logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/12/2012 lúc 05:53:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lần này đi Ba Lan, tôi hơi bị hấp tấp. Lý do là hồi này tôi đang bận đi phát hành DVD “Hồn Việt” do Vietnam Film Club mới hoàn thành về Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam. Như hôm 17/11, phim “Hồn Việt” được lần đầu ra mắt công chúng ởSt. Paul,Minnesota, doUỷ-banMinnesotaYểm-trợ VN Film Club tổ-chức rất thành công ở nhà hàng Hoa Biển. Đến 14/12 này thì đến lượt ra mắt ở Houston,Texas, tại nhà hàng Kim Sơn. Cứ liên-tiếp như vậy thì tôi đầu tắt mặt tối, đâu còn nghĩ được gì đến chuyện khác.

Vậy mà bỗng nhiên Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, người đang nhận trách nhiệm lo Mạng Lưới Nhân quyền VN, gọi điện cho tôi và nói: “Anh Bích ơi, mồng 10/12 này, ngày Quốc tế Nhân quyền, Mạng Lưới NQVN sẽ phải tổ chức lễ phát Giải Nhân Quyền 2012 cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền ở quê nhà (các chị Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy) ở Montreal, Canada, nên tôi vướng ở trên đó. Liệu Anh có thể đi giúp Mạng Lưới ở Hội nghị Nhân-quyền ở Ba Lan được không?”

Tôi còn đang lưỡng lự thì anh Tùng nói tiếp: “Hội-nghị bên đó 5 ngày, từ ngày 6 cho đến ngày 10 tháng 12 nên tôi không có cách nào mà đi được bên đó. Bàn với các anh em, ai cũng nghĩ là chắc chỉ có anh là đi được, nếu anh nhận lời, vì sang làm diễn-giả thì anh còn phải viết bài nữa.”

Và như để “dí” tôi nhận cho bằng được, anh Tùng hứa: “Thế nào Mạng Lưới cũng không để anh thiệt thòi. Chúng tôi sẽ cố gây quỹ để Anh có vé máy bay sang bên ấy dự.”

Nói đến thế thì tôi cũng hết đường từ chối dù như ở Ba Lan về là gần như tắp lự, tôi lại phải lên đường đi Houston với anh Chu Lynh của VN Film Club.

Tái-ngộ Kraków
Hội nghị ở Ba Lan kỳ này mang tên chính thức là “Hội nghị Quốc tế lần thứ 3 về Giảng dạy về Nhân quyền” (“Third International Conference on Human Rights Education“).

Lần đầu, Hội nghị này đã họp ở Úc (University of Western Sydney, năm 2010), lần thứ hai ở Durban (Nam Phi, 2011) và lần này ở trong khuôn viện Viện Đại học Jagiellonian University, đại học cổ nhất của Ba Lan (thành lập năm 1364) ở thành phố Kraków, thành phố lớn thứ nhì của nước này. Và chủ đề là “Thúc đẩy đổi thay trong một thời đại Chuyển tiếp và Khủng hoảng” (“Promoting Changes in Time of Transition and Crisis”).

Chuyến đi sang Kraków khá vất vả bởi tôi đi Lufthansa, hãng máy bay của Đức, từ Dulles Airport phải ngưng để chuyển máy bay ở Munich, Đức, mất đến gần một ngày (hơn 18 tiếng) rồi mới sang một chiếc máy bay nhỏ xíu đi Kraków. Đến nơi, chị Tôn Vân Anh (ở Ba Lan) đã mướn được cho một phòng nhỏ nhưng rất sạch sẽ và khang trang trong một minihotel cáchnơi họp hội nghị có hai bloc nhỏ nên khá thuận tiện. Chỗ họp, Maximum Auditorium trên đường Kunicza, rất mới với đầy đủ phương tiện như các ống nghe dịch sang 4-5 thứ tiếng.

