VRNs (18.11.2014) – Nghệ An – Là một người phụ nữ thích kinh doanh, nhưng từ khi mất đất đến bây giờ chị được gán với cái tên “dân oan”. Rồi ngày này qua tháng khác, chị cùng các con ăn đường, ở bụi để đấu tranh đòi lại ngôi nhà ấm cúng ngày xưa đã bị chính quyền cưỡng chế.
Năm 2011, khi bị chính quyền Hải Phòng cưỡng chế và đập nát ngôi nhà mà gia đình đang sinh sống, gia đình chị lâm cảnh khốn đốn đủ bề. Những đứa con đang tuổi ăn học cũng phải nghỉ giữa chừng. Nhiều năm tháng chị làm đơn khiếu kiện, nhiều ngày chị phải sống trong nước mắt,….nhưng chẳng có gì thay đổi.
“Cuộc sống như càng ngày càng bế tắc hơn, sức khỏe cũng yếu dần đi, mà các con vẫn chưa có một nơi đàng hoàng tử tế mà ở” – chị Thúy bộc bạch. Thật vậy, mái lều mà gia đình chị đang sinh sống ai dám nghĩ là nhà? Nhiều lần chính quyền đến cưỡng chế với nhiều thủ đoạn khác nhau, nhưng rồi kế sách cuối cùng mà gia đình chị dùng để sống còn với túp lều đó vẫn là những bình ga, những can xăng. Chính vì thế mà chị càng đấu tranh mạnh hơn, quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, sau đằng sau những biểu ngữ, đấu khẩu là cả một nỗi lo cho các con. Đứa thì mới 2 tuổi, đứa thì mới 3 tuổi,…nhưng chúng phải nhìn và nghe những cảnh tượng và vở kịch thật bi đát, “liệu rồi sau này chúng có thoát được những hình ảnh đó hay không?” – chị Thúy nói.
Vừa thương con, vừa thương mình, chị đã nhiều lần khóc trong căm phẫn, nhưng ai hiểu thấu?
Cuộc sống mỗi nhà mỗi cảnh, chẳng ai giống ai. Nhưng với dân oan thì luôn có nỗi đau chung, căm phẫn chung, ý chí chung và khao khát chung. Không riêng mình chị Thúy.
Minh Khang
28/2/2011, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy tại khu phố Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bị chính quyền phá hủy 2 ngôi nhà, đẩy gia đình bà ra đường không công ăn việc làm, không có chỗ ở, các con của bà phải nghỉ học sống lang thang màn trời chiếu đất. Ảnh vietnamdanden
Bà Thúy cùng các con cầm biểu ngữ đến tham dự phiên tòa xử dân oan Dương Nội tại Hà Nội, ngày 19.9.2014