logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 06:55:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kỳ 1: Thịt heo bơm nước
Ảo thuật trong thực phẩm Việt rất thiên hình vạn trạng, đơn giản nhất thì chỉ là một lời nói dối, nhưng cũng có lúc đòi hỏi công đoạn, kỹ thuật cứ như hàng kỹ nghệ cao cấp. Một số những trò ảo thuật thần kỳ và nguy hiểm nhất là những màn liên quan đến món thịt, một nguồn dinh dưỡng tất yếu và cao giá.
Trò ảo thuật thô sơ nhất, như đã nói ở trên, là lời nói dối. Chẳng hạn như thịt trâu biến thành thịt bò. Đây là trò có lẽ đã có từ thời tiền sử. Một trò khác, không hiểu từ lúc nào, đòi hỏi nhiều công sức và trang bị hơn là bơm nước vào bụng heo trước khi đem bán để con heo cân nặng hơn và như thế dĩ nhiên người bán được nhiều tiền và lợi nhuận hơn.
UserPostedImage
Một quán bán thịt heo ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ngày 2 tháng 11, 2014. (Getty Images)


Quá trình bơm này đã được diễn tả chi tiết trong một phóng sự của báo Thanh Niên. Phóng viên đóng vai thương lái được dẫn đến một lán ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, Huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi ngày, lán này có thể bơm nước hơn 100 con heo rồi chuyển đến các lò mổ để đưa đi tiêu thụ ở thị trường Sài Gòn. Lán được thiết kế như trang trại nuôi heo, chuồng chia ô, thành chuồng được làm bằng sắt.
Heo bị thúc lại gần thành chuồng rồi dùng dây dù cột chặt hàm phía trên, siết chặt vào thành chuồng sắt. Heo càng quẫy đạp, dây dù càng siết chặt mõm heo với thành chuồng. Con nào phản kháng sẽ bị thợ đạp cho phủ phục xuống nền rồi kéo lê lại sát thành.
Sau đó “thợ bơm” cắm ống nhựa gắn liền với thùng nước treo trên cao sâu vào miệng heo, rồi đổ nước vào thùng để theo ống vào bụng heo. Mỗi lần bơm khoảng 10 phút cho đến khi heo no nước. Khi rút ống nước, có nhiều con heo lảo đảo té xuống nền, nước từ miệng trào ra xối xả.
Theo “cò” heo trong phóng sự , đây chỉ là một trong nhiều lán tương tự trong vùng, thường xử dụng trong vòng quen biết nhưng cũng có lán hoàn toàn thương mại, có nghĩa là bơm nước phục vụ thương lái. Tổng cộng “công suất” của những lán này phải hơn 1,000 cho đến 2,000 con heo mỗi ngày.
Kết quả của công sức con người và của cải đổ vào quá trình hành hạ những con vật sắp chết là khoảng 200 ngàn đồng VN ($10 đô la) cho mỗi con heo. Con số này được tính toán như sau: sau khi bơm, heo tăng chừng 4 - 5 kg so với trước. Hiện nay giá heo khoảng 60,000 đồng/kg, như thế doanh thu do bơm nước tăng thêm 250,000 – 300,000 đồng/con, trừ khi khoản chi phí bơm nước là còn lại 200 ngàn đồng. Nói 200 ngàn đồng mỗi con heo thì như là chẳng đáng nhưng tính số heo nghìn con thì thấy ngay sự khác biệt. Giá heo bơm nước thấp hơn giá bình thường gần 1,000 đồng/kg, nhưng vẫn để khoảng cách biệt để người bán vẫn dư 100 ngàn đồng mỗi con, một món tiền “tự dưng mà có” khiến người ta khó cưỡng lại.
Khi trò ảo thuật bơm nước vào heo trở thành phổ biến, nó cũng tạo cái thế chẳng đặng đừng cho những người muốn làm ăn chân chính. Giờ đây, với giá thịt giảm và không có sự chênh lệch đáng kể giữa heo bơm nước và heo không bơm nước, những người không muốn bơm nước vào heo cũng phải làm theo nếu không muốn bị phá sản.
Trò ảo thuật này rõ ràng là gian lận người tiêu dùng, nhưng ngoài cái hại mua thịt cao giá hơn bình thường, còn cái hại nào khác không?
Theo bác sĩ Trần Văn Ký thuộc Hội Khoa học an toàn thực phẩm VN, việc bơm nước diễn ra ở các lán trại nên chắc chắn nguồn nước dùng bơm vào heo không đảm bảo vệ sinh. Nước bẩn có nhiễm vi sinh, hóa chất, kim loại nặng sẽ thấm vô từng thớ thịt của heo. Vi khuẩn, vi sinh sẽ phát triển trong thịt heo và hóa chất, kim loại nặng sẽ tích tụ độc chất trong cơ thể, sinh ra bệnh tật, nhất là bệnh ung thư cho người sử dụng.
