logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/11/2014 lúc 06:16:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bức tường Berlin bị phá hôm 9/11/1989. AFP

Từ Seoul đến Vatican cho đến cả quần đảo Tonga ở Los Angeles, Hoa Kỳ đều trưng bày di tích các mảnh vỡ của bức tường Bá Linh như là biểu tượng nghịch lý của tự do sau 25 bị phá đổ.

Cuối tháng Giêng năm 1989, lãnh đạo phía Đông Đức Cộng Sản, ông Erich Honecker tự tin tuyên bố bức tường được xây 28 năm trước như là “Thành lũy Phòng vệ chống Phát-xít sẽ sừng sững trong 50 năm hay thậm chí 100 năm. Thế nhưng 10 tháng sau đó dân chúng Đức hân hoan phá đổ thành trì mà họ gọi là bức tường ô nhục chia cắt 2 miền nước Đức.

Hàng trăm mảnh vỡ của bức tường hiện đang được lưu giữ rải rác khắp thế giới. Người biên soạn quyển sách ảnh có tựa đề “Bức tường Bá Linh trong Thế giới”, bà Anna Kaminsky nói nguyện vọng tự do dân chủ và thống nhất nước Đức lúc bấy giờ rất mạnh mẽ nên rất cần thiết để lưu giữ di tích lịch sử đã biến mất. Và di tích này thể hiện chiến thắng của tự do dân chủ khi thế giới bị phân chia làm 2 cực.

Giới chức ở Berlin quan niệm những gì còn sót lại của biểu tượng chiến tranh lạnh cần được bảo tồn như một di tích lịch sử.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 09:28:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Năm ngộ nhận về sự kiện "Bức tường Berlin"
UserPostedImage
Dân Berlin tháo bỏ một mảng bức tường ngày 16/11/1989. Phải mất 4 năm để phá bỏ đa phần công trình ngăn cách

Đông-Tây - AFP

Ngày mai, 09/11/2014 đánh dấu sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cách nay 25 năm. Nhân dịp này, nhật báo Pháp Les

Echos đã nêu bật « 5 suy nghĩ sai lệch về Bức tường Berlin ». Tờ báo kinh tế Pháp trích dẫn Hope M Harrison trên tờ báo

Mỹ The Washington Post.

Ngộ nhận 1 : Bức tường Berlin là một bức tường duy nhất

Thật ra, đây là hai bức – tường kép – cách nhau 146 mét. Giữa hai bức tường có "hành lang tử thần" với các chốt gác,

đèn chiếu, giây kẽm gai. Lính ở trên các vọng gác chốt được lệnh bắn vào những người chạy trốn.

Mặc dù thế 5.000 người đã trốn được khỏi Đông Berlin, bằng khinh khí cầu, hay bằng những đường hầm đào dưới bức

tường… Nhưng rất nhiều người đã bị thiệt mạng hay bắt giam.

Ngộ nhận 2 : Việc xây tường do Liên Xô quyết định

Bài báo trên Les Echos nhắc lại vào năm 1952, Liên Xô đã đóng biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Nhưng Berlin thì

không, vì nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp.

Vào lúc số người chạy trốn khỏi Đông Đức gia tăng, lãnh đạo Đông Đức thời đó Walter Ulbricht muốn khóa chặt ranh giới

giữa hai phần Đông và Tây Berlin. Liên Xô lúc ấy không muốn vì e ngại hình ảnh của mình bị xấu đi với một quyết định như

thế và đã viện dẫn lý do khó khăn về mặt kỹ thuật.

Trong vòng 8 năm, lãnh đạo Đông Đức đã cố gắng thuyết phục Matxcơva trước khi được Nikita Khrouchtchev chấp nhận

và bật đèn xanh vào mùa hè 1961. Phía Đông Đức đã chuẩn bị trước cho sự kiện này : dự trữ vật liệu, và kín đáo thành

lập một nhóm đặc trách kế hoạch đóng các con đường, hệ thống xe lửa, tàu điện ngầm ...

