logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/09/2014 lúc 08:51:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Tôi bị chuyển từ trại giam số 6, Thanh Chương - Nghệ An vào trại giam An Điềm, Quảng Nam trung tuần tháng 10-2013 thì trung tuần tháng 6-2014 luật sư Lê Quốc Quân cũng vào trại giam An Điềm từ nhà tù Hỏa Lò.


Gặp nhau chúng tôi mừng lắm. Chúng tôi đã từng gặp nhau trong các cuộc biểu tình đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa và phản đối phiên tòa kết tội luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào các năm 2006, 2007. Đầu tháng 9 năm 2008 chúng tôi đã cùng nhau ăn cơm ngày tôi và cô Phạm Thanh Nghiên lên Hà Nội đệ đơn kiện UBND TP. Hà Nội không cấp phép biểu tình, và bây giờ tuy gặp nhau trong cảnh tù đày nhưng cũng là một niềm hân hạnh cho cả hai.


Hàng ngày chúng tôi cùng nhau ăn sáng và dành cho nhau được hai giờ đồng hồ đàm đạo chuyện thế sự xa gần. Tôi biết chắc chắn là Lê Quốc Quân rất uyên bác và cũng ham văn chương qua thời gian này. Những ngày tôi sắp ra tù, Quân làm hai bài thơ tặng tôi và nói: “Em chưa bao giờ làm thơ tặng ai ngoài anh hôm nay”


Xin giới thiệu nhóm thơ trong tù của tôi và LS Quân, cũng xin người đọc lưu tâm đến sự gian nan mà chúng tôi trải qua từ nhà tù đến các bạn.


Chiều mưa bàn thế sự
Lê Quốc Quân
(Mến tặng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa)


Chiều mưa
Lọt giữa núi rừng hiu quạnh
Âm u hàng rào kẽm gai
Tôi ngồi bên người bạn hiền tranh đấu
Bàn về nhân sinh thế thái u hoài
Về con người và sức sống tương lai
Trên ghế nhựa là John Stuart Mill
“On liberty” gió thổi lật từng tờ
Trong tường cao lao mộ
Chúng tôi “bàn về tự do”


***


Chiều mùa mưa
Rừng miền trung thoáng lạnh
Cánh tay mềm khoanh lại
Đôi vai gầy so lên
Giọt nước rỏ xuống sân
Té lên đôi chân trần
Đường gân xanh sau năm tù tội
Rồi bạn hiền một tháng nữa sẽ chia xa
Ta đã thấy tiếng tự do trong gió
Trước mặt là “politics”
“Chính trị luận” chuẩn từ Aristotle
Dặm đường dài hơn 2000 năm trước.
Mấy ai hay thế sự đã được bàn?
Gió vẫn thổi
Nối dài chiều tháng tám.
Man mác lạnh
Chợt sợ mình
Một ngày nguội lạnh với non sông
Bỗng cùng nhau xích lại
Hơi ấm nào như của tổ tông
Đồng lòng hỏi: “Sao Việt Nam thất bại”
“Why nation fail” cuốn sách dày vừa khép
Hơn 600 trang chỉ rõ một điều
Thể chế mà thôi- Cái gốc mọi vấn đề
Chúng tôi tin đường đi là đúng
Mà gió mưa cứ rát mặt người
Như hàng hiên bắt đầu thấm nước.
Buốt lòng ai- hai khóc mắt rưng rưng.
Và mưa
Và gió
Và đối diện với mong manh phận người
Cười đứng dậy, đây rồi cuốn sách.
“Start up Nation”- Đây Israel
Dân Do thái qua mấy ngàn năm
Tìm về phục hồi quốc thể
Bạn hiền ơi!
Chúng ta đi cho “Quốc gia khởi nghiệp”
Dầu bao la chiều mưa gió ngược.
Chặng đường dài chông gai trước mắt.
Chúng tôi đi trong mưa.
Đôi chân trần hối hả.
Gió vẫn thổi và đêm còn dài.
Nhưng không bước dặm đường sao ngắn lại.
Ta đi là ánh sáng ban mai.


Lê Quốc Quân


Trại giam An Điềm.
Đầu mùa mưa 2014- Với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

UserPostedImage

UserPostedImage


Sáu năm không ngủ yên
Lê Quốc Quân
(Kính mến tặng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa)


Đêm trại tù tĩnh lặng
Gió lòng ai vẫn thổi
Khấp khởi đợi ngày về
Vâng. Anh sẽ về như người chiến thắng.
Ngẩng cao đầu mạnh bước trước phong ba
Sá gì đâu mái đầu đã bạc.
Sá gì đâu trọn sáu năm tù.


