hopamviet.com)


Trong số những tư liệu được lưu trữ trên Internet thì, tư liệu sau đây, về cuộc đời cũng như sự nghiệp của họ Đỗ, theo chỗ chúng tôi thấy, tương đối đầy đủ hơn cả. Tài liệu vừa kể cho biết:
“Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng gốc Quảng Nam, sinh năm 1932 tại Huế. Ông là bạn đồng khóa với nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương từ trường trung học Khải Định cho đến trường Cao đẳng Sư phạm và Đại học Văn khoa Hà Nội. Ông học đàn với nhạc sĩ Lê Quang Nhạc, học lóm nhạc lý Tây phương với nhạc sĩ Văn Giảng và học thêm cổ nhạc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Những năm học trung học ông tham gia sinh hoạt văn nghệ trong trường và trong Gia đình Phật tử với các bạn như Phạm Mạnh Cương, Hồ Đăng Tín, Hoàng Nguyên, Kiêm Đạt, Diên Nghị, Tạ Ký (thơ), Minh Tuyền (nhiếp ảnh), Lữ Hồ (văn học)…

“Năm 1949, ông sáng tác ca khúc “Mục Kiền Liên” và trình bày trong mùa Vu Lan tại Huế.

“Năm 1951, ông làm bài “Mùa thi ” được ban hợp ca Thăng Long dựng thành nhạc cảnh và trình diễn nhiều nơi ở trong nước.

“Hôm nay mùa thi , bao nhiêu người đi
Xe rộn ràng, lớp ồn ào, niềm vui vấn vương.
Thi ơi là thi, sinh mi làm chi ,
“bay” nghẹn ngào, “bám” ồn ào, buồn vui vì mi”.

“Sau đó được ban Gió Nam của nghệ sĩ Trần Văn Trạch cùng ban Thăng Long trình diễn “Mùa thi” tại Hà Nội năm 1954. Ban Thăng Long đã làm bài hát này nổi tiếng và đưa tên tuổi ông đến giới hâm mộ nhạc VN.

“Năm 1953, ông ra Hà Nội học tại Đại học Văn khoa và Cao đẳng Sư phạm. Trong thời gian này ông học thêm âm nhạc với nhạc sĩ Hùng Lân. Cuối năm 1954, ông di cư vào Saigon.

“Năm 1955, ông tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm, được bộ Giáo dục biệt phái sang bộ Quốc phòng và dạy tại trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt từ 1955 đến 1960. Trong thời gian này ông sáng tác bản “Khúc hát ngày mai” được ban Thăng Long trình bày trên đài phát thanh Saigon và đài Quân đội.

“Năm 1960 về lại bộ Giáo dục ông dạy tại trường Trần Lục rồi Nguyễn Du. Trong năm này ông cho ra đời bài “Mưa đêm ngoại ô” và năm 1963 bài “Bước chân chiều Chủ nhật” do Thanh Thúy hát.

“Năm 1965 ông nhập ngũ khóa 21 trường Võ bị Thủ Đức… Ra trường với cấp bậc chuẩn úy (…) Năm 1969 ông được biệt phái về lại bộ Giáo dục và tiếp tục dạy học cho đến tháng 4-1975. Sau đó, ông đi học tập cải tạo đến năm 1978.

“Năm 1980, ông vượt biên rồi được định cư tại Hoa Kỳ. Ông đi học lại nghề cũ và dạy học ở Boston cho đến 1999 thì về hưu. Trong thời gian ở Mỹ ông phổ nhạc bài thơ “Tháng ba đi hành quân” của Trần Hoài Thư.

“Ngoài những nhạc phẩm nêu trên ông còn những sáng tác khác như : Mưa đêm ngoại ô, Sương đêm, Vòng tay giữ trọn ân tình, Vui dựng gia đình, Xin dìu nhau đến tình yêu.”