Ngộ nhận 3 : Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã góp phần làm sụp đổ Bức tường Berlin

Theo bài báo nhiều người Mỹ nghĩ là bài diễn văn của ông Ronald Reagan vào tháng 06/1987 ở Berlin, kêu gọi : «

Gorbatchev hãy phá vỡ bức tường này ! » đã giúp cho việc bức tường sụp đổ năm 1989.

Nhưng thực ra, công cuộc cải cách của ông Gorbatchev đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bài diễn văn của Tổng

thống Mỹ, cũng như các cuộc biểu tình phản đối ở Đông Đức, và sự kiện hàng ngàn người đã chạy đến xin tỵ nạn ở các

đại sứ quán Tây Đức ở Đông Âu. Chính quyền Đông Đức đã phải quyết định giảm nhẹ thủ tục cấp visa.

Thật ra, không ai nghĩ đến việc là Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 09/11/1989. Nhưng hôm đó, Guenter Schabowski,

viên chức có trách nhiệm thông báo quyết định trên, trong một cuộc họp báo, vì chưa nắm hết thông tin, đã ấp úng trả lời

câu hỏi về thời điểm có hiệu lực, nói rằng : « Theo tôi biết thì... ngay lập tức. ».

Như thế là hàng chục ngàn người đã đổ xô về biên giới. Lính biên phòng chưa được chỉ thị nào thì đã bị tràn ngập. Lúc

23g30, Trung tá cảnh sát biên phòng Haral Jagger, một mình lấy quyết định mở cổng, mở bức tường.

Ngộ nhận 4 : Bức tường sụp đổ ngày 09/11/1989

Trong thực tế, trong đêm 09/11 và nhiều tuần lễ sau đó, người ta đã lấy búa đập bức tường, tạo thêm nhiều lối đi. Nhưng

đã phải mất hai năm để tháo gỡ những công trình kiên cố chung quanh Berlin và mất 4 năm để tháo bỏ những công trình

dọc biên giới Đông và Tây Đức.

Ngày nay Bức tường vẫn còn đứng vững ở một số nơi, và cũng chưa tìm ra hết hàng trăm quả mìn còn được gài tại nơi

này.

Ngộ nhận 5 : Người Đức hân hoan mừng ngày Bức tường sụp đổ

Thật ra, đối với nhiều người, nhất là ở Đông Đức, việc thống nhất nước Đức gây ra nhiều khó khăn hơn là dự kiến : Thất

nghiệp cao, hố bất bình đẳng vẫn chưa lấp được. Hiện nay nhiều người Đức kêu gọi phải kỷ niệm một cách đúng đắn

ngày bức tường sụp đổ.

Báo Les Echos cho biết là ngày mai kỷ niệm 25 năm sự kiện này, 8.000 bong bóng chiếu sáng sẽ được thả dọc theo dấu

vết Bức tường trước đây, tạo thành một đường ranh giới "ánh sáng" ở trung tâm Berlin.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 09:31:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hình ảnh từ Bức tường Berlin
UserPostedImage


Tải:
http://wsodprogrf.bbc.co..._berlin_wall_16x9_hi.mp4


Theo BB
xuong  
#4 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 09:33:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm mở tường Berlin
UserPostedImage
Cổng Brandebourg, ở trung tâm Berlin là tâm điểm của lễ kỷ niệm - Wikimedia

Cuối tuần này, nước Đức và đặc biệt là thủ đô Berlin sẽ sống trong không khí lễ hội kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin bị xóa bỏ, ngày 09/11/1989, một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất hoàn toàn nước Đức 11 tháng sau đó. Báo chí Đức cho biết sẽ có khoảng hai triệu du khách đổ về thủ đô trong hai ngày cuối tuần này.

Được bên Tây gọi là « Bức tường hổ thẹn » còn bên Đông gọi là bức tường « bảo vệ chống phát xít », công trình ngăn cách thành phố Berlin đó có chiều dài tổng cộng 151 km được Cộng hòa Dân chủ Đức dựng lên năm 1961.

