logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/09/2014 lúc 07:50:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày mai 11.09 Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ mãn hạn tù

UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

VRNs (10.9.2014) – Sài Gòn – Bà Nguyễn Thị Nga, phu nhân của Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết, công an phường Quán Trữ, Quận Kiến An, Tp. Hải Phòng – nơi nhà bà cư trú đã thông báo cho gia đình biết, ngày mai ngày 11.09, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ được mãn hạn tù và được áp giải về công an phường.

Bà Nguyễn Thị Nga cho hay: “Cách đây bốn hay năm ngày, có 3 người ở phường Quán Trữ đến nhà tôi, thì họ cho biết một ông thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, ông khác là công an Hộ tịch và người còn lại là Trưởng Công an phường Quán Trữ. Họ thông báo cho gia đình tôi biết, tám giờ sáng ngày 11.09, chú sẽ ra khỏi trại giam Quảng Nam, Tp. Đà Nẵng. Còn về đến đây [về đến nhà] thì công an không biết bao giờ, do đường xa. Thế thì tôi nói với họ, để gia đình tôi đi đón nhưng họ bảo, gia đình tôi không phải đi đón mà chú sẽ được áp giải về phường do chú còn 3 năm quản chế.”

Gia đình bà Nga rất vui mừng nhưng cũng rất lo lắng cho sức khỏe của ông Nghĩa trong suốt thời 6 năm bị cầm tù. Bà Nga chia sẻ: “Khi nghe tin chú được mãn hạn tù, gia đình rất mừng và phấn khởi vì người thân đã đi xa 6 năm trời. Nay, được đoàn tụ với gia đình thì sẽ biết người nhà mình có khỏe mạnh hay không, ốm đau bệnh tật thế nào còn có phương cách cứu chữa. Nói thật chứ, gia đình chỉ vui khi được đi thăm gặp chú, chứ về nhà rồi lại lo lắng lắm.”

Vào ngày 09.10.2009, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị Tòa án Nhân dân Hải Phòng kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông Nghĩa bị buộc tội đã “lưu trữ, phát tán những tài liệu vu khống chế độ, sau đó chụp hình và phát tán lên mạng Internet” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Hiện nay, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị giam ở trại giam An Điềm, Tp. Đà Nẵng.

HT.VRNs

Sửa bởi người viết 11/09/2014 lúc 08:09:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 10/09/2014 lúc 06:33:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - người tù bất khuất trở về trong chiến thắng
UserPostedImage

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - người bị chế dộ CS kết án nặng nhất trong đợt trấn áp hồi năm 2008 sẽ ra tù vào ngày 11/9/2014, sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam.


Nếu không có gì thay đổi, ông Nghĩa sẽ bị công an trại giam An Điềm (Quảng Nam) áp giải lên xe đưa về nhà riêng tại Hải Phòng để ‘bàn giao’ cho địa phương.


Theo bản án được tuyên vào năm 2009, nhà văn 65 tuổi này sẽ tiếp tục bị án quản chế 3 năm tại địa phương, một hình thức giam lỏng tại gia, cấm đi khỏi nơi cư trú.


Nhà dân chủ tiên phong
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được xem là một trong những gương mặt tiên phong của Phong trào Dân chủ Việt Nam. Ông cũng là thành viên ban điều hành của khối 8406 - một tổ chức chính trị được thành lập vào năm 2006 góp phần mở ra những vận hội lớn đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1949, trong một gia đình được cho là có nhiều ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An. Từ năm 1967 - 1970, ông được đưa đi học ngành cơ khí tại Tiệp Khắc.


Trong thời gian này, các cuộc cải cách Mùa xuân Praha bùng nổ dưới chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã dẫn đến những thay đổi lớn đối với ông, một người trước đó luôn tin vào chủ nghĩa cộng sản.


Sau khi về nuớc, ông làm vịệc cho một nhà máy cơ khí tại Hải Phòng và bắt đầu viết văn. Ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của người nhà văn đa cảm.


Nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ của ông đã đuợc xuất bản trong nước và được độc giả đón đọc. Nổi tiếng nhất là truyện ngắn "Hai Nửa Vỡ" và loạt bài phóng sự về người Việt lao động ở nuớc ngoài.


Không lâu sau, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị cho là ‘nhạy cảm’ nên bị ngưng đăng tải.


Từ năm 2000, ông bắt đầu cuộc hành trình mới trên con đường đấu tranh, ông gửi các bài viết thể hiện quan điểm chính trị trên trang Talawas.


Năm 2006, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chínhh thức công khai tuyên bố tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.


Năm 2007, giữa lúc các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng nhắm vào những người bất đồng chính kiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bất chấp nguy hiểm đã chính thức tham gia vào ban điều hành khối 8406 đại diện cho miền Bắc.


Kiên cường trước bạo quyền

Các năm 2007, 2008 là giai đoạn mà Phong trào Dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc liệt sau sự ra đời của khối 8406.


Hàng loạt những người đấu tranh bị đàn áp, bắt bớ trong giai đoạn này. Điển hình là vụ bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lý (người sáng lập và thành viên Ban điều hành khối 8406), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân... Đặc biệt là vụ mất tích bí ẩn của nhà họat động công đoàn Lê Trí Tuệ.


Hàng chục người đấu tranh khác tiếp tục bị lực lượng công an truy lùng và quản thúc tại nhà riêng.


Trong thời điểm này, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải đối mặt với những nguy hiểm lớn nhất trong cuộc đời. Cán bộ tổng cục tình báo quân đội (tổng cục 2) trực tiếp đến nhà riêng để đe dọa ông, họ nhắc lại vụ tai nạn bí ẩn nhắm vào nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhằm khiến ông khiếp sợ phải từ bỏ con đường đấu tranh.


