logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/11/2014 lúc 09:51:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,155

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước.

Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng Tổng Thống Obama đã đơn cử những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác gồm: thương mại, an ninh và nhân quyền, vào lúc ông chuẩn bị gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề các hội nghị thượng đỉnh khu vực đang diễn ra ở Myanmar.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều quan trọng là các nước phải tuân thủ luật quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.

Ông nói vị thế kinh tế đang lên của Việt Nam là một bằng chứng về sức mạnh của nhân dân Việt Nam, và những biện pháp cải cách đã được thực hiện. Ông nói buổi gặp gỡ với Thủ Tướng Việt Nam sẽ là một cơ hội để hai bên hợp tác về mậu dịch và đầu tư.

Trong một bài báo về quan hệ Mỹ-Việt đăng trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nhận định rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hôm 2 tháng 10 vừa rồi, là một trong các bước hành động quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giũa hai nước cựu thù, kể từ khi hai nước nối lại bang giao cách đây gần hai thập niên.

Sự thay đổi về chính sách của chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh biển cho Việt Nam vào một thời điểm khi mà Trung Quốc đang leo thang những hành động để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Đông. Động thái này một phần là một phản ứng đáp lại việc Bắc Kinh hồi tháng Năm đã triển khai một giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Tuy vậy, các giới chức Mỹ đã tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong quyết định của Washington muốn xích lại gần Việt Nam. Tác giả dẫn lời một giới chức cao cấp Mỹ nói rằng quyết định của Washington được đưa ra “dựa trên nhận thức là khu vực này cần phải nâng cao khả năng hàng hải, và đáp ứng nhu cầu đó là một việc làm có ích.” Giới chức này khẳng định quyết định của Mỹ không phải để đáp lại bất cứ hành động hoặc cuộc khủng hoảng nào hiện nay, và cũng không phải là một động thái “chống Trung Quốc.”

Các giới chức Mỹ trong một thời gian dài đã duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua trang thiết bị quân sự của Nga trong nhiều thập niên, và có lẽ chỉ muốn Washington tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí như một cử chỉ thiện chí, hơn là thực sự muốn mua vũ khí của Mỹ. Nhưng các giới chức Mỹ cho biết là từ đầu năm 2004, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn mua các máy móc radar và phi cơ, tàu giám sát biển của Mỹ.

Ông Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói giờ đây, Hà nội phải quyết định liệu họ muốn tận dụng quyền được tiếp cận công nghệ của Mỹ như thế nào. Chính sách mới của Mỹ cho phép Việt Nam mua tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, và các máy bay giám sát, chẳng hạn như chiếc Orion P-3 của công ty Lockheed, có khả năng giúp Việt Nam theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu của CSIS nói rằng sau khi Mỹ loan báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trung Quốc đã trở lại tỏ thái độ hoà hoãn hơn với Việt Nam, nhằm làm lung lay ý định của Hà nội muốn mua vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ. Ông đơn cử chuyến đi thăm Việt Nam của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào cuối tháng 10, và chuyến đi Trung Quốc của phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh dẫn đầu một tuần trước đó. Trong các chuyến thăm qua lại này, các giới chức hai nước đã cam kết sẽ tránh leo thang căng thẳng như đã xảy ra sau khi giàn khoan 981 được kéo sâu vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình.

Bằng cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Mỹ đã tháo gỡ thêm một trở ngại đối với quan hệ Mỹ Việt, quyết định đó cho thấy Washington giờ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Và bây giờ Hà Nội sẽ phải hành động để tận dụng cơ hội này như thế nào.

Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng Washington chỉ mới nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quan hệ hai bên có triển vọng được nâng cấp hơn thế nữa, nếu một số điều kiện khác được thoả đáng, trong đó có vấn đề cải thiện nhân quyền.

Nguồn: AP, East Asia Forum, Pending Interview
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.