***


Anh đang bước khỏi nhà tù nhỏ
Vẫn còn đó suốt sáu năm qua.
Bao mong muốn chưa thành hiện thực
Tham nhũng vẫn tràn lan khắp nước.
Hoàng Sa- Trường Sa vẫn dày dấu chân quân xâm lược
Quyền biểu tình từ xưa anh đòi chưa có.
Vẫn là đây một đảng cầm quyền.


***


Sáu năm đang qua đi
Những ngày cuối cùng nhau nhớ lại
Đã bao lần từ thành phố cảng
Anh “lắng nghe tổ quốc gọi tên mình”
Rồi mạo hiểm như thời trai trẻ
Đổi xe, đuổi chạy lạng lách vượt đường.
Trải qua bao rình rập trên đường.
Đêm thủ đô thể hiện lòng yêu nước.


***


Suốt sáu năm trong tù
Bao lần bị biệt giam
Bao lần bị bịt mồm kỷ luật
Vẫn hiên ngang đấu tranh giữa lao tù
Vẫn xúc động rưng rưng hai dòng lệ
Khi nói về tổ quốc quê hương
Vê chương trình canh tân dân tộc.


Lê Quốc Quân


An Điềm ngày anh sắp về




*
Chiều mưa bàn thế sự
Nguyễn Xuân Nghĩa


Ngục thất chiều mưa bàn thế sự
Nhìn lên tua tủa những kẽm gai
Đưa ngang lấp ló viên cai ngục
Đường xa chân nặng dạ u hoài


Ngục thất chiều mưa bàn thế sự
Lòng người đã trải với hồn ta
Đường gần chân nhẹ tình đã nặng
Tâm đã lên cao chí đã dài


Chiều mưa chiến hữu bàn thế sự
Xà lim rực rỡ ánh mặt trời.


Nguyễn Xuân Nghĩa




Xuống núi
Nguyễn Xuân Nghĩa
Cuối tháng 8-2014


An Điềm không lều cỏ
Vách tường không kiếm cung
Tảng đá không rồng cuốn
Hạc, phượng không ghé thăm
Nói tám, chín tiếng tây
Đọc dăm ba sách Thánh
Nửa đêm dậy vỗ gối
Làm sao thành tôi trung?


Giận cái mặt chữ điền
Giận vai u thịt bắp
Giận tả thê nhi hữu
May mà không cháy bùng


Bỗng một chiều tháng sáu (*)
Lòng như đàn đứt dây
Anh hùng nào nghe lén?


Tiếc thua kém người xưa
Lo ngắn tài, sức yếu
Nhưng mà có sao đâu
Ngày mai ta xuống núi


Nguyễn Xuân Nghĩa


An Điềm trước ngày ra tù
(*) Ngày luật sư Lê Quốc Quân vào trại




Những cây bút
Nguyễn Xuân Nghĩa
Tặng LS Lê Quốc Quân


Chúng không ra đi từ những hãng thành danh
Chúng là những cây bút bi nội địa bình thường
Không thấy trên tay bí thư đảng độc tài hay ngài thủ tướng


Nó ở trên tay bạn
Tay bạn nối với óc bạn lô- gich
Tay bạn nối với tim bạn máu lửa
Cây bút thành gai chông
Nhà cầm quyền săn lùng


Bạn vào tù vì cây bút
Cây bút theo bạn vào tận xà lim
Cây bút đè khô lên tờ giấy bạc của bao thuốc lá
Như trái tim đè trên những nỗi niềm
Cây bút biết giấu mình bao lần “đập buồng”
Những bài viết, bài thơ vần vượt qua chấn song sáng rực trên facebook


***


Những cây bút tôi dành dụm lại
Trước khi ra tù
Trao bạn
Như trao thêm vũ khí cho người biết sử dụng thành công


8-9-2014
Nguyễn Xuân Nghĩa


Những ngày tôi sắp mãn hạn tù là những ngày khó khăn đối với tôi. Tôi cảm thương cho những người còn phải ở lại. Cùng giam với tôi là những người Tây Nguyên bị kết tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” và những người trong vụ án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Cái sai của các vụ án xin phép bàn sau. Bài thơ này tôi viết tặng họ:


Chạm ly
Nguyễn Xuân Nghĩa
Giọt này chung với anh em
Giọt này riêng với vợ con ở nhà
Sáu năm cứ ngỡ là xa
Sau năm qua biết hoá ra cũng gần
Không ruột thịt không cố nhân
Sáu năm đúc lại một phần thịt xương
Giọt này chung với Tây Nguyên
Với đất đai với núi rừng Đề - Ga
Giọt này đượm vị tha nhân
Chung non xanh chung tổ đình Đá Bia


Uống nào nuốt hận vào trong
Uống nào để ủ men nồng mai sau


Đêm ngày 10/9/2014


Nguyễn Xuân Nghĩa

Sửa bởi người viết 24/09/2014 lúc 08:52:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.