(Trích Nguyệt San Việt-Nam, chủ đề “Những Nhạc Sĩ Gốc Huế” (Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia)

Tuy nhiên, nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng không chỉ nổi tiếng với ca khúc “Mùa thi”, một ca khúc hiếm hoi của kho tàng tân nhạc miền Nam 20 năm. Ông cũng không chỉ nổi tiếng với thể loại nhạc đạo, điển hình qua ca khúc “Mục Kiền Liên” mà, ông còn nổi tiếng, đồng thời nhận được sự trân trọng của những người cùng giới, khi ông sáng tác ca khúc “Bước chân chiều chủ nhật” năm 1963.

Ở thời điểm này, dòng tân nhạc miền Nam đang bị quá tải bởi những hình ảnh “anh anh / em em”sướt mướt, ủy mị… Hoặc bị “hội chứng mùa thu” vì, nhạc sĩ nào, dù lớn hay bé, chí ít cũng có dăm ba ca khúc viết về mùa thu… Mặc dù miền Nam về phương diện khí hậu, thời tiết, mỗi năm chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mưa. Khí hậu hay thời tiết miền Nam, không giống miền Bắc. Mùa thu hay mùa đông, nếu có chỉ thoảng qua trong tưởng tượng, trong hư cấu của rất nhiều nhạc sĩ mượn mùa thu, để “biểu dương” tính lãng mạn cao độ của mình?!.

Đỗ Kim Bảng thì không. Tuyệt nhiên ông không cố tình ôm lấy hay “thét gào mùa thu”. Ngược lại, ông để lại cho đời “Bước chân chiều chủ nhật” - - Một ca khúc mà, giai điệu mới lạ ông đem đến cho nó, khiến tự thân nó bật sáng. Chói lọi. Một cõi. Ngay ca từ của ca khúc này, người ta cũng không tìm thấy một nhân xưng đại danh tự “anh anh / em em” nào. Ngoài một chữ “tôi”, nhân xưng đại danh tự ngôi số ít, mở đầu phân khúc cuối: “Tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật”.
UserPostedImage
Bìa nhạc Bước chân chiều chủ nhật (Hình Hồ Đình Vũ)

Cách khác, với tôi, ngọn hải đăng soi suốt dòng chảy ca từ của “Bước chân chiều chủ nhật” chính là “những bước chân” và “những chiều chủ nhật” nào đó, của một Saigon, xưa, cũ:


“Ðêm vẫn chưa buông nhưng chiều dần tàn
Mây tím giăng ngang trên trời Sài Gòn
Phố phường chìm trong tiếng đời nỉ non
Lòng ai như vấn vương, ai về chan chứa tình thương

“Ôi tiếng chân đi trong chiều chủ nhật
Nghe quá bâng khuâng nghe sao rời rạc
Như từng hạt mưa rớt đều mái hiên
Nhịp chân vương bóng đêm, khuất dần cuối đường phố yên

“Bước chân khoắc khoải đi khi ngày vui vừa hết,
thôi luyến lưu mà chi
Bước chân nhuốm hoàng hôn
bước chân đếm chờ mong
đếm bao nỗi buồn niềm thương

“Tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật
Nghe tiếng chân vang lên từng điệu nhạc
Ðể lòng nhẹ ru với thành phố im
Vì ngày mai nắng lên, phố phường xóa nhòa bước êm”

(Trọn bài)

Với tôi, khi ông viết “Bước chân nhuốm hoàng hôn” rồi “bước chân đếm chờ mong / đếm bao nỗi buồn niềm thương” thì hai động từ “nhuốm” và “đếm”khá hiếm thấy trong ca từ nhạc Việt. Nhất là động từ “nhuốm” trong câu “bước chân nhuốm hoàng hôn”. Ngay với các thi sĩ của chúng ta, chẳng phải ai cũng có thể sử dụng động từ này đúng chỗ và đẹp đến như thế.

Để kết luận bài viết ngắn này, tôi muốn nói, số ca khúc họ Đỗ để lại cho đời sau, không nhiều. Nhưng chỉ với một “Bước chân chiều chủ nhật” không thôi, Đỗ Kim Bảng cũng đã xứng đáng để chúng ta nhớ tới ông, như một điểm son của lịch sử tân nhạc miền Nam, 20 năm vậy.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, July 2014)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.