logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/11/2014 lúc 10:08:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Nguyễn ̣Đức Kiên, hay Bầu Kiên, trong phiên sơ thẩm

Tòa án Nhân dân Tối cao hôm thứ Sáu 28/11 xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là Bầu Kiên, theo kháng cáo của sáu bị cáo.

Ngay trong phần tòa hỏi về thủ tục, ông Kiên đã ra lời đề nghị triệu tập các đại diện của một số cơ quan tư pháp, quản lý đầu tư và một số nhân sự.

Ông nói:

"Tôi có một số đề nghị cụ thể cho phần tố tụng này. Thứ nhất tôi đề nghị có đại diện của Bộ Tư pháp, vì có bốn văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện trong vụ án, cần phải có ý kiến của Bộ Tư pháp về tính pháp lý của bốn văn bản này.

"Cái thứ hai, tôi đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét triệu tập anh Trần Đình Long (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát) và anh Trần Tấn Dương đến vụ án này với tư cách là nhân chứng.

"Trong đơn, tôi đã đề nghị điều chỉnh đến đây các anh ấy với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

"Các anh ấy là người trực tiếp đàm phán, trao đổi hợp đồng với tôi. Thì đấy là tôi đề nghị hai nội dung trong phần tố tụng.

"Ngoài ra, Luật sư (Vũ Xuân) Nam hôm qua có làm việc với tôi, có nói rằng đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Công thương về một trong các đề nghị của tôi với Tòa là đề nghị Bộ Công thương cho biết là văn bản Bộ Công thương trả lời cơ quan điều tra như thế nào. Vì hồ sơ trong vụ án không có.

"Ngày hôm qua (27/11), Luật sư Nam đã nói với tôi là Luật sư Nam đã nhận được văn bản Bộ Công thương trả lời. Tôi đề nghị Luật sư Nam xuất trình văn bản đó cho Tòa Phúc thẩm."

Ông Kiên đề nghị Tòa yêu cầu Tổng cục Thuế nộp cho Tòa một văn bản.

Đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của tôi khi chúng tôi thành lập. Đây là những đối tượng phải trả lời trước Tòa là tôi có vi phạm điều 25, Nghị định 88 hay không. Nên tôi mong muốn là Tòa giúp tôi bổ sung triệu tập những người, những cơ quan có liên quan nàyÔng Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)
Cụ thể ông nói: "Cái thứ hai, trong đơn của tôi đã nói là đề nghị Tòa Phúc thẩm giúp tôi yêu cầu Tổng cục Thuế nộp cho Tòa văn bản của Tổng Cục thuế trả lời cho Cục thuế Hà Nội về việc quyết toán thuế của Công ty Thiên Nam trong 3 năm (2008, 2009, 2010). Trong ngày hôm qua các luật sư nói với tôi là các luật sư chưa được tiếp cận văn bản này.

"Và văn bản này tôi đã được đọc và có nội dung liên quan trực tiếp đến vụ án này nên có Đại diện của Cục thuế ở đây, tôi đề nghị Tòa Phúc thẩm yêu cầu đại diện Cục thuế và Chi cục thuế Đống Đa - là nơi tiếp nhận việc này khi làm thanh tra thuế ở Công ty Thiên Nam, nộp văn bản đó tại Tòa.

"Vì đây là văn bản có tính chất quan trọng, trọng yếu của vụ án.

Ông Kiên cũng đề nghị triệu tập đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư ở nơi sáu công ty của ông đăng ký kinh doanh và hoạt động.

Ông nói: "Cái thứ ba, trong đơn tôi cũng đã nói rất rõ là đề nghị Tòa triệu tập Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hải Dương, đây là cơ quan mà họ đã nhận thông báo của Tập đoàn Hòa Phát, các công ty liên quan đến Hòa Phát ở vụ án này đều chưa có mặt.

"Năm công ty của tôi khi làm việc góp vốn đầu tư, khi hoạt động trên các địa bàn trong cả nước gồm có 7 tỉnh có liên quan đến vụ án này, không chỉ là Phòng Đăng ký Kinh doanh của thành phố Hà Nội. Mà còn Phòng Đăng ký Kinh doanh của Thành phố Hồ Chí Minh.

"Tôi đề nghị Tòa tiếp tục triệu tập các Phòng Đăng ký Kinh doanh sau: thứ nhất Phòng Đăng ký Kinh doanh Thành phố Hải Phòng, Phòng Đăng ký Kinh doanh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Đồng Nai, Ban Quản lý Khu Nam TP Hồ Chí Minh.

"Đây là những nơi đã cấp phép cho các công ty của tôi khi chúng tôi thành lập. Đây là những đối tượng phải trả lời trước Tòa là tôi có vi phạm điều 25, Nghị định 88 hay không.

"Nên tôi mong muốn là Tòa giúp tôi bổ sung triệu tập những người, những cơ quan có liên quan này," ông Kiên nêu đề nghị với Tòa.

'Kinh doanh trái phép'
UserPostedImage
Ông Nguyễn Đức Kiên bị phiên Tòa Sơ thẩm xử 30 năm tù giam và bị phạt hơn 75 tỷ đồng.

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng Sáu, ông Kiên bị phạt 20 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, 6 năm 6 tháng tù về tội Trốn thuế và 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tổng cộng 30 năm tù.

Ông còn bị bắt nộp phạt hơn 75 tỷ đồng.

Sau đó ông đã kháng án cùng năm bị cáo khác là Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và Huỳnh Quang Tuấn, nguyên Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB.

Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hồi tháng Tám năm 2012 vì tội Kinh doanh trái phép.

Tuy nhiên trong năm 2013, ông bị truy tố thêm các tội danh Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Trốn thuế.

Báo trong nước tường thuật rằng phiên tòa phúc thẩm bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 28/11 tại Tòa án Tối cao ở Hà Nội. Bào chữa cho Bầu Kiên là luật sư Vũ Xuân Nam và luật sư Nguyễn Huy Thiệp.

Bầu Kiên được nói là bị bệnh nên được ngồi khi hầu tòa.

Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Nguyễn Đức Kiên, sinh năm 1964, là một trong những doanh nhân nổi bật và quyền lực nhất ở Việt Nam.

Với công chúng, ông được biết đến qua việc đầu tư vào bóng đá, và những kêu gọi làm sạch bóng đá Việt Nam.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.