logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 06:33:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hơn 60 đảng viên CSVN kỳ cựu đòi dân chủ, kiện Trung Quốc


HÀ NỘI (NV) .- Hàng chục đảng viên kỳ cựu và từng có chức vụ cao trong đảng CSVN vừa gửi thư ngỏ tập thể kêu gọi đảng này từ bỏ đường lối sai lầm và kiện Trung Quốc.

UserPostedImage
Đại biểu tham dự cuộc họp đại hội đảng CSVN hồi Tháng Giêng 2011 giơ cao thẻ đảng trong một lần biểu quyết. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Ký tên trên bức thư ngỏ gồm 61 người, trong đó có những đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Trung, Huỳnh Kim Báu, Nguyên Ngọc, Hạ Đình Nguyên, Kha Lương Ngãi, Tô Nhuận Vỹ, Lữ Phương, Nguyễn Thị Kim Chi, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Phạm Chi Lan...

Bức thư ngỏ mở đầu rằng “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.”

Bức thư khuyến cáo chủ trương của những kẻ cầm đầu đảng độc tài, lèo lái đất nước bám theo Trung quốc nên đã bị Trung Quốc “mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc”. Hệ quả là “Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.”

Hành động rõ nhất và nổi bật nhất gần đây nhất là việc Trung Quốc leo thang, muốn bá chiếm Biển Đông trong khi bề ngoài vẫn hô hò hữu nghị “4 tốt, 16 chữ vàng” cũng như “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa”.

Càng ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, bức thư ngỏ tập thể nói trên cáo buộc “thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ. Tiến đến thực trạng đau lòng này “phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua”.

Chính vì vậy, bức thư ngỏ của 61 đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN kêu gọi “Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”

Để có thể đoàn kết toàn dân đối phó với hiểm họa phương bắc, bức thư ngỏ đề nghị “Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.”

Bức thư kêu gọi những kẻ cầm đầu đảng CSVN “từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng” hầu “thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc” mà có như vậy mới “có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống”. Cần phải loại bỏ chính sách “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” bởi vì như vậy là “tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế”.

Bức thư kêu gọi “Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.”

Trước đây, từng có những bức thư ngỏ kêu gọi đảng CSVN thay đổi, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không tưởng có rất nhiều đảng viên CSVN ký tên kêu gọi kèm theo cả những người không ở trong đảng. Bức thư vừa được phổ biến trên một số mạng xã hội kêu gọi đảng CSVN từ bỏ chủ thuyết sai lầm và thúc hối kiện Trung Quốc chỉ xưng tên 61 đảng viên.
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 28/07/2014 lúc 06:38:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 28/07/2014 lúc 06:37:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
61 đảng viên kiến nghị bỏ đường lối chính trị sai lầm
VRNs (29.07.2014) – Sài Gòn - Chú Tễu viết: “Ngày 28.07.2014, 61 đảng viên lão thành, đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư yêu cầu Đảng: 1- Bạch hóa Hội nghị Thành Đô và các quan hệ với Trung Cộng. 2- Từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”.

UserPostedImage
Thư ngỏ được gởi đến Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn mở đầu:

“Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ”.

61 vị đảng viên cộng sản lão thành cho rằng để tình trạng này xảy ra là do lỗi của toàn đảng CSVN, mà đứng đầu là Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị.

Từ đó, các vị viết Thư Ngỏ đưa ra kiến nghị:

“Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước”.

Nội dung này được các cụ yêu cầu phải đưa vào trong các thảo luận trong giái đoạn chuẩn bị đại hội đảng CSVN lần thứ 12 đang được tiến hành.

Để thực hiện căn bản và lâu dài đề nghị trên, 61 vị đưa ra những việc làm cụ thể, yêu cầu nhà chức trách phải thực hiện:

“Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình”.

Kiến nghị thứ hai, 61 vị bô lão yêu cầu bạch hóa thỏa hiệp Thành Đô năm 1990.

“Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v… “

Những việc cụ thể phải làm ở kiến nghị thứ hai này là kiện cộng sản Hoa Lục ra tòa án quốc tế, chủ động giải quyết tranh chấp với các nước cùng có quyền lợi trên Biển Đông thuộc khối Đông Nam Á, cùng với các nước này chống lại mọi hành động bành trướng, muốn độc chiếm vùng biển của Hoa Lục, phải liên kết quân sự với các nước lớn để được bảo vệ.

Đứng đầu danh sách 61 vị là các ông Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.

Trong danh sách có nhiều tướng lãnh, cấp tá của quân đôi. Được biết, những vị này vẫn đang ảnh hưởng trên Ban lãnh đạo ngành quốc phòng hiện nay. Ngoài ra còn có một cựu cán bộ thuộc Bộ công an, nhiều nhà trí thức, nhà báo. Trong danh sách không thấy tên những người đang đấu tranh cho dân chủ.

Đảng viên kỳ cựu nhất được kết nạp năm 1939, đảng viên mới nhất kết nạp năm 1991 đã cùng ký Thư Ngỏ này.

PV. VRNs
xuong  
#3 Đã gửi : 29/07/2014 lúc 08:10:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhiều đảng viên kỳ cựu kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa xã hội

UserPostedImage
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt. REUTERS

Trong một bức thư gởi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ngày 28/07/2014, nhiều đảng viên kỳ cựu, đứng đầu là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam từ bỏ « đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội » để chuyển sang « đường lối dân tộc và dân chủ ».
Các tác giả của bức thư ghi nhận rằng, « từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc ».

Theo họ, chính đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã « tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh ».

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt Việt Nam vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Các tác giả bức thư ghi nhận rằng sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.

Trước thực trạng đó, những người ký tên vào bức thư, những đảng viên « trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng », kêu gọi Đảng từ bỏ « đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ », chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ « một cách kiên quyết nhưng ôn hòa ».

Họ cũng kêu gọi lãnh đạo Đảng và Nhà nước « thống nhất nhận định » về mưu đồ và hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, từ bỏ những nhận thức « mơ hồ, ảo tưởng », có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đặc biệt, những người ký tên vào bức thư yêu cầu Đảng phải công bố những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…

Họ cũng kêu gọi gọi các lãnh đạo Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế « nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa » của Việt Nam, đồng thời củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven Biển Đông, trong cuộc đấu tranh chống « mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình ».
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 29/07/2014 lúc 08:20:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên

UserPostedImage
Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản VN ( từ phải ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng). AFP
Bức thư ngỏ gửi cho Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, do 61 đảng viên được nhiều người biết đến ký tên vào ngày 28 tháng 7 vừa qua.

Những điểm đáng chú ý của bức thư ngỏ là gì?

Cơ hội không thể bỏ lỡ!
Nội dung thư ngỏ thừa nhận sai lầm về đường lối của đảng cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian mấy mươi năm qua dẫn đến tình trạng đất nước bị cho là khủng hoảng toàn diện và ngày càng tụt hậu.

Những đảng viên ký tên thừa nhận phần trách nhiệm của họ trước dân tộc về những sai lầm đó.Và nay trước tình thế mới khi mà Trung Quốc đã bộc lộ dã tâm muốn Việt Nam phụ thuộc nhằm phục vụ lợi ích của Bắc Kinh, những người từng gia nhập đảng cộng sản ngay những năm tháng đầu như cụ thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hay những người gia nhập vào những thập niên 80, 90 đưa ra một số yêu cầu.

Đó là đảng cộng sản Việt Nam phải ‘tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa’.

Theo những đảng viên ký tên thì ‘việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của Việt Nam’

Theo họ thì ‘Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi!’, ‘Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!’


Tình thế cấp bách
Nữ nghệ sĩ Kim Chi, một trong 61 người ký tên, cho biết ý kiến về biện pháp phải kiện Trung Quốc đối với những hành vi xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam:

Tôi nghĩ hơn lúc nào hết, chính quyền Việt Nam phải làm ngay, làm gấp việc kiện Trung Quốc ra quốc tế vì không thì không còn kịp nữa.

Chúng tôi nghĩ nếu cứ giữ thể chế độc đảng này và cứ khư khư giữ lấy ’16 chữ vàng, 4 tốt’ với anh bạn ‘ rất là tệ hại’ này thì tôi thấy rất nguy cho đất nước!