Dù vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn tiếp tục tỏ ra kiên cường và bất khuất trước bạo quyền. Tên tuổi của ông liên tục được truyền thông nhắc đến bởi những hoạt động hết sức dũng cảm và hiệu quả, cùng với hai người cộng sự khác tại Hải Phòng là nhà đối kháng Vũ Cao Quận và cô Phạm Thanh Nghiên.
UserPostedImage
Khẩu hiệu do nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng những người bạn treo tại cầu vượt Lạch Tray - Hải Phòng hôm 16/8/2008.

Tháng 6 năm 2008, ba nhà hoạt động này đã viết đơn yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế vốn đang bị khủng hoảng.


Tất nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận. Họ tiếp tục khiếu nại và khởi kiện. Việc làm này được đánh giá là một “sáng kiến táo bạo chưa từng có” vào giai đoạn đó.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không chỉ viết, mà ông còn là một người hành động. Ông xuất hiện trong hầu hết các hoạt động đường phố, đặc biệt là các cuộc biểu tình chống Trung cộng. Ông từng có mặt trong cuộc biểu tình yêu nuớc đầu tiên truớc đại sứ quán Trung cộng ngày 9 tháng 12 năm 2007.


Tháng 4 năm 2008 ông bi đánh và bị giam giữ trái phép nhiều ngày chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa chống Trung cộng rước đuốc Olympic qua lãnh thổ Việt Nam.

Người tù bất khuất

Ngày 11 tháng 9 năm 2008, ông bị bắt trong đợt đàn áp dữ dội nhắm vào giới đối laajo Việt Nam, cùng bị bắt với ông có nhiều nhà họat động nhân quyền khác như: Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc.


Tất cả những nhà hoạt động này sau đó đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nuớc CHXHCNVN” với những mức án tù nặng nề.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị án nặng nhất với mức án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.


Ông đã trải qua nhiều nhà tù với các lần bị biệt giam, bị kỷ luật vì những đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân.


Trong thời gian bị giam ở trại 6, Nghệ An, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã phải trải qua một ca phẫu thuật trong bệnh viện. Cai tù đã trả thù ông bằng cách xiềng chân, xích tay ông khi ông vừa rời bàn mổ. Nhà văn đã phải tuyên bố chọn cái chết để phản đối hành vi vô nhân đạo này và cũng là để bảo vệ khí tiết của một trí thức yêu nước. Cán bộ trại giam sau đó đã buộc chấm dứt việc cùm chân ông trên giường bệnh.


Sau đó, bất chấp bị đe dọa, ông đã dũng cảm báo tin cho gia đình biết việc blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong tù. Hành động này đã khiến ông bị công an trả thù, đánh đập, rồi bị chuyển đến một nhà tù xa hơn là trại An Điềm - Quảng Nam.

Trở về trong chiến thắng

Sau hơn 6 năm chịu cảnh tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn 65 tuổi này đã ngày càng trở nên kiệt quệ.

Bên ngoài, gia đình ông liên tục bị công an đàn áp, trả thù. Hồi tháng 4/2014, con trai ông Nghĩa là anh Nguyễn Thanh Thuỷ đã bị cấm xuất cảnh sang Mỹ mà không có lý do.

Vì sự can đảm và những đóng góp lớn lao cho phong trào dân chủ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã được trao nhiều giải thưởng cao quý của quốc tế như:

- Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch.

- Năm 2013, Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) tại Hongkong trao giải thưởng 'Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba'.


Hôm nay, ngày 11 tháng 9, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ trở về sau 6 năm bị đầy đọa qua nhiều nhà tù từ suốt miền Bắc tới miền Trung. Ông đã già đi 6 tuổi và sức khỏe cũng đã xấu đi rất nhiều.

Chắc chắn một điều, dù phải đối mặt vơi hình thức giam lỏng tại nhà 3 năm nữa thì với tinh thần bất khuất, ông sẽ tiếp tục đóng góp cho công cuộc tháo gỡ độc tài và thiết lập dân chủ cho Tổ quốc Việt Nam.
Danlambao xin được chúc mừng sợ trở về trong chiến thắng về của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa.


Danlambao

Sửa bởi người viết 10/09/2014 lúc 06:39:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 11/09/2014 lúc 08:11:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn đấu tranh Nguyễn Xuân Nghĩa mãn hạn tù

Tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mãn hạn tù và được trả tự do hôm nay 11/09/2014. Năm nay 65 tuổi, là hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng bản, từ năm 2007 ông tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và viết nhiều bài về chủ quyền biển đảo, chống tham nhũng và đòi đa nguyên đa đảng. Ông bị bắt ngày 11/09/2008, bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Trả lời RFI Việt ngữ, bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết như vậy ông đã phải ở tù đúng sáu năm như bản án, thậm chí còn lố một ngày vì thời gian đi đường :




Tải để nghe bà Nguyễn Thị Nga tại Hải Phòng
http://telechargement.rf..._prisonnier_11_09_14.mp3


Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 11/09/2014 lúc 08:28:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã về đến nhà
UserPostedImage

Lúc 23 giờ đêm ngày 11/9/2014, người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa đã về đến nhà riêng tại 828 Trường Chinh, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng.


Đây là hình ảnh đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau 6 năm tù đày nghiệt ngã.


Nhà văn 65 tuổi cho biết, công an đã áp giải ông vào lúc 8h giờ sáng cùng ngày từ trại giam Am Điềm, Quảng Nam đưa về địa phương quản chế.


Trên suốt quãng đường áp giải hơn 1000 cây số, ông Nghĩa hoàn toàn bị bỏ đói.

Danlambao

Sửa bởi người viết 11/09/2014 lúc 08:29:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.