logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/10/2014 lúc 06:26:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi viết truyện này vào ngày sinh nhật thứ 72 ( Đúng 6 vòng của 12 con giáp ). Sở dĩ tôi gọi là tình cuối vì tôi biết sau khi người yêu tôi chết, tôi sẽ không thể (còn) yêu ai hoặc được ai yêu nữa.

Thường, người ta hay viết truyện về những mối tình đầu. Vì mối tình đầu là mối tình khó quên nhất. Đúng vậy! Ở vào tuổi mới lớn, khi con tim lần đầu biết rung động vì một ánh mắt, một nụ cười, môt tà áo…làm sao chúng ta có thể quên được những ngày tháng mộng mơ với một người đẹp.

-Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên ( Thế Lữ )

Nhưng tôi là cái thằng thích ( nói nôm na ) trật đường rầy. Không thích giống ai nên mới (ti toe) viết về mối tình cuối.

Đó là mối tình của tôi với Thúy Hằng, bắt đầu cách đây hơn 15 năm. Thúy Hằng thua tôi 7 tuổi, tôi li dị vợ, nàng rẽ gánh chia tay chồng. Người đời thường gọi những mối tình như thế là..Rổ rá cặp lại.

Mà đúng thiệt. Tôi với nàng là hai cuộc đời bị bể, bể tanh banh, bể tan tành thành nhiều mảnh vụn. Cố gắng lắm, cố gắng mệt nghỉ, cố gắng tối đa mới ráp lại được với nhau thành một cặp. Không gọi là rổ rá cặp lai thì gọi bằng cái chi nữa cha ( nội )?

Sở dĩ tôi viết là cố gắng lắm, cố gắng tối đa, mệt nghỉ vì cuôc tình của chúng tôi ban đầu cũng không suôn sẻ gì cho cam.

Tôi li dị vợ thì xong rồi. Trước khi gặp lại Thúy Hằng thì tôi cũng có ( lai rai ) vài mối tình với những người đàn bà ( hoặc ) chồng chết, ( hoặc ) li dị. Những mối tình đó đã đưa đẩy tôi lang thang qua nhiều tiểu bang của Mỹ.

Thúy Hằng ngược lại, sau khi chia tay với chồng thì có người yêu cũ tìm đến.

Người yêu cũ của nàng vốn là một anh Tàu lai tên Triết, có giấy tờ chứng minh (gốc Tầu) đàng hoàng. Nhờ có giấy tờ nên anh ta được nhà nước cộng sản Việt Nam „ưu ái“ cho về nước sau khi chiến tranh Trung Việt ở biên giới phía Bắc nổ ra. Dùng chữ Cho Về Nước là chính quyền cộng sản Việt Nam hí lộng ngôn từ, chứng tỏ tính ưu việt của đảng ta thôi. Thật ra đây là âm mưu nhằm ăn cướp tài sản, nhà cửa, tiền bạc… của người Tàu và tống xuất họ ra khỏi Việt Nam một cách hợp lý, hợp tình và ( cũng ) hợp pháp luôn, đi đâu thì đi.

Để được „ ưu ái „ Triết phải đóng đủ 12 lượng vàng, – loại vàng Kim Thành 24 cara, ngôn ngữ bình dân gọi là cây, mặc dù nó chỉ có hình chữ nhật 4×8 cm, mỏng tanh, nặng chừng 37,5 gram, – trước khi bước chân lên những con thuyền nhỏ, mong manh, nhét người chật cứng như cá hộp Sạc Đin Nờ, được đẩy ra khỏi hải phân Việt Nam rồi…muốn trôi đi đâu thì đi, nhà nước cộng sản VN hổng chịu trách nhiệm ( à nghen! ).

Nhờ hai gia đình ở gần nhau trong Chợ Lón, Thúy Hằng và Triết quen biết nhau từ lúc còn nhỏ, từ khi…xưa đôi ta bé ta ngu, đem dây thung ta quấn con cu…, con cu sưng ta khóc hu hu… Triết hơn Thúy Hằng 4 tuổi.