Một đảng viên kỳ cựu khác có tên trong danh sách những người ký vào thư ngỏ, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt, trình bày về tình thế cấp bách của đất nước Việt Nam hiện nay như sau:

Theo tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của đất nước hiện nay là con đường phục hưng, phát triển Việt Nam để có thể tạo ra được một sức mạnh nội lực vừa diên vừa hồng- diên là trường cửu, lần ài, bền vững và hồng là lớn lao. Phải có sức mạnh nội lực của Việt Nam vừa bền vững, vừa lớn lao thì mới có thể tạo ra được hạnh phúc cho ngót 100 triệu con dân!

Từ vấn đề ấy, đối chiếu lại thì có chuyện gì? Có chuyện: con đường, đường lối, quan điểm, và thực tiễn để phát triển đất nước Việt Nam của Đảng Cộng sản ( thực ra không phải của Đảng mà là của Ban lãnh đạo, các ban lãnh đạo của đảng vì họ gạt toàn đảng ra rìa rồi, coi đám này là không đáng kể, thứ yếu), đó là việc cần phải làm. Đường lối mà lâu nay ban lãnh đạo, các ban lãnh đạo áp đặt cho đất nước là sai lầm, đi vào ngõ cụt.

Năm mươi năm không vực dậy được một dân tộc vốn có văn hiến, vốn có truyền thống, vốn có tố chất con người tốt đẹp, vốn có tài nguyên phong phú, và vốn có khả năng đoàn kết quốc tế để tiếp dẫn sức mạnh thời đại tạo ra sức mạnh của chính mình. Điều đó không làm được!
Lý do chần chừ

Chừng một tháng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan khủng Hải dương Thạch Du 981 vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời báo chí quốc tế lúc có mặt tại Philippines để thăm nước này và dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới có đề cập đến khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về hành động như thế; tuy nhiên đến nay Hà Nội vẫn chưa có động thái gì khiến thư ngỏ của các đảng viên phải thúc giục xem đó là việc làm cần thiết và cấp bách.

Vì sao Hà Nội lại chần chừ?

Nữ nghệ sĩ Kim Chi có lý giải:

Theo ý tôi nghĩ vì họ sợ. Cái sợ đầu tiên hết là quyền lợi của họ. Bởi vì họ có những ‘liên danh, liên kết’ với nhau kiểu gì đó rồi, ‘há miệng mắc quai’ nên giờ cứ chịu ngúc ngoắc như thế thôi!

Đây là nỗi đau của toàn dân. Hiện nay ai người ta cũng biết, ngay cả người chạy xe ôm hay người bán rau người ta đứng ngoài đường cũng là lên ‘sắp mất nước đến nơi’; thế nhưng những người lãnh đạo cứ im lặng thì theo tôi chỉ có nỗi sợ hãi và đã có cái gì với nhau rồi trước đó nên bây giờ không thể nói ra được. Tất cả chúng tôi, những người tham gia ký tên đòi sự thay đổi, đều nghĩ phải có động thái mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

Ông Nguyễn Khắc Mai cũng nêu ra những lý do mà Hà Nội đến nay vẫn chưa chủ động đưa Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về những vi phạm luật pháp quốc tế của họ tại vùng biển Việt Nam:

Sở dĩ có sự chậm chạp vì người ta đang đánh tráo khái niệm để lừa nhân dân, và người ta tin rằng việc đánh tráo khái niệm đó là đúng. Sự sai lầm là cứ duy trì mãi chủ nghĩa Mác- Lê Nin mà thật ra không Mác mà cũng không Lê Nin, mà là một thứ hổ lốn

Thứ hai nữa vì sao họ không thức tỉnh là vì quyền lợi của họ hiện nay đang gắn liền với một chế độ toàn trị để có thể lợi dụng và kiếm chác, giàu có lên trong tình trạng lạc hậu của đất nước. Vì thế họ không muốn đổi mới và nếu ai tha thiết nói đến sửa đổi thì họ gán cho là thoái hóa chính trị…