Cuối cùng thì sau 28 năm tồn tại, vào ngày 09/11/1989, trong bối cảnh thế giới xã hội chủ nghĩa đang có những biến chuyển lớn và dưới sức ép của hàng trăm nghìn người dân đông Đức, bức tường đã trở nên vô hiệu hóa không còn ngăn cách hai miền đông tây, để rồi gần một năm sau đó,ngày 3/10/1990 nước Đức chính thức được thống nhất.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, đến năm 1989 vẫn là công dân Đông Berlin. Trong một thông điệp hồi tuần trước, bà đã thổ lộ không bao giờ quên được cái thời điểm lịch sử mà bà cảm thấy không thể nào tả nổi của buổi tối hôm bức tường mở cửa.

Chủ nhật này, bà Merkel sẽ khánh thành khu triển lãm thường xuyên mang tên gọi « Tưởng niệm bức Tường » và tham dự buổi hòa nhạc lớn tại Berlin.

Cổng Brandebourg lịch sử nằm ở trung tâm thủ đô sẽ là tâm điểm của lễ kỷ niệm mang tiêu đề « Lòng can đảm của tự do ». Công trình cổ kính với tượng cỗ xe tứ mã trên đỉnh nằm bên phần đông được che chắn bởi bức tường này là biểu tượng của sự chia cắt cũng như thống nhất của thành phố.

Tại đây, dàn nhạc giao hưởng Staatskapelle, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng gốc Do thái Daniel Barenboim, vào buổi trưa ngày mùng 9 sẽ mở màn ngày hội lớn của người dân Đức.

Tiếp đó sẽ là các màn trình diễn của những nghệ sĩ pop, rock kéo dài cho đến khi bắt đầu lễ tưởng niệm « những nạn nhân của bức Tường », những người đã bỏ mạng khi cố tìm cách vượt quan bức tường sang phần Tây.

Số lượng những số phận như vậy đến nay không đầy đủ. Theo con số của một hiệp hội các nạn nhân đưa ra thì trong toàn nước Cộng hòa Dân chủ Đức ít nhất đã có 389 người bỏ mạng vì bức tường. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng con số này vẫn còn thấp hơn thực tế.

Vào buổi tối, nhiều buổi hòa nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng từng là nhân chứng cho sự chia cắt hai Berlin cũng được tổ chức trong khắp thành phố.

Nhiều nhân vật đối kháng, ly khai với chính quyền Cộng sản trước đây cũng được mời lên các diễn đàn để nhắc lại những kỷ niệm của họ trong ngày 09/11/1989 năm đó.

Tối qua, một dây chuyền gồm 8000 quả bóng bay phát quang sẽ được dải dài 15 km dọc theo bức tường cũ. « Biên giới ánh sáng », biểu tượng cho bức tường đã bị xóa bỏ, sẽ được thả lên bầu trời Berlin đêm 09/11 trong tiếng đàn khúc giao hưởng số 9 của Bethoven, nay đã được lấy làm quốc thiều của Liên Hiệp Châu Âu.

Một nhân vật không thể thiếu của sự kiện lịch sử này của nước Đức, đó là ông Mikhail Gorbatchev, nay đã 83 tuổi, giải Nobel Hòa binh, sẽ là khách mời đặc biệt của chính quyền Berlin.

Mặc dù ở Nga vẫn bị đánh giá là người đã gây ra hỗn loạn dẫn đến Liên bang Xô Viết bị tan rã, vị Tổng thống cuối cùng của Liên Xô này vẫn được phương Tây nể trọng vì đã nhất định từ chối không dùng vũ lực trấn áp nguyện vọng dân chủ của công dân ở những nước Đông Âu trong vòng kiềm tỏa của Liên Xô.