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan (chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt đến rau – củ - quả), thường nước bơm cho heo không phải nước sạch mà thường là nước phèn có độ pH cao thì nước mới thẩm thấu và giữ lâu trong thịt heo được. Nếu bơm nước sạch thì thịt không giữ được nhiều nước.
Ngoài những thứ độc hại (vi sinh, hóa chất) do nguồn nước mang đến, thịt heo bơm nước tự nó đã mang độc tố nhiều hơn bình thường, vì khi heo bị buộc siết vào thành chuồng, buộc phải uống nước, la hét vang dội, đấy là lúc những độc tố là phản ứng khi cơ thể cảm thấy đau đớn, hoảng hốt, đau đớn sẽ tiết ra. Sát sinh thực phẩm một cách nhẹ nhàng nhất cho con vật chỉ có một phần nguyên do là nhân đạo, phần còn lại là giữ chất lượng thịt về hương vị cũng như giảm thiểu độc tố (có thể ảnh hưởng hương vị).
Như thế, chuyện bơm nước vào heo trước khi mổ là chuyện trái luật pháp (một hình thức lừa gạt người tiêu dùng) cũng là chuyện gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, mười mươi cần phải “triệt phá.” Thế nhưng những lán bơm nước cứ làm ăn công khai vì cũng theo “cò” heo, “biết điều thì sống thôi!” Có thể dễ dàng hiểu bao quát là biết điều với quan chức chung chung, và chi tiết cụ thể thì là quan chức địa phương và cơ quan kiểm dịch.
Gì chứ chuyện “biết điều” thì dân kinh doanh ở Việt Nam biết rõ lắm và tuân thủ răm rắp. Thế nên chuyện bơm heo trở thành “khó phát hiện,” như một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai (đề nghị không nêu tên) nói. Người này than thở rằng đi trinh sát 2, 3 giờ sáng mà cũng không bắt được quả tang, cả năm chỉ phát hiện, xử lý được 2 vụ, mỗi vụ 3 con heo bị bơm nước, và xử phạt hành chính 11 triệu đồng. Chỉ có những lán có chủ “không biết điều” mới bị dẹp nhanh chóng gọn ghẽ, cho nên có thể kết luận trong năm qua chỉ có hai lán “không biết điều” mà thôi.
Hơn nữa, hiện trạng heo bơm nước ai cũng biết, phóng viên mò đến tận nơi làm phóng sự, thế mà ông Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai lại nói “có tin báo từ dưới lên chúng tôi mới phối hợp xử lý, chứ nếu địa phương không báo chúng tôi không thể nào biết hết được.” Nghe cứ như trụ sở của ông nằm đâu đó tận ngoài Bắc, xa xôi lắm không thấu việc địa phương, chứ chẳng phải ngay cái tỉnh Đồng Nai, và câu tuyên bố của ông thì đúng y boong cái kiểu chối tội, đùn đẩy trách nhiệm.
Có những cơ quan chức năng kiểu này nên mấy con heo sắp chết cũng chưa được yên thân, và người tiêu dùng thì chết sống mặc bay. Không chỉ là người dân, mấy quan chức nhỏ lớn và gia đình họ hàng gần xa của họ khi ngồi vào bữa ăn cũng khó tránh khỏi món thịt heo bơm nước!!



NGUYỄN PHƯƠNG
song  
#2 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 06:56:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kỳ 2: Thịt bò… hay thịt heo?

Trò ảo thuật bơm nước vào heo, tuy đã “độc”, nhưng dù sao cũng chỉ là bơm vào con heo trước khi làm thịt. Một trò “độc” hơn là biến hóa thịt con heo nái già sắp hoặc mới chết thành thịt bò. Trò này được mang nhãn hiệu “siêu lợi nhuận” không sai trật chút nào. Con heo nái thường được giữ để đẻ, cho nên phải đến khi nó già lắm, sinh nở không nổi nữa, hoặc bệnh chết, thì chủ chăn nuôi mới muốn bỏ đi. Lúc này thì thịt heo đã không còn bao nhiêu phẩm chất, cho nên giá bán phải rất bèo. Nhưng chỉ qua vài màn “úm ba la” là thịt heo nái thành thịt bò, món thịt cao giá hơn cả thịt heo tơ. Thế thì không phải “siêu lợi nhuận” thì là gì.

Tụ điểm của “kỹ nghệ” này nằm ở miền Bắc, trong một làng có cái tên ngồ ngộ là Muộn Nọ (xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Tuy là làng, nhưng theo phóng sự của báo Nông Nghiệp Việt Nam, Muộn Nọ không thua kém gì phố thị, lại là loại phố thị nhà giàu với nhà cửa cao tầng san sát, chi chít những chiếc xe hơi sang trọng. Phú quý này chính là do nghề biến hóa thịt mà ra, một nghề “đẳng cấp” vì nó đòi hỏi những thủ thuật rất tinh vi.
