logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/10/2014 lúc 05:33:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào 2 giờ trưa thứ Sáu ngày 31 tháng 10, 2014 giờ Nam California, một buổi Hội luận Truyền thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do và đài truyền hình SBTN thực hiện tại thành phố Garden Grove, Nam California.


Mở đầu chương trình, anh Điếu Cày đã gởi lời tâm tình đến đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè trong nước. Anh đã kết thúc bằng lời cám ơn và lời cam kết:


"Có thật nhiều điều để nói, để tâm sự, để chia sẻ cho một người tù mà 6 năm rưỡi qua đã rất thèm khát tự do. Tôi chỉ xin phép được nhân dịp này cám ơn gia đình, bạn bè trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đã thương mến và tranh đấu không ngừng nghĩ cho tự do của tôi và của bạn bè tôi. Tôi tâm niệm rằng không một lời cám ơn nào, một thái độ đền bù nào có thể tương xứng với những gì mà quý vị đã dành cho tôi hơn là sự dấn thân và đóng góp của cá nhân mình cho mục tiêu chung của tất cả chúng ta; đó là tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng là lời cam kết của tôi gửi đến tất cả..."

Xin xem nguyên bài phát biểu của blogger Điếu Cày: Tâm tình của Điếu Cày tại Hội luận Truyền thông - Nam California

UserPostedImage
Điếu Cày với bài phát biểu (ảnh Danlambao)

Trong phần hội luận khi được hỏi sau hơn 1 tuần đến Hoa Kỳ thì cảm tưởng của anh ra sao. Anh đã trả lời:

Tôi đã được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ, vì vậy tôi có những cảm nhận khác với những người được tự do đến xứ sở này. Thành phố rộng lớn với hạ tầng giao thông hiện đại, được quy hoạch rất tốt và khí hậu thì ấm áp như ở Sài Gòn...

Nhưng kể từ nay tôi có thể tự do vào mạng internet mà không bị ngăn chận, gọi điện thoại mà không sợ bị nghe lén, máy computer của anh không bị nguy cơ an ninh ập vào nhà lấy đi bất cứ lúc nào và mỗi bước chân anh đi trên đường không còn những cái đuôi an ninh cộng sản theo dõi...


Trong tuần đầu đến Hoa Kỳ tôi và các bạn trong CLBNBTD đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các hãng thông tấn quốc tế để tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ nhằm thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt tại Việt Nam; tìm kiếm sự giúp đỡ để giải cứu các tù nhân lương tâm và cải thiện nhân quyền trong các nhà tù cộng sản.

UserPostedImage
Ban tổ chức giới thiệu Điếu Cày (ảnh Danlambao)

Khi được hỏi về dự định tương lai anh sẽ ở đâu, anh cho biết:



Khi mới sang thì con gái tôi tôi về Canada để săn sóc. Nhưng khi đón nhận những chân tình và hỗ trợ của anh em truyền thông tại đây tôi đã quyết định ở lại Cali để sát cánh cùng đồng bào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN.

Về hướng hoạt động tương lai:

Thứ nhất là sẽ phát triển CLBNBTD để gia tăng góp phần tranh đấu cho tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam. CLBNBTD đã bị đàn áp khốc liệt, 3 thành viên bị kết án, gia đình bị xách nhiễu. Do đó, việc đầu tiên khi ra tù là tôi nỗ lực kết nối anh em trong nước và kết hợp với anh em truyền thông nước ngoài...

Thứ hai là tôi sẽ tranh đấu cho tự do của các tù nhân lương tâm, cho những cây bút độc lập...

Song song với 2 hướng hoạt động chính yếu ấy anh cho biết sẽ nỗ lực để kết nối truyền thông trong và ngoài, đặc biệt là với SBTN và anh em truyền thông hải ngoại. Việc kết nối sẽ tạo nên sự cân bằng truyền thông, bà con trong ngoài chuyển tải thông tin, hàn gắn, xoá đi những khác biệt.