Theo BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 09:35:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gặp lại vị chỉ huy xóa bỏ tường Berlin 25 năm trước
UserPostedImage
Harald Jäger, trung tá biên phòng Đông Đức đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa tường Berlin cách đây 25 năm mà không có đổ máu - REUTERS /Fabrizio Bensch

25 năm trước, vào đêm 09/11/1989, trước sức ép của hàng chục nghìn người dân Đông Berlinh, cửa khẩu đầu tiên của bức tường Berlin đã được mở, đánh dấu bước khởi đầu xóa bỏ ngăn cách hai miền đông và tây nước Đức. Người sĩ quan chỉ huy biên phòng đã phát lệnh mở ba-ri-e cửa khẩu đầu tiên là trung tá Haral Jager, chỉ huy chốt gác Bornholmer Strass.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm bức tường ngăn cách Berlin bị xóa bỏ, phóng viên của Reuters đã gặp lại nhân vật đã có quyết định can đảm và lịch sử đó. Trung tá biên phòng Đông Đức, người đã tự mình ra lệnh mở cửa tường Berlin cách đây 25 năm kể lại ông đã khóc ngay sau khi đám đông dân chúng Đông Berlin ùa vào tràn sang phần Tây Berlin và ông lần đầu tiên đã hiểu được thế nào là tự do đi lại.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Haral Jager nói trước khi ra cái quyết định đã làm xoay chuyển lịch sử đó, ông đã mất hàng tiếng đồng hồ không sao có được một lời giải thích hay mệnh lệnh của cấp trên, trong khi đó ở bên ngoài 20.000 người đang ùn ùn kéo đến cửa khẩu đòi được quyền sang phần tây Berlin.

Khi đã đủ nhận thấy chuyện không bình thường ông tự nhủ phải tự xoay sở và thế là Haral Jager quyết định ra lệnh cho 46 binh sĩ biên phòng dưới quyền chỉ huy của ông mở thanh sắt chắn ngang để cho đám đông đi qua. Sau đó ông lùi lại phía sau và để cho nước mắt cứ thế trào ra. Đó là những giọt nước mắt nhẹ nhõm khi thấy cuối cùng thì đã không có đổ máu, những giọt nước mắt vì cảm thấy cấp trên bỏ rơi, nhưng đó cũng là nước mắt tuyệt vọng của một con người từ lâu nay vẫn tin vào ý tưởng Cộng sản.

Ông Haral Jager gia nhập đơn vị biên phòng từ năm 1961. Trong suốt 28 năm, ông đã tận mắt nhìn thấy bức Tường, từ lúc sơ khai khi nó còn là hàng rào dây kẽm gai cho đến khi thành một bức tường bê tông hai lớp kiên cố vây kín quanh phần Tây Berlin, cắt ngang các con phố, các hộ gia đình và có chỗ cả những nghĩa địa.

Giờ đây ông Jager đã 71 tuổi, hồi tưởng lại cái buổi tối hôm mùng 9 tháng 11 năm 1989, ông nói : « Khi đó thế giới của tôi như đang đổ sụp và tôi cảm thấy mình bị Đảng, các cấp chỉ huy của mình bỏ rơi…. Một mặt tôi thấy vô cùng thất vọng nhưng cũng thấy nhẹ nhõm thấy sự việc đã kết thúc hoà bình. Kết cục có thể đi theo hướng khác ».

Các nhà sử học đều ghi nhận quyết định dũng cảm của trung tá Jager tại chốt cửa khẩu Bornholmer Strass vào lúc 23h30 ngày 9 tháng 11 năm 1989. Những giờ sau thời khắc đó người Đông Đức đã nhảy múa trên bức tường ở cửa Brandebourg cùng với tất cả các cửa khẩu khác đã nhanh chóng được mở.

Ông Haral Jager giải thích : « Khi tôi nhận ra được điều gì đang xảy ra, tôi đã vui cùng với những người Đông Đức bởi vì họ đã có được điều mà họ ước ao ».

Chỉ ít giờ trước cái buổi tối ngày 09/11 hôm đó, trong lúc đang ăn tối tại căng tin Jager đã theo dõi được cuộc họp báo của ông Gunther Schabowski được truyền hình trực tiếp. Ủy viên Bộ chính trị đảng Xã hội thống nhất Đức này đã có một thông báo bất ngờ rằng người Đông Đức từ giờ trở đi được phép tự do đi qua phần phía tây. Khi một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi, « lệnh có hiệu lực từ khi nào ? », một chút lưỡng lự, ông Gunther Schabowski nói : « Theo tôi hiểu thì ngay lập tức, không có thời hạn nào ! ».

