logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/11/2012 lúc 09:57:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Obama: Miến Ðiện là tấm gương cho Châu Á, thế giới
UserPostedImage
Tổng thống Obama và lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi trong cuộc họp báo tại tư gia của bà Suu Kyi ở Yangon, Myanmar, ngày 19/11/2012
Trong chuyến thăm lịch sử đến Miến Ðiện, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thừa nhận sự bắt đầu của tiến trình cải cách của nước này, và ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các nỗ lực dân chủ, tiến trình phát triển kinh tế, và các nỗ lực hòa giải quốc gia của Miến Ðiện. Từ Rangoon, thông tín viên đài VOA Dan Robinson gởi về bài tường trình sau đây.

Trong bài diễn văn đọc tại Ðại học Rangoon, Tổng thống Obama đã liên hệ đến một lời hứa ông đưa ra tại tại lễ nhậm chức tổng thống năm 2009 là sẽ “chìa một bàn tay” đến các chính phủ từng cai trị bằng nhân dân bằng đàn áp nếu họ sẵn lòng “buông nắm đấm ra.”

Tổng thống Obama đã ôn lại lịch sử lâu đời của quan hệ Hoa Kỳ-Miến Ðiện, và nói rằng ông đến thăm Miến Ðiện bởi vì Hoa Kỳ tin vào phẩm cách của con người. Ông nói một cuộc chuyển tiếp quan trọng đang diễn ra tại Miến Ðiện.

Ông Obama nói: “Trong một năm rưỡi qua, chế độ độc tài kéo dài 5 thập niên trước đó đã nới lỏng sự kìm kẹp. Dưới thời kỳ của Tổng thống Thein Sein, khát vọng thay đổi đã được đáp lại bằng một nghị trình cải cách. Nay một chính phủ dân sự đang lãnh đạo đất nước, và một Quốc hội đang tự khẳng định sự hiện diện của mình.”

Tổng thống Obama nêu ra việc Miến Ðiện trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị, việc Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho Dân chủ được ra tranh cử năm 2010, việc cấm cưỡng bức lao động, các luật lệ mới về kinh tế, và các thỏa thuận ngưng bắn sơ khởi với các nhóm sắc tộc.

Tổng thống Obama nói rằng ông đến thăm Miến Ðiện để chìa ra một bàn tay hữu nghị, và ông nhắc đến việc Hoa Kỳ nới lỏng các lệnh trừng phạt và việc bổ nhiệm đại sứ tại Miến Ðiện. Nhưng ông cũng nhắc nhở rằng chặng đường phía trước của Miến Ðiện hãy còn rất dài.

Tổng thống Obama nói: “Cuộc hành trình phi thường này chỉ mới khởi sự, và chặng đường phía trước hãy còn rất dài. Cải cách được phát động từ thượng tầng xã hội cần phải đáp ứng được khát vọng của nhân dân vốn là là nền móng của xã hội. Những đốm sáng của tiến bộ mà chúng ta đã thấy không được tắt đi, mà chúng cần phải được tăng cường, những đốm sáng đó cần phải trở thành kim chỉ nam cho toàn thể nhân dân của quốc gia này.”

Tổng thống kể ra các quyền tự do mà người dân Miến Ðiện phải có, trong đó có quyền tự do hội họp, tín ngưỡng và phát biểu. Ông kêu gọi chấm dứt việc kiểm duyệt truyền thông.

Ông Obama được vỗ tay hoan nghênh hai lần, một lần khi ông nói không có tiến trình cải cách nào có thể thành công mà không có sự hoà giải quốc gia với các nhóm sắc tộc. Ông cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực nhắm vào người Rohingya ở bang Rakhine của Miến Ðiện.
UserPostedImage
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Ðại học Rangoon, ngày 19/11/2012.
Ngoại trưởng Hillary Clinton tháp tùng ông Obama đến Miến Ðiện. Ðoàn xe đã đi dọc theo một con đường hai bên đầy kín người, trong đó có học sinh phất cờ Miến Ðiện, và các biểu ngữ có ghi “Ông Obama, chúng tôi yêu ông.”

