logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 03/09/2014 lúc 08:10:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hộ chiếu của cô Đỗ thị Minh Hạnh

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 3 tháng 9, cô Đỗ thị Minh Hạnh đang làm thủ tục xuất cảnh tại phi trường Nội Bài thì công an xuất nhập cảnh đã tịch thu hộ chiếu và cho biết cô bị cấm xuất cảnh. Qua cuộc điện đàm vội vàng với thông tín viên Tường An của Đài Á Châu Tự Do, cô cho biết:

“Cơ quan xuất nhập cảnh đòi giữ ở đây, không cho ra ngoài. Cục xuất nhập cảnh… không được đi, không được ra nước ngoài... Công an Lâm Đồng đề nghị công an xuất nhập cảnh không cho con ra khỏi nước Việt Nam“.

Mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh, sau những chuyến đi dài vận động cho con, trở về Áo bà bị bệnh nặng, bắt đầu nhiễm trùng từ răng, miệng, nhưng do bị tiểu đường nhẹ nên đã lan đến mắt và não. Ngày 25/7 vừa qua bà phải vào bệnh viện tại Áo cấp cứu và trải qua 3 cuộc giải phẩu. Theo lời gia đình cho biết, sau 28 ngày nằm bệnh viện, bà đã trở về nhà để hồi sức trong khi chờ đợi trở lại bệnh viện để bác sĩ chạy tim do chứng đông máu.

Cách đây hơn 1 tháng , Cô Minh Hạnh đã đến Trà Vinh để yêu cầu trả lại hộ chiếu mà cơ quan này giữ khi bắt cô vào năm 2010. Sau đó, cô được toà đại sứ Áo cấp visa đi Áo trong vòng 46 ngày vì lý do nhân đạo để thăm Mẹ đang bệnh nặng. Cô Hạnh nói

“ Bây giờ Mẹ đang nằm để chuẩn bị mổ nữa , thì bên Áo vì lý do nhân đạo nên Áo đã cấp visa cho để qua thăm Mẹ, nhưng không biết vì lý do làm sao mà họ không cho”

Dù đã có visa nhưng cô Hạnh không hiểu tại sao công an xuất nhập cảnh không cho đi, cô nói:

“Dạ, chỉ nói là bên công an Lâm Đồng không cho xuất nhập cảnh mà không có cho cụ thể nào hết. Bây giờ không cho nghe điện thoại, không cho nghe điện thoại cô ơi…”

Cuộc điện đàm bị cắt đứt nửa chừng và sau đó, gia đình, bạn bè, không một ai liên lạc được với cô Minh Hạnh.

Cũng xin nhắc lại, cô Đỗ thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23/2/2010 và bị kết án 7 năm tù trong phiên toà sơ thẩm ngày 26/10/2010 tại Trà Vinh cùng với anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng ( 9 năm tù) và anh Đoàn Huy Chương (7 năm tù) vì đã tổ chức đình công cho công nhân hảng giầy Mỹ Phong tại Trà Vinh.

Ngày 26 tháng 6 vừa qua, cô Đỗ thị Minh Hạnh được đặc xá và không bị quản chế. Sau khi lấy lại được hộ chiếu và có visa, Hạnh mua vé máy bay hảng hàng không Aeroflot của Nga để sang thăm Mẹ từ ngày 3/9 đến ngày 18/10. Nhưng sáng ngày 3/9, cô đã bị công an xuất nhập cảnh ngăn lại lúc đang làm thủ tục xuất cảnh. Mẹ cô, bà Ngọc Minh, hiện vẫn phải thở bằng ống dưỡng khi nơi cổ và không nói chuyện được đã ngất xỉu khi nghe tin con mình bị chặn lại ở phi trường.

Cô Minh Hạnh đã bị giữ nhiều tiếng đồng hồ ở sân bay Nội Bài dưới sự canh gác nghiêm ngặt của công an. Những công an này mặc thường phục và trong đó có một công an đã từng làm việc với Hạnh trong trại giam Thanh Xuân trước đây.

