logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/11/2014 lúc 10:26:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày nay có lẽ không còn một quốc gia nào nghi ngờ vai trò quyết định của giáo dục đối với sự phát triển của mình. Cộng sản Việt Nam là một trong số các quốc gia đã sớm nhận ra điều này. 8/1945 vừa cướp được chính quyền thì ngay tết trung thu năm ấy Hồ Chí Minh đã có thư gửi cho thiếu nhi toàn quốc trong đó viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không? đó là nhờ công học tập của các cháu”. Ông Phạm Văn Đồng cũng từng tôn vinh các thầy cô giáo hết lời: “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Các cơ sở giáo dục hầu như nơi nào cũng lấy câu: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” làm khẩu hiệu. “Giáo dục là quốc sách” luôn được nhấn mạnh trong các chỉ thị, nghị quyết của đảng và được "phụ họa" bằng không ít những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi các thầy cô, sự nghiệp trồng người, ngành giáo dục. Ngân sách cùng các chính sách ưu tiên dành cho ngành giáo dục không ngừng tăng lên đặc biệt là hơn chục năm gần đây. Sẵn có truyền thống lạc quan người dân Việt Nam đã tràn đầy hy vọng đất nước sẽ sớm cất cánh để trở thành con hổ, con rồng của châu Á.


Nhưng 20 năm.. 30 năm... rồi ngót 40 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam vẫn thuộc diện... nghèo thậm chí lại tụt hậu với cả những nước trước đây kém phát triển hơn mình. Định đổ cho chiến tranh thì chiến tranh đã qua từ lâu và thực tế cùng các thời gian nói trên nhiều nước sau chiến tranh đã có những bước phát triển kỳ diệu. “Người ta” bèn tìm ra nguyên nhân là giáo dục Việt Nam lạc hậu, trì trệ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Và thế là... một cuộc “khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc” cho “con bệnh giáo dục Việt Nam” bắt đầu. Chẳng cần nhiều thời gian, các chuyên gia giỏi, các nhà giáo lâu năm, các nhà hoạch định chiến lược, các nhà... đã thi nhau tìm ra những căn bệnh của giáo dục Việt Nam. Từ căn bệnh mà lý do mắc phải cũng chỉ vì "mong muốn tiến bộ" như “bệnh thành tích” đến căn bệnh trầm trọng là “sai về triết lý giáo dục”. Có những căn bệnh tưởng như không thể nào chữa được vì luẩn quẩn như bệnh “nghèo nên không có tiền làm giáo dục”. Cả loại chữa dễ như bỡn là bệnh “lãnh đạo ngành giáo dục chưa giỏi” vì... Việt Nam không bao giờ thiếu người tài. Tất nhiên căn bệnh phổ biến tham nhũng, lãng phí thì “con bệnh giáo dục Việt Nam” cũng không thể tránh khỏi...


