logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/11/2014 lúc 09:32:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Bắt đầu vào lúc 14:00 ngày 31/10/2014, buổi Hội Luận Truyền Thông đầu tiên tại hải ngoại của blogger Điếu Cày đã được tổ chức tại đài truyền hình SBTN, do SBTN phối hợp cùng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện. Buổi hội luận này được trực tiếp phát hình đi khắp nơi thông qua hệ thống truyền hình SBTN tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, cũng như trên mạng internet.

Có rất nhiều thông điệp đã được gởi đi từ người tù lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam qua cuộc hội luận này. Mỗi người Việt Nam, trong nước và hải ngoại, sẽ cảm nhận những thông điệp của anh với những cách nhìn, cảm xúc khác nhau.

Cảm nhận của nhiều nhân viên SBTN khi tiếp xúc lần đầu tiên với anh Điếu Cày: một nhân cách lớn nhưng giản dị. Khi anh bước vào phòng họp của SBTN để gặp gỡ các phóng viên, ban biên tập SBTN, mọi người có cảm giác thân thiện như gặp một người bạn mới, một đồng nghiệp cùng chung lý tưởng, nhiều hơn là gặp gỡ một anh hùng.

Ở anh có một sự điềm tĩnh. Không thấy ở anh có những biểu hiện của người vừa mới bước ra từ một thế giới tàn ác, nham hiểm vào bậc nhất của nhân loại ngày hôm nay: nhà tù cộng sản Việt Nam. Không thấy anh biểu hiệm căm thù. Không thấy anh có những lời nói cay độc dành cho cái thể chế đã bỏ tù anh chỉ vì tội yêu nước. Một sự thanh thản, nhẫn nại rất cần thiết của một nhà đấu tranh bất bạo động, khi phải đối đầu với một chính thể độc đài, sử dụng bạo quyền là vũ khí tối thượng.

Mọi người ghi nhận những lời cảm ơn của anh đến với những người đã đấu tranh để đem anh từ nhà tù ra tới bến bờ tự do; ghi nhận những lời của anh cam kết với những đồng đội còn ở lại. Hãy nghe chính anh tâm sự: “…Tôi chỉ xin phép được nhân dịp này cám ơn gia đình, bạn bè trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đã thương mến và tranh đấu không ngừng nghĩ cho tự do của tôi và của bạn bè tôi. Tôi tâm niệm rằng không một lời cám ơn nào, một thái độ đền bù nào có thể tương xứng với những gì mà quý vị đã dành cho tôi hơn là sự dấn thân và đóng góp của cá nhân mình cho mục tiêu chung của tất cả chúng ta; đó là tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng là lời cam kết của tôi gửi đến tất cả..."

UserPostedImage

Mọi người nhìn thấy ở anh một kế họach rõ ràng cho những việc sẽ làm trong thời gian sắp tới. Ra nước ngoài nhưng không để sự đấu tranh bị gián đoạn. Anh sẽ tiếp tục phát triển Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Anh sẽ đấu tranh cho tự do của những tù nhân lương tâm, những người yêu nước, những ngòi bút tự do con bị giam cầm trong nước. Trong cái nhìn chiến lược, anh sẽ kết hợp truyền thông hải ngoại với giới truyền thông tự do trong nước, để tạo nên một sức mạnh chung, xóa đi sự khác biệt, thay đổi tư duy xã hội trong nước, để cùng nuôi dưỡng, phát triển phong trào đấu tranh dân chủ.

Và có lẽ trên hết tất cả, mọi người nhìn thấy ở anh một niềm khát khao hòa giải dân tộc thực sự. Mục tiêu tối hậu của sự hòa giải này, cũng chính là mục tiêu của anh và đồng đội trong nhiều năm tháng qua: dùng sức mạnh dân tộc để đấu tranh cho một nước Việt Nam thực sự tự do, dân chủ.

Kẻ hay sử dụng đến chữ hòa giải dân tộc nhiều nhất chính là chính quyền CSVN. Họ dùng chiêu bài này để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam từ trong ra ngoài nước, với mục đích chiêu dụ Việt kiều về như những con bò sữa để nuôi sống chế độ, nhưng phủ nhận những đòi hỏi tự do dân chủ cho người dân trong nước.

Bản thân là một bộ đội, khi gặp gỡ nhà văn Phan Nhật Nam trong phòng họp SBTN, anh Điếu Cày đã xin chụp hình chung, và nói rằng tấm hình này phải được truyền bá đi khắp nơi, như là một hình ảnh sống động về một sự hòa giải dân tộc thực sự. Anh nói: “…Ở Việt Nam đến tuổi thì phải đi bộ đội, không đi sẽ bị bắt. Tôi đã thấy một bà mẹ đặt di ảnh 2 người con là bộ đội và người lính QLVNCH. Người Mẹ ấy đã mất mát hai người con và Mẹ Việt Nam là người mất tất cả. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Bây giờ là lúc chúng ta hãy hàn gắn, xếp lại quá khứ để tranh đấu cho tương lai dân tộc…”

Để giải thích cho sự việc anh đã không cầm lá cờ vàng từ những người chào đón anh tại sân bay LAX trong ngày mới đặt chân đến Mỹ, anh nói:

“…Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.

Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.

Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...”

UserPostedImage

UserPostedImage

Nghe anh nói như vậy, để thấy chí hướng của anh là duy nhất và rõ ràng: đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam. Khi đó, 90 triệu người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ chọn ra biểu tượng cho sự tự do dân chủ của chính mình.

Bản thân anh đã phải chịu gian khổ tù đày. Gia đình anh còn ở lại Việt Nam vẫn phải tiếp tục gánh chịu bao nhiêu áp bức của chế độ. Để đổi lại cho tất cả hy sinh đó, anh chỉ muốn có tự do dân chủ cho hơn 80 triệu đồng bào trong nước. Rất nhiều người trong số họ còn không biết đến anh là ai. Không ít người trong số họ, dù yêu tự do, nhưng không muốn vì tự do mà mất đi sự bình yên của cá nhân, hạnh phúc của gia đình.

Trong một xã hội mà cái giá để đòi tự do dân chủ còn quá đắt, mà sự thờ ơ vô cảm của xã hội trước vận mệnh quốc gia dân tộc còn quá lớn như ở Việt Nam, những con người như Điếu Cày xứng đáng được gọi là lương tâm của xã hội.

Xin ngả mũ chào anh Điếu Cày, một con người yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam vô bờ bến. Chúng tôi đứng về phía của anh, của những Việt Nam yêu tự do-dân chủ, và vì một nước Việt Nam tự do-dân chủ trong tương lai.

Đoàn Hưng / SBTN


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.