logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 10/09/2014 lúc 07:15:50(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Vào năm 1930, một trong những kinh tế gia rất có uy tín thời đó là John Maynard Keynes tiên đoán rằng với đà tiến bộ về kỹ thuật càng ngày càng nhanh cũng có nghĩa là trong tương lai, ở những quốc gia kỹ nghệ phát triển như Hoa Kỳ và Canada, người ta chỉ phải làm việc 15 tiếng mỗi tuần. Cùng năm đó, nhà sinh vật học nghiên cứu về sự tiến hoá của nhân loại, Julian Huxley, tiên đoán mỗi tuần chỉ cần hai ngày làm việc, vì trong tương lai, nhân loại chỉ có thể tiêu thụ tới một mức nào đó mà thôi và do đó người ta, với kỹ thuật tân tiến, chỉ mất hai ngày để sản xuất sản vật đủ dùng trong một tuần. Hai vị trên còn cảnh cáo rằng tới một ngày khi người ta không còn phải làm nhiều giờ nữa thì lúc đó với quá nhiều thì giờ rảnh rang và không biết phải dùng vào việc gì, người ta sẽ dễ bị rơi vào tình trạng cảm thấy cuộc sống quá tẻ nhạt.
Gần đây hơn, năm1965, một tiểu ban thượng viện Hoa Kỳ tiên đoán rằng đến năm 2000, người Mỹ chỉ phải làm việc 14 tiếng mỗi tuần, với ít nhất bảy tuần nghỉ phép mỗi năm.
Sự thật là những nhà tư tưởng trên chỉ đoán đúng một điều, đó là tiến bộ kỹ thuật đã giúp người lao động tạo được năng suất cao hơn bao giờ hết. Và đáng lẽ ra người ta nên từ từ cắt bớt giờ làm mỗi tuần (như một số nước Âu châu đã làm), nhưng việc sản xuất gia tăng đã đưa đến chiều hướng tiêu thụ bùng nổ tại Hoa Kỳ. Do đó, thay vì có được nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, người dân Mỹ lại quen thói tiêu xài nhiều hơn.
Thế nên, người lao động ở Mỹ không những tiếp tục kẹt ở mức 40 tiếng mỗi tuần theo như luật lao động hiện hành mà thậm chí nhiều người còn làm nhiều giờ hơn thế nữa để cung phụng cho lối sống tiêu xài quá mức. Và mặc dù làm nhiều giờ nhưng mức lương của lớp trung lưu không tăng, vẫn dậm chân tại chỗ kể từ thập niên 1980, sau khi điều chỉnh theo mức lạm phát.
Có người như sử gia Benjamin Hunnicutt của Đại học Iowa đã gọi một tuần làm việc ngắn ngày như một số người tiên đoán trước đây là “giấc mơ bị bỏ quên” (forgotten American dream).
Công thức 40 giờ làm việc mỗi tuần như chúng ta thấy hiện nay đã được áp dụng ngay sau thời kỳ kinh tế đại suy thoái Great Depression, với ý tưởng lúc đầu là để tạo thêm công ăn việc làm. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cắt bớt giờ làm có thể tạo thêm công việc, là vì ít giờ làm cho người này nghĩa là thêm giờ làm cho người kia.
Trong thời gian kinh tế suy trầm lên đến đỉnh điểm vài mấy năm trước, tiểu bang Utah đã thử dồn 40 tiếng làm việc một tuần vào trong bốn ngày cho tất cả nhân viên chính phủ, lý do là để tiết kiệm chi phí điều hành và tránh sa thải nhân viên. Nhờ vậy, chính phủ tiểu bang đã có thể giảm bớt chi phí, trong khi các nhân viên có được thêm ngày nghỉ mà không bị ảnh hưởng tới lương của họ.
Làm việc ít giờ hay ít ngày hơn mỗi tuần là chuyện hết sức bình thường ở Âu châu hiện nay. Ở Hoà Lan, làm việc bốn ngày một tuần không còn là trường hợp ngoại lệ nữa mà đã thành luật hẳn hoi. Người Pháp, trong mấy năm qua, đã chỉ phải làm việc mỗi tuần 35 tiếng.
Trung bình một người Đức làm việc ít hơn người Mỹ 394 tiếng mỗi năm, tương đương gần mười tuần lễ. Đức là quốc gia so với Hoa Kỳ nhỏ hơn về diện tích, ít hơn về dân số và kém hơn về tài nguyên, nhưng họ vẫn thành công trong việc cạnh tranh với những quốc gia khác, với nền kinh tế đứng thứ tư và xuất cảng đứng thứ ba trên thế giới.
Trong nhiều trường hợp, làm ít giờ có nghĩa là lợi tức của người lao động có thể bị giảm, và như vậy họ không thể tiêu xài rộng rãi như trước. Nhưng bù lại, người ta sẽ có nhiều thì giờ rảnh hơn, tiết kiệm được tiền nuôi trẻ và nói chung sức khoẻ tốt hơn và cuộc sống hạnh phúc hơn.
Ví dụ, năng suất của người lao động Hoà Lan tương đương với người Mỹ. Mặc dù họ phải trả thuế cao hơn và mức thu nhập thấp hơn, nhưng trung bình, người Hoà Lan làm việc ít hơn người Mỹ gần 11 tuần mỗi năm, được hưởng bảo hiểm y tế của chính phủ, phải trả rất ít hoặc không phải trả tiền học phí đại học, và tất nhiên, họ có nhiều thì giờ rảnh rang nhàn nhã hơn người Mỹ.