Với một cơ thể bệnh tật đầy mình thì việc coi bất kỳ một bệnh nào trong số các bệnh nêu trên là bệnh cần chữa ngay là điều dễ hiểu. Bởi vậy “con bệnh giáo dục Việt Nam” đã nhanh chóng được “bốc” các loại “thuốc” tương ứng. Để dẹp luận điệu cho rằng: giáo dục Việt Nam không có tính nhân bản tức là sai về triết lý “người ta” đưa ra khẩu hiệu “học để làm người, làm cho dân giàu, nước mạnh” (1). Cho rằng “chương trình giáo dục lạc hậu” người ta tiến hành cải cách giáo dục nâng thời gian học phổ thông từ 10 lên 12 năm, sửa đổi chương trình, viết lại sách giáo khoa. Thấy hiện tượng “sa sút đạo đức nghề nghiệp của giáo viên ” trở nên phổ biến "người ta" yêu cầu, phát động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, “học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh”, “trường học thân thiện, học sinh tích cực” (2). Khắc phục vòng luẩn quẩn “nghèo nên không có tiền làm giáo dục”, “người ta” vay tiền nước ngoài, thu hút các dự án đầu tư cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục (thực chất là bắt toàn dân đóng góp tiền cho giáo dục). Để ngăn chặn nạn “thi cử không nghiêm túc ảnh hưởng đến chất lượng”, “bệnh thành tích” "người ta" vận động phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Còn tham nhũng, lãng phí trong giáo dục cũng như ở các ngành, lĩnh vực khác luôn được dùng chung một liều thuốc là các chỉ thị nghị quyết của đảng về chống tham nhũng, lãng phí thường xuyên được nhắc lại có đổi mới câu chữ. Ngành giáo dục còn thay ông bộ trưởng vốn là tiến sĩ ở Liên Xô cũ bằng một ông tiến sĩ tốt nghiệp ở đại học Harvard Hoa Kỳ (nơi được coi là có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới). Coi giáo dục đại học là đầu tàu “người ta” cũng dự kiến phấn đấu trong 15 năm tới Việt Nam sẽ có 5 trường đại học đẳng cấp quốc tế, có thêm hàng nghìn tiến sĩ. Mục tiêu nâng cao dân trí của giáo dục cũng được “người ta” hết sức chú trọng thậm chí còn sốt sắng để hoàn thành gấp bằng cách mở thêm rất nhiều trường đại học ở các địa phương đa dạng hóa các loại hình đào tạo như tại chức, từ xa, liên kết, liên thông. Chuyện thật tưởng như bịa: thành phố nọ ra chỉ tiêu phấn đấu để sau vài năm tới 100% thành ủy viên có bằng tiến sĩ...


Như vậy với mỗi một căn bệnh dù nặng, dù nhẹ của giáo dục đều đã được "bốc" một liều "thuốc" thích hợp tương ứng. Người dân Việt Nam lại kiên nhẫn chờ đợi... và lại thất vọng vì ước muốn rất khiêm tốn là giáo dục Việt Nam có những biến chuyển tích cực của họ vẫn chưa có được. Bức tranh thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay trong đó giáo dục là một chi tiết đã phơi bày tất cả. Cải cách giáo dục thất bại. Chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau bao lần viết đi viết lại vẫn thấy chưa ổn và có thể tiếp tục phải viết lại. Thất thoát lãng phí trong giáo dục ngày càng tăng được đo bằng tỷ lệ giữa tiền nhà nước, tiền nhân dân, tiền vay của nước ngoài chi cho giáo dục rất nhiều nhưng hiệu quả thu được rất ít. Bệnh thành tích được đo bằng tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có giảm được một vài năm nhưng lại tăng trở lại và cao hơn trước. Đạo đức nhà giáo sa sút tới mức có cả một hiệu trưởng tổ chức mua bán dâm với chính học sinh trong trường của mình. Ngày khai trường hàng năm không khí hồ hởi, phấn khởi của phụ huynh khi đưa con em tới trường dần thay bằng nỗi âu lo về gánh nặng tài chính đóng góp cho đủ các loại thu ngày càng tăng do nhà trường đề ra. Một mục tiêu của giáo dục là đào tạo nhân lực thì nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay được đánh giá là vừa thiếu, vừa yếu. Trong các kỳ họp hội đồng nhân dân, họp quốc hội nếu được tự do chất vấn thì giáo dục thường có nhiều chất vấn hơn các ngành khác và cứ đều đều từ kỳ họp này đến kỳ họp khác những nội dung chất vấn cũ được lặp đi lặp lại vì không sửa được. Số 1 Việt Nam là Đại học Bách Khoa Hà Nội xếp thứ 1932 trên toàn cầu. Bức tranh giáo dục Việt Nam còn ảm đạm hơn khi điểm thêm bảng thống kê đánh giá so sánh giáo dục các nước của các tổ chức quốc tế.