Về nhu cầu kết nối trong ngoài, khi được hỏi có còn lửa hay không để kết nối... anh Điếu Cày đã chia sẻ:


Tôi xin đưa ra một thí dụ đã xảy ra về sức mạnh của sự kết nối. Khi ở trong tù chúng tôi bị cai tù đàn áp, nhưng chúng tôi đã tìm cách đưa thông tin ra ngoài qua thân nhân và từ đó kết nối với truyền thông hải ngoại... Đó là câu chuyện kết nối truyền thông, cả hệ thống truyền thông bên ngoài ủng hộ chúng tôi.



Từ đó cũng qua truyền thông chúng tôi kết nối với phong trào dân chủ trong nước, với các tổ chức nhân quyền quốc tế và với cộng đồng hải ngoại. Tất cả đã tạo sự quan tâm, dẫn đến anh Trúc Hồ có nguồn cảm hứng để sáng tác Triệu Con Tim Một Tiếng Nói. Trong 1 xã hội CS độc tài về truyền thông, nó như một nhà tù, thì khi chúng ta kết nối để phá vỡ thông tin và sẽ tác động đến tư duy xã hội.

Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:


Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.

Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.

Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...

Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:


Năm 2007 VN chỉ có 6 triệu trang blog, trong số 20 triệu người sử dụng internet. Ngày hôm nay, đã có 25 triệu trang blog, với hơn 30 triệu người sử dụng internet. Chỉ cần 1/100 trong số 25 triệu trang blog hoạt động như một tờ báo nhỏ, chúng ta đã có 250 nghìn tờ báo. Đủ sức để tạo sự cân bằng với truyền thông một chiều và mị dân của nhà cầm quyền.


Từ ý tưởng đó đã dẫn đến ý định tập hợp những nhà báo công dân. Ở đâu cũng có người dân, với điện thoại nhỏ bé có thể ghi sự kiện. Thế là CLBNBTD ra đời và đã cắm một điểm mốc cho sự phát triển của dân báo.


Về tình hình báo lề dân hiện nay so với 6 năm trước:


Với số lượng người sử dụng blog, 25 triệu người sử dụng FB, chúng ta có 250 ngàn tờ báo nhỏ rồi, đã cân bằng với hệ thống truyền thông nhà nước vốn là việc rất quan trọng. Trên 250 ngàn tờ báo nhỏ sẽ có sức mạnh ngang bằng với truyền thông của đảng CSVN. Ở trong tù tôi luôn luôn theo dõi chúng công nghệ truyền thông và tôi rất phấn khởi. Cứ thêm một kết nối là chúng ta phát triển và chúng tôi rất vui mừng.


Một thí dụ là như trang DLB là 1 tờ báo mạng nổi lên và có sức mạnh, trong vòng 4 năm anh em CLBNBTD vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển để Danlambao hiện đã có gần 200 triệu lượt truy cập, 33 triệu người vào xem trong đó 3/4 là bạn đọc trong nước. Đây là 1 việc rất là quan trọng. Vì thê, tôi muốn tạo ra kết nối trong ngoài để gia tăng sức mạnh truyền thông nhiều hơn nữa.


Khi được hỏi về những dự định cho tự do của blogger Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày đã trình bày:


Điều mà tôi cảm thấy mất mát lớn lao nhất của CLBNBTD là khi nghe tin bác Đặng Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một thành viên chủ chốt của CLBNBTD, đã tự thiêu để phản đối chế độ đối xử hà khắc của nhà tù cộng sản đối với các con của mình, trong đó có tôi và blogger Tạ Phong Tần.


Chỉ trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, tôi và các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc được với các tổ chức truyền thông, chính giới để kêu gọi, để mở những chiến dịch truyền thông tranh đấu cho tự do của Tạ Phong Tần. Cụ thể chúng tôi đã kết nối với SBTN để thực hiện một chiến dịch rộng lớn cho tự do của Tạ Phong Tần. Và tôi mong muốn mọi người cùng tham gia, là điều mà tôi muốn gửi gắm. Hôm qua các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc với nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để có sự hỗ trợ


