logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/08/2014 lúc 06:47:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gài Số


Gài số là việc đưa sức quay của máy xuống bánh xe, làm xe lăn bánh, chuyển động, việc mà hôm Thứ Sáu 15 tháng Tám, đại tướng Tổng Tham Mưu trưởng Hoa Kỳ Martin E. Dempsey đến Việt Nam để thực hiện. Nhưng chiếc quân xa người Mỹ bỏ lại chiến trường Việt Nam từ năm 1973 trong lúc họ hối hả cuốn gói hồi hương có còn nổ máy, lăn bánh được nữa hay không, lại là một câu hỏi khó trả lời.

Tốt nghiệp võ bị năm 1974, thiếu úy kỵ binh Dempsey không kịp tham dự giai đoạn cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, giai đoạn quân đội Hoa Kỳ hối hả rời bỏ chiến trường, lên máy bay hồi hương dưới sự bảo vệ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Năm nay -40 năm sau ngày quân Mỹ tháo chạy- Dempsey trở lại Việt Nam để tiếp tục cuộc trợ chiến bỏ dở; lần này ông tìm cách trang bị để giúp coast guards Việt Cộng đủ khả năng chống trả một lực lượng hải quân Trung Cộng vô cùng hùng mạnh, không chỉ mạnh do tầu nhiều, súng lớn, mà còn mạnh do bắt cóc được những nhân vật lãnh đạo chính trị, quân sự của Việt Cộng.


Theo DoD News (Department of Defense News-bản tin của bộ quốc phòng Mỹ) thì đề án công tác của tướng Dempsey là gây dựng tín nhiệm và tin tưởng; người ký giả viết bản tin này, ông Jim Garamone, không nói rõ là gây tín nhiệm và tin tưởng cho ai. Có thể ông ta cũng không biết Dempsey cần làm cho những ai tin tưởng và tín nhiệm Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau 4 ngày công tác tại Việt Nam, nhiều dấu hiệu cho thấy tướng Dempsey đã được người Việt Nam tín nhiệm, và mong mỏi điều ông vận động -hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam- được thực hiện; nhưng đối tượng ông cần thuyết phục không phải là toàn dân Việt Nam, mà là vài chục ông Việt Cộng.

Dempsey có gặp ngoại giao thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, nhưng viên chức đối tác, trực tiếp làm việc với ông chỉ là thượng tướng Việt Cộng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu trưởng quân đội -nhân vật số 3 trong hệ thống quân sự của Việt Cộng.

Không được đối thoại trực tiếp với những giới chức cao hơn trong hệ thống quyền lực Việt Cộng, nhưng công điệp ông chuyên chở đến Việt Nam vẫn được cả thế giới quan tâm, nhất là những quốc gia trực tiếp liên hệ đến tình hình Biển Đông -Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Úc, Phi Luật Tân ... .

Tháp tùng Dempsey trong chuyến một tướng lãnh Mỹ trở lại Việt Nam còn có ký giả Tom Vanden Brook của tờ USA Today, tờ báo đủ lớn để giúp ông chuyển đạt vấn đề rộng khắp trên truyền thông thế giới.
Bức thông điệp ông Dempsey chuyên chở là Hoa Kỳ thật sự muốn tái lập thăng bằng quân sự tại Á Châu Thái Bình Dương; họ sẵn sàng đầu tư cả ảnh hưởng lẫn thể lực vào Đông Nam Á, mặc dù họ vẫn chưa thật sự rút được chân ra khỏi 2 chiến trường Iraq và A Phú Hãn, trong lúc Ukraine cũng tin cậy dựa vào họ.

Yếu tố cho phép Hoa Kỳ -qua chuyến đi của tướng Dempsey- mở rộng thêm vai trò “anh Tám quốc tế” của Mỹ là, mặc dù còn phải bận tâm, phải gánh vác trách nhiệm tại nhiều điểm nóng trên khắp thế giới, nhưng Hoa Kỳ không trực tiếp nhúng tay vào bất cứ một điểm nào nữa cả -việc họ thảnh thơi giải cứu 30,000 thường dân Yazidis trên núi Sinjar, mà không tốn giọt máu Mỹ nào cả, là một điển hình.

Tướng lãnh Mỹ hãnh diện nói họ trực tiếp tham chiến, đánh tan chủ lực của quân ISIS, nhưng vẫn để quân đội Kurd và quân đội Iraq tự đảm nhận trọng trách tái chiếm lãnh thổ; chứ họ không để một người lính Mỹ nào chạm gót giầy xuống mặt đất Iraq.

Đánh tan quân ISIS, phi công Mỹ trở về đáp xuống hàng không mẫu hạm HW Bush, không bận tâm phòng thủ sân bay như trước kia.

Tư thế ung dung, chủ động này của Hoa Kỳ tạo ra câu nói bỡn cợt của tướng Dempsey, khi ông thoải mái bảo tướng Tỵ, “4 năm quân trường, 4 năm đầu tiên trong đời lính của tôi, tôi được huấn luyện để tác chiến chống lại ông; vậy mà giờ này tôi đến Việt Nam để cùng với ông xây dựng một tình tương lân đặt căn bản trên quyền lợi chung của hai nước chúng ta.”