Thực trạng trên cho thấy các loại bệnh của giáo dục Việt Nam mặc dù đã được chữa chạy rất sốt sắng, tận tình nhưng không khỏi mà xem chừng lại ngày càng nặng thêm. Nói giáo dục Việt Nam trì trệ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước cũng chẳng phải là oan uổng nhưng có lẽ chưa công bằng. Vì nhìn qua, nhìn lại thấy không riêng gì giáo dục mà bất kỳ một ngành nào, lĩnh vực nào,.. cũng đầy dẫy những tiêu cực, bất cập, yếu kém, lạc hậu... Thực trạng của chúng cùng thực trạng giáo dục đã góp phần vẽ nên bức tranh u ám của Việt Nam ngày nay. Cả hai đều xuất phát từ một nguyên nhân. Chính nguyên nhân này đã vô hiệu hóa hầu hết các loại "thuốc" chữa bệnh cho ngành giáo dục. Từ chuyện ngành giáo dục liên tưởng tới chuyện của cô gái mắt toét ở một làng toàn người toét mắt thời xưa trong hai câu ca dao: “Toét mắt là tại hướng đình. Cả làng cùng toét đâu mình riêng em” thấy có điểm tương đồng. Nhưng phần kết của chúng thì lại hoàn toàn trái ngược: Nhờ y học cô gái mắt toét ở làng nọ đã rõ: rửa mặt bằng nước ao tù gây bệnh mắt hột dẫn tới toét mắt chứ không phải tại cái "hướng đình" như vẫn lầm tưởng. Và rửa mặt bằng nước sạch cộng với điều trị tích cực đã giúp người dân cả nước hầu như thanh toán được bệnh mắt hột, mắt toét. Còn hiện thời những người làm giáo dục hẳn là phải biết cái "ao tù" gây "toét mắt" cho "cô gái giáo dục" cũng như bao nhiêu "cô gái" khác trong "làng Việt Nam" là thể chế độc tài, độc đảng. Nhưng vì thế này, thế nọ họ vẫn cố tình không đả động gì tới mà chỉ lăm le đề xuất hết dự án này đến dự án khác để kiếm phần trăm cho túi tiền của mình bất chấp hiệu quả. Gần đây nhất lại om sòm, rùm beng quảng cáo cho "trận đánh lớn trong giáo dục". Trận... mà chưa đánh đã biết nhân dân là kẻ thua đậm. Khổ thân "cô gái giáo dục"! "Toét mắt" đã chẳng khỏi, lại tiếp tục bị "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền". (3)


(Nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam)
Trần Hoàng Lan
__________
Chú thích:
(1), (2) các khẩu hiệu trong trường học
(3) Một câu trong truyện Kiều
xuong  
#2 Đã gửi : 17/11/2014 lúc 10:27:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
174 ngàn cử nhân đang thất nghiệp
UserPostedImage
Trong bản báo cáo của Bộ Thương binh Xã hội gởi đến Quốc hội CSVN, tính đến hết quý 3 năm 2014, cả nước có 174 ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm 16.8% tổng số người thất nghiệp.

TÍnh đến quý 2 cùng năm, thì số này chỉ mới là 147 ngàn người. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được Bộ trưởng đề cập là sự năng động, chủ động trong tìm việc làm của lao động thanh niên còn thấp, tâm lý chọn ngành nghề đào tạo của thanh niên còn chưa sát thực tế, thích học cao đẳng, đại học hơn là làm chủ kỹ năng các chuyên môn nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu. Thực tế những người thất nghiệp trẻ này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều người đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Họ làm những công việc tự tạo hoặc giúp việc cho gia đình mình, năng suất thấp, thu nhập kém, điều kiện lao động không đảm bảo và không được bảo hiểm.

Bên cạnh con số nói trên, trong 8 tháng đầu năm nay, tại 5 địa phương gồm Hải Dương, Hòa Bình, Bình Dương, Đồng Nai và Sài Gòn, số tiền mà 95 doanh nghiệp nợ lương của hơn 5,000 người lao động đã lên tới hơn 1.5 triệu Mỹ kim. Tính đến hết năm 2013, trong 76 doanh nghiệp nợ tiền lương của hơn 10 ngàn người lao động, có cả một doanh nghiệp FDI nợ tiền lương của 210 công nhân của họ. Nhiều nhất vẫn là doanh nghiệp tư nhân trong nước, với 44 đơn vị nợ tiền lương công nhân. Liên quan đến các doanh nghiệp giải thể, phá sản, thì 203 doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam.
SBTN
phai  
#3 Đã gửi : 17/11/2014 lúc 11:38:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cựu bộ trưởng Nam Hàn khuyên Việt Nam dẹp trường có nhiều sinh viên thất nghiệp

UserPostedImage

Báo mạng VietnamNet, hôm nay 17 tháng 11, đăng nguyên văn bài phỏng vấn ông Juho Lee, cựu bộ trưởng Giáo dục Nam Hàn khuyến cáo rằng, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nên cải cách giáo dục một cách triệt để, theo kinh nghiệm của Nam Hàn.