Ngày hôm qua, các thành viên CLBNBTD cũng đã tiếp xúc với nhân viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ cho sự tranh đấu của người Việt cho những tù nhân lương tâm trong nước. Đây cũng chính là trách nhiệm mà anh em trong tù đã ủy thác cho chúng tôi.
UserPostedImage
Sẽ phát động chiến dịch tranh đấu đòi tự do
cho blogger Tạ Phong Tần (ảnh Danlambao)


Về vấn đề nhà tù cộng sản đối xử với tù nhân anh Điếu Cày là nhân chứng sống cho vấn đề này:


Trong 6 năm 6 tháng tôi có điều kiện để chứng kiến mọi sự ghê tởm trong nhà tù cộng sản VN. Nó là những lỗ đen, vùng đất của lãnh chúa, pháp luật dừng lại trước cửa tù, cai tù làm việc theo thông tư của bộ công an chứ không theo pháp luật. Khi tù nhân bị đàn áp thì việc khiếu kiện rất khó khăn. Tù nhân làm đơn khiếu nại chỉ có thể gửi đơn đến chính những người đã đàn áp họ, tướt đoạt quyền của họ. Nhà tù không có hộp thư của các cơ quan chức năng để gửi đơn.


Cá nhân tôi đã 16 lần lên tiếng, gửi đơn, nhưng họ không trả lời. Các cai tù rất lộng hành và bất chấp pháp luật.


Nếu quý vị cùng hỗ trợ để tù nhân Việt Nam có thể cất lên tiếng nói, có thể đưa nguyện vọng của họ đến nơi giải quyết thì rất là cần.


Cần lưu ý là tù chính trị bị phân biệt bởi thông tư 37 ban hành bởi Bộ công an và chính họ sau đó thi hành. Thông tư 37 đã tướt đoạn mọi quyền căn bản của người tù đi ngược lại hiến pháp, luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.


Tôi có một số kỷ niệm đáng nhớ là tôi có gặp nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, chúng tôi nói chuyện với nhau và nói rằng chúng ta có thể mất nhiều thứ nhưng đừng đánh mất thời gian, hãy dùng thời gian trong tù để sáng tác những bài ca góp phần tranh đấu...


Một kỷ niệm khác là tôi ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi tuyệt thực thì nhờ có anh Nguyễn Xuân Nghĩa đã dũng cảm thông báo bên ngoài là tôi đã tuyệt thực 25 ngày. Anh đã bị công an bịt miệng và lôi đi và nhờ đó mà thế giới bên ngoài biết đến cuộc tranh đấu ở trong tù của tôi.


Nếu không có anh Nghĩa thông báo thì tôi nghĩ rằng cai tù cũng đã để cho tôi chết vì tôi đã kinh nghiệm điều đó trong lần tuyệt thực trước đó tại B34, không ai thông báo được và đến khi tôi gần chết thì họ mới đưa đi.


Có một số người ra tù đã gửi quà, thăm hỏi anh em ở trong tù đã làm chúng tôi rất cảm động. Khi ở trại giam số 6 tôi đã nhận được quà của blogger cũng là tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên làm cho tôi rất xúc động vì dù quà rất nhỏ nhưng chứa nhiều tình cảm và khích lệ tinh thần chúng tôi rất nhiều.

Nhân dịp này, SBTN đã trình chiếu lại đoạn phát biểu của blogger Điếu Cày trong phiên toà sơ thẩm xét xử anh vào ngày 24 tháng 9 năm 2012:
Khi được hỏi về việc được trả tự do và nguồn dư luận cho rằng anh đã tự chấp nhận mình là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như tạo tiền lệ là nhà cầm quyền VN cứ bắt những người hoạt động dân chủ và nhân quyền trước để làm vốn cho việc thả người đổi chác về sau, anh Điếu Cày trả lời:


Khi người đặt ra câu hỏi này hãy tự đặt mình vào vị trí của tôi để thấy rằng việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào thì tôi không biết. Phần tôi, trước sau như một là tôi không bao giờ nhận tội, không ký một bất kỳ tờ giấy xin tha tù hay xin ra tù. BNG Hoa Kỳ đã yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho tôi vô điều kiện, kể cả tôi ở VN hay sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi đã bị bị áp tải thẳng từ nhà tù ra sân bay đã nói lên tất cả.