Theo dõi đến đây, Haral Jager kể lại : « Tôi không còn tin vào tai mình nữa và miếng bánh tôi đang ăn nghẹn lại giữa cổ họng. Ông ta phải hiểu là người Đông Đức sẽ đổ xô ngay ra các cửa khẩu khi nghe thấy thông báo như vậy. Người ta đã không hề thông báo gì cho chúng tôi về điều đó. Họ đã phớt lờ chúng tôi. Nếu tôi không xem được trên truyền hình thì tôi sẽ bị ngỡ ngàng đến mức nào ».

Chỉ về sau này, trung tá Jager mới hiểu được tại sao không một ai trong cấp trên của ông dám nói cho ông biết phải làm gì, cho dù ông đã gọi điện thoại cho họ tới 7 - 8 lần xin chỉ thị.

Tại sao ông Jagger lại chọn mở Bức tường mà lẽ ra ông có thể dùng đến vũ lực để giải tán đám người đang kéo đến mỗi lúc thêm đông đòi được qua bên phần tây Đức?

Cựu trung tá Haral Jager giải thích : « Tôi hy vọng mọi việc diễn ra một cách hoà bình. Khi tôi thấy những đám người dân Đông Đức kéo đến đông, tôi hiểu là họ đã đúng. Tôi chỉ là một trung tá tôi không có quyền quyết định. Nhưng vì không một ai trong cấp trên ra lệnh cho tôi, bởi thế tôi buộc phải có biện pháp. »

Ông Jager giờ đây đã về hưu sống tại một thành phố ở phía bắc Berlin, trong một căn hộ 2 phòng đơn sơ. Ông kể lại, 46 lính biên phòng dưới quyền chỉ huy của ông mỗi lúc lại thêm căng thẳng trước đám người kéo đến đông nghịt. « Lo sợ những người biểu tình cướp vũ khí của chúng tôi, các binh sĩ gác chốt thúc tôi phải làm cái gì đó, nhưng họ cũng không biết là phải làm gì ».

Đến 23h30, Jager ra lệnh cho họ mở Bức tường. Những người lính của ông không tin vào tai mình nữa, yêu cầu ông Jager nhắc lại.

« Họ không phản đối nhưng lưỡng lự, vì họ hiểu là điều đang đến lẽ ra không xảy ra như vậy, nhưng họ cũng biết tình hình là không thể đảo ngược được. Họ cần có chút thời gian để xử lý. Nhưng sau đó, khi thấy mọi việc kết thúc tốt đẹp, họ đã nói với tôi : Haral, anh đã quyết định đúng » .

Phải nhiều năm sau sự kiện, ông Haral Jager mới xuất hiện và được mọi người biết đến. Có nhiều người vẫn tự hỏi liệu có xảy ra đổ máu không nếu là một người khác không phải là Haral Jager trực chốt gác tối hôm đó. Ông trả lời : « Tôi cũng tự hỏi liệu những người khác có hành động theo cách khác tôi trong hoàn cảnh đó hay không. Nhưng mà bàn về chuyện đó chẳng để làm gì. Điều gì phải đến cũng đã đến ».

Giờ đây khi được hỏi ông vẫn khẳng định : « Không phải tôi là người mở Tường. Chính những công dân Đông Đức tập hợp tối hôm đó đã là việc này. Công lao của tôi chỉ là để việc đó diễn ra mà không có một giọt máu phải đổ xuống ».
Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 11:41:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ Đoàn Kết đến Tự Do



Không có Tự Do nếu không có Đoàn Kết!


Nhân sự kiện 25 năm bức tường Berlin sụp đổ (9/11/2014-9/11/1989), đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu, mời tất cả các bạn xem lại bộ phim tài liệu lịch sử “Từ Đoàn Kết đến Tự Do” nói về diễn biến cuộc cách mạng đánh đổ chế độ độc tài Cộng Sản tại Ba Lan và vai trò của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan.