Cuối năm 1978, khi nghe phong thanh chương trình vượt biên bán chính thức của người Tàu do Triết tiết lộ, gia đình Thúy Hằng tìm cách „gửi gấm“ nàng theo Triết.

Trong thời gian chuẩn bị, Triết tìm được đường dây làm giấy tờ giả cho Thúy Hằng. Trong lúc chờ đợi, nàng cũng nhờ Triết dạy cấp tốc một số tiếng Tàu cần thiết để lúc ra đi có bị hạch hỏi cũng dễ dàng lọt thoát phần nào.

Triết nhà giàu, khá bảnh trai, ăn nói nhỏ nhẹ. Thấy nhà Triết có piano, sau những giờ học tiếng Tàu, Hằng thường chơi piano cho Triết nghe. Nhờ học đàn piano từ lúc 5 tuổi đến khi cộng sản chiếm miền Nam nên Thúy Hằng đánh đàn piano, tài nghệ dù chưa đạt được ( đỉnh cao chói lọi ) như Đặng Thái Sơn nhưng nghe cũng lọt lỗ nhĩ và nếu gặp may ( không chừng ) có thể trình diễn ở Carnegie Hall, New York City.

Nhưng rồi cuộc gửi gấm Thúy Hằng không thành vì chờ đợi lâu quá. Gia đình Thúy Hằng bèn quyết định tự đóng ghe, mua bến, lo lót công an, và đi thoát trước khi Triết ra đi. Mối tình hai người tan vỡ vì không còn tin tức, liên lạc được với nhau. Đó là chuyện khi xưa đôi ta bé…

Trở lại chuyện nay, hai cái rổ rá rách teng beng Triết, Thúy Hằng cặp lại, không khớp với nhau nên bị bung ra chỉ sau một thời gian ngắn chưa tới 2 tháng.

Theo lời một người quen ( dĩ nhiên là quen, lạ làm sao biết? ) của Thúy Hằng kể lại, Triết biết Thúy Hằng sau khi chia tay với chồng có được một món tiền, đâu khoảng hơn 100.000 Du Ét Đi nhờ bán căn nhà hai vợ chồng mua 15 năm trước, cưa đôi, nên rù quến Thúy Hằng về VN làm ăn, buôn bán chi đó.

Chắc vì sợ rủi ro, bất trắc, mất tiền, hơn nữa qua đọc báo, biết được những vụ người Việt gốc Ngu ở hải ngoại đem tiền về Việt Nam làm ăn như vua chả giò Trịnh Vĩnh Bình hoặc Trần Trường bỏ về VN làm ăn sau khi chơi bạo lấy tiếng ngu, treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho thuê Video bị khoảng 50.000 người Việt ở O-Ren-Giờ-Cao-Ti biểu tình chống đối, nên Thúy Hằng từ chối kế hoạch làm giàu do Triết vẽ ra. Thế là Triết bất mãn, không mặn mà chuyện cặp lại rổ với nàng nữa. Thúy Hằng buồn bã vì vừa đá vỏ dưa văng xa hơn 300 thước thì lại đạp ( nhằm ) vỏ dừa.

Đúng vào lúc đó thì tôi gặp lại Thúy Hằng trong một bữa ăn tối ở nhà một người bạn. Trước đây, tôi và nàng chỉ quen biết nhau nhưng ít khi liên lạc với nhau, vì không thân và ở cách xa nhau.

Sau bữa ăn tối định mệnh ( đã an bài ) đó, tôi và nàng liên lạc gọi phôn, chát trên sờ-kai-pê càng ngày càng lâu, thường xuyên hơn. Nàng coi tôi như một cái thùng Rì-sai-cồ, có nơi ( đổ rác ) kể lể những chuyện đau buồn, khổ sở, không hạnh phúc.. với người chồng cũ.

Tôi hiểu tâm trạng Thúy Hằng nên an ủi nàng, rồi chẳng hiểu ma đưa lối, quỉ dẫn đường, tôi yêu nàng lúc nào không hay. Sau hơn 4 tháng tâm sự ( loài cua biển ) chán chê, chúng tôi hẹn gặp nhau đi ăn tối ( lại ăn tối ) rồi đi coi phim, tức là là đi coi hát bóng.