Nhưng dù thế nào đi nữa, sự có mặt của tôi ngày hôm nay tôi xem là một chiến thắng. Thay vì ở trong nhà tù tôi sẽ được sát cánh cùng mọi người để tiếp tục đấu tranh cho các bạn tù.


Về vấn đề là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị thì tôi quan niệm rằng ngày nào đất nước Việt Nam còn nằm dưới ách cai trị độc đảng và độc tài cộng sản thì người dân không thực sự làm chủ đất nước, thì không riêng gì cá nhân của vài tù nhân lương tâm, mà cả đất nước Việt Nam vẫn chỉ là con tin để chế độ đổi chác quyền lợi với cường quốc Tây phương, với Trung Quốc để bảo vệ quyền lực và khả năng cai trị của đảng CSVN.


Để không trở thành con cờ, chúng ta phải đấu tranh để chúng ta làm chủ đất nước của mình.


Khi trả lời về tệ nạn bị "chụp mũ" trong cộng đồng hải ngoại:


Mục tiêu tôi sang đây là thấy rõ sức mạnh truyền thông và nhu cầu kết nối truyền thông, từ đó dẫn đến thông tin trong ngoài, để thông hiểu nhau, đoàn kết nhau là cực kỳ cần thiết. Vì không đủ thông tin nên bà con trong ngoài có nhiều điều không hiểu nhau, khi thông hiểu nhau thì sẽ dẫn đến hàn gắn và đoàn kết.


Anh là bộ đội, anh chống nhà nước CSVN từ khi nào?


Từ khi tôi có thông tin nhiều chiều để biết sự thật.


Biểu tình Hong Kong VN có làm tương tự và cơ may thành công cho VN hay không?


Chúng ta có một cuộc tập hợp 1 triệu người, chúng ta phải kết nối. Muốn kết nối thì phải có truyền thông. Khi tư duy thay đổi thì hành động thay đổi. Khi đó chúng ta sẽ một cuộc xuống đường không thua gì Hong Kong.


Khi hỏi về vấn đề cơm áo gạo tiền có làm không còn có thể đấu tranh và bị chìm xuồng:


Khi ở VN, ngoài việc thành lập CLBNBTD mặc dù bị đàn áp chúng tôi vẫn không sợ. Khi biểu tình chống Trung Quốc bị đánh đập, bắt giam chúng tôi vẫn đấu tranh. Khi ở trong tù chúng tôi vẫn đấu tranh. Vậy thì tại sao ra đây có tự do mà lại không thể tiếp tục đấu tranh.


Làm thế nào để lôi kéo những người cộng sản?


Năm 1975 sau khi cộng sản vào VN, truyền thông CS nói rằng tổng thống Thiệu đem 16 tấn vàng ra khỏi VN. Tuy nhiên, sau đó những người giữ chìa khoá kho vàng ấy đã lên tiếng và hệ thống truyền thông. Hệ thống bưng bít thông tin đã làm nhiều cán bộ có những tiếp cận sai lầm. Khi có truyền thông độc lập, họ đã thức tỉnh.


Việc CSVN đưa qua Mỹ là để vô hiệu hoá Điếu Cày. Như vậy hoạt động ở đâu mới hiệu quả?


Ở đâu chúng ta cũng có thể đấu tranh dù ở ngoài hay trong tù. Chúng ta phải có những dự án hoạt động khác nhau để phù hợp với môi trường. Chúng tôi có đầu mối truyền thông trong nước để từ đó chuyển thông tin đến hải ngoại. Tôi đóng góp tốt hơn ở đây thay vì ở trong tù.


Tại sao có biệt danh Điếu Cày?


VN là 1 nước nông nghiệp, người nông dân ra đồng mang theo Điếu Cày là một vật dụng đơn giản, thân thuộc. Tên Điếu Cày được lấy là để bày tỏ lòng yêu mến với bà con nông dân VN.


