logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 09:07:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Lãnh đạo Vinashin nhận án tù và Thủ tướng Dũng từng 'nhận trách nhiệm cá nhân'.

Nhìn lại “Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 13” ngày 26/11/2014. Với nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng đã đem đến hiệu quả ít nhiều.

Với kết quả chống tham nhũng năm 2014, thu hồi 46,9 tỷ đồng từ 54 vụ tham nhũng trên toàn quốc. Giá trị khiêm tốn trên cũng chỉ tương đương chi phí % đúng giá cho giao nhận và chi phí “ bôi trơn” khác của một dự án xây dựng cơ bản với tổng mức khoảng 500 tỷ đồng.

Chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đi vào bế tắc. Bởi một nghịch lý đó là người thực thi pháp luật chống tham nhũng cũng chính là người dung dưỡng tham nhũng, đã từng phụng sự tham nhũng, đã tham nhũng hoặc vẫn đang trong lợi ích nhóm, đang là hậu duệ, có ân huệ, có quan hệ…với tổ chức, cá nhân tham nhũng.

Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích. Ngoài ra tham nhũng trong chính trị, từ những người làm chính sách trực tiếp hưởng lợi chớp nhoáng, cũng khó mà phát hiện và chống được. Do đó hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng cũng chỉ dừng lại ở số ít cá nhân đại diện cho một bộ máy tham nhũng có hệ thống khổng lồ “bị lộ” qua phản ánh từ nước ngoài, qua doanh nghiệp phá sản, qua đấu đá nội bộ mà thôi.

Phụng sự tham nhũng
Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích
Tham nhũng hiện nay đã là thói quen, là văn hóa, tập quán của người Việt trưởng thành khi bước vào ngưỡng cửa công chức. Việc này làm cho xã hội bị đình trệ phát triển, một nguồn nhân lực lớn của đất nước chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm phải ổn định, được nhàn hạ, ít động não, làm ra thật nhiều tiền từ những trạng thái làm việc mơ hồ, hơn là tạo ra sản phẩm vật chất lẫn sản phẩm tinh thần có cạnh tranh, có ích cho xã hội.

Một tập thể lớn tri thức tham gia vào việc hợp thức hóa rửa tiền từ tham nhũng là công việc bình thường hàng ngày của họ, và họ không có khái niệm phạm tội, họ coi là bình thường việc đang tiếp tay cho tham nhũng.

Đã có nhiều quy định của chính phủ về quản lý giao dịch tiền mặt vốn là đặc trưng ở Việt Nam đến nay với mục đích chống rửa tiền, chống khủng bố. Nhưng vẫn tồn tại rất nhiều cửa để chung chi, bằng những con số tiền mặt rất lớn từ các doanh nghiệp phụng sự tham nhũng, và giá trị tham nhũng sẽ hoàn khép chứng từ để hoàn vốn một cách dễ dàng.

Hình thức giao dịch tham nhũng bằng tài sản, bằng trao đổi bổ nhiệm chức vụ, mua bán chức quyền và bằng nhiều hình thức tinh vi khác ngoài tiền thì hầu như vẫn đang diễn biến tốt đẹp.

Chắc chắn rằng không ai tự kết tội chính mình, dòng họ mình, phe cánh mình, đưa mình vào thế phản ơn, phản thầy một cách tự nguyện. Cho nên công cuộc chống tham nhũng hiện tại cũng chỉ là hình thức xoa dịu lòng dân, hình thành những tổ chức chống tham nhũng không ngoài mục đích đủ thành phần hành pháp, cân bằng quan hệ chính trị nhóm vì lợi ích.
UserPostedImage
Bầu Kiên yêu cầu giới chức nhà nước ra đối chất nhưng không được đáp ứng đầy đủ.

Tham nhũng ở Việt Nam muôn hình vạn trạng, đang phát triển bình thường:

Hiện tại tham nhũng Việt Nam đang phát triển ngày càng tinh vi hơn, nguy hại hơn cho nền kinh tế đang bế tắc về phát triển với nhiều nợ công, nợ xấu. Dễ dàng nhìn thấy tham nhũng phát sinh hàng ngày khắp nơi, mọi chốn.