Bữa đó nhằm tối chủ nhật, ăn xong tụi tôi vào rạp AMC ở Eastridge, San Hố Dề. Chắc nhằm ngày lành, tháng tốt nên rạp vắng vẻ, có đâu chừng 7-8 cặp ngồi rải rác. Tụi tôi chọn hàng ghế trên cùng, không có ai. Ở hàng ghế đó ta có thể thấy địch mà địch sẽ không thấy ta ( nếu không quay đầu lại ).

Hai đứa tôi ngồi sát bên nhau. Chẳng hiểu có phải do 2 ly bồ đào tửu ( Red Wine ) uống trong bữa ăn với nàng hay do mùi nước bông thơm ngọt như đường mía lau của Thúy Hằng mà khi đèn vừa tắt chừng 10 phút, màn ảnh còn đang chiếu quảng cáo, tôi bạo dạn choàng tay qua ôm vai nàng, ghé sát tai nàng thì thầm:

-Anh thích mùi nước bông em dùng ghê!.

Thúy Hằng chẳng những không phản đối mà còn quay mặt qua phía tôi cười nhẹ:

-Vậy mai mốt đi với anh, em sẽ xài loại này.

Mèng ơi! Nghe câu nói ngọt như đường cát, mát như đường phèn của nàng mà tôi sướng đến run rẩy cả người. Hai khuôn mặt kề sát nhau khiến tôi cầm lòng không đặng, thế là chúng tôi mi nhau.

Sau bữa đi coi phinh mùi mẫn đó, Thúy Hằng đề nghị tôi dọn về ở chung với nàng để… chia tiền nhà, tiền điện nước, tiền rác… Tôi xin nàng một tuần lễ để… „ động não“ suy tính hơn thiệt.

Sau mấy ngày suy nghĩ đến mất ngủ ( đêm năm canh chỉ ngủ có canh đầu, bốn canh sau buồn rầu nên ngủ quên ), tôi đồng ý dọn về ở chung với nàng. Sở dĩ tôi nói suy nghĩ vì ( bản tính ) tôi là một thằng thích tự do, phải so sánh cái được ( lợi ), cái mất ( hại ) khi ở chung với nhau. Cuối cùng thấy cái được nhỉnh hơn cái mất chút đỉnh nên tôi Ô kê Sa Lem.

Nhưng cuộc đời không hề đơn giản như đang giỡn mà vô cùng phức tạp, rắc rối, rắc rối to, rắc rối lớn là khác. Nói rắc rối và phức tạp vì chưa ở chung thì không thấy, ở chung rồi thì mới có những cái pra-bờ-lầm mà cho dù là có tài tiên đoán như Khổng Minh, có tái thế cũng không có cách chi thấy trước đặng.

Như vừa nói ở trên, tôi là thằng thích tự do. Bởi thích tự do nên khi sống mình ên, tôi không sắm sửa nhiều đồ đạc làm chi, tôi lại luôn có phương châm sống, học được sau hơn 6 năm sống dưới chế độ cộng sản VN: -Tăng thu, giảm chi, tích cực cầm nhầm.

Bởi vậy, bữa sáng tôi dọn đồ đạc về ở với Thúy Hằng, nàng đã ngạc nhiên tột cùng khi tôi đến bấm chuông cửa nhà, chỉ xách theo có một cái va li. Nàng nhìn tôi, ngơ ngác:

-Anh không có đồ đạc gì sao?

Tôi chỉ cái va li:

-Đây nè! Em không thấy sao?

Thúy Hằng ngập ngừng:

-Ý em nói là…bàn ghế, đồ trang trí…“nội thất“…giường, tủ, sách, báo…

Tôi lắc đầu:

-Không! Anh hay di chuyển, đổi chổ ở nên không sắm gì cả. Còn đồ „nội thất“ toàn của chủ nhà cho thuê.