Theo nhận định của ông Juho Lee, ngành giáo dục Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, chưa định hướng được lối đi. Ông Juho Lee cho biết, Nam Hàn có 80% trường đại học tư thục trong khi chỉ có 20% trường đại học công lập. Chính phủ Nam Hàn tập trung đầu tư cho các trường thuộc lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khối trường công, để thúc đẩy hệ thống này đạt đến “đẳng cấp thế giới.” Còn với hệ thống trường đại học tư thục, chính phủ Nam Hàn chỉ cấp học bổng cho sinh viên và trợ cấp cho các nhà nghiên cứu, để hệ thống trường đại học tư thục có thể cạnh tranh với trường công trong việc thu hút giáo sư và sinh viên giỏi.

Ông Juho Lee cho rằng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên “trao quyền tự chủ” cho hệ thống trường đại học công lập hiện đang chiếm tỉ lệ rất lớn tại Việt Nam, để giúp nhà trường vận hành độc lập như các trường đại học tư thục. Một trong những điều đáng chỉ trích của ngành giáo dục bậc đại học ở Việt Nam hiện nay, là các trường đại học ra đời chỉ nhằm lợi ích riêng của cá nhân các nhà sáng lập.

Ông Juho Lee nói rằng, các trường đại học Việt Nam đã tuyển sinh viên càng nhiều càng tốt, mà không hề tính đến việc liệu sinh viên tốt nghiệp có thể tìm được việc làm thích hợp hay không. Theo ông, cần công khai phẩm chất hoạt động của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, bằng cách thông báo tỉ lệ tốt nghiệp và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm, cũng như mức lợi tức trung bình của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp mọi người biết trường đại học nào đang đào tạo sinh viên được thị trường lao động tiếp nhận.

Một hệ thống thông tin công khai như vậy mới có thể tạo sức ép, buộc các trường đại học cố gắng cải thiện phẩm chất hoạt động của mình. Chính quyền Cộng sản Việt Nam cần mạnh tay loại bỏ các trường đại học yếu kém và nỗ lực trợ giúp các trường cung cấp cho xã hội phẩm chất giáo dục tốt hơn.

Thống kê hiện nay cho thấy, Việt Nam hiện có 89 trường đại học và 25 học viện khắp nước. Tại Sài Gòn vào ngày 31 tháng 7, 2014 vừa qua đã diễn ra cuộc hội thảo nói về “Vấn đề cải cách giáo dục Việt Nam năm 2014” do nhóm Đối thoại Giáo dục phối hợp với Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức, quy tụ khoảng 200 diễn giả, đại diện các trường đại học trong và ngoài nước. Người chủ toạ cuộc hội thảo này là giáo sư Ngô Bảo Châu, 42 tuổi, người được tổng thống Ấn Độ tặng huy chương Fields, giải thưởng cao quý nhất về toán học hồi năm 2010. Ông tốt nghiệp tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Paris, Pháp khi mới 25 tuổi, đang là giáo sư của trường Đại học Paris 11.

Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận định trong phúc trình của ông rằng, ngành giáo dục đại học Việt Nam quá lạc hậu so với trình độ của các quốc gia trong khu vực. Giáo sư Châu cũng đồng thời cho rằng, việc xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam đang đi ngược trào lưu thế giới. Giáo sư Châu đã dùng những từ như “tư duy cũ kỹ, sai lầm, mang tính chủ quan, thiếu cạnh tranh” … của ngành đại học dưới chế độ Cộng sản Việt Nam đã khiến tầng lớp sinh viên trẻ mất cơ hội phát triển.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam mới đây, tính đến tháng 10, năm 2014, số sinh viên tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp lên đến 174,000 người, chiếm gần 17% tổng số người bị thất nghiệp tại Việt Nam.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.