Tại trụ sở Quốc hội, Tổng thống Obama đã gặp Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lãnh đã lãnh đạo các biện pháp cải cách.

Tổng thống Obama nói ông chia sẻ với Tổng thống Thein Sein sự tin tưởng rằng tiến trình cải cách mà ông đang thực hiện là một tiến trình sẽ thúc đẩy quốc gia này đi tới.

Trong các nhận định được thông dịch, tổng thống Miến Ðiện tuyên bố bang giao đã có một số thất vọng và trở ngại trong hai thập niên qua, nhưng đang được hàn gắn.

Ông Thein Sein nói ông muốn nhắc lại lời cam kết tiếp tục hợp tác để tăng cường quan hệ song phương trong những năm sắp tới.

Tại tư thất của bà Aung San Suu Kyi, ông Obama ca ngơi bà như một chiến sĩ can trường đấu tranh cho dân chủ. Bà cho rằng những cải cách đang được xúc tiến sẽ vấp phải những thách thức khó khăn.

Tổng thống Obama nói ông đặc biệt muốn cảm tạ bà Aung San Suu Kyi đã tiếp ông ở nhà bà. Ðây là nơi mà qua bao nhiêu năm khó khăn bà đã chứng tỏ một sự can trường và lòng kiên quyết không lay chuyển được. Ðây là nơi bà đã chứng tỏ rằng quyền tự do và phẩm cách của con người không thể chối bỏ được.

Bà Suu Kyi đáp: “Thời điểm khó khăn nhất trong mọi cuộc chuyển tiếp là lúc chúng ta tưởng rằng đã nhìn thấy thành công. Lúc đó, chúng ta phải rất thận trọng đừng để bị quyến rũ bởi ảo tưởng thành công và rằng chúng ta đang cố gắng hướng tới thành công thực sự cho nhân dân chúng ta và cho tình hữu nghị giữa hai nước.”

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama nói Miến Ðiện có thể coi như “một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển qua một nơi tốt đẹp hơn” và là một gương điển hình cho các nước khác trong khu vực.
UserPostedImage
Tổng thống Obama gặp Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein tại Yangon, ngày 19/11/2012.
Ông Obama nói: “Ở Rangoon này, tôi muốn gửi đi một thông điệp đến khắp châu Á rằng chúng ta không cần thiết phải được định hình bởi các nhà tù trong quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Ðối với giới lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đề xuất một sự chọn lựa: hãy từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo con đường hoà bình và tiến bộ. Nếu làm như thế, quý vị sẽ nhận được Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mở rộng tầm tay đón nhận.”

Trong bài diễn văn ở Rangoon, ông Obama đề cập đến tựa đề của một luận án và cuốn sách của bà Aung San Suu Kyi, “Thoát khỏi sự sợ hãi.”

Ông nói người dân Miến Ðiện đang chứng tỏ với thế giới rằng sự sợ hãi không nhất thiết phải là tình trạng tự nhiên của cuộc sống ở nước họ.

Source: VOA

Sửa bởi người viết 19/11/2012 lúc 10:18:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 19/11/2012 lúc 10:21:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Mỹ đến Miến Điện : chuyến viếng thăm lịch sử
UserPostedImage
Đường phố Rangun vẽ hình ông Obama nhân dịp tổng thống Mỹ thăm Miến Điện (Reuters)