Công an xuất nhập cảnh đòi chở Hạnh về Hà Nội rồi thả nhưng Hạnh không bằng lòng, nói rằng sao không thả tôi ngay tại sân bay Nội bài mà chở về Hà Nội ?

Khoảng 1 giờ trưa, giờ Việt Nam, Hạnh có liên lạc được ra ngoài và sau đó thì không ai nhận được tin tức gì của Hạnh nữa. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, mọi người vẫn còn đang tụ tập trước sân bay Nội Bài chờ tin cô Đỗ thị Minh Hạnh.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 03/09/2014 lúc 08:12:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại sao các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh?
UserPostedImage
Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh tham gia phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.(ngày 31 tháng 8, 2014). danluan.org

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh bị chặn tại sân bay Nội Bài, bị tịch thu hộ chiếu và an ninh làm việc, không cho xuất cảnh sang Áo để thăm mẹ đang bị bệnh nặng.

Đây là trường hợp mới nhất công dân bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Vì sao an ninh lại hành xử một cách tùy tiện như thế?

Người chứng kiến
Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức là người đưa Đỗ thị Minh Hạnh ra sân bay vào sáng ngày 3 tháng 9 đề sang Áo theo thị thực nhập cảnh được đại sứ quán nước này cấp, vào lúc 11 giờ 30 trưa kể lại sự việc :

Sáng nay vào lúc 7:45 phút, Đỗ thị Minh Hạnh theo hộ chiếu để đi Áo thăm bà mẹ là bà Trần thị Ngọc Minh bị ba lần mổ ở bên đó ( bà Minh cũng rất mong mỏi được gặp mặt con sau khi ra tù). Ba tuần nay Minh Hạnh đã xin dược visa của Áo, đồng thời cũng đã gặp các đại sứ quán như Na Uy, Đức, Áo, Hoa Kỳ ở Hà Nội vì trước đây họ cũng quan tâm đến tình hình của Minh Hạnh.

Đến sân bay, hàng hóa gửi sang cho mẹ đều được kiểm tra hết rồi; khi Minh Hạnh vào cổng số 2 là cổng hải quan thì họ bắt giữ Minh Hạnh. Họ thu hộ chiếu và giữ Minh Hạnh tại An ninh Sân bay- phòng Xuất nhập cảnh ở Hải quan Sân bay Nội Bài. Lúc đầu Hạnh còn điện thoại ra được, nhưng sau đó nghe nói họ chuyển Hạnh sang một phòng khác trong sân bay đó để họ thẩm vấn. Từ đó chúng tôi không liên lạc được với Minh Hạnh và đến giờ phút này cũng chưa biết được tin tức của Minh Hạnh ra sao.

Đây là việc làm ngăn chặn những người đấu tranh như Minh Hạnh là người hoạt động công đoàn vừa ra khỏi nhà tù mà không bị quản chế. Đây cũng là quyền đi lại của công dân, đi theo visa hợp pháp chứ không phải đi trốn tránh gì hết. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam họ luôn ngăn chặn điều này để làm khó khăn cho những người đấu tranh trong nước, và đây cũng không phải là lần đầu tiên.

Nhận định về lý do
Tính đến lúc này có chừng 40 công dân Việt Nam là những nhà hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh. Trong số này có blogger Nguyễn Lân Thắng, anh cho biết nguyên nhân an ninh không cho những người như anh đi ra nước ngoài dù đã được nước sở tại cấp thị thực nhập cảnh:

Tôi nghĩ rằng việc cấm chị Minh Hạnh xuất cảnh, tịch thu visa cũng là tình hình chung của tất cả những người hoạt động xã hội ở Việt Nam. Việc này rất phổ biến đối với kể cả những người ‘danh tiếng’ như Hạnh cũng như những người trẻ chưa có tiếng tăm gì. Đầy là chính sách chung của an ninh đối với tất cả mọi người.

