logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/11/2014 lúc 05:34:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi nhớ mang máng, hình như Susan Sontag có viết, đâu đó: Đơn vị cơ bản của thơ là chữ, từng chữ; đơn vị cơ bản của

văn xuôi là câu, từng câu. Trong cuốn The Writing Life (1989), Annie Dillard cho một người chỉ có thể có hy vọng trở thành

nhà văn nếu, trước hết, biết yêu câu. Như người họa sĩ biết yêu mùi sơn. Stanley Fish cũng đồng ý như thế khi tự nhận

mình là người say mê thưởng thức những câu văn đẹp, khi đánh giá rất cao tầm quan trọng đặc biệt của câu trong văn

chương: Đó là lý do khiến ông viết hẳn một cuốn sách về câu: Làm thế nào để viết và đọc câu (2011).[1] Tôi cũng hoàn

toàn đồng ý như thế.
Theo tôi, tầm vóc của một nhà văn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố đầu tiên nằm ở khả năng kiến tạo câu.

Người lười chỉ viết được những câu văn tuy đúng ngữ pháp nhưng câu nào cũng giống câu nào, tất cả đều đầy đặn và

bằng phẳng, hàng nối hàng suông đuột, cứ trôi tuột qua mắt người đọc, không để lại một ấn tượng gì cả. Người chịu khó,

ngược lại, không ngừng thay đổi cấu trúc câu để mỗi câu có một cái dáng và một cái thế riêng, như dáng và thế trong cây

cảnh; hoặc nếu không, cũng có một cái vẻ riêng, tuy nằm cạnh nhưng lại không lẫn với những câu khác, khiến người đọc,

dù không cố tâm, vẫn phải chú ý.

Tôi đã nhận ra điều ấy từ lâu. Ngay lúc còn trẻ, những năm đầu sau khi tốt nghiệp đại học, lòng nhen nhúm chút ước mơ

viết văn, tôi đã tập tành viết câu. Dạo ấy, tôi viết, hầu như mỗi ngày, trong các cuốn vở học trò, dưới một nhan đề chung

Nghĩ dọc đường đời. Mỗi ý nghĩ được cô đúc trong một câu, hoặc nhiều nhất là đoạn. Trong mỗi câu (hoặc mỗi đoạn), tôi

cố gắng nhắm đến hai điểm: Một, về ý, thật hàm súc, để câu văn vừa có nhiều dung lượng thông tin lại vừa chặt chẽ với

một độ nén thật cao; và hai, giữa các câu phải có thật nhiều nhạc tính, nhưng không phải thứ nhạc tính du dương, ngân

nga, trầm bổng với những hư từ lõng bõng, mà là một thứ nhạc tính cứng cáp, gồm những thực từ, nhiều vần trắc để đọc,

người ta có cảm tưởng như nghe những cú đấm chan chát.

Thực hiện điều thứ hai, tôi quan tâm nhiều nhất đến vai trò của các dấu câu. Dấu câu có hai bình diện: Một, về ngữ pháp,

nhằm phân hoá ý tưởng cho thật rõ ràng; và hai, về nhạc điệu, nhằm tạo hơi văn. Khi cầm bút, tôi tận dụng thật nhiều loại

dấu câu nhạc điệu. Để âm vang câu trước có thể tràn lên câu sau; và âm vang câu sau tràn lên câu sau nữa. Để tất cả

cùng ngân lên dồn dập.

Ý thức và mong ước là một chuyện còn thực hành được hay không lại là một chuyện khác. Với những người cầm bút, mỗi

cố gắng đều là một thử nghiệm. Hiệu quả và sự thành công hay thất bại của các thử nghiệm ấy đều được quyết định bởi

người đọc, thật nhiều người đọc, thậm chí, thật nhiều thế hệ người đọc. Riêng tôi, cơ hội để thử nghiệm kiểu kiến trúc câu

là trên facebook.

