logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/11/2014 lúc 06:29:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (26.11.2014) – Sài Gòn – Sáng ngày 23.11.2014, công an xã Phước Thuận và cảnh sát cơ động huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã còng tay, đánh đập Thầy Thích Thiện Tâm -Tu sỹ chùa Phước Bửu, Bà Tô trực thuộc Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất cùng với hai phật tử nơi đây, khi Qúy thầy và phật tử tu chỉnh lại cổng chùa.

Thầy Thích Vĩnh Phước -người chứng kiến sự việc thuật lại: “Cách đây 25 năm, nhà chùa đã làm đơn xin phép xây dựng cổng chùa bên lề đường quốc lộ 55 thì [nhà cầm quyền] đã cho phép. Cổng chùa được dựng bằng bê tông cốt thép.

Vào ngày 25.08.2014, một xe của cầu đường đã tông vào cổng chùa bị đổ và bị sập. Sau đó, nhà chùa [tu chỉnh] lại cổng chùa. Công việc đang tiến hành thì sáng chủ nhật [nhà cầm quyền] ấp và xã xuống nói rằng, họ muốn xây dựng một cái bảng ‘văn hóa xã’ trên cái cổng chùa cũ, nên họ yêu cầu nhà chùa không được [tu chỉnh] cổng chùa, cho nên chúng tôi dừng lại không [tu chỉnh] nữa.

Trong lúc này, thầy Thích Thiện Tâm mang theo máy chụp hình đi ra chỗ cổng chùa và tính chụp vài tấm hình lưu lại, để làm bằng chứng khiếu kiện với các cấp thẩm quyền. Nhưng dân phòng, lực lượng công an mặc sắc phục, cảnh sát cơ động, CSGT, những người mặc thường phục cũng rất là đông… bao vây lấy thầy Tâm, giựt lấy máy chụp hình của thầy, thầy phản đối không cho thì có người cầm đầu, cầm tay thầy Tâm đè thầy ngã xuống đất. Sau đó, công an còng tay thầy Tâm lại, họ còn đánh vào mặt thầy Tâm nữa. Có một em đệ tử cũng bị đánh vào sườn đau điếng hết cả người và cũng bị còng tay nữa.

Sáng hôm đó, họ đưa thầy Tâm và hai đệ tử về trụ sở ủy ban xã để làm việc, làm cho tinh thần thầy Tâm và các đệ tử mệt mỏi rồi mới thả về vào lúc 15 giờ [cùng ngày].

Tất cả mọi sự việc diễn ra đều có một sự chỉ đạo rõ ràng, xiết xao lắm. Tôi khẳng định điều này”.
UserPostedImage

Thầy Thích Vĩnh Phước cho biết, cách đây 25 năm, cổng chùa Phước Bửu dựng bên lề đường quốc lộ 55. Cách đây 3 tháng, vào ngày 25.08, một chiếc xe đụng vào làm đổ cổng Chùa. Sau đó, nhà chùa xây dựng lại cổng chùa nhưng nhà cầm quyền không cho mà thay vào đó xây dựng cổng văn hóa.

Thầy Thích Vĩnh Phước cho hay, quý thầy và phật tử nơi đây cũng bị nhà cầm quyền gây khó khăn không cho thực hành các nghi thức tôn giáo. Và, nhà cầm quyền còn thu giữ một số tài sản của nhà chùa mà vẫn chưa trả lại. Thầy Thích Vĩnh Phước nói: “Cách đây ba tháng, công an có tịch thu một máy quay phim, một cái xe của nhà chùa tại UBND xã Bàu Lâm. Hôm đó, họ cũng hành hung thầy Tâm nữa. Họ tịch thu máy cho đến hôm nay vẫn chưa trả lại. Thậm chí những ‘đòn tay tròn và vuông’ được nhà chùa làm ra từ những cây gỗ trồng trong nhà chùa cũng bị [nhà cầm quyền] lấy.