Tôi nghĩ rằng việc chặn bắt, tịch thu hộ chiếu- tất cả những việc đó nhằm mục đích trấn áp tất cả những hoạt động mà chính quyền họ không ưng.

Cách hành xử tùy tiện

Theo anh Nguyễn Lân Thắng thì hành xử của chính quyền Việt Nam rất khó hiểu và mang tình tùy tiện:

Thực ra chính sách, quan điểm của an ninh Việt Nam cũng như của các bộ phận khác trong chính quyền Việt Nam không phải là thống nhất. Điều này phụ thuộc vào vùng miền, phụ thuộc vào thời điểm, phụ thuộc vào chính bản thân nhóm nào ra quyết định. Cho nên đó là một sự phản ứng không đồng bộ, đôi khi thế này, đôi khi thế kia. Họ thay đổi bất thường và điều đó khó có thể biết tại làm sao?

Thiếu nhân đạo
Còn theo nhà báo Trương Minh Đức thì bản thân cô Đỗ thị Minh Hạnh hiện đang phải chữa bệnh phụ khoa, nhưng vì tình cảm đối với người mẹ cũng đang trải qua phẫu thuật chữa những chứng bệnh nặng nên phải cố xin Áo cấp vi sa để sang thăm và chăm sóc mẹ. Nước Áo cũng vì nhân đạo mà cấp visa cho cô, trong khi đó thì phía Việt Nam lại ngăn không cho cô lên đường:

Tôi cũng vừa biết Minh Hạnh sau khi ra tù cũng mang nhiều chứng bệnh, trong thời gian biết mẹ bệnh thì bên này Minh Hạnh cũng bệnh chứ không phải khỏe. Cô bị bệnh phụ khoa phụ nữ. Khi xin visa, đợt trước 2 tuần, Minh Hạnh ra điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội. Sau đó Minh Hạnh trở vào Sài Gòn để gặp gỡ một số anh em ở phía Bắc vào để tham dự phiên tòa chị Bùi thị Minh Hằng và hai người bạn ở Đồng Tháp. Phiên tòa xong thì Minh Hạnh ra lại Hà Nội vào ngày 27 và chờ cho đến ngày 3 để lên máy bay đi thăm mẹ. Đợt hai này Minh Hạnh cũng phải đến Bện viện Đa Khoa Hà Nội để chữa bệnh.

Đây là việc làm mà tôi thấy đối với một cô gái nhỏ bé như thế rất là tội nghiệp. Đến lúc này chính quyền Việt Nam vẫn ngăn cản việc này, tôi thấy là việc làm không có nhân đạo chút nào hết.

Khó khăn trong đòi hỏi quyền
Blogger Nguyễn Lân Thắng khẳng định dù bị tước quyền xuất cảnh nhưng những người như anh tiếp tục lên tiếng đòi hỏi quyền được đi lại của công dân dù rằng công việc này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn:

Hiện tại cũng có nổ lực của nhiều nhóm xã hội dân sự khác nhau, để tuyên truyền về quyền con người, rồi những vấn đề tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do thông tin; thế nhưng điều quan trọng là thay đổi nhận thức trong xã hội còn rất chậm chạp. Bởi vì sự lạc hậu của Việt Nam về những vấn đề quyền con người.. Điều đó không thể một sớm một chiều mà có thể tác động được.

Và những nhóm nhân quyền, những nhóm hoạt động cho quyền con người đó chỉ thực sự thành công khi mà có thể lay chuyển đám đông lớn trong xã hội ủng hộ họ.

Cho đến bây giờ có thể có rất ít những người ngấm ngầm ủng hộ nhưng cũng vì ‘cơm áo, gạo tiền’, cũng vì những cái vướng víu nên chưa thể ra mặt để ủng hộ những hoạt động đó.