Anh là một Bộ đội, anh có điều gì muốn nói với những người lính VNCH:


Ở VN đến tuổi thì phải đi bộ đội, không đi sẽ bị bắt. Tôi đã thấy một bà mẹ đặt di ảnh 2 người con là bộ đội và người lính QLVNCH. Người Mẹ ấy đã mất mát hai người con và Mẹ Việt Nam là người mất tất cả. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Bây giờ là lúc chúng ta hãy hàn gắn, xếp lại quá khứ để tranh đấu cho tương lai dân tộc.


Đánh phá của đảng CSVN đối với anh?


Con trai tôi đã nói với tôi bố đừng lo gì ở nhà, bố cứ làm việc của bố. Gia đình đồng ý là tôi phải đấu tranh cho đúng nghĩa.


Cảm tình viên, VC nằm vùng, đã thành công trong việc vô hiệu hoá nhiều người hoạt động từ trong nước. Anh có cách hoá giải?


Việc đầu tiên và nhanh nhất của họ là tìm sơ hở để đánh sụp uy tín. .CS 4 cách thức: trấn áp, phân hoá, cô lập, triệt tiêu. Tuy nhiên, ở trên mạng, những tiếng nói chống lại chúng tôi cũng yếu ớt lắm. Phần đồng bào thì đã đã thấy tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi đã phải trải qua những gì, đã phải trả giá về cuộc sống của chúng tôi như thế nào, thì không lý do nào mà xoá bỏ đi tất cả những việc làm trong quá khứ của chúng tôi.

Buổi Hội luận Truyền thông chấm dứt với lời cám ơn của anh Điếu Cày:
UserPostedImage
Lời cám ơn gửi đến mọi người (Ảnh Danlambao)


Tôi xin cám ơn anh Trúc Hồ và tất cả các anh chị em của SBTN đã hỗ trợ Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện buổi Hội Luận Truyền Thông ngày hôm nay. Và xin cám ơn quý đồng hương, các bạn đồng nghiệp, các chính giới đã bỏ thời gian tham dự để tôi được chia sẻ cũng như học hỏi thêm.

Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
UserPostedImage
Ban tổ chức trao quà lưu niệm đến blogger Điếu Cày

UserPostedImage
Trả lời những câu hỏi do khán giả SBTN gửi đến

UserPostedImage

Theo Danlambao
xuong  
#2 Đã gửi : 01/11/2014 lúc 09:35:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:

xuong  
#3 Đã gửi : 02/11/2014 lúc 10:18:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Video: Hội luận cùng blogger Điếu Cày

xuong  
#4 Đã gửi : 02/11/2014 lúc 10:23:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi gặp gỡ Blogger Điếu Cày

Ai đã từng đến đất Mỹ, dù là diện định cư hay tị nạn cũng đều diện cho mình những bộ đồ trang trọng, những đôi giày lịch sự nhất. Nhưng anh Điếu Cày thì khác với mọi người, anh được cả một rừng người với cờ xí và những bó hoa tươi thắm và bao nhiêu là máy quay phim chụp ảnh vây quanh, điều đặc biệt chân anh vẫn còn mang một đôi dép nhựa VN. Có lẽ anh là người khách duy nhất đến Mỹ với đôi dép “đặc biệt” như thế. Đôi dép ấy cho thấy sự vội vã của nhà cầm quyền Cộng Sản muốn tống xuất anh cho nhanh. Nhưng đôi dép ấy cũng có thể là duyên gắn kết của những người dân nghèo khổ VN muốn gửi gắm nỗi nhọc nhằn và hy vọng của họ theo anh trong chuyến đi này, như lời anh tuyên bố khi đến phi trường LAX: "Tôi ra đi là để đấu tranh cho một ngày về… không phải của riêng tôi mà là của tất cả mọi người”. Chắc chắn ngày về đó sẽ không còn bóng dáng Cộng Sản hà hiếp dân lành điêu linh, người dân nghèo sẽ đỡ khổ hơn, ấm no hơn…
Tôi đến đài SBTN lúc 1:15 chiều, tưởng là đi sớm, nhưng đến nơi mới biết có nhiều người đến sớm hơn đang tụ tập ở cửa sau của hội trường SBTN. Đi vòng vòng chung quanh chờ giờ mở cửa, tôi gặp một chị khá lớn tuổi bèn bắt chuyện hỏi thăm, mới biết chị tới đây từ lúc 1 giờ và nhà chị ở tận LA, tôi thắc mắc:


- Sao chị ở xa mà đi sớm quá vậy? 2 giờ chiều mới bắt đầu buổi hội luận mà?


