logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/09/2014 lúc 10:20:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chán thay phim tướng võ nguyên
Giáp ta cóc có thằng điên nào... còi
(Thơ Bút Tre)

Sống Cùng Lịch Sử là một quả bom cỡ nặng. Cuốn phim được thực hiện với chi phí không nhỏ ở Việt Nam: 1 triệu đô la Mỹ.

Với chi phí như thế, với một đạo diễn có tên tuổi và một dàn diễn viên khá, cuốn phim lại có nội dung liên quan đến một người vừa mới qua đời, người từng một thời đã được tôn sùng hết mực tại Việt Nam, thì với bằng ấy yếu tố, đáng lẽ ra, cuốn phim phải được đón nhận xứng đáng. Phim Sống Cùng Lịch Sử được thực hiện và tung ra nhân kỷ niệm 60 năm “chiến thắng Ðiện Biên” và đồng thời cũng nhân dịp giỗ đầu của Tướng Võ Nguyên Giáp.

Lý ra, người ta phải kéo nhau đi xem chật rạp, vé bán ra hết ngay lập tức, số buổi trình chiếu phải tăng thêm mới đủ tiếp những người mến mộ “người hùng Ðiện Biên,” khán giả nhiều người sẽ phải mua vé xem lại hai ba lần mới mãn nhãn, ra về không có một đôi mắt nào không đẫm lệ. Nhưng thực sự thì lại không thế.

Cuốn phim được đem chiếu ở rạp Kim Ðồng có 1 buổi (?) thì phải đem cất đi không chiếu nữa. Rạp Kim Ðồng ở Hà Nội tự dưng biến thành chùa Bà Ðanh vắng tanh vắng ngắt. Theo mấy tờ báo trong nước thì buổi trình chiếu đầu tiên bán được đúng 2 vé. Ðó là tin của báo trong nước chứ chẳng phải là do cách tường thuật xỏ xiên phản động của bọn xấu. Thảm thật. Nếu bán được 1/2 rạp hay 1/3 rạp cũng đã là mất mặt bầu cua lắm rồi chứ sao lại được có vỏn vẹn 2 vé?

Người ta đổ cho việc không quảng cáo nhiều nên không ai biết mà đi xem. Ô hay, một cuốn phim về Võ Nguyên Giáp chứ bộ phim về ...cứt đâu mà không quảng cáo nên không có người xem? Tưởng là một cuốn phim với nội dung “hot” như thế thì ít ra cũng phải cả thành phố Hà Nội dẹp mọi chuyện đang làm qua một bên mà rủ nhau đi coi chứ. Sao lại chỉ có 2 khán giả?

Bảo rằng phim lịch sử nên không ai thèm xem như môn sử đang bị các học sinh ở Việt Nam tẩy chay không thèm học nữa là không đúng. Kìa như phim Gandhi chiếm tất cả giải Oscar năm 1982 đến nay vẫn còn bao nhiêu người trên khắp thế giới mua video về coi. Mà đó là về một người Ấn chứ nào phải là anh hùng của các quốc gia không phải là Ấn Ðộ đâu. Ðiều đó cũng đúng với Lawrence of Arabia, hay Patton, hay The King's Speech, hay Schindler's List...

Nói đó là phim chiến tranh mà người xem đã quá chán chiến tranh rồi nên không thèm xem cũng không đúng. Kìa là All Quiet On The Western Front, hay The Bridge On The River Kwai... tất cả đều thu hút khán giả kỷ lục suốt mấy chục năm nay.

Không một cuốn phim nào chỉ có được vỏn vẹn 2 khán giả ngồi xem. Tại sao lại có chuyện đó?

Ðáng lý ra, để khỏi mất mặt Võ Nguyên Giáp, nhà cầm quyền có thể ra lệnh đóng cửa trường học, cho các học sinh nghỉ học đi xem miễn phí cho đầy rạp. Tổ chức đưa người từ các nơi đến chen nhau vào xem phim về đại tướng chứ. Nhưng đã không hề có chuyện đó.

Ðại tướng bị một phen mất mặt thê thảm.

Ngay từ trước khi tướng Giáp chết, ông ta đã bị hạ bệ một cách tàn tệ. Ðang là tướng công đồn, ông bị đẩy cho việc canh ... của chị em tức là lo về kế hoạch hóa sinh đẻ. Ông bị tố là tướng sát quân, không hề được đào tạo, huấn luyện trong một trường quân sự nào, nổi tiếng là nhát gan, không bao giờ dám đi hàng đầu ngoài mặt trận, Ðiện Biên Phủ là công của mấy anh Tầu Vi Quốc Thanh, La Quí Ba, Trần Canh... Ðó là những chi tiết rất nhiều người đã biết nhưng mới đây, khoảng trước ngày 2 tháng 9 năm 2014, vợ thứ 2 của Lê Duẩn đã viết một lá thư dài 16 trang gửi cho 16 ủy viên Bộ Chính Trị đảng đòi phải làm rõ những điều tồi tệ về Võ Nguyên Giáp, nếu không, bà ta sẽ vận động toàn quốc tố cáo những chuyện xấu xa về ông ta.

Lá thư còn đòi dẹp chuyện đặt tên đường, xây tượng đài, đưa tên Võ Nguyên Giáp vào sách giáo khoa... Bức thư làm người ta nhớ đến bản cáo trạng của Khrushchev đọc tại đại hội đảng lần thứ 20 ngày 25 tháng 2 năm 1956 để hạ bệ Stalin.

Nhưng sự thật là người dân đã biết được nhiều điều về Võ Nguyên Giáp nên mới đối xử với cuốn phim về ông ta như thế.

Và nhà cầm quyền cũng để mặc cho xuất chiếu cuốn phim chỉ có 2 khán giả ngồi coi. Hai người ấy có thể là thà vào rạp đóng phim (?) với nhau có máy lạnh, lại kín đáo còn hơn là đóng ở ngoài công viên nhiều.

Thuật ngữ của giới phê bình và điểm phim ở Mỹ sẽ gọi đó là một quả bom tấn: a huge bomb, nghĩa là dở và thất bại một cách thê thảm.
Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.