Hiện tại ở Việt Nam, trong đấu tranh tồn tại hằng chục các hội, nhóm khác nhau. Việc lập hội, lập nhóm, sự tuyên bố rất dễ dàng; nhưng thực chất là những hội ‘hữu danh, vô thực’ chứ không có nhiều hội có khả năng hoạt động để có thể tổ chức, để có thể làm những hành động phản kháng nào đó.

Cái khó nhất ở Việt Nam là văn hóa tổ chức, văn hóa hợp tác, làm việc nhóm rất thiếu. Cho nên sự lên tiếng và hành động của các hội nhóm còn rất hạn chế.

Trong thời gian vừa qua một số người sau khi ra nước ngoài về đã bị an ninh chặn lại làm việc ở sân bay, rồi tịch thu hộ chiếu của họ. Một số người khác như trường hợp cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh trong ngày 3 tháng 9, chưa ra nước ngoài bao giờ nhưng khi đến sân bay thì bị an ninh chặn lại không cho xuất cảnh.

Ngoài 40 người từng gặp trở ngại với phía an ninh trong việc xuất nhập cảnh, tin cho biết danh sách những người bị cấm xuất cảnh như thế tại Việt Nam hiện nay lên đến cả vài ngàn người.
Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 03/09/2014 lúc 08:36:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đỗ Thị Minh Hạnh bị an ninh sân bay Nội Bài bắt cóc khi đi thăm mẹ bệnh nặng

Lúc 19:30', Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến Hà Nội.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị giữ lại tại sân bay Nội Bài vào lúc 8 giờ sáng hôm nay, ngày 3/9/2014, trong khi chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh lên đường sang Áo thăm Mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh đang bị bệnh nặng. Công an đã tịch thu hộ chiếu của Minh Hạnh và cấm xuất cảnh.


Đỗ Thị Minh Hạnh đã xin được Visa vào nước Áo từ 3 tháng 9 tới 18 tháng 10 và chính phủ nước Áo đã chấp nhận vì lý do nhân đạo. Trước đó Hạnh đã đi về Trà Vinh để đòi lại hộ chiếu và đã lấy được hộ chiếu. Hộ chiếu này vẫn còn hạn. Việc đi thăm Mẹ sau nhiều năm xa cách đã được chuẩn bị cả tháng và Minh Hạnh đã ra Hà Nội trước vài ngày nhưng cũng không dám đi thăm bạn bè vì lo ngại sẽ bị ảnh hưởng đến chuyến đi.


Đỗ Thị Minh Hạnh là thành viên sáng lập Phong trào Lao Động Việt tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Cô bị bắt ngày 23 tháng 2 năm 2010 cùng với hai người bạn đồng hành là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và bị tuyên án 7 năm tù trong phiên phúc thẩm ngày 18 tháng 3 năm 2011. Lúc đó cô vừa tròn 26 tuổi. Trong hơn ba năm trời, Hạnh đã bị chuyển đi 5 trại giam: Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai và Thanh Xuân.


Vào ngày 27 tháng 6 năm 2014 Hạnh được trả tự do vô điều kiện trước thời hạn. Với yếu tố vô điều kiện, điểm cần ghi nhận là trong giấy đặc xá không có quy định quản chế hay cấm đi lại hoặc xuất cảnh. Do đó, trên nguyên tắc và theo luật pháp quốc gia, Minh Hạnh có quyền được tự do đi lại trên khắp nước Việt Nam và bất kỳ nước nào trên thế giới.


Vào 7 giờ sáng nay, ngày 3 tháng 9, Đỗ Thị Minh Hạnh đã có mặt tại phi trường, đợi 8:30 để vào kiểm tra hành lý. Tuy nhiên, đúng 8 giờ sáng, an ninh phi trường đã chận bắt, tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh.


Hiện tại vào lúc 10:30 sáng, lúc bản tin này được gửi đi, Hạnh vẫn đang bị giữ ở phi trường.