Việc mua sắm tài sản công, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, đấu thầu theo quy định cũng dễ dàng thao túng hành vi “tham nhũng nhưng đúng luật” với hình thức cung cấp hồ sơ đấu thầu, chào thầu, quân xanh quân đỏ, chính từ người trực tiếp trúng thầu thực hiện, được bật đèn xanh bởi cả hệ thống điều hành. Luật bất thành văn, thống nhất chia chác tỷ lệ tham nhũng từ trên xuống dưới vẫn đang tiếp diễn.

Tham nhũng có giá trị lớn trong xây dựng cơ bản như trước đây thông qua giao nhận các dự án. Trực tiếp tham nhũng bằng cách thu theo tỷ lệ % dự án thì hiện tại biến hóa hơn, có tổ chức hơn. Các công ty mới, lợi ích nhóm mới hình thành có sự hỗ trợ mạnh từ ngân hàng. Mượn năng lực để hợp thức hóa giao nhận làm chủ dự án, chủ đầu tư và lách luật “cấm thầu phụ”, bằng hình thức biến hợp đồng các công ty có năng lực thật sự thành những đội trực thuộc, giao khoán và thu tỷ lệ % cao hơn nhiều. Vì cần việc làm để tồn tại, các doanh nghiệp chuyên nghiệp cũng trở thành nguyên nhân tiếp tay cho tham nhũng và làm giảm đi chất lượng công trình.

Người dân hàng ngày nhận hàng hóa từ nước ngoài qua cửa hải quan sân bay cũng được thỏa thuận đóng thuế hai mức giá, tùy thuộc vào việc lấy hóa đơn nộp thuế hay không.

Thậm chí tham nhũng của các cơ quan hành pháp, tư pháp phát sinh trên những cá nhân, tổ chức tham nhũng cũng là chuyện không hiếm.

Rất nhiều hình thức tham nhũng khác mà người dân ai cũng biết, liên quan đến cuộc sống của mình. Họ ngoan ngoãn tiếp tay tham nhũng có thể vì lợi ích trước mắt, và ít ai dám nói ra.

Những “đồng chí chưa bị lộ” còn lại, không phải là chưa lộ, mà hầu hết đã lộ giữa ban ngày, thể hiện qua khối tài sản không thể biện minh, là thực tế trên cả nước.

Bằng cách nào để chống tham nhũng một cách hữu hiệu thật sự?

Nhìn lại việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính Phủ. Chưa kể tham nhũng hay không, thì việc phạm luật trốn thuế thu nhập là điều chắc chắn. Và hầu hết các quan chức ở Việt Nam đều vi phạm luật thuế này.

Không riêng gì ông Truyền lúc tại vị, những phát biểu đình đám cho công tác phòng chống tham nhũng của những người đương nhiệm xét cũng chỉ thực hiện theo nhiệm vụ hơn là lương tâm và trách nhiệm.

Việt Nam đã từng tồn tại thuế thu nhập bất thường từ thời bao cấp, chủ yếu là từ việc trúng số kiến thiết. Cụ thể hơn theo Nghị định 147/2004/NĐ-CP và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định thuế suất thu nhập cá nhân (hoặc bất thường) từ 5% đến 40% với giá trị thu nhập tương ứng.

Nếu nhìn vào tài sản bề nổi hiện tại, so sánh hồ sơ lưu trữ kê khai và nộp thuế tại các cơ quan thuế thì người dân ít nhiều là những đối tượng trốn thuế thu nhập. Hầu hết quan chức nhà nước lại là đối tượng trốn thuế thu nhập lớn hơn, chưa kể sau năm 2006 đảng viên mới được hợp thức làm kinh tế tư nhân.