- Sớm gì, có nhiều người ở xa hơn tôi còn tới sớm hơn tôi nữa kìa. Ai cũng sợ có quá nhiều người ái mộ anh Điếu Cày nên tới đông, đi trễ sợ không còn chỗ ngồi.


Vậy mới biết khi người ta có lòng thì khoảng cách đường xa và thời gian chờ đợi không còn là một trở ngại nữa. Anh Điếu Cày chính là Người Hùng yêu nước đang được rất nhiều người dân Việt ở đây ngưỡng mộ và yêu thương. Không những vậy, kể cả những giới chức chính quyền địa phương và các vị dân cử tiểu bang, liên bang Hoa Kỳ cùng đến tham dự buổi hội luận hôm nay đều bày tỏ sự ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh bất khuất của anh. Thật là đáng tự hào cho người Việt Nam lắm thay! Có một điều thú vị nhỏ là anh Điếu Cày khá cao (có lẽ 1m8) nên khi các vị dân cử Mỹ trao bằng khen rồi gắn “ăng xin” đứng gần anh, đầu anh vẫn cao hơn họ. Anh lại mang thêm một điều tự hào khác cho người Việt Nam trên xứ người, để khỏi mang tiếng người V.N lúc nào cũng thấp bé hơn.


Trước giờ mở cửa, một cô phóng viên của SBTN phỏng vấn một chú đứng gần tôi.


- Thưa chú, vì sao chú có mặt ở đây hôm nay?


- Vì tôi ái mộ anh Điếu Cày, một người dám mạnh mẽ đấu tranh chống địch ngay trong lòng địch (Việt Cộng). Tôi phục anh vì anh là một trong những người can đảm đi tiên phong biểu tình công khai chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Lòng yêu nước của anh thật kiên cường, đáng quý…


Tôi nghĩ có lẽ chú đã nói dùm tâm trạng của rất đông bà con đang đứng xếp hàng chung quanh đây để chờ được gặp mặt anh Điếu Cày.


Trong phần mở đầu buổi gặp mặt anh Điếu Cày ngỏ lời cám ơn chân tình đến tất cả mọi người đã chào đón anh như một người thân, nên dù bị “bứng” vội vã ra khỏi quê hương nhưng anh vẫn không thấy mình đơn độc lẻ loi, vì anh được sống giữa tình thương yêu bao bọc của mọi người, sau một thời gian dài bị cầm tù: 6 năm, 6 tháng 2 ngày qua 11 nhà tù khác nhau.


Anh cũng không quên kể lại những cảm xúc riêng tư như được ăn bữa cơm đầu tiên khi ra tù do chính con gái nấu (chắc nấu thay mẹ) làm anh rất ấm lòng. Bữa cơm này chắc mang nhiều ý nghĩa gia đình thân thương hơn là một bữa tiệc chiêu đãi trong một nhà hàng sang trọng rất nhiều. Anh cũng kể lại những giây phút cảm động trong mấy ngày qua khi anh đi đó đây, tình cờ có vài chị nhận ra anh (chắc là qua tivi) mừng rỡ chạy đến hỏi han, chúc sức khỏe và tặng quà cho anh dù chưa hề quen biết một lần nào làm anh rất cảm động. Qua đó anh cảm nhận được tấm chân tình của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với anh. Đó có lẽ là một trong những lý do khiến anh quyết định chọn ở lại đây (OC, Nam Cali) làm nơi định cư chính thức ở Mỹ. Dù trước đó con gái muốn đón bố về Canada để chăm sóc, nhưng bây giờ cháu cũng thông cảm với quyết định của bố.


Khi được hỏi cảm nghĩ của anh về những ngày đầu đến xứ sở tự do, anh trả lời rất chân thật:


- Tôi có thể lên internet bất cứ lúc nào, điện thoại cho người thân bất cứ giờ nào thuận tiện và đi đâu trên đường cũng thấy thoải mái không sợ bị công an theo dõi. Cảm giác tự do thật sung sướng làm sao!