Theo những người như nghệ sĩ Kim Chi và ông Nguyễn Khắc Mai thì người dân trong nước nay đều thấy vấn đề và nguyện vọng của họ là nhà cầm quyền cần phải dứt khoát với phía Trung Quốc để có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Trong thư ngỏ vừa nêu, những người ký tên nói rằng tâm nguyện của họ là vì nước, vì dân khi vào đảng. Trong những năm gần đây, khi thấy đảng không còn vì nước, vì dân một số đảng viên công khai lên tiếng từ bỏ đảng cộng sản như trường hợp ông Lê Hiếu Đằng và một số đảng viên trẻ sau này như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên…
Theo RFA

Sửa bởi người viết 29/07/2014 lúc 08:21:00(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#5 Đã gửi : 29/07/2014 lúc 06:51:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những người cộng sản muốn cải tổ
UserPostedImage
Trang thứ nhất bản kiến nghị do 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc, hôm 28/7/2014.
Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.

Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái
Kính Hòa: Thưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)?

GS Tương Lai: Về khả năng lắng nghe thì chúng tôi còn đang chờ đợi. Nhưng khi mà gửi bức thư này đến BCHTƯ và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, thì chúng tôi, một nhóm những người đảng viên của đảng, những người cho đến hiện nay vẫn đứng trong đội ngũ của đảng, chúng tôi muốn biểu tỏ thái độ của chúng tôi vì lý do gì cho đến giờ phút này, chúng tôi vẫn đứng trong đảng, trong lúc có một số người hô hào ra khỏi đảng.

Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối lý luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới một suy thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhân danh ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Và chính sự phụ thuộc đó đã làm cho uy tín của đảng càng ngày càng giảm sút, mất niềm tin trầm trọng trong đảng viên và trong nhân dân. Cái việc đảng mất uy tín trầm trọng đó có trách nhiệm của tất cả các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có chúng tôi. Nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về bộ phận lãnh đạo là Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương.
này nhân việc BCHTƯ sắp họp một hội nghị, mà chuyên đề theo chúng tôi biết là bàn về biển Đông, bàn về kiện Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ đây là thời cơ chúng tôi đưa ra bức thư ngỏ này, đưa ra lời kêu gọi. Vì tôi cho rằng đây là cái thời điểm rất quyết định.

Trong dịp này chúng tôi muốn Đảng cộng sản Việt Nam, mà trước hết là BCHTƯ, cơ quan cao nhất của đảng, phải có sự chuyển biến mạnh mẽ để lấy lại niềm tin của dân. Mà muốn lấy lại niềm tin của dân khi mà uy tín đã xuống tận đáy rồi thì không có gì khác là giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ. Muốn giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ thì phải đi với dân, giải phóng dân, không đặt cái ách cai trị theo chế độ toàn trị phản dân chủ của một đảng cầm quyền nhân danh ý thức hệ cộng sản, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nhưng mà lại thực hiện một chế đọ chuyên chế nặng nề đè nặng lên đời sống của nhân dân.

Kính Hòa: Giáo sư vừa nói đến vấn đề ý thức hệ. Nếu nhớ không lầm thì trước đây Giáo sư cũng chính là người đòi hỏi đổi tên đảng Cộng sản thành đảng Lao động. Vậy thì có phải lần này mà ý thức hệ bị thách thức cao nhất kể từ khi có những bảng kiến nghị phải không ạ?

GS Tương Lai: Tôi cũng không biết có phải là lần này là lần thách thức cao nhất. Vấn đề này tôi sẽ suy nghĩ thêm.

Năm 1951 khi đổi tên Đảng cộng sản Đông dương sang Đảng cộng sản Việt Nam, sang Đảng Lao động Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên phải là đảng của dân tộc.

Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cho bảng Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh dẫn ra các câu nói bất hủ trong bảng Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp.

Bây giờ trở lại với cái tên, nước là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đảng là đảng Lao động Việt Nam thì cái Đảng hiện nay mới có cơ may lấy lại được uy tín, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dân. Tôi thấy là cũng có nhiều người đề cập đến vấn đề này. Thậm chí cái hồi thảo luận về Hiến pháp cũng có đề nghị thay đổi tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa thay cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.