Tôi chơi facebook khá muộn, chỉ từ đầu năm 2014, sau khi bị bạn bè dụ dỗ. Chỉ một thời gian ngắn, tôi khám phá ngay ra

facebook có một thứ văn hoá đọc khác hẳn sách báo trên giấy cũng như với cả blog. Sách báo dài bao nhiêu cũng được.

Blog không thể dài bằng sách báo nhưng cũng không giới hạn số câu một cách quá nghiệt ngã. Facebook thì khác. Khác

ở hai điểm chính: Một, ở đó, hình ảnh quan trọng hơn ngôn ngữ; và hai, trong ngôn ngữ, facebook hoàn toàn dị ứng với

kiểu viết dài. Khám phá ra điều ấy, mỗi ngày tôi cố viết vài đoạn văn thật ngắn. Có khi chỉ có một câu.

Quyển sách này được hình thành chủ yếu từ những câu đã đăng trên facebook ấy. Nhất là những đoạn bình luận về chính

trị. Về văn học, ngoài những câu hay đoạn mới viết, tôi trích lại từ một số các quyển sách đã xuất bản của tôi trước đây.

Nguyên tắc của việc trích dẫn này là: những câu có hàm lượng thông tin và ý tưởng được nén lại thật chặt chẽ, có thể

đứng một mình. Như những câu hay đoạn văn độc lập. Nhưng như vậy các câu hoặc các đoạn sẽ mất đi ngữ cảnh chung

quanh thành ra có khi trở thành khó hiểu. Viết ngắn, do đó, là ký thác việc tái hiện ngữ cảnh ấy vào tay của độc giả. Nói

cách khác, viết ngắn là để được đọc chậm.

In thành sách những câu hay đoạn rời như thế cũng là một cách thử nghiệm. Hay hay không, thú thực, tôi không biết. Tôi

chỉ biết được một điều: nó khác.

Cái khác ấy được tiếp nhận hay không là do bạn đọc (1).

***

TRÍCH NHỮNG CÂU TÂM ĐẮC NHẤT

Viết về chính trị

Tôi hay viết về chính trị nhưng hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt

chính trị. Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất

nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết

để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những

bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước có cả gần một trăm triệu dân,

nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.

Tại sao chống?

Tôi chống lại tính chất độc tôn và độc tài của chế độ cộng sản vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên, với tư cách một con người, là:

nó vô nhân đạo; với tư cách một công dân, là: nó tàn phá đất nước hầu như trên mọi mặt, không những chỉ về kinh tế mà

còn về xã hội, văn hóa, giáo dục và đạo đức; với tư cách một trí thức, là: nó ngu dân hóa; với tư cách một người cầm bút,

là: nó giành độc quyền viết lịch sử một cách gian trá. Tôi không có tham vọng cứu dân chúng, đất nước và nhân tính, tôi

chỉ muốn làm một điều trong phạm vi khả năng và sở trường của mình: quyết giành cho được cái quyền được góp phần

tạo nên những tự sự (narrative) khác. Bằng chính ngòi bút của mình.

Hèn

Khi chính phủ hèn, họ muốn cả nước đều hèn.

Nhục

Một người nào đó hèn: Cá nhân người đó nhục. Một ông bố hèn: Cả gia đình bị nhục. Một chính phủ hèn: Cả nước bị

nhục.

Cộng sản

Trước đây, có ba hạng người đi theo Cộng sản: hoặc ảo tưởng hoặc xảo trá hoặc ngu; bây giờ chỉ có hai hạng: hoặc xảo

trá hoặc ngu. Trước đây, có hai hạng người tin vào chủ nghĩa Cộng sản: hoặc ngây thơ hoặc ngu; bây giờ, chỉ có một: ngu.

Cai trị và quản trị

Đảng cộng sản chỉ biết cai trị (rule) chứ không biết quản trị (govern). Để cai trị, rất đơn giản, chỉ cần ba thứ: công an, quân

đội và nhà tù. Để quản trị, người ta cần cái đầu và con tim. Cái đầu để biết nhìn xa, nghĩ rộng; và con tim để biết bao dung

với những cái khác, từ đó, tạo nên sức mạnh bằng sự đồng thuận chung trong xã hội. Hơn nữa, quản trị cũng cần rất nhiều

kiến thức và kỹ năng cũng như một số đức tính phù hợp với một văn hóa chính trị dân chủ lành mạnh.