Theo lời một chủ lò mổ cũng là nhà ảo thuật, mỗi con heo nái nặng chừng 2 tạ có thể “đánh” tới 70-80 kg “thịt bò.” Sau khi mổ, thịt heo được phân thành từng mảng và lóc cho sạch mỡ (vì mỡ heo khác với mỡ bò khó làm giả), sau đó chuyển sang giai đoạn làm màu và mùi. Màu thịt heo già vốn màu thẫm, thịt dai, nên nếu có màu và mùi thêm thì gần như không thể phát hiện giả chân. Màu là từ huyết bò, mùi cũng là từ nước mỡ bò rán. Thịt mông, thịt vai thường làm bít tết. Còn là sườn thì làm giả thành dẻ sườn bò, các loại thịt vụn hơn thì dùng để giả làm loại thịt bóc từ bắp bò, chuyên ăn lẩu hoặc cho vào phở.
Nơi tiêu thụ món thịt bò giả này chủ yếu là chợ, các thương lái giao hàng cho các quán ăn và các công ty. Theo bài báo, miếng thịt bò giả từ làng Muộn Nọ đem về Hà Nội không ai biết là giả, kể cả những tiểu thương ở chợ đầu mối. Thủ thuật tinh vi thì lợi nhuận cũng rất xứng đáng. Giá thịt heo nái chỉ khoảng 45 ngàn 1 kg, trong khi giá thịt bò vụn cũng hơn 140 ngàn 1 kg và giá thịt phi lê là hơn 240 ngàn 1 kg. Tính hết giá cả các công đoạn, cứ 1 kg thịt bò giả thì có thể lời 100 ngàn VN (khoảng $4-$5 đô la), trong đó chủ lò mổ được khoảng 30 ngàn đồng 1 kg, tức mỗi ngày lời hàng chục triệu đồng VN ($400-$500 đô la) là chuyện bình thường.
Ngẫu nhiên, trong khi huyên thuyên về trò ảo thuật của mình, ông chủ lò vô tình nhắc đến trò ảo thuật bơm nước vào thịt, lần này là thịt bò, khi ông bảo rằng ăn “thịt bò” này có khi chất lượng còn hơn thịt bò thật vì thịt bò thật bây giờ toàn bị bơm nước cho sình lên!! Ông ta cũng khẳng định rằng hàng quán từ Mỹ Hào lên tới Hà Nội chẳng nơi nào có thịt bò, chỉ toàn thịt heo nái. Những chủ quán này chẳng cần đến những thủ thuật tinh vi, chỉ cần dùng phẩm màu “hoa hiên” để nhuộm (pha bột vào nước rồi quét đều lên 2 mặt, hoặc nhúng thịt vào nước khoảng 1 phút) thì lập tức có màu giống hệt thịt bò tươi. Hàng phở thì dùng maltol là một chất phụ gia cũng là một chất tạo màu hồng để lấp mùi thịt heo rồi thêm xương bò để nước dùng có mùi thịt bò.
Cũng theo bài phóng sự, làng Muộn Nọ có khoảng 40 cơ sở mổ heo nái. Nếu thực sự như lời ông chủ lò mổ nói thì mỗi ngày ít nhất phải có vài chục tấn “thịt bò” làm từ heo nái được tuồn ra ngoài tiêu thụ, và việc này đã diễn ra từ hàng chục năm nay.
Một lần nữa, ngoài việc lừa gạt người tiêu thụ, trò ảo thuận này có gây hại cho sức khỏe người tiêu thụ hay không? Điều này tùy thuộc vào chuyện con heo nái sắp hoặc mới chết có bị bệnh hay không. Nếu con heo chỉ là hưởng xong tuổi trời thì có lẽ không sao, nhưng nếu nó có bệnh thì lại là một vấn đề khác.
Tuy nhiên, hành pháp và kiểm dịch địa phương, một khi đã nhắm mắt làm ngơ trò ảo thuật biến heo già thành bò tơ thì dĩ nhiên cũng dễ dàng bỏ qua chuyện bệnh tật. Những ông chủ lò cam đoan với khách mua thịt bò giả rằng sẽ lo toàn bộ giấy tờ kiểm dịch cần thiết cho chuyên chở, và một “bộ” như thế chỉ có mấy chục ngàn thôi (tức vài đô la). Bán xong những “bộ” như thế, thì dân kiểm dịch có thể về nhà ăn ngon ngủ kỹ, có bị hạch hỏi thì lại lấy cớ địa phương không báo chúng tôi làm sao mà biết được.
Mới hay món thịt bò ở hàng quán ở Hà Nội phải rất thần kỳ vì đã qua nhiều màn ảo thuật. Ảo thuật biến heo nái thành bò non, lại thêm ảo thuật nấu nướng khiến những kẻ sành ăn ở Hà Nội sống chết cũng phải chịu "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" để ăn được món thịt giả ấy.
NGUYỄN PHƯƠNG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.