Đến ghi danh thì gặp ngay Alicja Malewska là người đã điện thư qua lại với tôi nhiều lần nên không ngỡ ngàng gì cả. Chờ tôi sẵn đã có bảng tên và cặp hồ sơ hội nghị. Phải nói là các phương tiện vật chất trong ba ngày gần như hoàn hảo, lúc nào cũng có cà phê, nước trà, nước trái cây và bánh trái, trong khi các bữa ăn cũng rất chu đáo, xúp Ba Lan nhiều kiểu rất ngon và rất nóng (tuyệt vời cho thời tiết lạnh bắt đầu vào đông) và cái gì cũng thừa mứa, chứa chan.

Đây cũng là lần thứ hai tôi tới Kraków nên cũng không đến nỗi bỡ ngỡ lắm. Đi xuống Market Square là trung tâm thành phố thì về đêm mùa này, người ta đã có như chợ phiên mùa Giáng Sinh, bầy đủ các thứ hàng rất vui và ấm cúng. Trên đường về khách sạn, tôi cũng hơi bị lạc một chút nên lại có dịp đi qua Đồi Wawel (Wawel Hill) và lâu đài nhà vua xây trên đó, có từ thời Phục Hưng. Trong mấy ngày ở đây, tôi còn có dịp đi xem cả khu Do thái (Jewish Quarter), một trong những vùng hiếm có còn lại trên đất Ba Lan của người Do thái.

Gặp gỡ
Vẫn biết, đi họp hội nghị, nhất là hội nghị quốc tế, là để được gặp gỡ người này người kia. Nhưng phải nói là tôi khá may mắn khi bước vào phòng họp chính đã được gặp ngay ông Lech Walesa (đọc là “Va-lanh-xa”)*, cựu lãnh tụ Công đoàn Đoàn kết (“Solidarnosc”) và nguyên Tổng thống đầu tiên của Ba Lan trong thời hậu Cộng sản. Tôi chào ông vì ông là một biểu tượng anh hùng mà ai cũng dễ nhận ra. Nhưng điều không ngờ là ông vẫy tôi lại rồi ân cần bắt tay (tôi không thấy ai khác được ông ân cần như vậy), lại bảo tôi ngồi ngay cạnh trước khi ông lên sân khấu khai mạc hội nghị.

Bài khai mạc của ông cũng khá đặc sắc bởi thay vì chỉ nói ca tụng nhân quyền, ông cũng nói đến những đe doạ về nhân quyền như sự phát triển vô tội vạ của Internet dẫn đến những lạm dụng mà cần phải được giới hạn. Ông cũng cho rằng tư bản chủ nghĩa kiểu rừng rú như ở trong các chế độ cựu Cộng sản cũng không phải là cái hay, người dân cần được bảo vệ trước những bất công, bóc lột dã man đó. Tuy nhiên, ông lạc quan bởi ông nói: Cũng như trước kia, loài người đẻ ra cái xe hơi là một phương tiện rất tốt nhưng sau đó, phải xây đường sá, phải có luật giao thông thì mới không chết người. Thành thử nhân quyền là điều tốt nhưng đi kèm theo đó cũng phải có những trách nhiệm. Xã hội có biết tôn trọng nhau thì mới thành một xã hội hài hoà được.

Sang những buổi trình bầy khác trong suốt năm ngày đại hội, tôi học được không biết bao nhiêu điều hay về nhân quyền, về những chuyện như ảnh hưởng của Internet trên mọi lãnh vực (nhất là nó đang làm cho chúng ta mất đi quyền riêng tư rất nhiều), hay ảnh hưởng của kỹ thuật nano (“nanotechnology”) hữu ích song cũng nguy hại (khủng khiếp) như thế nào, những thể chế như “ombudsman” để theo dõi và kiểm soát nhân quyền trong một số quốc gia, như “quyền nước” (“water right”) được xem như một nhân quyền v.v. Nghĩa là rất nhiều chuyện hay mà tôi chắc phải để một dịp khác mới đi sâu vào được.