Hợp thức hóa tài sản
UserPostedImage
VN không có hệ thống tư pháp độc lập và tòa bị xem là 'nghiêm nhưng không minh'

Để hợp thức hóa tài sản, giảm giao dịch tiền mặt cho mục đích thực thi phòng chống tham nhũng hiệu quả, phải chăng nên làm một cuộc cách mạng “công nhận, hợp thức hóa tài sản sở hữu hợp pháp” bằng cách “truy thu thuế” thu nhập cá nhân hiện tại, và nhất là tài sản lớn của quan chức nhà nước.

Phải hợp thức một mặt bằng minh bạch tài sản, từ đó làm cơ sở quản lý chống rửa tiền từ tham nhũng và chống thất thu thuế là điều kiện cần bắt buộc. Đây là việc mà hầu hết các nước phát triển đã thực hiện từ lâu, nhằm quản lý thuế nhân sự, chống rửa tiền và phòng chống tham nhũng hiệu quả.

Nếu vẫn tồn tại vòng luẩn quẩn, mập mờ về tài sản quá khứ, hiện tại và tương lai thì công cuộc hô hào chống tham nhũng ở Việt Nam phải chăng chỉ là mục đích mị dân. Đẩy mạnh thực chất chống tham nhũng đối với các đối tượng quan chức, khác nào tự tạo nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn, thậm chí tự giết chính bản thân mình, một việc làm quá ư trừu tượng.

Thực tế hóa việc phòng chống tham nhũng:

Việc phòng chống tham nhũng chỉ hữu hiệu khi quán triệt từ tư tưởng, từ chấp pháp, chứ không phải chống tham nhũng mà vẫn cứ chấp nhận tham nhũng từ lách luật, từ những biến hóa chứng từ hợp lý và từ lạm dụng ảnh hưởng chức quyền.

Đánh chuột hay giữ bình chỉ thiết thực khi hợp thức hóa, công nhận hình thành tài sản cá nhân hợp pháp của các quan chức thông qua kê khai và truy thu thế thu nhập, làm cơ sở pháp lý. Sau đó được kiểm soát hoạt động, thu nhập quan chức bằng công cụ thuế và dễ dàng giám sát từ toàn dân.

Vẫn phải “dùng chuột để diệt chuột”, vẫn duy trì “lách luật đúng quy trình” thay cho các biện pháp “thuốc diệt chuột”, và chuột cũng chính là chủ nhà, thì công cuộc chống tham nhũng bằng tự kê khai tài sản các quan chức ở Việt Nam mãi chỉ là câu chuyện khôi hài.

Có định hướng đi theo chủ nghĩa nào đi nữa, thì việc minh bạch tài sản và lành mạnh thu nhập, tuân thủ theo các qui định thuế là điều cần thiết tối thiểu cho một xã hội. Chủ động duy trì một mớ bòng bong tài sản nhập nhằng, thực hiện phòng chống tham nhũng bằng những lý thuyết suông mãi chỉ là mơ mộng viển vông.

Anh Đức gửi tới BBC từ Hà Nội

xuong  
#2 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 09:19:03(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chủ tịch nước CSVN thú nhận bó tay trước tham nhũng

UserPostedImage

Gặp gỡ một nhóm cử tri Sài Gòn chiều ngày 2 tháng 12, 2014, với tư cách một đại biểu quốc hội, chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang cho rằng, kẻ tham nhũng ở Việt Nam nay “kết bè kéo cánh để bao che cho nhau”.