Chính quyền

Chính quyền Việt Nam hiện nay không tin vào chủ nghĩa xã hội, không tin vào chủ nghĩa tư bản và cũng không tin vào lý

thuyết kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Họ chỉ tin vào tiền, nhất là tiền trong túi họ. Họ không bảo vệ giai

cấp vô sản, không bảo vệ đất nước, không bảo vệ độc lập, không bảo vệ tự do: Họ chỉ bảo vệ chính quyền. Họ không

chống Mỹ, không chống Trung Quốc, không chống lại nước nào cả: Họ chỉ chống lại nhân dân.

Chống tham nhũng

Cái gọi là chống tham nhũng ở các nước độc tài, như Việt Nam và Trung Quốc, thật ra, chỉ là một hình thức thanh trừng nội

bộ hoặc âm mưu chặt vây chặt cánh lẫn nhau. Kết cuộc: kẻ thất bại vào nhà tù hoặc ra pháp trường, còn người chiến thắng

thì vẫn tiếp tục tham nhũng. Không có gì thay đổi cả.

Phục tùng và bất phục tùng

Những tội ác có tính cá nhân thường xuất phát từ sự bất phục tùng đối với luật lệ, nhưng những tội ác có tính chất tập thể

của một dân tộc thì lại thường xuất phát từ sự phục tùng mù quáng của mọi người trước những luật lệ bất chính.

Quên và tha thứ

Người Việt Nam thường mau quên nhưng lại ít biết tha thứ. Hậu quả của tật hay quên là thiếu sự sâu sắc, của việc ít biết

tha thứ là thiếu sự cao thượng. Một dân tộc chỉ thực sự mạnh mẽ khi làm ngược lại: Sẵn sàng tha thứ nhưng vẫn không

quên, không bao giờ quên những vết thương người khác đã gây ra cho mình.

Tha thứ và hoà giải

Người chiến thắng dễ tha thứ cho người thua cuộc, nhưng sự tha thứ ấy vô nghĩa vì chính những người thua cuộc mới có

quyền tha thứ. Người thua cuộc dễ hoà giải với người chiến thắng nhưng sự hoà giải ấy hoàn toàn vô ích vì chính người

chiến thắng mới là kẻ quyết định việc hiện thực hoá sự hoà giải ấy. Trong sinh hoạt chính trị Việt Nam sau năm 1975,

người ta luôn luôn đòi hỏi những việc nghịch lý và vô bổ: sự tha thứ từ người chiến thắng và sự hoà giải từ những người

thua cuộc.

Tự do ngôn luận

Trong các quyền của con người, quyền tự do ngôn luận là điều tôi quan tâm nhất. Lý do, một phần, có lẽ vì tôi là nhà văn;

phần khác, quan trọng hơn, theo tôi, không có tự do ngôn luận, rất nhiều quyền tự do khác sẽ trở thành vô nghĩa. Chẳng

hạn, có thể nói đến tự do tư tưởng mà lại không có tự do ngôn luận được không? Tư tưởng là cái gì cần được bộc lộ và

chia sẻ. Nghĩ ngợi sâu xa đến mấy mà không được quyền mở miệng ra nói với ai thì có tư tưởng để làm gì? Ngoài ra,

không được tự do ngôn luận liệu có thể có tự do trong văn học nghệ thuật hay trong chính trị được không? Chắc chắn là

không. Thiếu tự do ngôn luận, trong văn học, người ta chỉ có thể gặp những con vẹt; trong xã hội, chỉ gặp một đám câm

điếc, và trong chính trị, chỉ gặp một bầy cừu.

Tại sao không?

