logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/08/2014 lúc 07:57:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bà Lê Thị Công Nhân bị kết án tù hồi năm 2007, với lệnh quản chế ba năm sau khi ra tù
“Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn,” bà Lê Thị Công Nhân nói với BBC Tiếng Việt.

Bà Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà nói: “Họ [công an] thường xuyên canh gác bên ngoài nhà và bắt giữ tôi khi tôi ra đường, trừ khi đi chợ hay mua sắm đồ cá nhân ở quanh khu nhà.”

Theo luật định, người bị quản chế chỉ được phép đi lại trong phạm vi phường, xã nơi người đó cư trú.

Nếu muốn ra khỏi đơn vị hành chính này, người bị quản chế phải làm đơn xin phép và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp quận, huyện phụ trách phường, xã đó.
UserPostedImage
Một trong những gương mặt bất đồng chính kiến bị quản chế dài hạn là Hòa thượng Thích Quảng Độ

Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.

'Ba lần phạt tiền'
Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.

Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.

“Khi tôi ra đường, công an chìm đi theo khá nhiều để theo dõi, đi rất gần sát. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng bị bắt giữ.”

Theo bà Công Nhân, những lần bị bắt giữ thường là những lần bà có cuộc hẹn gặp nhân viên các tòa đại sứ hoặc hẹn gặp trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài.

Tuy nhiên, những lần bị phạt tiền dường như do quyết định ngẫu hứng của giới chức bởi theo bà, đó là những lúc “không có gì khác biệt so với những lần khác” bà bị bắt giữ, và không phải là ba lần liên tiếp.
UserPostedImage
Luật sư Lê Công Định
Địa điểm bắt giữ cũng khác nhau, có lần là ngay khi bà chưa ra khỏi địa bàn phường, có lần là khi bà đã tới địa bàn quận khác.

Tuy nhiên, có một điểm chung là bà luôn được đưa vào trụ sở công an phường nơi xảy ra việc bắt giữ.

“Cách cư xử của lực lượng an ninh có thể nói như là ‘công an bố’ so với các công an phường. Khi họ cùng lúc đưa tôi vào công an phường, tôi thấy họ chỉ nói đúng một câu là “Chúng tôi bên an ninh,” hoặc “Chúng tôi bên Tổng cục 2”, sau đó việc trưng dụng phòng làm việc của công an sở tại được coi là mặc định."

"Họ không cần phải chứng minh hay xuất trình giấy tờ gì.”

Về ba lần bị áp lệnh phạt tiền, bà Công Nhân nói bà sau khi bị đưa vào trụ sở công an phường nơi diễn ra vụ bắt giữ, bà đến cuối ngày đều được đưa về công an phường nơi bà cư trú và “người đưa biên bản xử phạt cuối cùng lại là công an phường nhà tôi, là những người công an mà tôi đã rất quen mặt, sau khi lực lượng an ninh đã đi về”.

Quản chế vô thời hạn?
Ra tù vào ngày 6/3/2010, lệnh quản chế đối với bà Lê Thị Công Nhân chính thức kết thúc vào ngày 5/3/2013.

Tuy nhiên, bà nói: “Khoảng tháng Năm, tháng Sáu vừa rồi, ông tổ trưởng dân phố đưa tôi giấy mời ra phường nhận quyết định đã chấp hành xong án quản chế."

"Tôi nghĩ rằng nếu có một quyết định như vậy thì lẽ ra nó phải được trao cho tôi từ tháng 3/2013."

"Nếu họ trao hơn một năm sau như vậy thì họ phải ra quyết định gia hạn án quản chế, tuy nhiên, quyết định gia hạn đó phải đồng đẳng với bản án hình sự của tôi, tức là phải gia hạn bằng một bản án tương ứng.”

Về phần mình, bà nói bà “không đoái hoài tới việc ra phường nhận quyết định đó”, và trên thực tế thì kể cả sau khi nhận được thông báo trên, cuộc sống của bà vẫn bị theo dõi chặt chẽ.

“Kể cả khi không bị án tù, không bị án quản chế thì những người như tôi vẫn bị giam giữ ở nhà, biến nhà thành nhà tù, thậm chí có những người bị khóa cả cửa nhà lại, bị nhốt trong nhà.”

“Việc này theo tôi là sẽ còn diễn ra cho tới khi những người tranh đấu như chúng tôi chịu từ bỏ lý tưởng mình theo đuổi, hoặc cho tới khi chúng tôi tranh đấu đạt được mục tiêu.”

Gần đây nhất, bà cho biết việc bà cùng một số bạn bè dự định tới tham dự buổi kỷ niệm 100 ngày mất của thân mẫu bà Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động khác, cũng đã bị cản trở, với việc công an tới canh giữ không cho bà ra khỏi nhà.

“Tôi ở chung cư, trên tầng ba. Họ tới canh giữ ngay cửa nhà.”

“Hoặc mỗi khi có sự kiện gì có thể khiến cộng đồng quan tâm, như khi chúng tôi kêu gọi biểu tình ở Bộ Y tế về việc chống bệnh sởi chẳng hạn, công an mật vụ đều biết hết.”

“Họ lên tận chiếu nghỉ tầng ba chỗ nhà tôi, mang cả bàn ghế chè chén, ống thuốc lào lên, ngồi đó để gác cửa nhà tôi."

"Tôi không thể ra khỏi nhà mình chứ đừng nói tới việc xuống được tầng một của tòa nhà.”
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 28/08/2014 lúc 06:03:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LS Công Nhân bác bỏ lệnh phạt tiền


Tải để nghe Luật sư Lê Thị Công Nhân
http://wsodprogrf.bbc.co...icongnhan_clip_au_bb.mp3


Luật sư Lê Thị Công Nhân hồi 2007 bị kết án tù ba năm, kèm theo lệnh quản chế tại gia ba năm sau khi mãn hạn tù, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bà Lê Thị Công Nhân nói rằng bà “hoàn toàn không chấp nhận bản án tù”, gồm cả mức phạt chính là án tù, lẫn hình phạt quản chế mà giới chức đưa ra, cho nên bà không bao giờ “xin phép” khi đi lại trong thành phố Hà Nội, tức là “vượt gấp ba lần cấp quản lý hành chính như luật định, gồm cấp phường, quận rồi thành phố”.

Việc đi lại không xin phép đó đã khiến bà “bị bắt giữ tổng cộng chín lần trong số cả trăm lần” ra khỏi nhà trong thời gian một năm đầu kể từ khi ra tù, bà cho biết, trong đó có ba lần bà bị trao “lệnh phạt” với tội danh “vi phạm lệnh quản chế”, bà Công Nhân cho biết.

Hai lệnh phạt, mỗi lệnh ghi mức 1,5 triệu đồng, đã bị bà xé ngay trước mặt người đưa biên bản, còn một tờ được bà đem về nhà giữ làm kỷ niệm, bà Công Nhân cho biết thêm.

Bà Công Nhân nói vì không chấp nhận bản án của tòa tuyên trước đây, nên bà cũng không chấp nhận bất kỳ hình thức trừng phạt nào khác, dù là hành chính, hình sự hay dân sự, liên quan tới các nội dung của bản án đó: "Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn không đi nộp tiền. Họ vẫn cho rằng tôi còn nợ họ, hay đúng hơn họ cho rằng tôi nợ nhà nước bốn triệu năm trăm ngàn tiền phạt."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.