logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/08/2014 lúc 07:41:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Công an dùng loa yêu cầu dân không tụ tập để phản đối Trung Quốc gần Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm 18/5/2014. AFP

Sự kiện được giới bloggers quan tâm nhiều trong tuần qua là cuộc hội thảo do Đại sứ quán Úc tổ chức tại Hà Nội mang chủ đề Truyền thông phi nhà nước. Sự quan tâm này rất là dễ hiểu vì chính họ, những bloggers đã và đang làm nên nền truyền thông phi nhà nước đó, một bậc thềm để đi đến một nền báo chí tự do. Một trong những khách mời của buổi hội thảo là chị Như Quỳnh, được biết đến nhiều hơn với tên gọi blogger Mẹ Nấm, nói rằng:

Bloggers đóng một vai trò quan trọng vì họ khuyến khích sự tự do bày tỏ quan điểm với cách đưa tin không bị kiểm soát. Nhất là đối với các blogger công khai danh tính thì họ cũng ngang bằng với các phóng viên khi họ chịu trách nhiệm về việc đưa tin trên blog. Chính sự xuất hiện của các trang mạng, của giới bloggers, truyền thông phi nhà nước cần được xem xét như là một vấn đề nghiêm túc, nó tạo ra xu hướng tự do thông tin, buộc nhà nước phải thừa nhận, đó là điều kiện tiên quyết để cho người Việt Nam thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến của mình.

Nhưng nhà nước Việt Nam chưa công nhận chuyện đó. Nhiều bloggers trong đó có Mẹ Nấm bị giữ lại không cho đi Hà Nội tham dự.
Sự cất lên tiếng nói còn bao gồm cả những phản biện của giới trí thức trong những vấn đề kinh tế xã hội. Cách đây vài năm một tổ chức độc lập có tham vọng làm tư vấn cho nhà nước của một nhóm trí thức, chuyên gia là IDS đã phải đóng cửa vì một nghị định mang số hiệu 97 của Thủ tướng chính phủ qui định rằng các phản biện phải được nhà nước kiểm soát. Nhân phát biểu trong tuần qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cao vai trò phản biện của trí thức, blogger Quê Choa châm biếm:

Nếu bây giờ Thủ tướng kêu gọi giới trí thức phản biện và chính phủ lắng nghe thì nghị định 97 có còn hiệu lực nữa không? Chính phủ có công khai bãi bỏ kỉ luật cho tiến sĩ Nguyễn Quang A hay không?

Nếu nghị định 97 còn được duy trì thì lời nói của Thủ tướng chỉ là mua vui mà thôi.

Trong khi đó dường như đảng cộng sản Việt Nam cũng tích cực mở rộng sự kiểm soát của mình với sự xuất hiện các bloggers ủng hộ đảng, cũng thường được nhiều người gọi bằng tên bloggers dư luận viên. Điều này làm hình thành một bộ phận truyền thông nhà nước trên không gian mạng. Nhà báo Đoan Trang viết trong bài Sự kiểm duyệt truyền thông ở Việt Nam rằng:

Không chỉ có các nhà báo và blogger mà ngay cả các tờ báo (chính thống) như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, và tờ Một Thế Giới vừa nổi lên gần đây cũng là đích tấn công của dư luận viên. Dư luận viên lên án họ "đưa tin sai sự thật", "bôi nhọ hình ảnh đảng và nhà nước", thậm chí khép họ vào tội "phản quốc". Rất nhiều khi, dư luận viên còn đi xa hơn, thông qua việc xâm phạm quyền riêng tư và tung tin bịa đặt về "địch", tức là blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến.
UserPostedImage
Một cửa hàng bán những sản phẩm tuyên truyền cho ĐCS và CNXH ở Hà Nội. AFP photo
Đây là một cuộc bút chiến khá đặc biệt, vì không phải các trang blog ủng hộ đảng cộng sản đó trình bày bài viết của họ trên các báo chính thống, có thể gọi họ là Nhà nước phi chính thống.

Trong cuộc chiến truyền thông Phi nhà nước và Nhà nước phi chính thống đó, nhà văn Nguyên Ngọc, một đảng viên cộng sản, sau khi tổ chức cuộc hội thảo về Phan Chu Trinh và tư tưởng của ông, bị một trang blog Nhà nước phi chính thống như vậy cho rằng ông là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị mà nhà nước Việt nam xem là khủng bố. Đáp trả, trang Dân luận viết:

Một hội thảo bàn về tư tưởng khai dân trí và đấu tranh bất bạo động của Phan Chu Trinh cũng bị coi là "kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại" thì không còn gì để nói.

Nhận xét về tình trạng tự do ngôn luận hiện nay, và suy nghĩ về những hành động cần làm cho tự do ngôn luận, một blogger phi nhà nước là Bác sĩ Phạm Hồng Sơn viết "Muốn lớn khôn, con người không thể không học nói. Hãy nói lên đi!

Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này."