Trong thời gian qua, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh đã bệnh hiểm nghèo, đã phải đi cấp cứu vào rạng sáng ngày 25/7/2014 và bị mổ ngay ngày hôm đó. Tổng cộng cho tới nay bà đã trải qua 3 ca mổ cách nhau 5 ngày, phải nằm trong phòng cách ly hơn 3 tuần lễ. Sau 28 ngày nằm bệnh viện bà Ngọc Minh được về nhà, hiện bà đang dưỡng bệnh và sẽ phải trở vào nhà thương để may lại vết thương ở cổ vì hiện giờ bà đang thở bằng ống dẫn nơi cổ.


Bà Minh bị nhiểm trùng ở miệng, nhưng do bị tiểu đường nên các cơ quan khác như mắt và não cũng bị nhiễm trùng. Ngoài ra bà Minh còn đang phải uống thuốc chống đông máu trong khi chờ đợi 2 tháng sau để trở vào bệnh viện chạy tim theo lời yêu cầu của bác sĩ. Khi nghe tin con gái bị chặn lại ở phi trường, bà đã ngất xỉu.


Cũng cần nhắc lại, bà Trần Thị Ngọc Minh đã tìm cách ra nước ngoài và đi nhiều quốc gia để vận động tự do cho con gái. Kết quả của những cuộc vận động bền bỉ và kiên trì này là Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do trước thời hạn.


Chính phủ Áo đã chấp nhận Đỗ Thị Minh Hạnh được sang thăm Mẹ sau hơn 3 năm bị xa cách vì tù đày và cũng để săn sóc cho Mẹ đang bị bệnh nặng. Tuy nhiên, đối với nhà nước Việt Nam, tính "nhân đạo" của chế độ dân chủ gấp vạn lần... đã được thể hiện bằng cách bắt giữ, tịch thu hộ chiếu và cấm công dân Việt Nam đang làm tròn bổn phận của một người con đối với mẹ mình.

* Cập nhật: Lúc 13:10' trưa nay, ngày 3/9/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã gọi điện thoại thông báo cho nhà báo Trương Minh Đức về diễn biến vụ bắt giữ phi pháp.

Hạnh cho biết, cô phải vào nhà vệ sinh để gọi ra ngoài. Công an đe dọa sẽ thu giữ điện thoại của Hạnh nếu cô liên lạc với bên ngoài.

Phía CA nói sẽ để Hạnh ra về với điều kiện 'phải lên xe công an ra tới Hà Nội', tuy nhiên yêu cầu này đã bị từ chối.

Có khoảng 3,4 nhân viên an ninh đang có mặt tại sân bay Nội Bài để tra khảo Hạnh, trong đó Hạnh nhận ra một người thuộc bộ công an đã từng đe dọa khi cô còn bị giam giữ tại tram Thanh Xuân.

Sau chưa đầy 3 phút, cuộc điện thoại mau chóng bị chấm dứt. Hiện nay, mọi liên lạc với Hạnh đã hoàn toàn bị cắt đứt. Điều này cho thấy lực lượng CA đã cưỡng chế cướp điện thoại của cô.

Dưới đây là đoạn ghi âm cuộc điện thoại của Đỗ Thị Minh Hạnh:


Cập nhật: Lúc 19:30’ tối ngày 3/9/2014, lực lượng an ninh đã áp giải Đỗ Thị Minh Hạnh từ sân bay Nội Bài về Hà Nội, sau đó thả cô ngay giữa đường.


Sau gần 12 tiếng đồng hồ bị công an giam giữ phi pháp, Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn tỏ ra vui vẻ và tươi tắn khi gặp lại bạn bè.

UserPostedImage

Đỗ Thị Minh Hạnh sau 12 tiếng bị an ninh cửa khẩu Nội Bài giam giữ phi pháp. Ảnh: Bạch Hồng Quyền


Dân Làm Báo

Sửa bởi người viết 03/09/2014 lúc 08:39:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.