Thầy nghĩ rằng, Quý thầy ở đây thuộc Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất cho nên [nhà cầm quyền] hay để ý, gây khó khăn cho nhà chùa từ rất lâu rồi”.

Qua sự việc trên có hai vấn đề cần quan tâm:

Thứ nhất, việc cấm chụp ảnh, thu giữ máy ảnh, bắt người là vi phạm pháp luật. Theo Khoản 3 Điều 5 Luật Công an Nhân dân qui định: “Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Còn Theo Khoản 3 Điều 8 Luật Cán bộ, Công chức qui định nghĩa vụ Cán bộ, công chức phải là: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân”.

Như vậy, việc Quí Thầy thực hiện “giám sát công an, cán bộ, công chức khi họ thực thi công vụ, thì đó chính là quyền và nghĩa vụ của quý thầy, cho nên họ phải “lắng nghe và chịu sự giám sát” của Quý thầy. Hành vi thu giữ máy ảnh, quay phim là công cụ giám sát của “ông chủ” -chính là quý thầy, bởi “người đầy tớ của nhân dân” -chính là lực lượng công quyền vừa trái pháp luật vừa xâm phạm quyền công dân, khi chính “người đầy tớ” này lại lãnh lương từ tiền thuế của “ông chủ”. Nghiêm trọng hơn, nếu bắt người- vì lý do các Thầy quay phim để giám sát- thì quả là “coi trời bằng vung” của lũ kiêu binh.

Thứ hai, việc xây lại Cổng Chùa Phước Bửu thì theo qui định Điều 30 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo nói rằng, “Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng”; Cổng Chùa Phước Bửu được coi là “Công trình Tôn giáo” theo qui định khoản 2, khoản 3 Điều 34, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của chính phủ quy định “khoản 2 là: Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo.” Còn theo khoản 3 thì Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác”. Theo qui định tại Điều 30 Pháp lệnh và khoản 4 Điều 34 Nghị định này nói rằng, “Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình… thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan”. Còn Điều 35 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP cũng qui định : “Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh thì không phải xin cấp giấp phép xây dựng”.

Như vậy, việc “xây lại Cổng Chùa” do “ bị một chiếc xe của cầu đường đụng làm sập…” có thể bị xem là “xây dựng mới”.

Trường hợp này, Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng qui định: “2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Cơ quan cầm quyền có thể nại ra qui định này để kết luận: “việc xây dựng lại Cổng Chùa phải xin phép”. Nếu Quí Thầy còn giữ Giấy phép xây dựng (cách nay 25 năm) do huyện Xuyên Mộc cấp và bản vẽ kèm theo thì có thể “thông báo” xây lại Cổng Chùa theo đúng Giấy phép và bản vẽ cũ. Tuy vậy, cơ quan cầm quyền có thể cho rằng giấy phép xây dựng này đã hết hiệu lực (thông thường Giấy phép xây dựng chỉ có thời hạn 12 tháng, và “…mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng” (khoản 1 Điều 99 Luật Xây dựng).

Điều cần nhấn mạnh là, nếu Cổng Chùa đã được cấp Giấy phép cách đây 25 năm, trên Giấy phép ấy xác nhận Cổng Chùa được xây dựng trên đất của Nhà Chùa, hoặc, sau khi xây dựng, Công trình được cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu – Quyền sử dụng Cổng Chùa trên đất nhà Chùa, mà nay “chính quyền chiếm và đang dựng lên cổng văn hóa ngay trên chổ cổng chùa cũ” thì đúng là hành vi “chiếm” “cướp”…trái pháp luật. Nếu không, các cơ quan cầm quyền có thể “lý sự cùn” là: đất “bên lề đường Quốc lộ 55 xã Phước thuận, Xuyên mộc” thì là của nhà nước, Cổng Chùa sập, nhà Chùa đã “ra dọn và đem vào để làm lại” thì họ đâu có “chiếm” gì?

VP CL&HB DCCT SG sẵn sàng có ý kiến hướng dẫn sau khi được Quí Thầy cung cấp hồ sơ vụ việc.

PV. VRNs
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.