Đến đây cần phải nói rõ thêm. Thời gian đó tôi đang „se phòng„, chủ nhà có giao hẹn không được dẫn bạn gái về nên tôi chưa bao giờ hẹn nàng chỗ mình ở. Chúng tôi chỉ hẹn hò, gặp gỡ nhau ở nhà nàng. Sau khi li dị, Thúy Hắng thuê được một áp-pạc-tơ-măng 2 phòng ngủ khang trang ở khu Willow Glen với giá (tình cảm) khá rẻ, chỉ bằng nửa giá thị trường, của người chị là Bờ rốc cờ, có nhiều apartment cho thuê.

Thúy Hằng có vẻ suy nghĩ nhưng không nói gì thêm, lẳng lặng dẫn tôi lên phòng ngủ, xếp quần áo của tôi trong cái va li vào chung tủ của nàng.

Buổi chiều hôm đó, ăn cơm xong, Thúy Hằng rủ tôi ra quán cà phê Gót Hồng ở đường Tully uống nước, tâm sự. Gọi là tâm sư cho văn vẻ chứ thật ra tôi biết ý nàng muốn nói đến chuyện…Tiền là tiền nhiều khi không …mà có, tiền là tiền nhiều lúc có… như không… Đúng như tôi đoán, sau khi „xử lý, dứt điểm“ một ly sâm bổ lượng Thúy Hằng nói: -Anh về ở với em, mỗi tháng anh nên phụ em (chút đỉnh) chuyện tài chính. Tôi mỉm cười, không biết cái chút đỉnh của nàng định nói là bao nhiêu: -Đương nhiên rồi! Trước đây anh „se phòng“ bao nhiêu thì bây giờ anh đưa em bấy nhiêu, cộng thêm tiền chơ nữa..

Thúy Hằng cầm tay tôi: -Tiền chợ anh không cần đưa. Anh đi làm trễ, em nhờ anh đưa con gái em đến trường, thay vì thuê người chở cũng tốn kém. Anh giữ tiền đó đổ xăng, đưa đón con gái em đi học. Mọi chi tiêu khác như đi coi phim, ăn nhà hàng, du lịch …mình chai hia. Thúy Hằng tính toán quá ư hơp lý, hợp tình, hợp đạo nghĩa (góp gạo thổi cơm chung). Tôi đồng ý cái rụp.

Vấn đề gai góc nhất đã được đôi bên „chủ động“ thỏa thuận êm đẹp, thoải mái, thân thiện, thắm đượm tình đồng chí, đồng sàng. Tuy nhiên chỉ ít ngày sau, vài sự cố „nổi cộm“ khác mới bị „phát hiện“ mà phải động não cực mới „phát kiến“ giải quyết được ván đè. Cái sự cố „ nổi cộm“ đầu tiên là do tôi „sở hữu„ một tật ngáy ít người có. Thật ra công tâm mà nói, tôi ngáy không lớn lắm, chỉ như là…gọi đò sang sông thôi. Thời gian đầu còn vui vì lửa mới bén, củi, rơm còn đang cháy đỏ… kêu lách tách, Thúy Hằng không nghe tôi ngáy, nhưng chỉ ít lâu sau nàng trở nên mất ngủ vì tiếng ngáy của tôi. Nhiều đêm khoảng 2-3 giờ sáng, bị đánh thức bởi tiếng gọi đò của tôi, không ngủ lại được, nàng đành ôm mền gối ra sa lông ngủ, tôi không biết. Sáng nàng dậy trước, đi làm trước nên tôi không „phát hiện“ được vấn đề.

Cho đến một hôm, có lẽ „bức xúc“ quá chịu không nổi, Thúy Hằng đem chuyện ngáy của tôi ra đấu tố, bắt tôi phải đấu tranh tư tưởng với thế lực phản động chủ tâm phá hoại giấc ngủ (hòa bình) của nàng. Sau khi trình bày, lật tới, lật lui, lật xuôi, lật ngược…, dùng ánh sáng Mác-Lê soi rọi vào tất cả các vùng kín, vùng sâu, vùng xa của vấn đề, tôi thành khẩn nhận khuyết điểm, cam kết sẽ không phá rối giấc ngủ của Thúy Hằng bằng cách…sẽ ra ngủ riêng ở sa lông trừ khi…nàng cho vời.