Theo báo mạng VTC, ông Trương Tấn Sang xác nhận rằng, nạn tham nhũng tràn lan vẫn là mối bận tâm hàng đầu của người dân Việt Nam hiện nay. Ông này nói rằng, trong tất cả những lần tiếp xúc với cử tri, ông đều được yêu cầu xác định những biện pháp chống tham nhũng của nhà nước. Tuy nhiên, ông Sang thú nhận việc thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng không đạt kết quả như mong muốn, và đây chính là khuyết điểm của các đơn vị cưỡng chế luật pháp của nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Ông Sang thừa nhận “có nghe nói đến hiện tượng chuyển tài sản tham nhũng ra nước ngoài, và công an cũng đã mở cuộc điều tra, nhưng sau đó đành bó tay vì ngân hàng không chịu cung cấp thông tin”. ông Trương Tấn Sang còn khẳng định luật pháp nhà nước cam kết bảo vệ người tố cáo tham nhũng, cũng như trừng trị kẻ tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế hàng chục năm qua cho thấy, toà án chưa có vụ xử tham nhũng nào đáng kể. Ngay vụ thu hồi một căn nhà của cựu tổng thanh tra nhà nước Cộng sản Việt Nam Trần Văn Truyền- bị nghi ngờ có được từ nguồn thu nhập bất chính- đang diễn ra hết sức chậm chạp, làm thất vọng dư luận những ngày qua.
SBTN
phai  
#3 Đã gửi : 04/12/2014 lúc 09:54:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tham nhũng ở Việt Nam vẫn 'kinh hoàng'
HÀ NỘI (NV) - Tệ trạng tham nhũng tại Việt Nam vẫn kinh hoàng, tràn lan từ trên xuống dưới, chẳng có gì đỡ hơn những năm trước, theo một bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế.

Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) công bố hôm Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014, bản xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index 2014) tại 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo thông lệ họ làm cuộc khảo sát hàng năm.

UserPostedImage
Hội thảo Ðối thoại Phòng Chống tham nhũng lần thứ 13 hôm 26 tháng 11, 2014 tại Hà Nội. (Hình: Công Thương)



Trong bảng xếp hạng năm 2014, Việt Nam vẫn ở hạng rất thấp, thứ 119 chẳng thay đổi gì với những năm trước. Trong khu vực ASEAN, Minh Bạch Quốc Tế chỉ khảo sát 9 nước trừ Brunei, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn Lào (hạng 145), Cambodia (hạng 156) và Myanmar (hạng 157).

Tham nhũng tại Việt Nam tồi tệ hơn ở Indonesia (hạng 107), Thái Lan (hạng 85), Philippines (hạng 85) trong khi Singapore xếp hạng rất cao, hạng 7, nằm trong số những nước ít tham nhũng nhất thế giới phần lớn là các nước ở khu vực Bắc Âu Châu.

Một tuần lễ trước, ngày 26 tháng 11, 2014, cuộc hội thảo “Ðối thoại Phòng Chống tham nhũng lần thứ 13” được tổ chức ở Hà Nội có sự tham dự chủ tọa của ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng với nhiều chức sắc của Bộ Tư Pháp và Thanh Tra Chính Phủ CSVN, đại sứ Anh quốc tại Việt Nam.

Trong cuộc hội thảo này, ông Nguyễn Xuân Phúc cả quyết vấn đề chống tham nhũng là “quyết tâm chính trị lớn của đảng và nhà nước và chính phủ” CSVN. Ông khoe rằng, “...dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án nghiêm trọng, dư luận quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước.”

Tuy nhiên, trong một bài viết gửi đến đài BBC hôm 3 tháng 12, 2014, một tác giả bút danh Anh Ðức từ Hà Nội cho rằng, cái trò chống tham nhũng tại Việt Nam chỉ là trò “mị dân.” Bản chất thực của “chống tham nhũng” tại Việt Nam chỉ là sự tranh ăn, đấu đá giữa các phe cánh quyền lực theo kiểu “rừng nào cọp nấy.”

“Chống tham nhũng ở Việt Nam bản chất là cuộc chiến tương tàn giữa các tầng lớp đồng chí, dòng họ, ơn nghĩa thừa kế, có quan hệ chằng chịt về kinh tế, đã hoặc đang hoạt động chung lợi ích. Ngoài ra tham nhũng trong chính trị, từ những người làm chính sách trực tiếp hưởng lợi chớp nhoáng, cũng khó mà phát hiện và chống được.” Tác giả Anh Ðức viết.

Từ phân tích đó, tác giả Anh Ðức nhận thấy “hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng” tại Việt Nam “cũng chỉ dừng lại ở số ít cá nhân đại diện cho một bộ máy tham nhũng có hệ thống khổng lồ ‘bị lộ’ qua phản ánh từ nước ngoài, qua doanh nghiệp phá sản, qua đấu đá nội bộ mà thôi.”