Hôm nay 19/11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama được hàng chục ngàn dân Miến Điện nồng nhiệt tiếp đón như một nhân vật "huyền thoại". Chỉ cách nay ba năm, Hoa Kỳ còn bị xem là đế quốc thù địch. Giời đây, Air Force One đã đáp xuống phi trường quốc tế sơn phết lại mới tinh khôi trong rừng cờ sọc xanh, sao trắng.
Sau khi hội kiến với Tổng thống Thein Sein, người hùng của chính sách cải cách dân chủ thân tây phương, Tổng thống Mỹ dùng cơm tối với lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi tại tư gia của giải Nobel Hòa bình 1991. Trước khi lên đường sang Phnom Penh dự Thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Obama đọc một bài diễn văn tại đại học Rangun, kêu gọi toàn dân Miến Điện đoàn kết dân chủ hóa đất nước. Từ Rangun, đặc phái viên Arnaud Dubus tường thuật :
UserPostedImage
Ông Thein Sein tiếp tổng thống Obama tại Rangun (REUTERS)
Trước các nhân vật quan trọng mà đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Barack Obama đã có một bai phát biểu có chừng mực một cách tinh tế, trong đó ông vừa đề cao những cố gắng cải cách của chính phủ hiện nay đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh lâu dài và « nhân cách mãnh liệt » của bà Aung San Suu Kyi cũng như của đối lập chống lại chế độc độc tài quân sự .

Phần đầu bai diễn văn tổng thống Mỹ nhấn mạnh « Tôi chìa bàn tay hữu nghị nhằm giúp tạo lập cơ hội cho nhân dân của đất nước này ». Bài diễn văn kéo dài chưa đầy nửa giờ đồng hồ đã đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm từ việc các tù nhân chính trị còn bị giam giữ cho đến căng thẳng xung đột cộng đồng giữa người Hồi giáo Rohingya và người Rakhine theo đạo Phật ở miền tây Miến Điện cũng như về cuộc xung đột kéo dài giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy người Kachin ở khu vực miền đông bắc đất nước.
UserPostedImage
Người Miến Điện lưu vong biểu tình đòi chính quyền trả tự do cho các tù nhân chính trị (AFP)
Tổng thống Mỹ đã được hoan hô nhiệt liệt khi ông nói rằng « tiến trình dân chủ không thể thành công nếu không có hòa hợp dân tộc ». Một lần nữa ông Obama tỏ ra không ngần ngại đề cập đến hồ sơ người Hồi giáo Rohingya. Một số người có đầu óc dân tộc dưới sự dẫn dắt của các nhà sư đã nhiều lần biểu tình tỏ thái độ chống lại người Rohingya. Tổng thống Mỹ nói : « Người Rohingya có quyền phải được tôn trọng như quý vị và tôi », sau đó ông có nhắc lại chuyện xưa kia ở nước Mỹ , người da màu đã bị cấm đi bỏ phiếu ».

Một gia đình người Miến Điện theo dõi bài diễn văn của tổng thống Mỹ qua truyền hình đã vỗ tay nhiệt liệt . Họ nói phát biểu của tổng thống Mỹ đã mang lại hy vọng cho đất nước . Một thành viên trong gia đình này nói : « Phần còn lại là xem thực tế sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Có thể sẽ phải mất hai thế hệ để Nhà nước pháp quyền thực sự cắm rễ tại Miến Điện ».

Từ sáng sớm, chính quyền đã phong tỏa giao thông toàn bộ khu phố dẫn đến trường Đại học Rangoon, tòa đại sứ Mỹ và nhà riêng của bà Aung San Suu Kyi. Mặc dù vậy hơn 10 nghìn người miến Điện vẫn đi bộ hàng chục km để được đến đón chào đoàn xe của tổng thống Mỹ, cùng với lá cờ Mỹ, chân dung của ông Obama chân dung bà Aung San Suu Kyi và của cả ông Thein Sein.

Một người dân khoảng sáu chục tuổi, trên tay cầm lá cờ Mỹ đứng trước nhà bà Aung San Suu Kyi nói : « Tôi cảm thấy tự hào. Ông Obama có quan hệ rất thân thiết với bà Aung San Suu Kyi và như vậy ông có thể giúp đất nước chúng tôi thực hiện dân chủ hóa ».
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.