Cảm giác tự do này, chúng ta ở đây đã hưởng quá quen, nên không còn thấy quý mà xem đó là điều “bình thường”. Trong khi đó lại là điều “mơ ước” của các tù nhân lương tâm yêu nước tại Việt Nam. Đúng là:


“Người vinh quang mơ ước địa đàng
Người gian nan mơ ước bình thường” (TCS)


Xin mọi người Việt Nam hãy góp tay vào việc đấu tranh trước mắt cho hơn 200 tù nhân lương tâm gian nan Việt Nam được hưởng điều “bình thường” như chúng ta đang được hưởng ở đây. Đứng đầu danh sách này chính là chị Tạ Phong Tần, mà mẹ chị đã dùng chính thân xác mình để tự thiêu hầu phản đối nhà cầm quyền cộng sản. (Anh Điếu Cày đã bùi ngùi cúi đầu khi nhắc lại sự việc đau lòng này)

Khi được hỏi ý kiến về phong trào xuống đường đòi bầu cử tự do ở Hong Kong, anh Điếu Cày nhấn mạnh vấn đề là làm sao để nối kết thông tin giữa trong nước và ngoài nước được thông suốt để mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng góp sức đấu tranh chung cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam. Anh cho rằng “Hong kong làm được, Việt Nam làm được” nếu hệ thống thông tin của ta lan rộng khắp nước, người dân sẽ ủng hộ chúng ta. Anh cho biết hiện nay Việt Nam có 30 triệu người sử dụng Internet, 25 triệu người dùng Facebook, nên mạng lưới thông tin được mở rộng. Trang “Dân Làm Báo” hiện nay có 200 triệu người truy cập và ¾ là dân trong nước, Dân có mặt khắp nơi, bất cứ sự việc gì xảy ra, dân đều có thể chụp ảnh, quay phim đưa lên youtube. Nói tới vụ này tôi lại nhớ tới trước đây ở Hà Nội khi dân biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp, có 1 anh bị 4 công an hè nhau nắm tay chân khiêng lên xe bắt, còn bị một tay công an đứng trên xe lấy chân đạp vào mặt. Người dân phản đối, công an chối bay, nhưng khi youtube quay cận ảnh rõ ràng, công an hết đường chối, bèn phải xin lỗi và trừng phạt kẻ phạm lỗi. Với phương tiện thông tin hiện đại ngày nay cán cân thông tin không còn để cho nhà nước độc quyền ‘làm mưa làm gió’ như trước đây nữa.


Khi được hỏi anh xuất thân từ bộ đội, vậy anh bắt đầu chống chính quyền cộng sản từ khi nào?. Anh trả lời từ khi anh tiếp nhận được nhiều nguồn thông tin khác nhau. Anh cho biết trong chế độ cộng sản thông tin luôn bị bưng bít và tuyên truyền một chiều khiến cho nhiều người có nhận thức sai lầm. Nhưng khi thông tin được mở rộng với nhiều nguồn khác nhau, người ta sẽ nhìn ra sự thật, vì trong mỗi con người đều có lương tâm để nhận ra lẽ phải. Điều anh nói khiến tôi lại nhớ đến tâm tình của cô Phạm Thanh Nghiên (người tù lương tâm nổi tiếng ở Hải Phòng), cô tự thú trước khi bước vào con đường tranh đấu vài năm, cô còn ngây ngô tới độ rất yên mến và thần tượng “Bác Hồ”, và sẵn sàng tranh cãi tới cùng để bảo vệ Bác và chế độ… hay như nhà văn Dương Thu Hương đã bật khóc khi 75 vào đến Sài Gòn mới thấy mình bị chế độ đánh lừa, vì sự thật hoàn toàn khác, không như điều chị hằng tin tưởng


Mục tiêu trước mắt của chúng ta là lật đổ chế độ cộng sản độc tài bán nước hại dân, nên ai yêu nước, cùng chiến đấu chung chiến tuyến với chúng ta đều là anh em, bạn bè. Hãy hỗ trợ nhau và đừng phân biệt Bắc, Nam, đảng viên, bộ đội hay cựu chiến sĩ QLVNCH kẻo lại rơi vào cái bẫy phân hóa mà cộng sản đang mong muốn.