Bản tin quốc phòng của Mỹ ca tụng nhận xét của Dempsey là đúng; Garamone viết, “Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ vạch rõ, vị trí địa dư chiến lược của Việt Nam -nằm giáp ranh với Trung Quốc, và chiếm trọn chiều dài của Biển Đông- khiến Việt Nam trở thành quân cờ quan trọng nhất tạo thăng bằng quyền lực quân sự địa phương. Việt Cộng nghiêng về phía Trung Cộng? Tình hình Á Châu-Thái Bình Dương sẽ chỉ tạm yên -như hiện đang tạm yên- trên mũi súng, trên nhu cầu tái võ trang của Nhật, và nhu cầu được Mỹ bảo vệ của Phi Luật Tân.

Dempsey khẳng định, “Việt Nam có nhiều ảnh hưởng trên biển Biển Đông, và mọi diễn biến xẩy ra trên mặt biển này, tạo ảnh hưởng rõ rệt hơn tại bất cứ quốc gia nào khác.” Cũng nhận định này, được Trung Cộng hiểu là “ngày nào chưa bắt được Việt Cộng nuốt chửng 16 chữ vàng, ngày đó Nam Hải còn nổi sóng.”

Dempsey dụ dỗ Việt Cộng bằng chương trình bồi thường tổn thất khai quang, và chương trình gỡ những trái bom thúi, những quả mìn đã mục thành bùn từ 40 năm nay; để che dấu tính mua ảnh hưởng một chiều, ông cũng đòi Việt Cộng tìm trả cho Mỹ những lóng xương của quân nhân Mỹ tử trận nửa thế kỷ trước. Ông nói, "Hai quốc gia chúng ta có bổn phận kiện toàn những công tác này."

Kiện toàn bằng cách Mỹ phát cho Việt Cộng vài tỉ mỹ kim, không đồng nào đến tay nạn nhân thuốc khai quang, để đánh đổi lấy việc Việt Cộng chấp thuận để Mỹ đưa vào hàng ngũ hải quân Việt Cộng một số chiến hạm không lớn hơn, nhưng tối tân hơn chiến hạm Trung Cộng.

Rất nghiêm chỉnh, Dempsey tiếp tục ca ngợi cái “nửa sự thật” mà ông đến Việt Nam để nói, “chúng ta đang vượt qua cuộc chiến tranh ngày xưa để tiến tới một giao tình mới -giao tình này xây dựng trên nền tảng tín nhiệm lẫn nhau. Công trình khó khăn đó không thể nào đầu hôm, sớm mai mà hoàn thành được."

Nói với công luận thế giới, Dempsey xác nhận, “Việt-Mỹ đã thỏa thuận gia tăng thảo luận, chúng tôi sẽ gặp nhau thường xuyên hơn, bàn với nhau những chuyện quan trọng hơn, và hiểu rõ quan điểm của nhau trên địa bàn chiến lược dài hạn.”

Dempsey đặt trọng tâm nỗ lực vào khả năng thi hành luật biển của cảnh sát biển Việt Cộng; ông xác nhận, "Hoa Kỳ đang cộng tác với coast guard Việt Nam giúp họ xây dựng khả năng thi hành luật biển, hầu họ có thể bảo vệ quyền lợi của họ trong vùng đặc quyền kinh tế trên hải phận của họ. Việc làm rất dài, rất khó, nhưng Hoa Kỳ đã chìa vai chia gánh nặng với Việt Nam."

Tướng Dempsey đã hoàn thành một cuộc đột kích chiến lược; có thể đánh giá là ông thành công, NẾU Việt Cộng tiếp nhận những chiến hạm Hoa Kỳ giúp họ để tăng cường khả năng bảo vệ hải phận, thi hành luật biển như Dempsey đề nghị.

Nhưng điều ông đề nghị có thành hay không còn tùy thuộc vào 2 đối tượng -Việt Cộng và Trung Cộng. Về phía Trung Cộng, giáo sư Wu Xinbo, trưởng khoa American Studies (nghiên cứu về Hoa Kỳ) tại viện đại học Thượng Hải nhận xét, “Hoa Thịnh Đốn không muốn những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Nam Hải (Biển Đông) dịu dần; họ đang khuyến khích Việt Nam găng thêm.”

Một giáo sư Mỹ, ông Brantly Womack, dạy môn ngoại giao tại viện đại học Virginia, nhận định Việt Cộng không sốt sắng gì lắm với đề nghị của Dempsey; “họ muốn thân Mỹ, nhưng không muốn những thay đổi dứt khoát.”

Về phía Việt Cộng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ nỗ lực đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên những lãnh vực cũ; ông ủng hộ việc tiếp tục triển khai 5 nội dung hợp tác quốc phòng mà hai bên đã thỏa thuận, trong đó có hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như điều trị hậu chứng của chất da cam/dioxin, rà phá bom mìn còn sót lại; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh cho sỹ quan Việt Cộng; hợp tác và hỗ trợ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, sớm gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam; ông không đề cập đến việc hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển.


Nói theo ngôn từ quân sự đại tướng Dempsey vừa thành công trong một công tác mở đường; sau chuyến du hành Việt Nam của ông, con đường đã mở là thành quả không ai phủ nhận được; nhưng quan trọng hơn nữa, là tầm vóc của đoàn quân tiến sau lưng anh lính tiền đạo.

Tổng tư lệnh Obama đã sẵn sàng PIVOT -chuyển hướng quân sự về Á Châu-Thái Bình Dương chưa? Và liệu ông “quay về Thái Bình Dương” được bao nhiêu độ trong 17 tháng ngắn ngủi còn nắm quyền chiến lược toàn cầu -trước ngày ông mãn nhiệm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016?

Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.