Việt Nam có hai hệ thống quyền lực song hành là đảng và nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống đảng CSVN tuy có các ban bệ song hành với nhà nước các cấp lại ngồi chồm hổm trên đầu guồng máy nhà nước. Tư pháp, hành pháp, và lập pháp tuy là ba ngành khác nhau nhưng không độc lập, mà lại do những kẻ cầm đầu đảng CSVN “lãnh đạo nhà nước và xã hội” theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” tức là độc tài đảng trị.

Vì hệ thống thông tin báo chí, truyền thanh, truyền hình hoàn toàn do nhà cầm quyền CSVN độc diễn, tin tức về các chuyện tham nhũng, ăn hối lộ cũng chỉ được báo chí loan tải rất chừng mực theo nhu cầu “ở trên.” Ký giả hăng hái tham gia chống tham nhũng thì bị nhà cầm quyền trừng trị như các ký giả Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) bị án tù năm 2008 và Hoàng Khương (báo Tuổi Trẻ) năm 2012.

Các vụ án tham nhũng lớn liên quan đến các dự án viện trợ ngoại quốc, người ta chỉ biết được khi nước ngoài kết án các công ty của họ. Hai lần chính phủ Nhật kết án hai công ty nước họ hối lộ cho quan chức CSVN (dự án xa lộ Ðông Tây ở Sài Gòn, dự án đường sắt ở Hà Nội), mới thấy đám quan chức của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN bị lộ diện và tống giam.

Những ngày gần đây, dư luận chú ý đến khối tài sản lớn nhờ tham nhũng mà có của ông cựu tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Ông chiếm dụng một số “nhà công vụ” để cho thuê kiếm tiền trong khi tiền từ đâu đó ông dùng để xây một lâu đài trị giá cả triệu đô la ở Bến Tre.

Hiện đang được một số báo khai thác tin về cái biệt thự ở đường Nguyễn Chế Nghĩa ở Hà Nội mà ông cựu chủ tịch UBND thành phố, Hoàng Văn Nghiên, chiếm dụng suốt 8 năm qua không thèm trả lại. Ðây là “nhà công vụ” được giao cho các quan chức cao cấp của chế độ thuê với giá tượng trưng, khi về hưu hay thuyên chuyển sang các phần vụ khác ở nơi khác thì phải trả lại. Không những không trả, ông Nghiên cho con mình ở và ông cũng không ở đó.

Tình trạng tham nhũng của những kẻ đương chức đương quyền tại Việt Nam năm nào cũng được giới đầu tư ngoại quốc nêu ra kêu ca trước các kỳ họp để các nhà tài trợ quốc tế cứu xét viện trợ và cấp tín dụng cho Việt Nam thoát đói nghèo.

Ngày 2 tháng 12, 2014, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam nói rằng, “Bản báo cáo của Phòng Thương Mại Mỹ (Amcham) do ông Gaurav Gupta, chủ tịch Amcham trình bày tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức sáng 2 tháng 12 tại Hà Nội đã đưa ra một nhận định có thể gây sốc.”

Bản báo cáo có đoạn viết: “Ðối với các công ty và nhà đầu tư có tính tuân thủ pháp luật cao, Việt Nam là nơi rất khó để thành công.” Họ tố cáo là “thường xuyên bị cản trở bởi sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định đối với các dự án và chính sách quan trọng, chẳng hạn trong thực thi quy định đối với các luật và nghị định quan trọng liên quan đến tiến độ xúc tiến các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt.”

Ðể có thể được việc, cách duy nhất là họ phải chung chi. Ðiều này làm cho chi phí đầu tư của họ tại Việt Nam tăng cao, đẩy giá thành sản phẩm.

“Phòng Thương Mại Mỹ cũng cho rằng bất ổn gây ra bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn nhất trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam,” TBKTVN tường thuật.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.