Chúng ta là những cây sậy biết tư duy nếu chúng ta biết đặt những câu hỏi “là gì”; là những con người văn minh nếu biết

đặt câu hỏi “tại sao”; là những con người hiện đại nếu biết đặt câu hỏi “như thế nào”, nhưng chúng ta chỉ thực sự là những

người tự do nếu chúng ta biết và được quyền đặt câu hỏi “tại sao không”.

Hỏi “tại sao không” là bắt đầu phản biện.

Nghịch lý

Nhìn lại, người ta thấy chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ là một bi kịch đầy hài tính của nhân loại.

Với một học thuyết có vẻ rất sâu sắc, người ta chỉ làm được những điều ngu xuẩn; với những lý tưởng có vẻ vô cùng nhân

đạo, người ta chỉ làm được những việc rất dã man; và với chiêu bài yêu nước, họ chỉ đẩy đất nước xuống tận cùng của sự

khốn cùng, hơn nữa, còn có nguy cơ mất nước.

Phải nói sự thật

Để chống lại một sự tuyên truyền dối trá, cách tốt nhất là nói lên sự thật chứ không phải dùng một thứ dối trá khác.

Bất hạnh (1)

Bất hạnh lớn nhất của Việt Nam hiện nay không phải là đất nước bị cai trị bởi một đảng độc quyền. Bất hạnh lớn nhất là cái

đảng độc quyền ấy lại bị cai trị bởi một đám người hoàn toàn bất tài và bất lực.

Bất hạnh (2)

Người có tài nhưng không được trọng dụng là một bất hạnh đối với cá nhân người ấy; người không có tài mà lại được

trọng dụng, hơn nữa, nắm những vị trí lãnh đạo tối cao, là một bất hạnh cho cả một dân tộc.

Độc tài không có nhà độc tài

Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một chế độ độc tài nhưng lại không có nhà độc tài (a dictatorship without a

dictator). Trong cả ba người đứng đầu guồng máy quyền lực hiện nay, từ Nguyễn Phú Trọng đến Nguyễn Tấn Dũng và

Trương Tấn Sang, không có ai đủ uy và đủ mạnh để có thể được xem là một nhà độc tài. Có thể nói độc tài ở Việt Nam

không có mặt người: Nó chỉ là một bộ máy. Lật đổ chế độ độc tài tại ở Việt Nam, do đó, không phải là lật đổ một cá nhân.

Mà là phá huỷ một bộ máy.

Tổ quốc và chính phủ

Mark Twain (1835-1910), nhà văn Mỹ, có câu nói hay: “Với tổ quốc: luôn luôn trung thành; với chính phủ: chỉ trung thành khi

nó xứng đáng”. Tôi xin nói thêm: Bất cứ kẻ nào cho sự bất đồng đối với chính phủ là một sự phản bội đối với tổ quốc đều

là những kẻ độc tài, hơn nữa, bất lương: Họ mạo danh và tiếm quyền bằng cách cố tình đồng nhất hai phạm trù vốn hoàn

toàn khác nhau. Trong trường hợp ấy, để bảo vệ tổ quốc, người ta cần phải chống lại chính phủ.

Kẻ thù của đất nước

Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù của đất nước; không có kẻ thù thì người ta tưởng

tượng ra kẻ thù; thế nhưng có hai kẻ thù chính và nguy hiểm nhất thì họ lại không thấy: Một, Trung Quốc, và hai, quan trọng

hơn, chính họ.

***

Chú thích:

Đây là lời nói đầu của cuốn NHỮNG Ý NGHĨ RỜI mới được Người Việt (California) xuất bản và bán trên amazon.com.

Buổi ra mắt cuốn sách này và cuốn VIẾT VU VƠ sẽ được tổ chức tại Melbourne vào chiều Chủ nhật 16 tháng 11 (từ 2 giờ

đến 5 giờ) tại hội trường C203 trường Đại học Victoria, Ballarat Road, Footscray. Xin mời quý đồng hương ở địa phương

đến tham dự.

[1] Stanley Fish (2011), How to Write a Sentence and How to Read One, New York: HarperCollins.
Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.298 giây.