Bài nói chuyện của tôi
Chuyện khá lạ là bài nói chuyện của tôi, “Tình hình Nhân quyền ở VN: Chúng ta có thể làm được gì?” xem ra gần như là một bài ngoại lệ. Bởi rất ít bài nói về nhân quyền của một nước riêng biệt. Có lẽ vì hội nghị năm nay nhấn mạnh vào vấn đề giảng dạy về nhân quyền nên các bài diễn thuyết thường đi vào các vấn đề lý thuyết liên hệ đến nhiều quốc gia hơn là một bài tập trung vào chỉ một nước. Song tuy là ngoại lệ, bài nói chuyện của tôi cũng thu hút được sự chú ý của một số người đáng kể.

UserPostedImage
Ông Nguyễn Ngọc Bích đọc tham luận tại Hội nghị
Vì tôi là người Việt Nam độc nhất ở hội nghị nên tự nhiên, tôi thành như “Mr.Vietnam.” Gặp tôi hay giới thiệu tôi, người ta đều nhấn mạnh: “Ông ta là người Việt” hoặc “Ông ta chuyên về Việt-nam.” Trong khi đó, mấy nước CS không thấy đâu cả. Có một phái đoàn khá đông người Tàu nhưng là Tàu Đài Loan, hầu hết thuộc Đông Ngô Đại học mà tên tiếng Anh là SoochowUniversity(Soochow= Tô-châu), nơi sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Giảng dạy về Nhân quyền vào sang năm (23 đến 26/11/2013). Không có người Tàu Bắc Kinh mà hình như cũng không có cả Tàu Hồng Kông. Và đã đành là không có Bắc Triều tiên hay VNCS. Cuba thì có một phái đoàn chừng 5 người nhưng đều là những cựu tù nhân lương tâm nên lên án khá nặng nề chế độ Castro. (Nhưng sau khi nghe họ nói chuyện thì mới thấy là chế độ Castro còn “tính người” nhiều hơn chế độ Hà Nội: Tỷ dụ, mỗi lần đưa người đi “học tập cải tạo” chế độ Castro chỉ cho đi từ 1 năm tới 4 năm tối đa thôi, trái lại ở VN “một lịch” là 3 năm và có thể nhân lên gần như vô tận, như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, đã ở tù 36 năm mà vẫn không thấy ngày ra, hay anh Điếu Cày, sau khi đã ở tù 3 năm rồi vẫn bị giữ lại bất hợp pháp hơn một năm để bị tuyên án thêm 12 năm tù, nghĩa là 4 tờ lịch nữa.)

Sau khi tôi nói chuyện, cũng có đôi ba người thắc mắc. Tại sao mà sau bao nhiêu năm hết chiến tranh rồi mà chế độ còn hà khắc thế? Có người lại tưởng là chế độ còn đang phải vật lộn với những hậu quả của bom đạn Mỹ. Tôi bèn đưa ra một thí-dụ: Vào năm 1975, 75 phần trăm lãnh-thổ VN còn là rừng, nay rừng bị phá tới mức chỉ còn khoảng 35 phần trăm là rừng, vậy thì là ai phá? Bom Mỹ hay máy cưa của lâm-tặc, của Tàu sang khai thác rừng của ta? Rồi những người sinh sau chiến tranh mà vẫn chống chính quyền, đòi tự do, dân chủ? Hoặc những dân oan mà không ít người trước khi ở về phía CS miền Bắc?

Cũng có một cô hôm sau mới tiết lộ là sắp sang Việt Nam nghiên cứu về nạn buôn người. Cô hỏi tôi có biết ai đang nghiên cứu về chuyện này không? Tôi hứa là về Mỹ kỳ này, tôi sẽ giới thiệu với cô ít nhất cũng đôi ba người đang vật lộn với tệ nạn này, như cha Hùng ở Đài Loan, tổ chức CAMSA của anh Thắng.

Được mời
Một trong những người tìm đến tôi là G.S. Hoàng Mặc của Đông Ngô Đại Học/Soochow University ở Đài-loan. Ông khẩn khoản mời tôi sang hội-nghị 2013 ở bên đó. Tôi có trả lời, tôi rất thích đi Đài Loan song Mạng Lưới Nhân-quyền còn cần đến tôi hay không thì lại là chuyện khác. Có thể đến đó, Mạng Lưới sẽ có người xứng đáng hơn tôi để đi. Không phải chỉ có ông Hoàng rủ tôi đi sang hội nghị năm tới. Nhiều bạn nước khác cũng hẹn gặp tôi sang năm ở Đài Loan.