Vấn đề thứ hai là chuyện đưa đón con gái của Thúy Hằng đi học. Con bé tên Mimi, 15 tuổi, xinh đẹp, thông minh, học giỏi nhưng có tật ngủ dậy trễ. Thường 8:15g sáng vào học, từ nhà đến trường mất khoảng 15-20´ nếu không bị „ùn tắc“ giao thông. Tôi thường chở nó ra khỏi nhà vào lúc 7:45g. Thúy Hằng dặn đánh thức con bé vào lúc 7:15, cho nó 30´ sửa soạn vệ sinh cá nhân, làm thức ăn sáng mang theo. Mấy ngày đầu Mimi còn, đúng giờ, nhưng không hiểu sao chỉ được chừng hơn tuần lễ con bé trở chứng, gọi dậy lúc 7:15g thì phải 20´ sau nó mới ra khỏi phòng, thành ra bữa nào tời trường nó cũng vội vã để rồi quên mang thức ăn sáng theo.

Tôi không phải bố nó nên không biết giải quyết làm sao. Đem chuyện nói với Thúy Hằng, nàng nói tôi làm sẵn thức ăn sáng cho nó. Khổ một điều là buổi tối hỏi nó ăn gì để tôi biết mà chuẩn bị, nhưng nhiều lúc tôi cũng quên, nên nhiều khi tôi cứ làm bánh mì kẹp thịt, chả lụa …theo ý mình.

Cho đến môt hôm tôi được nghỉ làm, đi đón Mimi, về đến nhà nó quăng cái backpack lên ghế salon rồi đi vào phòng riêng. Tôi ngồi xuống bên cạnh, chợt ngửi thấy mùi thum thủm, chua chua…, nhìn quanh không thấy gì lạ tôi bèn ghé mũi vào cái cặp đeo lưng của Mimi mới „phát hiện“ cái mùi khó ngửi phát ra từ đó.

Tôi gọi Mimi ra, nói nó mở ra để xem cái gì bên trong mà bốc mùi như vậy. Hóa ra đó là mấy phần ăn sáng mà nó không ăn nhưng không vứt đi, để lâu quá, lại có cà rốt ngâm dấm nên bốc mùi dữ.

Làm sạch, khử mùi cái backpack cho Mimi xong, tôi nói với nó là sẽ không làm thức ăn sáng cho nó nữa, con bé đồng ý.

Cái „nổi cộm“ thứ ba cũng ác liệt không kém, nhưng không nằm nơi tôi mà ở Thúy Hằng, đó là bệnh hay quên. Bệnh hay quên của Thúy Hằng không dính dáng gì đến bệnh Đề-men-ti-a hay An-dờ-hai-mơ hết, bởi nàng chỉ quên những lúc…cần nhớ nhất như… trả tiền khi đi chợ, sóp-ping, biu điện thoại…

Tiền nhà, điện nước (cũng may) nàng để cho nhà băng chạc thẳng vào ờ-cao nên tôi không thắc mắc chi cho lắm. Cái nổi cộm này làm cho tôi khá nhức đầu, mỗi lần đi chợ mua thức ăn, đẩy xe ra tính tiền, khi vừa đến lúc trả tiền là thế nào nàng cũng nói quên một hai thứ để chạy vào trong lấy. Không thể chờ được nên tôi đành phải móc thẻ nhà băng ra cà. Lúc trở ra, thấy tôi đã đẩy xe ra ngoài, Thúy Hằng cười hồn nhiên: -Ủa? Anh trả tiền rồi hả? Lát về nhà em đưa lại. Nhưng cái „lát về“ đó chưa bao giờ xẩy ra. Nghĩ tiền chợ không bao nhiêu, nhiều lắm chừng 300 Du Ét Đi mỗi tháng nên tôi cũng ( ráng nhịn ) không kêu ca gì, coi như… cúng (cô hồn) rằm tháng bẩy thôi. Hơn nữa thỉnh thoảng Thúy Hằng cũng dành trà tiền tụi tôi đi coi phinh, ăn kem, ăn nhà hàng hay đi chơi xa mà không đòi chai hia…

Tôi cứ để như thế hơn 2 năm, 7 tháng không nói gì. Cho đến một ngày kia thấy Thúy Hằng làm quá, chịu hết nổi tôi đành phải đem chuyện „lát về“ ra nói. Thúy Hằng tròn mắt: -Ủa? Em cứ tưởng có trả anh lại rồi chứ! Nhìn cặp mắt bồ câu, con đậu con bay, ngây thơ vô (số) tội của Thúy Hằng, tôi cười: -Em mới 50 tuổi chứ có phải 80 đâu mà dễ tưởng vậy?