Chủ nghĩa xã hội
Sự kiện thứ hai trong tuần qua được giới bloggers cùng công luận mạng chú ý là việc 61 đảng viên cộng sản kêu gọi Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt nam cùng toàn thể đảng viên từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và phải bạch hóa những thỏa thuận giữa Việt nam và Trung Quốc ở Thành Đô hồi năm 1991.

Giáo sư Tương Lai, một trong 61 vị đảng viên đó nói:

Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối lý luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới một suy thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhân danh ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc.

Câu chuyện ý thức hệ này một lần nữa được xới lên. Blogger Trần Kỳ Trung, một cựu chiến binh phía miền Bắc Việt nam viết:

Rất mong đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam mạnh dạn “ thoát Trung” thay đổi thể chế, không áp đặt, lệ thuộc vào chủ nghĩa Mác -Lê Nin đã lạc hậu, không phù hợp với quy luật lịch sử, sửa đổi hiến pháp… đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ thực sự. Từ đó liên minh với các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Đây là lời trong bài viết mới nhất của Blogger này mang tựa đề Tại sao tôi thích người Mỹ.

Như tiếp lời với blogger Trần Kỳ Trung, cây bút Thiện Tùng viết trên trang Bauxite Vietnam:

Ước gì Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh dạn hơn, rộng lượng hơn, đặt lợi ích Tổ quốc và Dân tộc trên lợi ích của Đảng thì dễ biết mấy.

Nan đề Lợi ích dân tộc, lợi ích đảng cũng được blogger Nguyễn Lân Thắng bộc lộ trong bài viết dạng lá thư mai sau cho con gái của anh:

Cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ.

Trở lại câu chuyện bức thư gửi đảng cộng sản Việt nam của 61 đảng viên, Giáo sư Tương lai nói rằng ông và các đồng sự của ông muốn rằng đảng cộng sản quay về với Nhân dân chứ đừng thực thi một chế độ toàn trị phản dân chủ nữa.

Nhận xét về chế độ toàn trị hiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng chính sự sợ hãi không nắm được quyền lực mà đảng cộng sản đã ngăn cấm những bloggers đến dự cuộc hội thảo truyền thông phi nhà nước trong tuần qua.

Và blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết về sự sợ hãi đó:
Nhìn chung lại, đảng và chính quyền luôn luôn trong tâm trạng cảnh giác cao độ trước mọi người dân, luôn luôn e ngại bất cứ chuyện tốt đẹp nào cũng có thể bị công dân lợi dụng để chống phá lại mình. Vì vậy mà có hẳn một điều luật, điều 258, trừng trị những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ gây tổn hại đến các cá nhân và tổ chức (chỉ cá nhân và tổ chức thuộc đảng và chính quyền mà thôi).


Mọi hành vi, mọi hoạt động của công dân vì thế phải được rình ngó, theo dõi, giám sát chặt chẽ, thậm chí phải giám sát ngay cả suy nghĩ trong đầu họ để xem họ có động cơ lợi dụng hay không để kịp thời ngăn chặn, trấn áp hoặc bắt bớ.

Tự do ngôn luận là một bộ phận của xã hội tự do chứ không phải là xã hội toàn trị. Tuy nhiên theo giáo sư Tương Lai cho rằng xã hội toàn trị hiện nay tại Việt nam lại nhân danh những điều mơ tưởng tốt đẹp mang tên là Chủ nghĩa xã hội.

Sự nhân danh này cũng được nhà văn Phạm Thành, thường được biết với tên gọi blogger Bà Đầm Xòe, nêu lên trong tác phẩm văn học của ông mang Cò Hồn xã nghĩa. Trong tuần qua ông nói với Đài Á châu tự do về sự nhân danh xã hội chủ nghĩa ấy:

“Cò hồn xã nghĩa, thì Xã nghĩa đương nhiên là xã hội chủ nghĩa rồi còn “cò hồn” thì ám chỉ con cò hồn ở Việt Nam mình bây giờ có hai thứ đấy là một con cò người ta dùng làm cò mồi để bẫy những con cò khác. Con cò mồi này bị chọc mù mắt được mang ra bờ ruộng để các con cò khác thấy có một con cò đang ở đây thì sà xuống và sụp bẫy.

Tư tưởng của nó là Chủ nghĩa xã hội với hai khẩu hiệu lớn “Dân chủ triệu lần hơn” và “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đảng cộng sản lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao theo và cuối cùng sập bẫy cộng sản. Thân phận nhân dân cũng như những con cò vậy thôi.”

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng đưa ra sự mượn danh ấy dưới dạng một phản đề thú vị khi ông nhận xét về những tội danh bắt đầu bằng từ Lợi Dụng của nước CHXHCNVN:

Nhưng có khi nào đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa tỉnh tâm ngồi nghĩ đến cái vế ngược lại: Lợi dụng chủ nghĩa xã hội để chống phá dân tộc và đất nước?

Sự tĩnh tâm mà blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu ra đó phải chăng cũng là lời kêu gọi của 61 đảng viên dành cho đảng của mình?
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.