Bộ phim được Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, tổ chức thành viên của Liên đoàn Lao động Việt Tự Do (Lao Động Việt) dịch sang tiếng Việt. Phim được lồng tiếng bởi bà Ca Dao và ông Trần Ngọc Thành.

xuong  
#7 Đã gửi : 09/11/2014 lúc 09:40:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Merkel : Bức tường Berlin sụp đổ, hy vọng của các dân tộc bị áp bức
UserPostedImage
Kỷ niệm 25 ngày sụp đổ bức tường Berlin, 8000 quả bóng trắng được đặt dọc theo vết ngăn cũ Đông-Tây. REUTERS/Fabrizio Bensch


Ngày 09/11/2014 nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh lạnh, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản và mở đường cho nước Đức thống nhất.

Phát biểu trước đài tưởng niệm các nạn nhân của bức tường Berlin sáng ngày 09/11/2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sự kiện lịch sử xảy ra cách nay đúng 25 năm là "thông điệp hy vọng đối với những quốc gia như Ukraina, Irak hay Syria (…) đó là những nơi mà các quyền tự do bị đe dọa và chà đạp (…) Bức tường Berlin đã sụp đổ. Điều đó chứng minh là những giấc mơ có thể trở thành hiện thực (…) Những bức tường khác trên thế giới cũng có thể bị xóa bỏ, những bức tường của các chế độ độc tài, của bạo động của hận thù" rồi cũng sẽ không còn nữa.

Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm nay cùng với lãnh tụ cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev và cựu lãnh đạo công đoàn Ba lan, Lech Walesa, tham dự buổi lễ kỷ niệm trọng đại tại cổng Brandenburg. Trong 28 năm, cổng Brandenburg từng là biểu tượng của một thành phố bị chia cắt giữa hai khối Đông và Tây.

Thủ tướng Đức đã khai mạc một cuộc triển lãm thường trực và đặt vòng hoa tưởng nhớ các nạn nhân chết dưới chân bức tường Berlin. Khoảng 130 người đã bỏ mình trên hành trình đi tìm tự do trong thời gian từ ngày 13/08/1961 cho tới ngày 09/11/1989.

Phát biểu tại bảo tàng thành phố, Neue Nationalgalerie, tối hôm 08/11/2014, Thủ tuớng Đức, Angela Merkel một người đã lớn lên ở Đông Đức, nhấn mạnh : "Không ai có thể đè nén vĩnh viễn thiết tha tự do của nhân loại". Cũng trong đêm 08/11/2014, rất đông người dân ở Berlin và du khách đã lũ lượt rủ nhau trở lại nơi « Bức tường ô nhục » từng được dựng lên vào năm 196. Trải dài trên 155 cây số, bức tường Berlin là biểu tượng của sự chia cắt giữa biết bao nhiêu gia đình.

Ngày 09/11/1989 dưới áp lực của đường phố đòi tự do, chính quyền Đông Đức đã bất ngờ cho phép công dân đi ra nước ngoài. Chỉ vài giờ sau, cửa khẩu biên giới tại đường Bornholm - Berlin được mở đầu tiên. Các công dân Đông Đức được dân cư ở vùng Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Bức tường chia cắt thành phố Berlin trong 28 năm liên tiếp không còn nữa.

Trước khi đến dự lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, cựu lãnh đạo Liên Xô, Michail Gorbachev cảnh báo quốc tế đang cận kề một cuộc Chiến tranh lạnh mới, khi mà các « cường quốc không còn biết đối thoại với nhau ». Ông Gorbachev được xem là người đã tạo môi trường thuận lợi dẫn tới biến cố ngày mồng 09/11/1989. Quan trọng hơn cả là ông đã quyết định không can thiệp quân sự vào tình hình Đông Đức, không ngăn cản nguyện vọng tự do và dân chủ của người dân nước này.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 09/11/2014 lúc 09:41:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.200 giây.