Dịp này, tôi đã gặp được nhiều học giả và chuyên gia giá trị về nhân quyền. Tỷ như không hiểu vì sao, nhân một dịp đi thăm viếng Bảo tàng của Trường Đại học Jagiellonian, rất đáng xem vì trường thì cổ gần bằng Quốc tử giám ở Hà Nội nhưng họ lại giữ được rất nhiều cổ vật đặc sắc như các máy móc hay sách của Nicholas Kopernic, người đầu tiên khám phá ra trái đất tròn, tôi bắt chuyện được với G.S. Christian Hillgruber, một chuyên-gia thượng thặng ở Viện Đại học Bonn của Đức về luật hiến pháp. Nói chuyện với nhau một chập, bởi tôi cũng có nhiều kỷ-niệm về nước Đức, hai chúng tôi chẳng mấy lúc thấy rất gần gũi với nhau. Ông bèn mời tôi đi ăn ở một tiệm khá sang ở ngayMarket Square(công-trường giữa tỉnh) để ngồi nói chuyện đến khá khuya về luật hiến pháp của Đức và ảnh hưởng của nó đối với hiến pháp của một số nước Đông Âu sau khi CS đã đổ ở mấy nước này. Tôi bèn gợi ý với ông là mai kia, có thể Việt Nam hậu CS sẽ phải mời ông góp ý cho một hiến pháp tương lai cho một nước Việt Nam đa nguyên và dân chủ. Ông tỏ ra sẵn sàng.

UserPostedImage
Tác giả nói chuyện với người thay thế Đức Hồng-y Nguyễn Văn Thuận ở Toà Thánh
Nhưng lạ nhất có lẽ phải kể cuộc gặp gỡ của tôi với phái đoàn Nam Phi (South Africa). Tự-nhiên, chị Sara Motho đến làm thân với tôi sau khi nghe tôi nói chuyện về Nhân quyền ở VN. Tôi hỏi chị làm gì? Chị bảo chị thuộc một nhóm người trẻ ở Nam Phi có mộng làm cách mạng nhưng một loại cách mạng nhung, qua âm nhạc. Chị bảo, muốn thu hút tuổi trẻ thì phải đi qua con đường âm nhạc, vừa vui vừa nhộn vừa dễ thấm vào lòng người. Tôi bèn nói, Đúng thế, nước tôi cũng có người nghĩ như thế và tôi lấy trường hợp Việt Khang ra làm thí dụ. Rồi một lúc chẳng hiểu vì sao, tôi lại bảo tôi cũng biết một bài hát Nam Phi rất hay. Chị ấy bảo, Ông còn nhớ không, hát thử nghe. Tức thì tôi hát bài hát mà ngày xưa tôi học được của Miriam Makeba. Thích quá, chị ấy chạy đi kêu mấy người bạn khác lại nghe tôi hát một lần nữa. Thế là chúng tôi đâm ăn ý với nhau. Chị ấy nói: “Nếu chúng tôi mời ông qua Capetown, ông có đi không?”

Tôi bảo, Chưa biết nhưng bạn bè tôi có người đã sang bên Nam Phi bảo bên ấy đẹp lắm. Sara bèn nói: “Thế thì thế nào ông cũng phải sang! Ông sang, chúng tôi sẽ mời ông vào Quốc hội nói chuyện. Mà một người trung lập như ông thì người ta phải nghe. Chứ bây giờ nước tôi, cách biệt giàu nghèo còn xa quá lắm. Người da trắng vẫn còn giữ 87 phần trăm đất đai, những chỗ màu mỡ nhất. Còn chúng tôi chỉ có 13 phần trăm còn lại, mà lại là những vùng khô cằn, nghèo mạt. Vì vậy phải có cách mạng nhưng không đổ máu, không bạo-lực. Ông sang nhé!”

Viết ở Kraków

Chiều mồng 10 tháng 12, 2012

Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích (Đàn Chim Việt)


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.