Chị ngồi bên cạnh tôi hỏi nhỏ về “bà vợ cũ” của anh Điếu Cày, có lẽ không riêng chị mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng đều thắc mắc với nhau về vai trò của chị Dương Thị Tân đối với anh Điến Cày. Sao lại gọi là “vợ cũ”, trong khi chị rất tận tình chu đáo lo cho anh trong mọi việc: từ việc bám sát theo chân anh qua các nhà tù để thăm nuôi, mạnh dạn tố cáo chính quyền đàn áp, đối xử bất nhân với anh qua 2 lần tuyệt thực kéo dài cả tháng… Khi trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, chị tỏ ra là một người rất can đảm và mạnh mẽ để bảo vệ anh. May quá thắc mắc có người nêu lên và được anh Điếu Cày cho biết:


- Trước khi bước vào con đường đấu tranh chống chính quyền cộng sản, tôi đã tiên liệu trước những gian nan sẽ xảy ra cho gia đình, nên tôi đã tự dựng bức tường ngăn cách hầu bảo vệ vợ con. Anh mỉm cười nói tiếp: về mặt pháp lý chúng tôi không còn là vợ chồng, nhưng trong tim chúng tôi vẫn luôn có nhau


Nghe anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng. Thật cám ơn chị Dương Thị Tân rất nhiều, đúng là sau lưng một người hùng luôn có một người phụ nữ dũng cảm hỗ trợ. Nếu không có sự hỗ trợ và can đảm của chị thì chưa chắc chúng ta đã có một người hùng Điếu Cày như hôm nay. Có lẽ nhờ đến xứ sở tự do nên anh mới dám tiết lộ bí mật này cho mọi người biết. Sự hỗ trợ của gia đình luôn cần thiết và quan trọng để anh tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Anh kể lại con trai anh mới gọi DT cho biết “Mẹ nói bố đừng bận tâm đến chuyện vợ con ở quê nhà, bố cứ tiếp tục con đường đấu tranh của bố đã chọn…” Xin cám ơn sự hy sinh của gia đình anh cho công việc đấu tranh chung.


Kết thúc buổi gặp gỡ, mọi người tràn lên sân khấu để được tặng quà và bắt tay anh, được sờ vào con người bằng xương bằng thịt của anh, một hình tượng yêu nước bất khuất đáng tự hào của người Việt Nam, mà ngay tổng thống Obama cũng đã phải nhắc tới tên anh. Mọi người bu chung quanh anh, ôm anh, chụp hình với anh. Có một em mặc chiếc áo T-shirt trắng chạy lên sâu khấu và nhờ anh ký tên vào chiếc áo em đang mặc. Có những ông cụ bá vai anh, vỗ vỗ nhẹ vào lưng anh như để bày tỏ cảm xúc yêu thương và trân trọng. Có bà má nghễnh chân lên và kéo đầu anh xuống để hôn vào má anh một cách trìu mến như hôn một đứa con thân yêu của má. Thật là hạnh phúc và vinh dự cho anh Điếu Cày, vì tôi chưa từng thấy ai có được tình thương yêu và trân trọng như thế này, nhất là đối với các vị cao niên, trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại suốt mấy chục năm qua. Có lẽ vì ai cũng mang tâm trạng:


“Ngày hôm nay, nhìn về quê hương
Đất nước tôi, sao lắm nhiễu nhương
Người yêu nước trong chốn lao tù
Mẹ thương con thiêu cháy thân mình
Mẹ Việt Nam đau” (Trúc Hồ)


Và anh, chính anh là niềm hy vọng của mọi người, sẽ là “ngọn gió đổi thay” cho quê hương. Mong anh kiên cường tiếp tục con đường đấu tranh của mình cho tới ngày chiến thắng, xứng đáng với lòng yêu thương và kỳ vọng của mọi người dành cho anh, anh Điếu Cày rất thân mến.


Little Saigon 2014

Phượng Vũ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.341 giây.