Mới đây, cơ quan UNICEF của Liên Hiệp Quốc xếp hạng 21 quốc gia kỹ nghệ trên thế giới dựa trên tình trạng sức khoẻ và cuộc sống của trẻ em ở những nước này. Hoà Lan được xếp đứng đầu bảng và Hoa Kỳ đứng gần chót, hạng thứ 20. Tính chung, mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân Hoà Lan cũng được xếp cao hơn người Mỹ. Trong khi đó, người Mỹ vẫn cứ tiếp tục làm việc như điên, làm cả ngày lẫn đêm, làm luôn ngày cuối tuần.
Đem so sánh như thế để thấy rằng người ta không thể tìm thấy hạnh phúc ở nơi sở làm những lúc chiều tối khi phải ở lại trễ để ráng làm cho xong công việc, nhưng hạnh phúc là ở ngay trong cuộc sống thảnh thơi, cho dù nếu có phải tiêu xài bớt đi hoặc phải điều chỉnh lại quan điểm của chúng ta rằng cuộc sống nhàn hạ, thảnh thơi không có nghĩa là chúng ta phải chịu thiếu thốn.
Có thể chúng ta không thể đạt được con số 15 giờ làm việc mỗi tuần như một số kinh tế gia và khoa học gia đề nghị, nhưng bớt đi vài giờ làm việc mỗi tuần dù sao cũng là điều nên được khuyến khích.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy làm việc quá nhiều giờ sẽ đưa đến sự giảm thiểu đáng kể về tính hiệu quả của công việc và gây thiệt hại cho các công ty tại Hoa Kỳ từ $450 đến $550 tỉ mỗi năm, hơn nữa, người làm việc nhiều giờ thần kinh dễ bị căng thẳng và mắc nhiều căn bệnh. Các công ty biết rõ điều đó nhưng họ không quan tâm vì cho rằng mướn một nhân viên làm 80 tiếng một tuần vẫn rẻ hơn phải mướn hai nhân viên làm việc mỗi người 40 tiếng mỗi tuần. Do đó, số người làm việc nhiều giờ tại Hoa Kỳ vẫn sẽ là con số đông trong tương lai.
Gần đây, tại thành phố Gothenburg, thành phố lớn thứ nhì của Thụy Điển, đang cho thử nghiệm chương trình làm việc sáu tiếng mỗi ngày, với hy vọng chứng minh rằng giảm bớt giờ làm việc vẫn có thể bù vào số giờ bị mất với năng suất tương đương nếu biết cách làm việc cho có hiệu quả hơn.
Nếu cuộc thử nghiệm thành công, chương trình giảm giờ làm việc này có thể sẽ được áp dụng cho toàn nước Thụy Điển trong tương lai, nhưng với những người dân may mắn sống và làm việc tại Gothenburg thì họ đang được sống với giấc mơ ấy, đó là làm ít để hưởng thụ cuộc sống. Và dĩ nhiên họ cũng bị nhiều người ganh ghét cho rằng nếu chỉ làm sáu tiếng thì không nên được ăn lương tám tiếng như mọi người khác. Làm ít mà được hưởng nhiều như vậy là không công bằng.
Những người khác ghen tị là có lý do của họ. Hãy thử tính xem, nếu mỗi ngày chỉ làm sáu tiếng thì số giờ làm việc mỗi năm giảm đáng kể. Nếu một người dân Thụy Điển làm việc sáu tiếng mỗi ngày trong 222 ngày mỗi năm (con số này là kết quả của 260 ngày làm việc trừ đi số ngày lễ nghỉ và nghỉ phép thường niên theo lịch làm việc của Thụy Điển), thì họ sẽ chỉ phải làm việc 1.332 tiếng trong tổng số 8.760 tiếng trong một năm.
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – gồm 34 quốc gia thành viên, trong đó có Hoa Kỳ và Canada), số giờ làm việc của người dân Thụy Điển nếu được đem áp dụng sẽ còn ít hơn Hoà Lan nơi người dân nước này chỉ phải làm bốn ngày một tuần, và thậm chí ít hơn số giờ làm việc trung bình của người Đức do một số đông người Đức chỉ làm bán thời gian.
Cuộc thử nghiệm tại Gothenburg nhằm xác định một vấn đền vẫn còn gây tranh cãi giữa phe chống và phe ủng hộ là làm làm việc ít giờ có lợi hay không. Trong cuộc thử nghiệm này, một nhóm nhân viên chính phủ làm việc sáu tiếng một ngày, trong khi đó một nhóm khác sẽ tiếp tục làm tám tiếng một ngày như trước kia. Nếu những nhân viên làm ít giờ hơn tỏ ra có cuộc sống khá hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, và làm việc có hiệu quả hơn, chương trình làm việc sáu tiếng một ngày có thể sẽ được áp dụng ở những khu vực khác trên khắp nước.
Hy vọng cuộc thử nghiệm ở Gothenburg thành công. Nếu được vậy, người dân Thụy Điển sẽ thật sự là làm ít mà được hưởng nhiều. Không như trước đây những người cộng sản vẫn rêu rao là xã hội của họ sẽ là xã hội công bằng nhất, nơi mà người dân “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Nhưng ai cũng biết đó chỉ là câu nói khoác lác tuyên truyền để mị dân. Bởi vì ngay chính người cộng sản cũng không tin như vậy nên tại những công và nông trường tập thể, họ vẫn cắt đặt người của họ ở đó để trông chừng và đốc thúc dân đen làm việc è cổ. Thế nên, sau 75, nhiều người Việt đã từng nghe câu nói diễu trong dân gian, có lẽ đến từ miền bắc: “Không nàm thì nó bảo nà nười, mà nàm thì nó bảo nàm nấy nệ!”
Đừng nghe những gì cộng sản nói! Câu nói đó chưa bao giờ nghe đúng hơn như trong trường hợp này.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.