Thúy Hằng không nói gì, yên lặng nhìn tôi cả phút đồng hồ rồi bất chợt đứng lên, vào trong phòng ngủ lấy ra một cái hộp hình chữ nhật cỡ khoảng 3 bao thuốc 555 gói giấy vàng, cột nơ thật đẹp và một cái bao thơ lớn, dầy cộm, màu vàng, loại dùng để gửi những bưu kiện nhỏ, đặt xuống trước mặt tôi. Thấy tôi đưa mắt dò hỏi, Thúy Hằng mỉm cười, trút trong bao thơ ra mấy xấp biu đi chợ, mua hàng được bấm dính với nhau bằng Tắc-cơ. Tôi ngạc nhiên nhìn: -Biu gì vậy? -Biu anh trả tiền chơ, điện thoại, sóp-ping… chứ biu gì? Em giữ lại hết ở đây, cộng lại, tất cả gần 4 ngàn đô la. Em dùng số tiền đó, mua cho anh cái đồng hồ Omega Speedmaster Professional Moonwatch làm quà sinh nhật cho anh ngày mai. Anh có thể mở ra coi bây giờ.

Tôi cảm động nhìn Thúy Hằng ngẩn ngơ, không biết nói gì. Hóa ra nàng cố ý không trả lại tiền chợ cho tôi cũng có mục đích.

Từ ngày về chung sống với nhau, thông thường tới sinh nhật của nàng hay tôi, chúng tôi rất ít khi tổ chức, chỉ rủ vài người bạn đi ăn tối cho vui tại một nhà hàng nào đó, cũng không nói trước lý do, sợ họ mua quà tặng thì lại phiền. Chúng tôi chỉ tặng nhau những món quà như sợi dây chuyền nhỏ, cái vòng cẩm thạch, cái cà vạt, chiếc áo pull-over…, những món quà chưa bao giờ có giá trị tới 100 Du Ét Đi.

Hai đứa tôi ngồi yên lặng nhìn nhau đến mấy phút, tôi nắm tay nàng kéo qua ngồi cạnh rồi mới mở chiếc hộp ra. Cầm chiếc đống hồ luxury đẹp và sang đeo vào tay, thật vừa vặn, vừa như hai cái rổ rách được cặp lại thật khít khao như rổ mới.

Tụi tôi ở với nhau tới giờ đã được 15 năm. Con gái nàng đã ra trường, đi làm ở riêng, tụi tôi mỗi đứa một phòng, tối ngủ đóng cửa nên tôi có ngáy cỡ nào Thúy Hằng cũng chẳng nghe.

Tụi tôi đã dùng chung Ờ Cao, in-côm hai đứa đổ chung vào một mối, không còn so đo, thắc mắc chia hai, hay chai hia nữa, bởi tôi và nàng đều nhận thấy tiền bạc lúc về già cũng chẳng còn ý nghĩa gì nhiều, không có đủ để sống thì cũng khổ nhưng tình cảm quan trọng hơn nhiều.

Tuổi già, người ta cần sự thương yêu, chăm sóc cho nhau đến khi xuôi sáu tấm nhiều hơn là tiền bạc, nếu không thiếu thốn thì đừng quan tâm đến nó, cũng đừng nghĩ đến chuyện để dành cho con cái. Chúng nó có đời sống riêng và cũng không cần đến tiền bạc của cha mẹ để lại.

Do đó tôi mới gọi mối tình của tôi và Thúy Hằng là tình cuối. Nếu một trong hai người ra đi trước, người còn lại chắc cũng khó mà kiếm được cái rổ nào có thể cặp lại với mình bởi vì nó đã tả tơi quá cỡ thợ mộc rồi, khó lòng mà cặp lại được.
9-2014
Thạch Đạt Lang

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.